Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giờ học lịch sử ở trường THCS

Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau.

Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến hành đồng bộ và thu được những kết quả đáng kể. Tuy vậy xã hội vẫn không khỏi băn khoăn về việc học sinh đăng kí thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng môn Lịch sử quá thấp.

Vậy, làm thế nào để học sinh cảm thấy hứng thú, yêu thích, say mê với môn học là một vấn đề đáng trăn trở đối với giáo viên dạy Lịch sử.

Kết quả điều tra đầu năm học đối với khối 6, 7, 9:

Lớp SLHS Hứng thú Không hứng thú

 SL % SL %

6 94 20 21,3 74 78,7

7 88 27 30,7 61 69,3

9 79 12 15,2 67 84,8

Những thông số trên đặt ra yêu cầu cao về tâm huyết, trách nhiệm của giáo viên đối với chất lượng môn học. Vì thế, trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi giáo viên cần phải thực sự tìm tòi để có được phương pháp tối ưu phù hợp từng nội dung của từng bài, nhằm kích thích tinh thần ham hiểu biết, sự tò mò muốn khám phá thế giới lịch sử cho học sinh. Trong những năm qua, mặc dù chương trình và sách giáo khoa đã có thay đổi, nhưng lượng kiến thức trong mỗi bài học vẫn rất nhiều. Đa số học sinh không thể nhớ hết sự kiện lịch sử nếu không hiểu bài.

Vậy nên, sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp trong dạy học Lịch sử là rất cần thiết. Mỗi phương pháp có một công năng khả thi khác nhau: Phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng giúp cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa Lịch sử của học sinh. Phương pháp “kể chuyện nhân vật trong dạy học lịch sử” cũng là phương pháp góp phần kích thích hứng thú tự chiếm lĩnh tri thức của các em. Vận dụng linh hoạt các phương pháp trong các tiết dạy sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức bài học dễ dàng và chắc chắn hơn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giờ học lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ - va. Đầu năm 1930, ông về nước hoạt động và được cử vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời. Thời gian này, Trần Phú sống trong căn hầm của ngôi nhà 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội. Tại đây, ông đã soạn thảo Luận cương chính trị. Tháng 10-1930 ông tham gia Hội nghị lần thứ nhất BCH TW lâm thời và được cử làm Tổng Bí thư. Sau đó ông về hoạt động tại Sài Gòn. Ngày 19/4/1931 ông bị bắt tại số nhà 66, đường Săm bơ nhơ (Sài Gòn). Những tên mật thám khét tiếng đã điên cuồng tra tấn Trần Phú (bắt ngồi ở nước bẩn rồi cho dòng điện chạy qua, đến thủ đoạn treo ngược lên xà nhà, cắt gân bàn chân rồi đổ xăng đốt). Cuối cùng chúng phải lắc đầu trước tinh thần gang thép của người chiến sĩ cộng sản. Trước khi chết Trần Phú đã nhắc lại các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. Câu nói của ông đã trở thành vũ khí chiến đấu của mỗi người Việt Nam mỗi khi đi vào trận chiến. Trần phú ra đi lúc 27 tuổi đời. 
Cách giới thiệu bức chân dung  kết hợp với một vài nét chấm phá về tiểu sử nhân vật sẽ khắc vào trái tim các em lòng yêu mến, kính phục người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. 
Ví dụ: Các nước Mỹ La-tinh (Lịch sử 9) giáo viên sử dụng hình 15, trang 32: chân dung Phi-đen Cat - xtơ - rô - anh hùng dân tộc của Cu-ba để giới thiệu cho học sinh. “Xuất thân trong một gia đình điền chủ. Năm 1945, học luật ở Trường Đại học La Habana (La Habana), tham gia phong trào chống Mĩ ở Côlômbia (1948) sau đó về nước; năm 1950, đỗ tiến sĩ luật học. Ngày 1.1.1959, chế độ Batixta bị lật đổ, Caxtơrô trở thành người lãnh đạo Chính phủ Cách mạng Cuba. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Cuba, chủ tịch Hội đồng Nhà nước và chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cuba. Ông là một người từng làm cho các nước Đế quốc lo sợ, phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để tiễu trừ bằng các cuộc ám sát. Người ta tính rằng có tổng cộng 638 âm mưu ám sát ông bằng nhiều thủ đoạn từ đơn sơ đến hiện đại như: thuốc cực độc, điếu xì gà giết người, chiếc áo thấm vi khuẩn, những con vật chứa chất nổ, nhiều vụ bắn tỉa Chỉ vì đơn giản ông là một thủ lĩnh đầy cá tính, một chính trị gia lỗi lạc về chiến lược, một lãnh tụ thiên tài của nhân dân Cu- ba - Một người bạn chí tình của nhân dân Việt Nam với câu nói nổi tiếng: “Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. 
2.1.3 . Phương pháp sử dụng bản đồ, niên biểu. 
Bản đồ, sơ đồ, niên biểu, là những đồ dùng trực quan quy ước không thể thiếu được trong dạy học lịch sử. Nhờ có bản đồ lịch sử mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Chúng ta đều biết rằng mỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một không gian và thời gian nhất định. Tách sự kiện khỏi không gian và thời gian chúng ta sẽ không hiểu được nội dung ý nghĩa của sự kiện đó. Nắm được địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử sẽ không phải chỉ là biết tên địa điểm xảy ra sự kiện mà quan trọng hơn gắn liền với mỗi địa danh đó là các yếu tố, địa hình phạm vi không gian cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiên của địa điểm đó. Trong khi sử dụng bản đồ giáo viên luôn chú ý đến sự thu nhận của học sinh, giúp học sinh phân tích nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản đồ chứ không nên cho học sinh tiếp thu một cách thụ động. 
Giáo viên sử dụng bản đồ của trường, nếu không có thì giáo viên tự vẽ hoặc cho học sinh vẽ. Tác dụng của việc sử dụng bản đồ này là nhằm cụ thể hóa kiến thức giúp học sinh. Ví dụ khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954), giáo viên cho học sinh khai thác hình 53: Lược đồ hình chiến trường trong Đông - Xuân 1953 –1954. 
Để khai thác lược đồ trên, trước hết giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc ghi chú, trong đó đặc biệt chú ý đến hướng tấn công của Pháp, hướng tấn công của ta, hướng tấn công của quân giải phóng Lào và Bộ đội tình nguyện Việt Nam. Sau đó giáo viên chỉ rõ cho học sinh các hướng tấn công của quân Pháp ở Bắc Kì và duyên hải Nam Trung Bộ. Hướng tấn công của ta và Liên quân Lào nhằm phân tán lực lượng của địch từ 1 vị trí sang 5 vị trí là Điện Biên Phủ, Xê nô, Luông pha băng - Mường Sài, Plâycu  góp phần làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp. 
Việc giảng dạy kết hợp với việc sử dụng bản đồ, niên biểu thực tế đã cho những kết quả tốt hầu hết các em đã chăm chú lắng nghe, dễ hiểu và nắm được bài ngay trên lớp. Không những thế còn làm nảy sinh những xúc cảm lịch sử của các em. Đó là thái độ căm phẫn trước những hành động vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp, là lòng xót xa sự uất ức đối với người dân Việt Nam sống trong cảnh nước mất nhà tan. 
Ví dụ: Trong bài 27 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TDP xâm lược kết thúc 1953 – 1954” (SGK LS 9) giáo viên kết hợp sử dụng bản đồ, niên biểu trình bày diễn biến chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, sau đó lập niên biểu cho học sinh xem:
Thời gian
Sự kiện lịch sử
12/1953
Bộ đội chủ lực của ta tấn công Thị xã Lai Châu
Đầu tháng 12/1953
Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Trung Lào
Tháng 1/1954
Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Thượng Lào
Tháng 2/1954
Quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên
Như vậy với việc sử dụng bản đồ, sơ đồ niên biểu, trong quá trình giảng dạy làm cho tiết học trở nên sôi nổi gây được sự chú ý tập trung của học sinh, phát huy khả năng độc lập tư duy. Cũng như việc khái quát tổng kết kiến thức lịch sử của học sinh. Với giờ dạy sử dụng đồ dùng trực quan chất lượng cao hơn nhiều so với giờ dạy “chay”. Chính vì lẽ đó trong các giờ dạy lịch sử giáo viên nên tích cực sử dụng đồ dùng trực quan này.
2.2. Phim ảnh, âm thanh 
Ngày nay công nghệ thông tin đã đạt được những bước tiến vượt bậc và có tác động lớn đến giáo dục đặc biệt là môn Lịch sử. Các nhà làm phim tái hiện lại hình ảnh lịch sử một thời trong quá khứ. Những nhân vật lịch sử, những sự vật hiện tượng, những sự kiện đã qua nhằm giúp học sinh nắm bắt lịch sử một cách chính xác dễ nhận biết, dễ nhớ làm tăng hiệu quả học tập, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài giảng. Mặt khác, có những đoạn phim lịch sử tái hiện lại bối cảnh có thật. Khi cho học sinh xem những thước phim này sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Với việc sử dụng phim tài liệu vào dạy học lịch sử giúp học sinh dễ nhận biết dễ nhớ các sự vật hiện tượng, các sự kiện làm tăng thêm hiệu quả học tập. Ông bà ta đã từng nói “Trăm nghe không bằng một thấy”,  tập trung được sự chú ý của học sinh vào đối tượng lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài học làm cho lớp học năng động, không buồn tẻ, tăng hiệu quả dạy học. Giúp học sinh dễ dàng hiểu được vấn đề, nắm bắt chính xác các sự vật hiện tượng người thật, việc thật, định hướng tốt nội dung bài học dễ tiếp nhận thông tin, rút ngắn được thời gian trình bày của giáo viên. Đồng thời, giúp học sinh nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài 23, lớp 9, nói về sự kiện ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, thay lời giáo viên truyền đạt, chúng ta có thể cho học sinh nghe lời của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn đó. Học sinh sẽ hiểu và khắc sâu hình ảnh Bác và bước ngoặt lớn trong Lịch sử Việt Nam. 
Một ví dụ khác, ở bài 30, lớp 9 khi nói về: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975. Giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn phim tài liệu về chiến dịch Hồ Chí Minh. Những thước phim tư liệu vừa có hình ảnh, vừa có lời thuyết minh và có cả chữ để nhấn mạnh các sự kiện lịch sử quan trọng như ngày giải phóng Huế, Giải phóng Đà Nẵng, rồi giải phóng Sài Gòn... sẽ giúp học sinh hứng thú và nhớ lâu những sự kiện lịch sử đó. 
2.3. Phương pháp kể chuyện nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử.
Đối với nhóm bài này giáo viên cần sưu tầm những mẫu chuyện liên quan đến nhân vật như thói quen, tài năng hay cống hiến của nhân vật điều đó sẽ giúp học sinh ghi nhớ tốt nhân vật. Bởi mỗi nhân vật lịch sử có cuộc đời, sự nghiệp cũng như đóng góp khác nhau. Những câu chuyện ghi chép về nhân vật lịch sử như: cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng, sinh hoạt đời thường, những cống hiến của nhân vật giúp học sinh có cái nhìn khái quát về những sự kiện lịch sử và quá trình phát triển của xã hội loài người. Tạo được biểu tượng rõ ràng cụ thể, tăng tính sinh động cho bài học và gây hứng thú học tập cho học sinh, việc tiếp thu bài nhanh hơn và không nhàm chán trong giờ học. 
Ví dụ: Khi dạy bài 26 (Lịch sử 9): Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp (1950 – 1953). Ở mục I: “Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950”. Khi trình bày diễn biến về trận Đông Khê (16 - 18/9/1950), giáo viên lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử: anh hùng La Văn Cầu.         
Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932 trong một gia đình nghèo, dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, được nhiều cán bộ tuyên truyền giác ngộ, nên hăng hái tham gia vào công cuộc kháng chiến ở quê hương. Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Một trong những chiến công  mà từ đó tên tuổi của anh đã đi vào sử sách là Trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai (từ 16 - 18. 9.1950). Trong trận đánh này, anh được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu (cửa mở trận đánh). Trong trận đánh, anh bị thương nát tay phải và đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay ấy cho khỏi vướng rồi tiếp tục đánh bộc phá mở đường cho đơn vị xung phong. 
- Giáo viên có thể trích giới thiệu một phần bản tự thuật của anh La Văn Cầu về trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai được ghi trong “Biên bản Đại hội Toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu” diễn ra tại Việt Bắc từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 06 tháng 5 năm 1952, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Phòng Phủ Thủ tướng, Hồ sơ 467.
Tấm gương chiến đấu của anh La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn  quân và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta mở ra từ chiến dịch Biên Giới năm 1950. Với những chiến công của mình, anh La Văn Cầu được tặng thưởng một Huân chương Quân công hạng Ba (năm 1950), Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đợt đầu (năm 1952).
Khi dạy bài (Lịch sử 9): Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954). Ở mục II. 1. “Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953-1954”. Khi trình bày diễn biến giáo viên lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử: Bế Văn Đàn.  
- Đông Xuân 1953 - 1954, Bề Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch. Một đại đội của Tiểu đoàn 251 được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn (Lai Châu). Thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai đợt chúng đều bị quân ta đánh bật lại. Tình hình chiến đấu hết sức căng thẳng. Địch liều chết chống trả. Ta kiên quyết ngăn chặn.
- Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ. Đồng chí vượt qua lưới đạn dày đặc của địch truyền mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chu đáo.
- Tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Khi quân địch phản kích đợt ba, điên cuồng mở đường tiến. Đại đội thương vong chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ hy sinh, còn khẩu trung liên của đồng chí Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được chỗ đặt súng.
- Không do dự, Bế Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình nói như ra lệnh: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi". Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân địch, đẩy lùi đợt phản kích.
- Bế Văn Đàn mình đầy thương tích, đồng chí đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai. Đồng chí được kết nạp Đảng tại trận địa. 
Hay khi dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ (Lịch sử 9) - một chiến dịch gắn liền với thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến dịch Điện Biên Phủ được tính toán là phải tiêu diệt địch nhanh gọn bằng chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”. Tuy nhiên, ngày 26/01/1954 sau khi xem xét thực tế trận địa Đại tướng trăn trở và đã có một quyết định thay đổi chiến lược từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc”. Đại tướng biết rõ khó khăn nhưng phải đảm bảo chiến dịch giành thắng lợi. Mặc dù tất cả đã sẵn sàng chỉ cần chờ lệnh là xuất phát, pháo đã được kéo vào bây giờ lại phải kéo ra. Giáo viên dừng lại để kể về anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo. “Tô Vĩnh Diện xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô to: “Thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước lấy thân mình chèn vào bánh pháo”. 
Bằng ngôn ngữ của mình cùng với những hình ảnh minh chứng sống động giáo viên đã đưa các em sống lại một thời chiến tranh ác liệt đầy gian khổ nhưng rất hào hùng và oanh liệt của dân tộc. Gương hy sinh cao cả của anh hùng Tô Vĩnh Diện giúp các em thấy sức mạnh cổ vũ từ tấm gương anh dũng của anh để toàn đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ và càng tự hào hơn về thế hệ cha ông đã chiến đấu và hi sinh xương máu, bảo vệ nền độc lập tự do cho Tổ Quốc. Từ đó, giáo dục thêm lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ của dân tộc. 
Giờ học lịch sử sẽ sinh động hơn khi biết lồng ghép những câu chuyện ngắn kết hợp với kênh hình, những thước phim tư liệu có ý nghĩa thiết thực tác động đến trí nhớ, đến sự hứng thú của học sinh. 
3. Kết quả:
3.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Rõ ràng, không phải các em không thích học môn Lịch sử mà bởi vì giáo viên chưa kích thích được trí tò mò, sự ham hiểu biết cũng như hứng thú học tập của các em bằng những phương pháp phù hợp, tối ưu với mỗi nhóm bài dạy.
Qua áp dụng sáng kiến này bản thân thấy rằng, muốn tạo cơ hội cho học sinh học tập tốt bộ môn của mình, người thầy giáo luôn luôn chủ động tìm tòi những biện pháp, những con đường truyền thụ kiến thức tốt nhất để đem lại hiệu quả nhất trong giờ lên lớp, qua thời gian áp dụng sáng kiến này, kết quả học tập của học sinh lớp tôi phụ trách có nhiều tiến bộ rõ rệt, hơn 90 % số học sinh trong lớp tham gia cùng thầy giáo khai thác kiến thức trong bài giảng, các em hứng thú và say mê nghiên cứu bài học, chất lượng cuối kì I đạt kết quả cao hơn so với đầu năm học, điều đó thể hiện rõ qua bảng thống kê sau : 
Kết quả điều tra đầu năm học đối với khối 6, 7,9:
Lớp
SLHS
Hứng thú
Không hứng thú
SL
%
SL
%
6
94
20
21,3
74
78,7
7
88
27
30,7
61
69,3
9
79
12
15,2
67
84,8
Kết quả khảo sát cuối HKI: 
Lớp
SLHS
Hứng thú
Không hứng thú
SL
%
SL
%
6
94
89
94,7
5
5,3
7
88
 81
93,3
7
6,7
9
79
72
91.1
7
8,9
Qua bảng so sánh trên đã cho thấy, việc áp dụng sáng kiến đã đem lại hiệu quả cao trong dạy và học. Dường như các em nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử vì thế các em hứng thú hơn trong mỗi giờ học.
3.2. Bài học kinh nghiệm.
1. Khi sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử, sử dụng bản đồ, niên biểu phải thận trọng, phải chuẩn bị kĩ nội dung để giới thiệu, thuyết trình cho học sinh nhằm minh họa rõ nét, tiêu biểu, phù hợp với nội dung bài dạy và có tính giáo dục cao. 
2. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức bài học thông qua việc được nghe giới thiệu, được xem phim... Từ đó mà bồi dưỡng tình yêu, sự đam mê môn học.
3. Trong quá trình khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan hay những đoạn phim giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ tiết học có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy. Giáo viên không quá tham lam, nhồi nhét các thông tin, phim, ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài học.
 4.  Khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan, âm thanh, phim ảnh là một trong những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao, giúp giáo viên không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn mà quan trọng hơn là kích thích tính tò mò, sự say mê khám phá kiến thức Lịch sử từ đó giúp các em yêu thích học bộ môn này.
III. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài.
Trong dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên của mỗi một thầy cô giáo. Nếu giáo viên khéo léo tổ chức cho các em học tập bằng việc khắc hoạ sâu sắc hình ảnh nhân vật lịch sử, vận dụng đồ dùng trực quan sinh động có tác dụng rất lớn trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh hiện nay, đây là việc cần phải làm của giáo viên, vì có hứng thú học tập, rung cảm thì người học nhất là học sinh trung học cơ sở, là lứa tuổi rất nhạy cảm trong việc tìm tòi cái mới cái chưa biết và rất cảm động khi giáo viên biết sử dụng những tư liệu giáo dục đạo đức cách mạng cho các em ngay trong bài học lịch sử trên lớp. 
Gây hứng thú học tập là chiếc cầu nối, là phương tiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tập bộ môn lịch sử hiện nay, đây là yêu cầu phải làm thường xuyên đối với giáo viên dạy sử ở trường phổ thông. Với cách thức và những con đường cùng một số biện pháp trên góp phần kích thích sự tò mò, gây hứng thú, tạo niềm say mê phấn khởi trong học tập. Đồng thời người giáo viên biết phát huy những ưu điểm, kinh nghiệm có sẵn, biết sáng tạo linh hoạt trong quá giảng dạy trên lớp, biết khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong dạy và học, và quan trọng hơn là đã loại bỏ kiểu dạy “thầy giảng trò nghe”, “thầy đọc trò chép”, các phương pháp học tập tích cực mà cụ thể là: “Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giờ học lịch sử ở trường THCS” được trình bày trên cũng là cách thức để gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử đối với học sinh bậc trung học cơ sở nói riêng và ở nhà trường phổ thông nói chung.
Với sáng kiến này, hiệu quả trên hết là thái độ học tập của học sinh: các em tham gia học tập sôi nổi hơn, tập trung hơn và thể hiện ý kiến bản thân về sự kiện lịch sử một cách tự nhiên hơn bởi có nhiều hình ảnh sống động như thật, nhiều hình ảnh minh họa cụ thể. Tiết dạy trở nên sinh động hơn, thu hút được sự chú ý và tạo được sự hứng thú ở học sinh nhiều hơn. 
Thực tế cho thấy rằng: khi được nghe, nhìn các tư liệu lịch sử có liên quan đến nội dung bài đang học, hầu như đều có sức lôi cuốn mọi đối tượng học. Từ những em có năng lực khá giỏi đến trung bình, thậm chí học sinh học yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Đặc biệt đối với đối tượng học sinh khá giỏi, các em có được sự cảm thụ sâu rộng hơn, không gò ép theo câu chữ của giáo viên hay phụ thuộc nội dung trong sách giáo khoa đơn thuần, khi mà các em được nghe, nhìn qua đồ dùng dạy học trực quan hay tư liệu băng hình, phim ảnh mà giáo viên sử dụng trong giờ học.
Quan trọng hơn là các em học sinh bớt sợ học môn Lịch sử, mà ngược lại có sự hào hứng, đón chờ các tiết học với tinh thần vui vẻ. Với tâm thế ham khám phá, các em cũng đã tự truy cập tìm kiếm thông tin, tài liệu trên mạng để bổ trợ cho kiến thức Lịch sử của mình. Điều này, góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả tiếp thu và cảm nhận của học sinh về sự kiện lịch sử.
2. Kiến nghị - Đề xuất
Chúng tôi nhận thấy các em hào hứng hơn khi được học Lịch sử, thiết nghĩ các thầy cô sử dụng rộng rãi đề tài này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử trong nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng đại trà nói chung.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, hội đồng chuyên môn để đề tài được sử dụng phổ biến và có hiệu quả. 
Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docMột_số_biện_pháp_góp_phần_nâng_cao_chất_lượng_giờ_học_lịch_sử_ở_trường_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan