Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo gây hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng hình thành và nhận biết số lượng, màu sắc, hình dạng

1. Cơ sở lý luận

Những biểu tượng toán học sơ đẳng được hình thành ở trẻ em là kết quả của

việc trẻ nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng

ngày và là kết quả của việc dạy học có định hướng trên hệ thống các tiết học

toán với trẻ. Chính những kiến thức, kỹ năng toán học sơ đẳng mà trẻ nắm được

là phương tiện để phát triển tư duy toán học cho trẻ và góp phần thực hiện giáo

dục toàn diện nhân cách trẻ.

Các “ tiết học toán” với trẻ còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển

hứng thú và những kỹ năng nhận biết cho trẻ. Sự hứng thú của trẻ chính là thái

độ tích cực với thế giới xung quanh của những hiện tượng. Có cố gắng vượt qua

giới hạn của những điều đã biết.

2. Thực trạng vấn đề

2.1.Thuận lợi, khó khăn

* Thuận lợi:

- Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết thống nhất.

* Khó khăn:

- Làm quen với những biểu tượng toán sơ đẳng là một môn học khó đòi hỏi sự

chính xác, khoa học nên giáo viên phải làm thế nào để trẻ tiếp thu được là vấn

đề rất khó khăn nhất là với lứa tuổi 24 – 36 tháng.

2.2 Khảo sát thực

2.2.1 Thực trạng trẻ

- Trẻ ở lứa tuổi 24 – 36 tháng nhanh nhớ nhanh quên, mau chán và chưa tập

trung, chưa hứng thú vào hoạt động học toán.

2.2.2 Thực trạng phụ huynh:

- Một số PHHS chưa nhận thức đúng vai trò và hiểu được tầm quan trọng của

việc cho trẻ 24 - 36 tháng làm quen với những biểu tượng toán học sơ đẳng như:

màu sắc, số lượng, kích thước, hình dạng nên dẫn đến công tác phối hợp giữa

giáo viên và phụ huynh chưa được hiệu quả

pdf6 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo gây hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng hình thành và nhận biết số lượng, màu sắc, hình dạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
UBND QUẬN HOÀN KIẾM 
TRƯỜNG MN ĐINH TIÊN HOÀNG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Một số biện pháp giáo gây hứng thú cho trẻ 24- 36 tháng 
hình thành và nhận biết số lượng, màu sắc, hình dạng 
 Lĩnh vực: Giáo dục nhà trẻ 
 Cấp học: Mầm non 
 Họ và tên: Hoàng Thị Mùi 
 Chức vụ: Giáo viên 
 ĐT: 0983440881 
 Email: thuyhoangmndth@gmail.com 
 Đơn vị công tác: Trường MN Đinh Tiên Hoàng 
 Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội 
Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018 
2 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Trẻ nhỏ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của những đồ vật và hiện tượng đa 
dạng. Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với những nhóm vật có màu 
sắc, kích thước, hình dạng và số lượng phong phú, với các âm thanh chuyển 
động có ở xung quanh trẻ. Trẻ lĩnh hội được những điều ấy bằng các giác quan 
khác nhau như: thị giác, thính giác, xúc giáctích luỹ thành các kinh nghiệm, 
những kinh nghiệm này dần dần được tích luỹ trong quá trình thao tác với đồ 
vật, đồ chơi. 
 Làm quen với những biểu tượng toán sơ đẳng là một hoạt động học rất 
khô khan và cứng nhắc. 
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã tập trung ngiên cứu, tìm tòi để 
tìm ra “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24 - 36 tháng hình thành và 
nhận biết số lượng, màu sắc, kích thước, hình dạng’’ 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lý luận 
 Những biểu tượng toán học sơ đẳng được hình thành ở trẻ em là kết quả của 
việc trẻ nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng 
ngày và là kết quả của việc dạy học có định hướng trên hệ thống các tiết học 
toán với trẻ. Chính những kiến thức, kỹ năng toán học sơ đẳng mà trẻ nắm được 
là phương tiện để phát triển tư duy toán học cho trẻ và góp phần thực hiện giáo 
dục toàn diện nhân cách trẻ. 
 Các “ tiết học toán” với trẻ còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển 
hứng thú và những kỹ năng nhận biết cho trẻ. Sự hứng thú của trẻ chính là thái 
độ tích cực với thế giới xung quanh của những hiện tượng. Có cố gắng vượt qua 
giới hạn của những điều đã biết. 
2. Thực trạng vấn đề 
2.1.Thuận lợi, khó khăn 
* Thuận lợi: 
 - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết thống nhất. 
* Khó khăn: 
- Làm quen với những biểu tượng toán sơ đẳng là một môn học khó đòi hỏi sự 
chính xác, khoa học nên giáo viên phải làm thế nào để trẻ tiếp thu được là vấn 
đề rất khó khăn nhất là với lứa tuổi 24 – 36 tháng. 
2.2 Khảo sát thực 
2.2.1 Thực trạng trẻ 
 - Trẻ ở lứa tuổi 24 – 36 tháng nhanh nhớ nhanh quên, mau chán và chưa tập 
trung, chưa hứng thú vào hoạt động học toán. 
 2.2.2 Thực trạng phụ huynh: 
- Một số PHHS chưa nhận thức đúng vai trò và hiểu được tầm quan trọng của 
việc cho trẻ 24 - 36 tháng làm quen với những biểu tượng toán học sơ đẳng như: 
màu sắc, số lượng, kích thước, hình dạng nên dẫn đến công tác phối hợp giữa 
giáo viên và phụ huynh chưa được hiệu quả 
3 
3. Các biện pháp đã tiến hành 
1. Biện pháp 1: Làm nhiều đồ dùng trực quan phù hợp cho giờ học 
 Để tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi đã kết hợp vận động phụ huynh 
đóng góp các nguyên vật liệu mở, tận dụng các nguyên vật liệu bỏ đi như: gỗ 
 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường học toán xung quanh trẻ 
 Tôi xây dựng các góc phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi 
gọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở’’ để kính thích trẻ hứng thú hoạt động, 
đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng, được xắp xếp sao 
cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các môn học và các hoạt động 
khác. Và các đồ dùng đồ chơi đó trẻ lớp tôi đã sử dụng tích cực trong các hoạt 
động hàng ngày và đặc biệt là vào các giờ hoạt động góc.Ví dụ: 
 * Chính những việc làm tưởng như rất đơn giản này đã góp phần hình 
thành ở trẻ sự say mê tìm tòi, tính cẩn thận trong công việc và củng cố thêm 
phần kiến thức về toán cho tr. 
+ Hoặc khi đến giờ ăn cô nhờ trẻ cắm thìa vào bát cơm trẻ phải biết lấy mỗi thìa 
cắm vào một bát, như thế trẻ đã biết sắp xếp tương ứng 1 – 1 
3. Biện pháp 3: Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức trong việc hình 
thành các biểu tượng số lượng, màu sắc, kích thước, hình dạng cho trẻ 
3.1: Gây hứng thú cho trẻ ở phần giới thiệu bài 
+ Hoặc khi dạy về hình tròn hình vuông, tôi cho trẻ xem mô hình xe ô tô: có 
bánh xe hình tròn, đầu xe hình vuông, để trẻ khám phá các bộ phận của ô tô mà 
không biết đang học hình dạng 
 Việc đặt ra các tình huống có vấn đề để cô và trẻ cùng giải quyết sẽ gây cho trẻ 
được trí tò mò và thích thú. 
3.2: Lồng ghép tích hợp các hoạt động vào giờ học 
Muốn tổ chức tiết học có tính sáng tạo phong phú và lô gíc đồng thời trẻ 
tích cực hoạt động thì bản thân tôi phải tìm ra cách tích hợp các môn học sao 
cho hợp lý. 
4. Biện pháp 4: Sáng tạo một số trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến 
thức cho trẻ 
Trò chơi ôn luyện là một dạng của trò chơi học tập. Trẻ phải giải quyết 
nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái, làm trẻ dễ dàng 
vượt qua những khó khăn trở ngại nhất định. 
4.2.Trò chơi 2: “Thả hình.” 
Mục đích trò chơi 
- Trẻ nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác 
- Rèn vận động tinh các ngón tay 
Chuẩn bị: Mỗi nhóm một hộp hình vuông trong đó có các hình: tròn, vuông, 
tam giác, xe cúi thả hình. 
Cách tiến hành: 
4 
Cho trẻ chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 hộp thả hình, trẻ sẽ chọn hình thả vào lỗ 
có hình tương ứng trên xe cũi. 
4.3. Trò chơi 3: “Ai chọn đúng nhất”. 
Mục đích: 
- Trẻ ôn luyện, nhận biết hình tròn, hình vuông 
- Rèn kỹ năng dán đính 
Chuẩn bị: 
- Nhiều hình tròn, hình vuông bằng giấy thủ công với các màu khác nhau 
- Giấy A4, hồ dán, rổ đựng hình 
Cách chơi: 
- Trẻ sẽ để lấy tất cả hình tròn dán đính vào tờ A4 hình tròn, lấy tất cả hình 
vuông dán đính vào tờ giấy A4 hình vuông. 
 4.4.Trò chơi 4: “Ai lồng hộp nhanh nhất”. 
 Mục đích: 
- Trẻ ôn luyện, nhận biết hộp hình vuông, hình tròn, kích thước to- nhỏ khác 
nhau 
- Rèn vận động tinh của đôi tay 
Chuẩn bị: 
- Nhiều hộp hình tròn, hình vuông to – nhỏ khác nhau 
Cách chơi: 
- Trẻ sẽ lấy hộp nhỏ lồng vào hộp to 
- Hoặc có thể xếp chồng các hộp lên nhau, hộp to ở dưới, hộp nhỏ hơn ở bên 
trên. 
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 
 Qua một năm áp dụng các biện gây hứng thú cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng 
trong việc hình thành và nhận biết số lượng, màu sắc, kích thước, hình dạng đạt 
hiệu quả lớp tôi đã được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao và đạt được 
những kết quả như sau: 
 *Với giáo viên: 
+ Giáo viên đã linh hoạt, sáng tạo tận dụng mọi cơ hội cho trẻ làm quen với 
những biểu tượng toán học sơ đẳng 
 * Với trẻ: 
+ Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động làm quen với những biểu tượng toán 
học sơ đẳng, trẻ đã phát huy được tính tích cực. 
 * Với phụ huynh: 
- PHHS rất phấn khởi khi thấy trẻ tiến bộ: mạnh dạn, tự tin, phân biệt tốt 3 màu 
cơ bản, nhận biết hình dạng và kích thước cũng như số lượng 
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
 * Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 
Toán học rất cần thiết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chương trình toán 
học ở trường mầm non góp phần hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ,là 
những kiến thức tiền khoa học,trang bị cho trẻ những kỹ năng cụ thể nhằm giúp 
5 
trẻ có bước đầu thực hành định hướng trong các mối quan hệ toán học. Nội 
dung, phương pháp, biện pháp phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ, cần sử 
dụng hợp lý các phương pháp, biện pháp trong tiết dạy sẽ làm tăng hứng thú học 
tập của trẻ đặc biệt là phương pháp trò chơi, làm cho việc học của trẻ trở lên 
thoải mái nhẹ nhàng hơn. 
 * Nhận định chung: 
Với những hiệu quả đã đạt được, tôi thấy rằng sáng kiến kinh nghiệm của 
mình sẽ được tiếp tục áp dụng và phát triển ở các lứa tuổi khác trong những năm 
học sau. 
 * Bài học kinh nghiệm: 
 Để nâng cao chất lượng môn học hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng 
cho trẻ mẫu giáo nói chung và cho trẻ 24 – 36 tháng nói riêng tôi tự rút ra bài 
học cho mình như sau. 
+ Biết sử dụng linh hoạt các hình thức khác nhau như: Gây hứng thú cho trẻ 
ngay ở phần giới thiệu bài; biết cách lựa chọn chủ đề và lồng ghép chủ đề xuyên 
suốt tiết học tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động nhận thức một cách nhẹ 
nhàng thoải mái. 
+ Một yếu tố cũng rất quan trọng đó là cần phối hợp cùng với phụ huynh để 
thống nhất cùng quan điểm giáo dục trẻ. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục vì 
việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ riêng có trách nhiệm của nhà trường mà 
cần có sự phối kêt hợp của gia đình và xã hội. 
6 
PHỤ LỤC 
Hình ảnh minh hoạ nguyên vật liệu tự tạo 
Hình ảnh minh hoạ 1: Các vật liệu sưu tầm từ thiên nhiên 
Hình ảnh minh hoạ 2: Các vật liệu sưu tầm từ cuộc sống hàng ngày 

File đính kèm:

  • pdfGDNT_HOANG_THI_MUI_MN_dINH_TIEN_HOANG.pdf
Sáng Kiến Liên Quan