Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi làm quen chữ cái

Cơ sở lý luận:

Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cỏi không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ cái.

 Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chấtvà phần quan trong không thể thiếu chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển.

Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt .

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à hình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của văn học. Kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc.
	Để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng nhắc thì điều điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt. Hoạt động học làm quen với chữ cái đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định. Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của tứng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao. 	
Muốn vậy cô giáo phải: 	- Lấy trẻ làm trung tâm.
	- Phát huy tính tích cực của trẻ.
	- Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp.
	Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy "Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động - tĩnh phù hợp với chủ đề.
	Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi thường kể chuyện (dựa trên chủ đề) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó. 
	Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ b, d, đ chủ đề "Mùa xuân" tôi giới thiệu: Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất là đông đủ. Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì? (Trẻ đi và hát bài "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm.... lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ d). 
Hình 3: Tiết học làm quen chữ cái
3.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi
	Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ dựa trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do đó có nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng các trò chơi luyện phát âm đúng các âm phù hợp. 
	Ví dụ: Các trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của các con vật" để rèn luyện phát âm cho trẻ như: Gà con kêu "chiếp chiếp", ếch kêu " ộp ộp", vịt con kêu 
"vít vít"... Để trẻ phát âm theo cô một cách tự nhiên và cô không cần phải giải quyến cho trẽ cách khép môi, bật hơi. 
	Trò chơi cũng không thể thiếu trong tiết học này tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với bài hát "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm".... Lần lượt tôi đưa từng trang cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ b. Hoa phù dung để trẻ được làm quen với chữ d và hoa đào được làm quen với chữ đ. 
	Tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ điểm có những trò chơi như 	- Tìm chữ cái trong câu đố.
	- Đi chợ tết.
	- Tổ chức tìm tên các loại hoa có chứa chữ cái vừa học.
	* Cách hướng dẫn trò chơi: 
	Cô giới thiệu mùa xuân đến các ông đồ thường làm gì? Các con có muốn viết chữ giống ông đồ không? Cô cho 8 trẻ đứng thành 2 hàng đợi cô chuẩn bị 2 câu đối có các chữ b, d, đ khi nghe hiệu lệnh 2 đội lên gạch chân những chữ cái cô vừa nêu, thời gian quy định là một bài hát mùa xuân lúc nào hát xong và kết thúc trò chơi. Sau đó cô cho nhiều chữ cái và đúng với yêu cầu. Khi chuyển tiếp sang trò chơi thứ hai đó là trò chơi "Đi chợ tết" (Tất cả các trẻ đều được chơi). Trước ngày tết bố mẹ các con thường làm gì? (Trẻ nghĩ ngay đến trang hoàng nhà cửa và đi sắm tết) cô chuẩn bị các gói có các loại hoa quả bánh kẹo ở trên, mỗi thứ đều gắn các chữ cái b, d, đ. Cô phát cho trẻ mỗi cái giỏ nói nào chúng mình cùng đi chợ tết. Tổ 1 hãy mua những món hàng có chữ b, đó là những thứ gì ? Trẻ nói bánh quy, bánh chưng, bánh bèo .... Tổ thứ 2 mua những món hàng có chữ cái d, đó là những thứ gì? quả dừa, quả dứa.... Tổ thứ 3 mua những món hàng chứa chữ cái đ... Khi mua hàng xong trẻ phải nói được đó là loại gì? và có chữ cái gì? các tổ kiểm tra lẫn nhau và đọc to chữ cái. 
	Đến trò chơi tìm tên các loại hoa có chữa chữ cái b, d, đ "Mùa xuân đến cho chúng mình được đi chơi ở những đâu?" (Được đi xem pháo hoa, đi công viên) trong công viên có rất nhiều loại hoa bây giờ cô cho các con đọc bài "Rềnh rềnh ràng ràng" đến các loại hoa nào các con đoán hoa đó và giơ tranh lô tô đọc to chữ cái chúng mình vừa học.
	Ví dụ: 	Rềnh rềnh ràng ràng
	Tìm các loài hoa
	Hoa gì ngoài Bắc
	Cánh nhỏ màu hồng
	Cùng vui đón tết.
	Trẻ giơ lô tô hoa đào và nói hoa đào có chữ đ. Cứ như thế cô đọc cho trẻ đoán chữ b, d sau đó cho trẻ đọc và từng nhóm bạn đối nhau.
	Hay với chủ đề "Trường mầm non" với nhóm chữ cái o, ô, ơ vào bài tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện "Vịt con trong ngày khai trường" sau đó hỏi trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì? Trẻ nói bảng con, vở, hộp màu .... Tôi cho trẻ làm quen chữ o qua từ "bảng con" khi Vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và cô cho trẻ làm quen chữ ô trong từ "hộp màu" cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu "Quyển vở". Cũng như ở phần trên tôi cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng thành chữ cái. Bạn nào có thể tạo dáng chữ o trên cơ thể nào? Cô cho trẻ được tạo như cong ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cánh tay.... 
	Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ o, trẻ nói: Mắt, đầu.... 
	Hai bạn có thể tạo thành chữ o không? (trẻ cầm tay nhau giang rộng).
	Ai có thể tạo thành chữ ô.
	Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ ô thật lớn nào? Trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng trong rộng và trẻ trẻ là đấu ô. 
	Với chữ cái ơ cô cũng cho thực hiện như thế.
	Hoặc với trò chơi "Tìm đồ dùng học tập" trên các đồ dùng học tập có chứa các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn chữ cái khi có hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ ơ thì phải lấy thước kẻ, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Vịt con học chữ" sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó.
	Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó có giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy tính tích cực và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ o giống quả trứng, quả cam, chữ y giống cái nạng, chữ d giống cái giáo, chữ h giống cái ghế. 
Ví dụ: Trò chơi : “vẽ chữ cái trên cát ” Với những hạt cát màu sắc trẻ rất hứng thú vẽ những chữ cái trên đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên.Trẻ rất hứng thú vẽ chữ cái trên cát tranh trên cát .Trẻ vừa học vừa chơi trẻ rất hứng thú 
 trẻ cảm thấy thoải mái khi học . 
 Hình 4: Trò chơi chữ cái
Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen.
Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ.
3.5. Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp các môn học khác 
	Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học.
	Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sáng tạo, ứng xử nhanh của cô giáo trong một tiết dạy máng lại sự chú ý cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào chi tiết học làm quen chữ cái và phù hợp với chủ điểm.
	* Tích hợp văn học 
	Khi vào một tiết học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là một mà bộ môn bà Bộ giáo dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen. 
	Ví dụ: Câu chuyện "Sự tích Hồ Gươm" cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh "Rùa vàng" ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay cô sẽ dạy các con chữ cái V và R.
	Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu đố để gây hứng thú.
	Ví dụ: 	Câu đố chứa chữ Â :
	Chữ gì một nét còng tròn.
	Bên phải nét thẳng, trên đầu có ô.
	Hoặc chữ V: 
	Quả gì tên gọi dịu êm
	Như dòng sữa mẹ nuôi em thuở nào (quả vú sữa).
	Thơ ca, hò, vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây hứng thú cho trẻ như bài "Rềnh rềnh ràng ràng", "Vè con cua" hay một số bài thơ cô tự sáng tác.
* Tích hợp môn âm nhạc 
	Và cũng như trên một tiết học giáo viên đưa bộ môn âm nhạc vào cũng không thể thiếu bởi nó có tính chất vui nhộn với bộ môn làm quen với chữ cái tôi thường chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp với từng chủ điểm. Ví dụ: Nhóm chữ o, ô, ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài "chữ otròn"
	"Chữ o là chữ o tròn như vầng trăng đêm rằm chiếu sáng chữ ô là chữ ô cô dạy chúng em biết được bài khác. Qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ.
	* Tích hợp môn môi trường xung quanh:
	Bộ môn này thường gặp ở mọi tiết và nhất là tiết chữ cái, muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen mà những cái đó đều xuất phát từ môi trường xung quanh.
	Ví dụ: 	Khi dạy một tiết chữ cái h, k. 
	Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ h qua từ "Hoa hồng" trẻ được quan sát bông hoa, trẻ nói rõ cấu tạo, đặc điểm hương thơm, màu sắc của loại hoa.... làm như thế tăng thêm về các biểu tượng và sự hứng thú. Hoặc trò chơi thì gắn chữ cái, nếu trẻ cầm một cái nào đó lên chữ cái đó. Tôi gắn các hoa quả, hoa lá, hay các con vật hoặc phương tiện giao thông phù hợp chủ điểm, tăng thêm sự tích cực hoạt động trong trò chơi.
	* Tích hợp bộ môn tạo hình:
	Sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Tôi cho trẻ màu khoảng trống có chứa các chữ cái gì đó theo yêu cầu của cô hoặc trẻ được cắt ra dán, xé dán các chữ cái.
	* Tích hợp bộ môn làm quen với Toán
Bộ môn này đối với tiết chữ cái thường được đưa vào trò chơi như: "Thi đội nào nhanh" trẻ thi đua nhau gắn chữ đó đếm số lượng và cùng kiểm tra kết quả. Đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy? Đối với trẻ mầm non thì học phải đi đôi với hành kết hợp với cuộc sống, không những trên tiết học mà tôi thường dùng kiến thức, kỹ năng ở mọi nơi, mọi lúc rèn luyện sự khéo léo của đôi tay. Đây là việc làm rất cần thiết trong tiết học Làm quen với chữ cái.
 Hình 5: Tích hợp toán trong giờ học chữ cái
 3.6. Biện pháp6: Cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi.
	Các hoạt động ngoài giờ học cũng góp phần rất lớn vào việc cho trẻ làm quen với chữ cái. Việc làm quen với chữ cái ở đây nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí cho trẻ, bổ sung nhiều mặt về kiến thức của các tiết học trên lớp, giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu các chữ cái đã làm quen, biết cách phát âm đúng, không nói ngọng, không nói tiếng địa phương. Từ đó giúp trẻ trau dồi kiến thức chữ cái của mình.
	a) Thông qua giờ đón - trả trẻ:
	Trong thời gian đón trẻ: Tôi hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, hoặc tôi cùng trẻ giải các câu đố có chứa chữ cái.
Ví dụ: 
	- Đồ dùng của cháu A đặt vào ngăn tủ có chứa ký hiệu là chữ cái "m" thì trẻ nhớ và khắc sâu biểu tượng về chữ cái "m".
	- Tôi có thể đố trẻ các câu đố.
b) Thông qua lúc dạo chơi, tham quan:
	Khi cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên tôi có thể cung cấp kiến thức về chữ cái qua việc tìm hiểu một số loại cây và rau có trong vườn trường, đọc tên các loại cây, rau đó. Tìm các chữ cái đã học trong tên các cây, rau đó.
	Ví dụ: Cây xà cừ, cây rau ngót, rau muống ...
	7. Biện pháp: Phối hợp với phụ huynh:
	- Thông qua giờ đón, trả trẻ cô luôn tuyên truyền các hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái. Hướng cho các bậc phụ huynh kết hợp với nhà trường để dạy trẻ học chữ cái như: gia đình có thể gợi ý hỏi trẻ kể lại chuyện ở trường, chuyện cổ tích, truyện tranh, chuyện sinh hoạt hàng ngày ...
	- Sau mỗi lần tiếp thu chuyên đề tại huyện, tôi mời phụ huynh tham dự giờ dạy mẫu của cô.
	- Kêu gọi phụ huynh tích cực đóng góp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ làm quen với chữ cái như: đóng góp báo chí để lấy tài liệu, mua truyện tranh ...
	- Mời phụ huynh đến tham dự các hội thi kể chuyện, đọc thơ của bé vào các dịp chào mừng 08/3, 20/11 ...
	- Luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để có biện pháp tác động phù hợp, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
	- Với việc đặt ra các giải pháp phù hợp và việc sử dụng nhẹ nhàng, liên hoàn, không máy móc, không dập khuôn các phương pháp, biện pháp. Đưa ra các nội dung tích hợp phù hợp với từng đề tài, cùng với những biện pháp nâng cao kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ học chữ cái.
4. Kết quả 
	Trong năm học 2017 - 2018 thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái lớp tôi đã đạt được một số kết quả sau:
4.1. Đối với giáo viên:
	Tất cả giáo viên ở tổ mẫu giáo lớn nói chung và bản thân tôi nói riêng đều được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này.
	Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen với chữ cái bây giờ là một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ, năng lực của mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ. 
	Qua những năm giảng dạy trẻ lúc mới bước vào giảng dạy phương pháp tôi chưa linh hoạt sáng tạo nên kết quả của tiết học chưa cao. Từ khi sử dụng các biện pháp trên nên nghệ thuật lên lớp của tôi đã có một cách sáng tạo, linh hoạt, bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng .... Bên cạnh những thành tích trên tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn để phát huy và đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 
	4.2. Đối với trẻ:
	- 100% trẻ được học đầy đủ 29 chữ cái trong chương trình đổi mới của Bộ giáo dục mầm non. 
	- Qua việc thực hiện các biện pháp mới sáng tạo trong việc dạy môn "Làm quen với chữ cái" tôi đã thu được kết quả sau:
	* Kết quả của trẻ theo đánh giá của lớp: 
TT
Khả năng
Số trẻ KS
Mức độ đạt được
Đạt
Chưa đạt
1
Trẻ nhận biết và phát âm đúng
30
95%
5%
2
Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế
30
98%
2%
3
Trẻ tô, viết đúng chữ cái
30
94%
6%
4
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ viết
30
100%
0%
5
Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc
30
100%
0%
	Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số trẻ nhận biết và phát âm đúng tăng lên rõ rệt, số trẻ ở các mức độ trung bình và yếu giảm xuống đáng kể. Vì vậy có thể kết luận rằng với những biện pháp thông thường dập khuôn, máy móc như thực trạng hiện nay thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả của việc làm quen với chữ cái sẽ được nâng lên rõ rệt.
4.3. Đối với phụ huynh:
	Những năm chưa sử dụng biện pháp phối kết hợp với phụ huynh một cách tích cực dẫn đến kết quả đồ dùng trực quan còn đơn điệu chưa phong phú. Nhưng từ khi phối hợp với phụ huynh bản thân tôi đã chú ý vận dụng tuyên truyền một cách thuyết phục cho bộ môn "Làm quen chữ cái". Đặc biệt phụ huynh rất quan tâm tới việc học chữ của con em, thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp để về nhà rèn luyện thêm như viết đúng cách, đúng dòng kẻ.... Tạo cho cô giáo một điểm tựa tốt hơn.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
	Từ những thực tế trên, cũng như các kết quả cao trước hết tôi phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho một tiết học của cô và trẻ, các đồ dùng đó có màu sắc, hình dáng đẹp, an toàn để kích thích tính tò mò của trẻ, những đồ dùng đó phải có sức hấp dẫn, biết lựa chọn trò chơi câu đó, bài hát, phù hợp với nội dung bài dạy và chủ điểm luôn tạo tình huống bất ngờ, thú vị.
	- Bám vào nội dung yêu cầu dạy đúng trọng tâm của bài dạy tích hợp các môn học khác vào tiết dạy một cách hợp lý nhằm đem lại kết quả cao, ngôn ngữ diễn đạt của cô ngắn gọn, cụ thể, cô phát âm mẫu chính xác, rõ ràng, lời giới thiệu bài, bước chuyển tiếp linh hoạt gây được sự chú ý của trẻ và đặc biệt cô giáo phải nắm vững yêu cầu phương pháp bộ môn.
- Để giúp trẻ nâng cao khả năng nhận biết và phát âm đúng đạt kết quả cao, trước hết giáo viên phải có trình độ, năng lực, luôn đầu tư học hỏi kinh nghiệm, không ngừng phát huy tính sáng tạo, tính linh hoạt trong giờ dạy. 
	- Thường xuyên rèn luyện các thói quen nề nếp nói chung và nề nếp học tập nói riêng cho trẻ.
	- Giáo viên biết sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo, tích hợp các môn học khác một cách hợp lý. Giới thiệu vào bài một cách tự nhiên, sinh động, thu hút được sự chú ý của trẻ; các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng, liên kết. Các loại hình hoạt động của bộ môn Làm quen với chữ viết thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi. 
	- Đồ dùng đồ chơi để trẻ hoạt động phải an toàn, sạch sẽ, đẹp, sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
	- Giáo viên phải luôn nghiên cứu tài liệu, chuyên đề, tập san có liên quan đến chữ viết và tham khảo học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua thông tin đại chúng.
2. Khuyến nghị:
	- Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ viết ở các trường mầm non nói chung và trường tôi nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ viết. Cụ thể như sau:
* Đối với phòng giáo dục	
- Tôi xin được đề xuất với Phòng giáo dục chọn những sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi cho chúng tôi được tham khảo, học tập.
	- Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập các trường bạn, các giờ dạy mẫu.
	- Cần có thêm tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho chương trình.
* Đối với Ban Giám hiệu:
- Ban Giám hiệu cần có sự chỉ đạo cụ thể, làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm cho giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên còn những mặt hạn chế.
	- Ban Giám hiệu luôn tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề làm quen với chữ viết để giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong chuyên môn.
* Đối với giáo viên:
	- Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải linh hoạt, có óc sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các thủ thuật lên lớp, giúp trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích cực.
	- Thường xuyên bổ sung và thay đổi đồ dùng dạy học một cách sáng tạo.
	- Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các môn học một cách khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức cho trẻ.
	- Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.
	- Biết kết hợp hoạt động trong tiết học và ngoài tiết học một cách phù hợp và khoa học nhằm phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ, cung cấp kiến thức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
	- Giáo viên nên có sổ nhật ký để cập nhật thông tin trong từng ngày để bổ sung, điều chỉnh cho trẻ một cách kịp thời.
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy bộ môn Làm quen chữ cái mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Với khuôn khổ một bài viết nhỏ, vấn đề chỉ dừng lại ở một phạm vi hạn chế, chưa thể bao quát hết được tất cả. Đồng thời trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sót nhất định, tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo giúp tôi ngày càng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong giảng dạy bộ môn yêu thích.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chương trình giáo dục mầm non ( Ban hành kèm thông tư 17/2009/TT/BGĐT.Ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ Trưởng Giáo dục và Đào Tạo )
Nhà Xuất Bản giáo dục Việt Nam 
2.Cuốn tài liệu bồi dưỡng hoạt động làm quen với chữ cái
3.Cuốn “Cho trẻ làm quen chữ cái ”của NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc
Sáng Kiến Liên Quan