Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tự học môn lịch sử lớp 6

I. PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 Lý do chọn đề tài :

 Lịch sử là một trong những môn khoa học rất quan trọng, vì môn Lịch sử giúp các em biết được quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhất là biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua bốn nghìn năm lịch sử. Bác Hồ đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” .

Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ hai , khóa VIII đã khảng định : Vai trò của môn Lịch sử , cùng với các môn học khác thuộc khoa học xã hội trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ . Tuy nhiên , do chưa quán triệt mục tiêu đào tạo , nên còn có những thiếu sót trong dạy học lịch sử làm giảm sút chất lượng giáo dục của bộ môn . Những năm gần đây kết quả thi đại học môn lịch sử không chỉ gây buồn phiền cho nhiều người mà còn gây cảm giác bất an cho văn hóa xã hội. Hơn bao giờ hết, chúng ta hiểu rõ rằng, cái nền móng quốc hồn, quốc túy; cái phần cốt lõi tạo nên lòng yêu nước, bản lĩnh dân tộc đang bị lung lay trong trái tim và nhận thức của nhiều thế hệ. Đã đến lúc phải coi đó là mối nguy hiểm thực sự đe dọa đến tương lai của giống nòi. Khắc phục các thiếu sót này cần phải tiến hành đổi mới cả nội dung và phương pháp dạy học : “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo , khắc phục lối truyền thụ một chiều , rèn thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học , đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.”

 

doc28 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 8048 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tự học môn lịch sử lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í não để làm bài tập. Ngoài ra nhìn chung đại đa số học sinh sau khi học xong nội dung chính của bài là lơ là , chểnh mảng không chú tâm vào phần cô củng cố kiến thức nữa, nên nếu cử hỏi câu hỏi có sẵn nội dung trong bài là học sinh chỉ đọc lại cho xong. Sử dụng loại bài tập này tránh được tình trạng học sinh đọc y nguyên trong sách , vở để trả lời câu hỏi của cô . 
Hay giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ở phần củng cố . 
Ví như : Sau khi dạy xong bài 22 Khởi nghĩa Lí Bí . Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo) giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ở phần củng cố như : Trò chơi “đoán hoa”.
Giáo viên chuẩn bị giấy tô ki lớn , vẽ lên đó một bông hoa mỗi cánh hoa là một câu hỏi giáo viên dán cánh hoa che câu hỏi lại , đánh số thứ tự 1,2,3nếu sử dụng giáo án trình chiếu thì càng thuận lợi hơn . 
Lưu Ý : 
Các dữ kiện lịch sử có liên quan đến một sự kiện, địa danh hay một nhân vật lịch sử nào đó được coi là “ mật mã”.
Mỗi dữ kiện là một câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời .
Sau khi tìm được tất cả các dữ kiện , học sinh sẽ có căn cứ để xác định các dữ kiện liên quan đến một sự kiện, địa danh hay nhân vật lịch sử . 
Cánh hoa 1 : Sau khi thất bại, Lí Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương cho ai ? 
Đáp án : Triệu Quang Phục .
Cánh hoa 2: Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo diễn ra từ năm nào đến năm nào ? 
Đáp án : 545-550.
Cánh hoa 3 : Cách đánh chủ yếu của nghĩa quân do Triệu Quang Phục chỉ huy là?
Đáp án : Đánh du kích .
Cánh hoa 4 : Nơi nào Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược ? 
Đáp án : Long Biên . 
Cánh hoa 5 : Viên tướng chỉ huy quân Lương xâm lược Vạn Xuân là ? 
 Đáp án : Trần Bá Tiên . 
Trong quá trình trả lời các dữ kiện học sinh nào có thể đoán ra “mật mã” thì được tính điểm cao hơn . Nếu trả lời hết 5 dữ kiện mà chưa có học sinh nào tìm ra “mật mã” giáo viên có thể gợi ý bằng một câu hỏi : Những gì chúng ta vừa tìm hiểu liên quan đến địa danh lịch sử nào ? 
“Mật mã” : Đầm Dạ Trạch
	Hay giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài cho học sinh : 
 Phương tiện dạy học bằng sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phóng phú và được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng đạt hiệu quả cao. Nếu biết khai thác tốt sơ đồ tư duy sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Sử dụng sơ đồ tư duy vừa phát huy tốt ưu thế của bộ môn, vừa tạo được sự hấp dẫn, hứng thú đối với học sinh, tránh được tình trạng “đọc chép”, học sinh tự tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức . 
Giáo viên có thể chia nhóm hoặc làm việc cá nhân dưới sự hướng dẫn của giáo viên . Củng cố bài thường không có nhiều thời gian nên nếu yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy thì không đủ điều kiện về thời gian vì vậy giáo viên có thể vẽ sẵn sơ đồ và yêu cầu học sinh hoàn thành dưới sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên . 
Ví dụ sau khi dạy xong bài 6 Văn hóa cổ đại giáo viên có thể đưa ra một sơ đồ tư duy sau yêu cầu học sinh hoàn thành. Giáo viên sẽ đưa ra sơ đồ chỉ có những nhánh chính, còn những nhánh nhỏ bỏ trống ở sơ đồ này có 2 nhánh lớn , mỗi nhánh lớn có 4 nhánh chính để định hướng cho học sinh, sau đó giáo viên gợi ý bằng những câu hỏi . 
Ví như: Người phương Đông cổ đại đã đạt được những thành tựu gì về thiên văn ? 
Hay người Hi Lạp , Rô ma cổ đại đã đạt những thành tựu gì về thiên văn ? 
Học sinh trả lời , giáo viên đưa ra những nhánh tiếp theo để học sinh theo dõi . Nếu giáo viên dạy không có giáo án trình chiếu giáo viên nên che lại những nhánh nhỏ, sau khi học sinh trả lời mới mở ra , còn nếu dạy giáo án điện tử thì thuận tiện hơn, giáo viên nên dùng hiệu ứng cho thích hợp . 
Tương tự như vậy đối với các thành tựu khác : Chữ viết , kiến trúc Giáo viên dùng các câu hỏi gợi mở để học sinh tìm hiểu . 
Còn đây là sơ đồ tư duy đã hoàn thiện 
Với cách củng cố bài như vậy học sinh sẽ nắm bài một cách tổng quát, tự lĩnh hội kiến thức, khi về nhà học bài cũ tránh được tình trạng học vẹt ở các em . 
f. Hướng dẫn các em tự học qua khai thác kênh hình: 
Những kênh hình có sẵn trong sách giáo khoa dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, giảm tải được 25% số lượng kênh chữ. Theo số liệu khoa học của UNESCO: “Khi nghe, học sinh chỉ nhớ 15% thông tin, khi nhìn không ai nói gì học sinh chỉ nhớ 25%, khi nghe và nhìn học sinh sẽ nhớ 65% thông tin”. Nếu biết huy động sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau, tai nghe mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú . Kênh hình không chỉ minh họa, đặt cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ...Sẽ cần thiết liên quan đến nội dung bài học mà tác giả trong sách giáo khoa muốn chuyển tải đến học sinh.
Ví như : Khi học bài Nước Văn Lang dạy về phần tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang giáo viên chỉ cần yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và tự nắm kiến thức theo sơ đồ. Và có thể dựa vào sơ đồ này để học sinh vẽ được sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương . Từ đây học sinh có thể nêu nhận xét so sánh về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang Và Âu Lạc . Để hướng dẫn học sinh nắm kiến thức theo sơ đồ giáo viên có thể hỏi một số câu hỏi gợi ý như : “Đứng dầu nhà nước là ai ?” “Giúp việc cho vua là ai?” 
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang :
Hùng Vương
Lạc hầu- Lạc tướng
(Trung ương)
Lạc tướng
(Bộ)
Lạc tướng
(Bộ)
Bồ
chính
(Chiềng
chạ)
Bồ
chính
(Chiềng
chạ)
Bồ
chính
(Chiềng
chạ)
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc : 
An Dương Vương
Lạc hầu- Lạc tướng
(Trung ương)
Lạc tướng
(Bộ)
Lạc tướng
(Bộ)
Bồ
chính
(Chiềng
chạ)
Bồ
chính
(Chiềng
chạ)
Bồ
chính
(Chiềng
chạ)
	Kênh hình phong phú đa dạng như vậy đòi hỏi giáo viên phải sử dụng linh hoạt, sáng tạo, hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu những nội dung đó để các em có biểu tượng ban đầu về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...Thể hiện trong kênh hình. Tuy nhiên đây là việc khó khăn với học sinh. Nên giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh quan sát.
	Thông thường kênh hình nói chung và hình vẽ tranh ảnh nói riêng được trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức được kèm theo câu hỏi để học sinh tự làm việc với sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhằm rút ra những kiến thức lịch sử nhất định.
	Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từ tổng thể đến chi tiết, kết hợp mô tả, phân tích, đàm thoại qua hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tự rút ra những kết luận. Giáo viên có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp. 
Ví dụ : Khi xem bức tranh Kim tự tháp Ai Cập giáo viên giảng một số ý : “Kim tự tháp là một khối đá hình tháp, hàng ngàn người đã được huy động mang những tảng đá lớn từ dãy A – ráp tới sông Nil, hàng triệu tảng đá được ghè đẽo, mài nhẵn, chồng xếp lên nhau không có một loại vật liệu kết dính nào”. Sau đó giáo viên có thể hỏi : 
“Em có suy nghĩ gì qua công trình kiến trúc này?” học sinh sẽ nhận thức được đây là một công trình kiến trúc vĩ đại, thể hiện tài năng, năng lực của con người thời kì bấy giờ, và các em sẽ thêm thán phục và biết quý trọng những người đã làm ra nó . 
Ví như : Khi quan sát bức tranh hình 8 SGK sử 6 sách giáo khoa có câu hỏi “ Em hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập ?”. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh quan sát : “ Hàng dười từ trái sang phải người nông dân đang làm gì ? Hàng trên từ phải sang trái người nông dân đang làm những việc gì ?” học sinh sẽ tự miêu tả nhận xét được cảnh làm ruộng của người Ai cập cổ đại dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ tự làm việc với sách giáo khoa . 
Bên cạnh kênh hình có sẵn trong Sách giáo khoa giáo viên có thể bổ sung thêm một số hình ảnh từ phòng thiết bị của nhà trường hoặc nếu dạy máy chiếu thì rất thuận tiện.
Ví như : Khi dạy bài 24 : Nước Chăm Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X, Sách giáo khoa có yêu cầu học sinh “ Quan sát hình 53, nhận xét về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ?” . Hình ảnh 53 SGK được chụp rất xa và mờ chỉ có 2 màu đen – trắng nếu yêu cầu học sinh quan sát , nhận xét thì rất khó khăn cho học sinh . Vì vậy giáo viên có thể bổ sung thêm cho học sinh một số hình ảnh khác từ phòng thiết bị của nhà trường hoặc dùng máy chiếu như một số hình sau : 
	Như vậy chúng ta thấy các hình trên vừa rõ nét vừa có màu sắc học sinh sẽ thấy rõ được đường nét điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc độc đáo, tài tình thể hiện được bàn tay khối óc và tâm hồn của người Chăm . Bên cạnh việc học sinh quan sát hình cùng với sự hướng dẫn của giáo viên chắc chắn học sinh sẽ lĩnh hội tri thức tốt hơn. 
g. Hướng dẫn học sinh tự học qua tiết làm bài tập :
- Giáo viên nên chia lớp làm 4 tổ
- Chia bảng làm 4 phần bằng nhau
- Hình thức thi : Giáo viên gọi bất kì học sinh trong tổ lên bảng, sau đó giáo viên ra câu hỏi, giám sát kĩ, không cho các tổ nhìn nhau, tổ nào nhắc bài sẽ trừ điểm. Đại diện 4 tổ lần lượt lên bảng. Mỗi lần lên bảng là mỗi tổ một em, trả lời cùng một câu hỏi.
- Giáo viên ra câu hỏi nhanh , mỗi tổ trả lời nhanh, đúng sẽ ghi được một điểm cho tổ đó. Nếu các thành viên của tổ lên trả lời sai thì những thành viên ở dưới ai dơ tay phát biểu nhanh sẽ dành được quyền trả lời, nếu đúng sẽ ghi điểm cho tổ đó.
- Giáo viên lần lượt ra câu hỏi và gọi từng thành viên lên trả lời.
- Cách ghi điểm: Mỗi tổ trả lời đúng 1 câu sẽ ghi được một điểm, khi gần kết thúc giờ học giáo viên tổng hợp điểm và cho tổ thắng phạt tổ thua : Có thể là hát một bài hát mà tổ thắng cuộc yêu cầu, có thể là múa một điệu phụ họa cho bài hát mà tổ thắng hát.
Các thành viên ở dưới cổ vũ, động viên tinh thần trả lời cho đại diện tổ mình.
Việc tổ chức cho học sinh thi giữa các tổ như vậy sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, các em sẽ hứng thú học và rất thích được thể hiện mình, kết quả mỗi tiết làm bài tập như vậy học sinh sẽ nhớ kiến thức được lâu hơn.
 Qua hướng dẫn học sinh tiết làm bài tập, học sinh sẽ hiểu và nhớ lâu vấn đề, sự kiện.
 	 Bên cạnh đó cách ra đề thi cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Đề thi không nên rườm rà , khó hiểu, mà phải rõ ràng, để học sinh không sa đề. Nhất là đề thi trắc nghiệm, vì thời gian làm bài của các em có hạn.
	Ở lớp, không phải giáo viên nói gì là các em ghi hết vào, hoặc chép lại ý chính trong sách giáo khoa . Mà học sinh cần học theo ý hiểu của mình , tiếp thu có chọn lọc , không rập khuôn theo thầy dạy , biến kiên thức của thầy thành kiến thức của trò, có kết hợp hài hoà việc tự học ở lớp và ở nhà thì kết quả sẽ cao hơn .
g. Phối hợp giáo dục nhà trường và gia đình:
Trẻ em muốn phát triển tốt cần có sự kết hợp của 3 yếu tố “Gia đình – Nhà trường –xã hội”, trong đó yếu tố gia đình là quan trọng nhất “gia đình là tế bào của xã hội” mỗi gia đình tốt sẽ tạo tâm lí tốt cho đứa trẻ khi đến trường , khi ra ngoài xã hội . Vì vậy muốn học sinh học tập tốt trước hết giáo viên cần lưu ý phối hợp tốt giữa giáo dục nhà trường và gia đình để việc tự học của các em có kết quả, cần kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm , kịp thời thông báo việc học tập của học sinh cho phụ huynh nắm để phụ huynh theo dõi, uốn nắn, phụ huynh chuẩn bị đầy đủ sách vở, tài liệu học tập, tạo thời gian cho các em học tập. Giáo viên cần nắm được tâm tư nguyện vọng của học sinh cũng như gia đình các em . Cần tìm hiểu kĩ càng hoàn cảnh gia đình của mỗi học sinh, để từ đó có biện pháp tốt nhất trong giáo dục các em . Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt giáo viên cần quan tâm nhiều hơn, động viên nhắc nhở kịp thời , thường xuyên liên lạc với phụ huynh để kịp thời uốn nắn các em khi có biểu hiện lơ là, ham chơi, chểnh mảng việc học hành . Có kết hợp như vậy thì việc học của học sinh mới cao.
h. Các giải pháp khác:
	Ở tiết học đầu tiên của môn học lịch sử, giáo viên hướng dẫn học sinh thật kĩ như: Cách tìm hiểu bài mới, cách làm bài tập tại lớp, ở nhà, cách làm bài kiểm tra, đọc tài liệu tham khảo, những mẫu chuyện lịch sử, sử dụng sách giáo khoa. Từ đó đòi hỏi các em phải có phương pháp tự học hợp lí, khơi dậy sự tìm tòi, học hỏi về môn lịch sử ở học sinh, luôn đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để giải quyết.
	Trong quá trình dạy giáo viên không chỉ dạy bài mới mà còn phải kiểm tra kiến thức của học sinh làm cho học sinh không thụ động mà phải chủ động nhớ lại kiến thức, hệ thống hóa kiến thức đã học, kiến thức bài trước, bài sau có sự gắn kết như thế nào?
	Để giúp học sinh tự học có hiệu quả không chỉ là đòi hỏi học sinh đọc bài, đọc tài liệu mà giáo viên quên mất vai trò của mình. Giáo viên có vai trò quan tọng trong việc thúc đẩy tính tự học của học sinh.
	Giáo viên phải chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, luyện từ ngữ, giọng nói để dạy bài hay hơn.
4. Kiểm tra việc tự học của học sinh:
- Kiểm tra kế hoạch học tập của học sinh
- Kiểm tra vở bài tập, vở ghi
- Kiểm tra sổ tay ghi chép lịch sử những sự kiện đáng nhớ
- Cho học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm, tính điểm vào điểm thi đua ở trên lớp để góp phần xếp loại hạnh kiểm.
- Cho thi vấn đáp trắc nghiệm trong tiết ngoại khóa.
- Kiểm tra 15’, một tiết, học kì .
II.3.c. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp : 
- Thông qua các tiết dạy chính khóa, các tiết thực hành, làm bài tập lịch sử , hay các tiết hoạt động ngoại khóa để thực hiện được các giải pháp, biện pháp trên . 
- Để thực hiện tốt hơn nữa các biện pháp trên cần có mạng Internet, trong các tiết dạy cần có máy chiếu . 
- Giáo viên phải là người định hướng, dẫn dắt học sinh tự lĩnh hội kiến thức, tạo cho các em tính độc lập, sáng tạo, năng động trong tiếp nhận kiến thức tránh tình trạng giáo viên dạy gì học sinh biết nấy, học sinh thụ động “đọc chép-nghe ghi” dẫn đến có những bài thi hết sức ngây ngô mà chúng ta đã trực tiếp thấy . Muốn vậy giáo viên phải nhiệt tình, thực sự tâm huyết với nghề luôn không ngừng học tập, học hỏi kinh nghiệm , nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và luôn đặt cái “tâm” lên hàng đầu . 
II.3.d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp : 
Biện pháp trên có thể thực hiện ở nhiều khối lớp khác nhau ở nhiều bài giảng khác nhau . 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp các em tự lĩnh hội kiến thức tốt hơn, chủ động, sáng tạo trong tiếp thu kiến thức . Giáo viên nếu hướng dẫn tốt, định hướng tốt, kết hợp tốt, nhuần nhuyễn các phương pháp, tạo được hứng thú cho các em sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức nhanh hơn . Công nghệ thông tin cũng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên và học sinh trong tìm tài liệu tham khảo . 
II.3.e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu : 
Khảo nghiệm được thực hiện ở học sinh khối 6 trường THCS Trần Hưng Đạo, với hình thức tổ chức dạy học mới đã làm cho học sinh học tập một cách tích cực, tự giác, chủ động, độc lập, sáng tạo. Ngoài ra phong trào thi đua học tập trong lớp cũng cao hơn, sôi nổi hơn . Hạn chế được việc truyền thụ một chiều, học sinh đã chủ động lĩnh hội kiến thức, kiến thức do các em tự lĩnh hội giúp các em khắc sâu hơn, các em biết cách chiếm lĩnh tri thức . Không những vậy còn gây hứng thú học tập cho các em , những em rụt rè, nhút nhát, học trầm, lười học nay đã hăng say học tâp hơn, tiếp thu kiến thức nhanh chóng hơn. 
Muốn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này giáo viên có thể dùng sơ đồ sau: 
Hướng dẫn học sinh tìm tài liệu
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Hướng dẫn tự học trên lớp
Phối hợp giáo dục nhà trường và gia đình
Kiểm tra việc tự học của học sinh
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu : 
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng trong năm học 2012 – 2013. Qua áp dụng giải pháp nêu trên, tôi thấy học sinh có chuyển biến rõ rệt, theo thống kê kết quả năm học 2012-2013 như sau:
Năm học: 
 2012-2013
Sĩ số
Giỏi
Tỉ lệ
%( %)
Khá
Tỉ lệ
%(%)
Trung bình
Tỉ lệ
%(%)
Yếu
Tỉ lệ
%(%)
Khối 6
144
6
4,17
74
51,39
52
 36,1
12
8,34
So với khi chưa có sáng kiến kinh nghiệm thì hiệu quả tăng lên rõ rệt và đã vượt so với chỉ tiêu của một trường chuẩn.
Giỏi: Tăng 2lần 	Yếu: Giảm 6 lần
Khá: Tăng 2 lần	 Kém: không có học sinh kém	
Trung bình: Tăng 1,3 lần.
Kết quả bài kiểm tra của các em điểm giỏi cao hơn so với các bài kiểm tra trước,các em có khả năng phân tích, nhìn nhận, mở rộng vấn đề. 
III. Phần kết luận , kiến nghị : 
III. 1 . Kết luận :
Qua bảng thống kê kết quả học tập của học sinh năm học 2012- 2013 cho thấy khi áp dụng phương pháp này tôi thấy học sinh khá, giỏi tăng, giảm tỉ lệ học sinh học yếu môn lịch sử. Đa số các em hăng say và yêu thích môn lịch sử qua việc tự học, có giáo viên hướng dẫn. Việc này còn làm các em nhanh nhẹn, tự tin hơn trong khi trả lời câu hỏi, khơi dậy trong các em học sinh sự tìm tòi và siêng học bài cũ. Nhiều em, lúc đầu kiểm tra bài cũ thấy em rất nhút nhát, nhưng khi hướng dẫn tự học em đã tự tin, chủ động trả lời câu hỏi mà cô yêu cầu. Các em rất thích khi cô cho thi giữa các tổ, làm cho giờ học sôi nổi hơn.
Trong các phương pháp học thì phương pháp cốt lõi là phương pháp tự học nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ nhân lên gấp bội. Học sinh chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ động không chỉ tự học ở nhà mà phải tự học ngay trên lớp. Cũng như các phương pháp học tập khác, phương pháp tự học muốn có kết quả cao thì trong quá trình thực hiện các bước nêu trên, tôi thấy người giáo viên có vai trò cốt lõi , sự định hướng , dẫn dắt của giáo viên có tác dụng chủ yếu giúp các em tự học có kết quả . 
	Với những giải pháp nêu trên, tôi thấy việc học tập của các em đã có sự tiến bộ rõ rệt, kiến thức lịch sử của các em đã sâu, rộng hơn. Nhưng để việc học đạt kết quả cao cần phối hợp không nên xem nặng phương pháp này mà xem nhẹ phương pháp học khác. Cần phối hợp các phương pháp học tập để đạt kết quả cao nhất. Đây chỉ là ý kiến nhỏ của tôi trong việc hướng dẫn tự học cho học sinh, giáo viên có vai trò định hướng, chỉ dẫn.
	Sáng kiến kinh nghiệm này cần nghiên cứu để áp dụng ở các môn học khác. Như: Văn, Địa, Sinh học.
III. 2 . Kiến nghị : 
- Phía nhà trường: Nhà trường cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho môn học, cần xây dựng một phòng riêng cho bộ môn lịch sử, thành lập câu lạc bộ “nhà sử học nhỏ tuổi”.
- Về phía giáo viên: Cần hướng dẫn cho các em tự học, tích cực kiểm tra bài cũ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, làm bài tập của học sinh, cho học sinh thi giữa các tổ.
- Về phía gia đình học sinh: Cần tạo thời gian, điều kiện học tập cho con em, đôn đốc các em học bài, làm bài tập .
 Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy mạnh dạn viết ra nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý từ các đồng nghiệp để sáng kiến hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn !
 Tam Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2013.
 Người viết:
Phạm Thị Thùy Dung . 
IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO :
1, Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TƯ khóa VIII Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội . 
2, Nguyễn Thị Côi – Hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, thực trạng và giải pháp – Tạp trí nghiên cứu lịch sử số 7/ 2007. 
3, Trần thị Thu Mai – Phương pháp học tập nhóm , tạp chí nghiên cứu giáo dục số 12/2000.
4, SGK, SGV, Thiết kế bài giảng lịch sử 6. 
6, Tranh ảnh và tài liệu lịch sử 6 .
7, Sách bài tập lịch sử 6 NXB giáo dục Việt Nam, sách hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 6 NXB đại học quốc gia Hà Nội . 
MỤC LỤC
Số TT
Nội dung
Trang
1
2
3
4
5
6
7
I. Phần mở đầu .
II. Phần nội dung
II. 1 . Cơ sở lí luận . 
II. 2 . Thực trạng . 
II. 3. Giải pháp , biện pháp . 
II. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm , giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu . 
III. Kết luận , kiến nghị . 	
1
3
3
3
6
25
26
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
- Cấp cơ sở: 
- Cấp huyện: 

File đính kèm:

  • docskkn_lich_su.doc