Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Khối 8 học tốt phân môn vẽ tranh

Tóm lược các giải pháp

Sau khi thực hiện đề tài, tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:

- Ngay đầu năm học tôi chú tâm tìm hiểu phát hiện kịp thời những học sinh yếu kém về bố cục, hình vẽ, màu sắc phân loại xem học sinh yếu kém về mặt nào để có kế hoạch giảng dạy phù hợp.

- Thành lập đôi bạn học tập để bổ sung bố cục cho nhau.

- Tôi thường xuyên chú ý đặc biệt đến việc chuẩn bị đồ dùng dạy –học và làm thêm đồ dùng dạy học. Phải lên kế hoạch chuẩn bị bài sau một cách cụ thể để cho học sinh chuẩn bị thật tốt ở nhà.

- Thường xuyên có những bài tập nhỏ để học sinh tự củng cố những kiến thức đã học và nhớ được lâu hơn.

- Cho học sinh tự làm bài tập kí họa ở nhà thật nhiều.

- Tôi luôn sẵn sàng góp ý bổ sung cho học sinh trong bất kì lúc nào các em cần góp ý.

- Thường xuyên dùng hình thức động viên khen thưởng để khuyến khích các em yếu, kém tập vẽ ngày càng một tiến bộ hơn.

- Tôi thường xuyên tự nhắc nhở mình không được nóng vội, không được dùng bạo lực đối với học sinh, không phê bình nặng lời với các em làm các em mất hứng thú trong khi vẽ. Trong bất kì tình huống nào người thầy cũng phải hết sức bình tĩnh, phải biết khen nhiều hơn chê, phải lấy tình thương và trách nhiệm dìu dắt các em tiến từng bước một.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Khối 8 học tốt phân môn vẽ tranh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì không làm nổi rõ được nội dung chính, không theo gam màu nào cả. 
- Màu sắc thường không tương phản rõ nét. Thường là mờ đi, thiếu màu tối làm cho bài không được sắc sảo.
- Các em thường vẽ màu quần áo giống nhau. 
- Màu các em vẽ thường chưa hài hòa, chưa thể hiện được nội dung trọng tâm.
Màu sắc chưa rõ nhóm chính, vẽ quần áo giống nhau
 * Về nguyên nhân của những sai sót
 + Qua tìm hiểu tôi thấy các em thường có những đề tài sơ sài là do:
- Các em lười suy nghĩ ở nhà, khi vào lớp mới bắt đầu làm việc, cho nên bài vẽ lúc nào cũng sơ sài, hình vẽ thưa thớt, nộp bài lại chậm hơn các bạn khác.
- Không chú ý nghe giáo viên hướng dẫn chuẩn bị ở nhà.
 + Qua tìm hiểu tôi thấy học sinh không xây dựng được bố cục là do những nguyên nhân sau:
- Học sinh thường ít quan tâm đến việc vẽ mảng chính, mảng phụ thử xem bố cục có thuận mắt chưa để sửa chữa ngay từ đầu, đến khi vẽ gần xong mới phát hiện là chưa thuận mắt (sửa lại thì ngán, vẽ tiếp thì xấu), làm cho học sinh lúng túng khi vẽ tiếp, không chịu suy nghĩ tiếp để tìm cho mình một bố cục ưng ý.
- Một số em lười suy nghĩ, mất tập trung.
+ Không vẽ được là do những nguyên nhân sau:
Học sinh chưa hình dung và hiểu về một bài vẽ có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa, các em nghĩ chỉ cần vẽ thật kĩ từng hình mới là được (thực ra một tranh đạt yêu cầu là nhờ vào sự sắp xếp bố cục, chứ không phải vẽ kĩ một hình nào đó). Cho nên dẫn đến tình trạng học sinh vẽ kĩ làm cho hình ảnh cứng ngắt. 
* Bố cục: 
- Học sinh chưa hiểu tác dụng của mảng trống. Mảng trống trong tranh học sinh chừa nhiều quá cho nên hình vẽ thường quá nhỏ.
- Trước khi vẽ học sinh thường không giới hạn hình vẽ vào một mảng nào đó, nên lúc vẽ hình thường nhỏ.
* Đường nét: 
- Học sinh thường chưa chú ý là mình mới vẽ hình bằng những nét nào để khi vẽ hình kế bên sẽ bổ sung bằng những nét khác, làm cho nét vẽ trước đẹp hơn.
- Học sinh quên kiến thức về luật xa gần, chưa thể hiện được nét khuất sau hình vẽ khác (Theo luật phối cảnh xa gần) sẽ làm cho tranh không có chiều sâu. 
* Hình ảnh: 
- Khi vẽ người, học sinh thường không giới hạn chiều cao của người, không đánh dấu từng bộ phận của cơ thể cho nên hình người thường không cân đối. Vì vậy khi vẽ người thường vẽ khô khan, cưng nhắc không có động tác. Ngoài ra còn một lí do nữa khiến cho học sinh vẽ người chưa được đng là học sinh ít tập kí họa, ít quan sát con người thật trong thực tế. 
- Lúc vẽ học sinh chưa chú ý chiều cao tương quan giữa những vật với nhau.
- Khi vẽ các cây to học sinh thường vẽ đủ các bộ phận như thân cành lá, thậm chí vẽ lá rất nhiều, rất kĩ, rồi dựa vào đó để vẽ người cho nên lúc nào hình người cũng nhỏ (do tâm lí của các em thường thích vẽ đầy đủ các bộ phận của sự vật).
 * Màu sắc: 
- Học sinh chưa hiểu được sự tương phản giữa nền và hình (sự tương phản giữa tươi và trầm, tối và sáng...)
- Học sinh chưa biết tìm những màu cùng gam với nhau: theo gam nóng hoặc gam lạnh, hoặc trầm ấm v.v...
- Các em cứ nghĩ màu sáng, rực rỡ là đẹp, cho nên bài vẽ màu thường lòe loẹt chói sáng. 
Nội dung cần giải quyết 
Từ những vấn đề nêu trên, để giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh, biết cách xây dựng bố cục có mảng chính, mảng phụ, vẽ hình cân đối có cảm xúc, thể hiện được nội dung chính của chủ đề, dần dần tiến tới biết xây dựng một tranh đề tài có bố cục và màu sắc đạt yêu cầu, thì người giáo viên cần phải giúp học sinh tìm chọn được:
- Nội dung phù hợp với đề tài
- Bố cục rõ mảng chính, mảng phụ
- Vẽ hình to, tiêu biểu, đúng phối cảnh
- Vẽ màu hài hòa, nổi rõ nhóm chính
3. Biện pháp giải quyết 
 a. Về nội dung đề tài
- Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tìm chọn cho mình nội dung của đề tài tôi thường cho các em thành lập đôi bạn học tập để bổ sung nội dung và bố cục cho nhau. 
- Trong quá trình lên lớp, phần dặn dò về nhà, tôi thường yêu cầu học sinh ghi hẳn nội dung chuẩn bị ở nhà vào trong tập Mĩ thuật để các em không bị quên. Yêu cầu các em chuẩn bị trước ở nhà thật kĩ, bằng cách liệt kê ra những hình vẽ gì mà các em định vẽ mang vào lớp để đọc lên cho các bạn và giáo viên nghe, để giúp các em điều chỉnh sửa chữa. Em nào không có chuẩn bị trước sẽ bị trừ điểm trong bài vẽ. 
	- Đến giờ học trên lớp, sau khi kiểm tra xong phần chuẩn bị ở nhà tôi thường cho những em chưa biết nội dung định vẽ, ngồi tìm ra nội dung một cách nghiêm túc bằng cách ngồi tập trung định thần nhắm hờ mắt lại để tìm ra nội dung sau đó ghi nội dung vào giấy nháp và đọc cho các bạn nghe, sửa chữa và hỗ trợ bổ sung giúp bạn (bởi vì bất kì một người nào khi làm việc gì cũng đều phải suy nghĩ để tìm ra cái mới, cái mà chưa từng có bao giờ, thông thường học sinh thường quên điều này, tới lúc vẽ là cứ vẽ vào ngay không hình dung ra bố cục định vẽ là như thế nào cả).
- Đối với bài vẽ tranh phong cảnh tôi thường nhắc cho các em nghe lại những bài thơ đã học ở tiểu học hoặc ở trung học cơ sở nói về cảnh đẹp đất nước để các em có thể lấy ý tưởng từ những bài thơ đó mà vẽ nên tranh.
 VD: 	 Dòng sông lặng ngắt như tờ
	Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo
	 Bốn bề phong cảnh vắng teo
 	Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan,...
Vẽ hình ảnh con thuyền trên dòng sông, xung quanh có cây cối.
 Hay là: Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng, thân cọ vút thẳng trời hai, ba chục mét cao,. Nhà tôi núp trong rừng cọ, đường tôi đi có rừng cọ xòe ô che nắng .v.v
Vẽ hình ảnh những ngôi nhà núp dưới rừng cọ. Hay những con đường có rừng cọ xanh thẩm. 
Hoặc nữa: Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể,
 Trên cả mây trời trên núi xanh, 
 Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ, 
 Mái chèo khua bóng núi rung rinh.
Vẽ hình ảnh con thuyền trên hồ Ba bể, bốn bề là cảnh núi, mây, cây cỏ.
Hay cho các em nghe bài hát “Mái trường mến yêu”. Từ lời bài hát các em sẽ tìm thấy những hình ảnh quen thuộc, đáng yêu, từ đó tạo cảm hứng cho các em vẽ nên một bức tranh đẹp về tình thầy trò: Hình ảnh người thầy đến trường “ khi bình minh hé sáng, phố phường còn ngủ yên. Khi giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá”. Hay hình ảnh thầy, trò dưới mái trường thân yêu, ở đó có “ hàng cây xanh thắm”, “có loài chim đang hót”. 
 b. Về bố cục
- Trong mỗi giờ học tôi thường nhắc cho học sinh những tiêu chuẩn về bố cục và những điểm cần tránh trong xây dựng bố cục. Bởi những điểm cần tránh 
thuộc về chuẩn kiến thức mà các nhà nghiên cứu đã đúc kết được từ rất nhiều tác phẩm nghệ thuật mà nên (điều này học sinh phải ghi nhớ trong lòng) (Hình 1)
 Bố cục chia đôi Bố cục chia đôi Bố cục chia đôi
 bức tranh theo chiều ngang tranh theo chiều chéo góc tranh theo chiều dọc
 Hình 1: Những bố cục này thường không đẹp 
- Tôi thường có một bức tranh trong đó chỉ vẽ đường chân trời chia bức tranh thành hai phần trời và đất, tôi chuẩn bị những hình vẽ cắt sẵn về mảng hình, hình vẽ. Khi làm bố cục cho học sinh tự chọn ghép mảng, ghép hình vào để đỡ mất thời gian, trong một tiết học tôi có thể tạo đến 10 bố cục khác nhau để học sinh quan sát ( Làm bố cục kiểu này học sinh rất thích .) ( Hình 2)
 Bố cục có sẵn đường chân trời Những hình cắt sẵn cho học sinh ghép vào 
Hình 2: Học sinh tự chọn hình ảnh thích hợp ghép vào thành tranh 
- Vấn đề mảng hình phải giải thích cho học sinh thật rõ ràng (mảng là đường viền chung quanh của hình hoặc nhóm hình định vẽ được thể hiện bằng những nét thẳng), học sinh cứ nghĩ rằng mảng phải là hình chữ nhật, hình tròn, hoặc hình vuông, cho nên khi học sinh vẽ hình vào mảng rồi thường cứng nhắc không có chỗ lồi, chỗ lõm nhìn hình vẽ không hấp dẫn người xem. (Hình 3.a, 3.b) 
Hình 3.a: Mảng hình cứng nhắc
Hình 3.b: Mảng hình đúng
	- Khi vẽ, yêu cầu học sinh tập phác mảng một cách nghiêm túc, lần đầu thì khó sau dần các em sẽ quen và làm rất nhanh. Đa số các em cứ nghĩ mảng hình ghi nhớ nằm trong đầu mình là được rồi, nên không cần phác mảng. Nhưng vì các em chưa có khả năng nhận thức như thế nào là tốt, vì vậy phải phác ra để các bạn cùng giáo viên nhận xét góp ý cho bài được tốt hơn. 
- Những em yếu kém về bố cục tôi thường cho học sinh xác định vẽ mảng hình chính và hình vào luôn, chưa cần vẽ hình phụ. Sau đó cho học sinh tự xem và điều chỉnh bổ sung thêm hình ảnh phụ vào, dần dần các em sẽ quen với sự thiếu hình ảnh phụ trong tranh, để khi cần tạo một bố cục tranh, các em sẽ nhớ ngay đến việc thiếu cảnh phụ, các em sẽ dễ dàng hình dung ra mảng phụ trong đầu các em và xây dựng bố cục một cách dễ dàng.
 c. Về vẽ hình
 - Về kĩ năng vẽ người và cây các loại, trong phần kiểm tra bài cũ mỗi tiết tôi thường cho học sinh lên vẽ hình người khi thì với tư thế khom cuốc đất, khi thì chạy nhảy, khi thì kéo, khi thì đẩy, khi thì vẽ cây với vòm lá tròn khi thì với vòm lá nhọn, khi thì vẽ cây khuất sau mái nhà, khi thì vẽ người khuất sau góc cây, người khuất sau miệng giếng .v.v Mỗi ngày nâng dần lên một ít nhằm rèn cho học sinh kĩ năng vẽ hình. Cho làm bài tập vẽ hình ở phía trước hoặc phía sau hình cho sẵn.
VD: Vẽ hình con trâu phía trước cây rơm, hình cây mít đứng sau cây rơm chẳng hạn v.v
- Mỗi giờ học về tranh đề tài tôi thường minh họa cho học sinh thấy một đoạn cây to nằm trong bức tranh làm cho tranh đẹp như thế nào, chứ không phải vẽ nguyên cả cây mới đẹp (khi thì thêm vào một đoạn cây dừa, khi thì một phần của cây vú sữa, khi thì một phần của cây bàng.v.v). Bởi vì khi muốn diễn tả nội dung nào đó thật rõ ràng thì những nội dung xung quanh nó thể hiện không cần phải chi tiết đầy đủ như nội dung chính.
 VD: Muốn vẽ người đang lao động, khi những người ở trọng tâm thì vẽ đầy đủ rõ nét, còn những nhân vật phụ xung quanh thì có thể vẽ bị những hình ảnh khác che khuất đi một số bộ phận trên cơ thể. Như vẽ người đứng khuất sau góc cây, sau một bồn hoa, hay sau cây rơm chẳng hạn. Hay những cây không phải là trọng tâm trong tranh ta chỉ vẽ một phần của thân cây to, phần còn lại bị khung tranh che khuất phần ngọn hoặc bị mái nhà che khuất phần gốc phía dưới v.v... ( Hình 4.a)
Hình 4.a
Để nâng cao kĩ năng vẽ hình cho học sinh, tôi thường cho cc em làm bài tập ở nhà như: tôi vẽ một tranh trong đó chỉ có hình ảnh chính, yêu cầu học sinh bổ sung thêm hình phụ hoặc cho hình phụ học sinh bổ sung hình chính. (Hình 4.b)
Hình 4.b
	- Đối với những em thường vẽ hình quá nhỏ, tôi thường hỏi các em vẽ dáng người với tư thế gì sau đó tôi làm dấu các điểm cần chú ý và cho học sinh vẽ theo dần dần giúp các em vẽ được hình người to hơn.
- Về hình nền của tranh, tôi thường nhắc học sinh luôn tạo thêm một nền khác ngoài nền chứa những hoạt động chính. 
VD: Ngoài cảnh sân nhà còn vẽ thêm cánh đồng hay sông hồ, biển khơi, v.v... thì cảnh có chiều sâu hơn. Dần dần các em quen với độ xa gần của không gian trong tranh. Khi suy nghĩ đề tài khác các em sẽ hình dung ra cảnh vật trong tranh ngay. 	
	- Phần bài tập về nhà, ngoài luyện vẽ theo chương trình tôi còn cho học sinh về quan sát và tập vẽ kí họa thêm hình người, cây cối, con vật, hoa lá, chim muông v.v Em nào vẽ đẹp sẽ được lấy kết quả đánh giá vào phần kiểm tra miệng hoặc kiểm tra thực hành (điều kiện này học sinh rất thích).
 - Đặc biệt phần xem tranh khi vào bài mới rất quan trọng, điều này làm cho học sinh hứng thú trong giờ học vẽ tranh. Đặc biệt là phải chọn được những tranh do lứa tuổi các em vẽ thì càng hấp dẫn các em hơn (bởi vì phn mơn vẽ tranh học sinh rất ngán do vẽ nhiều quá). Thường thì khi chỉ ra được cái hay cái đẹp cái độc đáo của tranh sẽ làm cho các em thích và hứng thú vẽ tranh hơn, điều này cũng nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức về bố cục, màu sắc, hình vẽ. Có khi tôi cho học sinh mượn mang về nhà xem để học sinh học hỏi trên cơ sở nhìn thấy được và nhìn thật kĩ (vì ở lớp học sinh không có thời gian).
- Khi học sinh vẽ, tôi thường theo dõi nhắc học sinh chú ý sự tương phản giữa các nét làm cho tranh đẹp hơn.
 d. Về màu sắc
- Tôi thường nhắc nhở cho học sinh nhớ về màu nhị hợp, chúng thường do hai màu nào tạo thành để có thể chọn màu vẽ theo gam mà em thích.
 VD: Màu tím là do hai màu đỏ và lam tạo thành, vậy thì kế bên nó phải là màu mà có màu đỏ hoặc màu lam tạo thành. (Hình 5)
Hình 5
- Giúp học sinh phân biệt được màu tối và màu đậm (màu tối khác với màu đậm)
 VD: Màu vàng đậm nhưng không tối; màu nâu, màu đen vẽ nhẹ tay vẫn tối.(Hình 6)
vaøng ñaäm
naâu toái
Hình 6
- Trong giờ học tôi có một bảng hướng dẫn pha màu bằng cách chỉ xoay nhẹ vòng tròn sẽ biết vẽ nền màu nào cho phù hợp với hình. Bảng màu có hình dạng như ở hình dưới, để cho học sinh xem suốt giờ học. Học sinh sẽ tìm ra màu mờ trên nền, màu rõ trên nền, màu rực rỡ trên nền. 
Hình 2: có những lỗ
được khoét rống
Hình 1
Hình 3
- Hình 2 chồng lên hình 1 có hình 3. Ta chỉ xoay hình 2 phía trên sẽ tìm ra được màu muốn tìm để vẽ vào tranh. 	
- Về màu sắc tôi thường cho học sinh chọn gam màu nóng hoặc lạnh. Nếu là gam màu lạnh thì chọn 5- 6 màu lạnh và 2-3 màu nóng để vẽ. (Hình 7)
Hình 7: Duøng gam maøu lạïnh
- Hoặc ngược lại nếu chọn gam màu nóng thì dùng 5 - 6 màu nóng và 2-3 màu lạnh. (Hình 5)
Hình 8: Duøng gam maøu noùng 
- Trong lúc học sinh vẽ màu tôi thường cầm màu đến từng nơi gợi ý cho học sinh tìm màu để vẽ, nhằm giúp học sinh hình thành màu trong tranh một cách cụ thể hơn.
- Đặc biệt môi trường màu trong lớp học rất quan trọng. Trong lớp phải được trang trí nhiều tranh ảnh có màu sắc đẹp nhằm gây tính hấp dẫn cho học sinh trong giờ học (nếu được phòng chuyên mơn thì rất tốt).
- Tôi còn thường treo những tranh đẹp trong tuần lên bảng cho học sinh xem, điều này không những giúp các em học sinh có điều kiện tham khảo mà còn kích thích học sinh thích vẽ vì nếu các em vẽ đẹp thì sẽ được giáo viên giới thiệu cho cả trường biết về tác phẩm của mình.
- Khi học sinh vẽ màu tôi thường treo rất nhiều tranh của những học sinh năm trước lưu lại, thường từ 20 bài trở lên, treo theo gam nóng, gam lạnh, trầm hay rực rỡ v.v... để học sinh tham khảo. Tuy nhiên tuỳ theo nội dung từng chủ đề mà tôi hướng học sinh vào một gam màu nào đó.
VD: Bài vẽ về phong cảnh mùa hè thì tôi gợi ý cho học sinh dùng những màu nóng nhiều hơn vì nó sẽ thể hiện được không khí oi bức của mùa hè v.v...
- Mỗi giờ học vẽ có màu, tôi thường cho học sinh nhắc thuộc lòng về những màu không nên vẽ nhiều ở những mảng to như: đỏ, vàng, lam.
- Thường xuyên nhắc học sinh nên vẽ màu quần và áo khác nhau, không nên dùng chung một màu, chú ý có thể vẽ thêm áo hoa, áo sọc sẽ làm cho tranh đẹp hơn. Vì đa số học sinh không vẽ áo sọc, áo hoa mà là vẽ hình với màu trơn nhiều hơn. (Hình 9)
Hình 9 : Tranh coù aùo hoa nhìn raát ñeïp
- Khi diễn tả màu không nên chỉ dùng những màu đó mà thôi, có thể dùng 2 màu chồng lên nhau để pha màu theo ý muốn (màu nhị hợp, trường hợp là màu sáp). Hình ảnh trọng tâm phải có sự tương phản giữa màu nóng và lạnh, giữa màu sáng và tối hoặc giữa màu tươi và trầm đối với nền tranh. 	
 - Hoặc tôi cho một bố cục đơn giản có sẵn màu nền, sau đó cho học sinh chọn màu cho hình vẽ chính và phụ hay ngược lại. Loại bài tập này đem lại hiệu quả rất cao với một nội dung chính mà ta lại được nhiều cảnh phụ khác nhau hoặc ngược lại hay là nhiều gam màu khác nhau (đây là vốn kiến thức giáo viên học được từ học sinh, điều này rất quí). Học sinh làm xong vào giờ học sau đem vào tôi cùng các em khác góp ý bổ sung.
	 - Phần chấm chữa bài, tôi thường cho học sinh nhận xét đủ 3 phần: bố cục, hình vẽ, màu sắc đặc biệt bố cục là điều quan trọng trước hết.
- Học sinh có thể sửa chữa bài của bạn bằng cách diễn giải, giải thích vì sao em sửa như thế. Sau đó học sinh về nhà vẽ lại giờ sau đem vào lớp, các bạn cùng giáo viên nhận xét.
- Tôi đặt ra yêu cầu cho học sinh trong mỗi tiết học: cuối học kì I ít nhất phải biết vẽ hình có mảng chính, mảng phụ, hình vẽ phải to, cuối học kì II phải biết dùng những nét vẽ bổ sung cho nhau, màu theo gam nóng hoặc lạnh, trầm hay rực rỡ, màu sắc phải làm nổi rõ được trong tâm, làm cho tranh hấp dẫn hơn.
 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng
 Qua quá trình thực nghiệm, kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ trong việc tìm chọn nội dung đề tài, tìm bố cục có mảng chính mảng phụ, vẽ hình to, phân biệt được vật đứng trước, đứng sau, màu sắc hài hòa thể hiện được nội dung chính của đề tài, cụ thể qua từng giai đoạn như sau: 
Thống kê từng giai đoạn 
Nội dung cần đạt
Có mảng chính, mảng phụ
Vẽ hình to
Vẽ phân biệt vật đứng trước đứng sau
Màu sắc hài hòa, thể hiện được nội dung chính
Đầu năm
18/42
(42,86%)
15/42
(35,71%)
20/42
(47,62%)
12/42
(28,57%)
Giữa HK I
24/42
(57,14%)
20/42
(47,62%)
28/42
(66,67%)
18/42
(42,86%)
Cuối HK I
30/42
(71,43%)
25/42
(59,52%)
38/42
(97,48%)
25/42
(59,52%)
Giữa HK II
36/42
(85,71%)
32/42
(76,19%)
40/42
(95,24%)
31/42
(73,81%)
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG THI HỌC KÌ : 2015- 2016
XEÁP LOAÏI
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
Học kì I
142
(100%)
00
Kết quả khảo sát cho thấy số lượng học sinh học tốt phân môn vẽ tranh tăng lên theo từng giai đoạn. Đó là điều mà tôi rất phấn khởi, cho thấy biện pháp tôi đưa ra đã mang lại hiệu quả cao.
III. KẾT LUẬN 
 1.Tóm lược các giải pháp 
Sau khi thực hiện đề tài, tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
- Ngay đầu năm học tôi chú tâm tìm hiểu phát hiện kịp thời những học sinh yếu kém về bố cục, hình vẽ, màu sắc phân loại xem học sinh yếu kém về mặt nào để có kế hoạch giảng dạy phù hợp. 
- Thành lập đôi bạn học tập để bổ sung bố cục cho nhau. 
- Tôi thường xuyên chú ý đặc biệt đến việc chuẩn bị đồ dùng dạy –học và làm thêm đồ dùng dạy học. Phải lên kế hoạch chuẩn bị bài sau một cách cụ thể để cho học sinh chuẩn bị thật tốt ở nhà. 
- Thường xuyên có những bài tập nhỏ để học sinh tự củng cố những kiến thức đã học và nhớ được lâu hơn.
- Cho học sinh tự làm bài tập kí họa ở nhà thật nhiều. 
- Tôi luôn sẵn sàng góp ý bổ sung cho học sinh trong bất kì lúc nào các em cần góp ý.
- Thường xuyên dùng hình thức động viên khen thưởng để khuyến khích các em yếu, kém tập vẽ ngày càng một tiến bộ hơn. 
- Tôi thường xuyên tự nhắc nhở mình không được nóng vội, không được dùng bạo lực đối với học sinh, không phê bình nặng lời với các em làm các em mất hứng thú trong khi vẽ. Trong bất kì tình huống nào người thầy cũng phải hết sức bình tĩnh, phải biết khen nhiều hơn chê, phải lấy tình thương và trách nhiệm dìu dắt các em tiến từng bước một. 
2. Phạm vi đối tượng áp dụng
Không chỉ có tác dụng đối với học sinh khối 8; đề tài còn có thể áp dụng cho học sinh ở các khối khác, không phân biệt trường ở thành thị hay nông thôn hoặc các vùng miền. Ngoài ra, đối với học sinh ở các cấp học khác cũng có thể lựa chọn một số biện pháp để áp dụng thực hiện.
 3. Kiến nghị
 Trong phương pháp hướng dẫn này tôi đã thực hiện nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Do vậy, muốn đạt hiệu quả tốt cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Đối với các cấp quản lí giáo dục: cần giám sát, theo dõi việc dạy- học của thầy và trò để có giờ học tốt, theo đúng ý nghĩa của môn nhằm cổ vũ, động viên thầy và trò cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Chú trọng đến điều kiện cơ sở vật chất của lớp học sao cho lớp học đảm bảo yêu cầu của phòng bộ môn, cung cấp thêm đồ dùng dạy học đảm bảo chất lượng, hiệu quả. 
- Đối với giáo viên: cần phát huy tốt vai trò tổ chức, quản lí lớp của mình; tìm ra cách truyền thụ dễ hiểu nhất nhằm giúp HS có giờ học thoải mái, lí thú, bổ ích.
- Đối với học sinh: cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp và chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên; theo dõi kĩ giáo viên hướng dẫn. Có như vậy tiết học của các em mới nhẹ nhàng, các em tích cực học tập hơn.
- Trong chuyên môn cần tổ chức những buổi sinh hoạt theo tổ, nhóm (có cùng chuyên môn) để trao đổi kinh nghiệm, thống nhất những nội dung, chương trình mới để việc dạy và học tốt hơn nữa. Có phương dạy chuyên môn để các em học tập thoải mái hơn.
Rất mong được Phòng GD - ĐT và nhà trường hỗ trợ kinh phí tổ chức thường xuyên các phong trào, thi sáng tác tranh ở độ tuổi THCS.
	* Trên đây là những kinh nghiệm bản thân đã đúc kết được qua nhiều năm giảng dạy Mĩ thuật ở trường Trung học cơ sở. Rất mong hội đồng khoa học của trường của ngành góp ý bổ sung cho sáng kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn.
 Bình Tân, ngày 20 tháng 03 năm 2016
 Người viết
 Nguyễn Thị Kim Ghi 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_khoi_8.doc