Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi giữ gìn vệ sinh thân thể

Cơ sở lý luận

Trẻ thơ là mầm sống tương lai của đất nước, là thế hệ quyết định sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, nếu được sự chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục tốt thì chúng ta sẽ có được một nguồn nhân lực mạnh mẽ về thể chất, năng động về năng lực và có những kỹ năng sống tốt. Trong đó công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nền nếp thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên.

Vốn quý nhất của mỗi con người chúng ta là sức khỏe, có sức khỏe là có tất cả. Trẻ con cũng vậy, sức khỏe luôn luôn quan trọng đối với trẻ, không có sức khỏe trẻ sẽ không tham gia chơi các trò chơi vận động cùng bạn được, và cũng không tham gia được vào các quá trình khám phá môi trường hoặc các hoạt động khác.

Sức khỏe phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: di truyền, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh cá nhân. Trong đó yếu tố chăm sóc vệ sinh cá nhân không kém phần quan trọng. Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh tốt, có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Để việc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ có kết quả tốt cần có sự kiên trì của cô giáo, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình – nhà trường, sự đầu tư trang bị các đồ dùng phục vụ vệ sinh cá nhân của trẻ.

 Chúng ta đều biết, không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng, rửa mặt đúng quy trình.Do đó, muốn tạo được thói quen cho trẻ thì nhiệm vụ của cô giáo rất quan trọng. Cô giáo phải thường xuyên rèn luyện và tạo thói quen cho trẻ với nhiều hình thức. Quá trình thực hiện nội dung giáo dục và rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho cho trẻ ở trường mầm non cần được giáo viên sáng tạo, tìm tòi nhiều hình thức và phương pháp phù hợp để chuyển tải những nội dung và kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt, lau mặt bằng khăn đến trẻ một cách nhẹ nhàng nhất và hiệu quả nhất.

Chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ được thực hiện qua các hoạt động trong ngày của trẻ. Quan hệ giữa cô và các cháu là mối quan hệ đặc biệt “ mẹ - con” rất gần gũi nhau trong từng biểu hiện, từ lời nói đến hành động. Giáo viên cần phát huy hết các đặc trưng các môn học để thể hiện hết các chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Đặc biệt là chức năng chăm sóc, giáo viên là người trực tiếp chăm lo cho các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ đòi hỏi bản thân người giáo viên có kế hoạch hướng dẫn rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho các cháu ngày càng tốt hơn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen cho trẻ nên nhiều năm nay tôi đã quan sát nghiên cứu để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân phù hợp đối với trẻ.

 

docx15 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 4861 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi giữ gìn vệ sinh thân thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chim, con mèo, xe đạp, xe ô tô, xe máy
Tôi tập cho trẻ nhận biết ký hiệu với nhiều hình thức khác nhau: Khi phát vở cho trẻ tôi hỏi về ký hiệu của vở mình, đồ dùng có ký hiệu gì? Nếu trẻ nhầm tôi nhắc lại cho trẻ nhớ. Qua quá trình tập cho trẻ nhiều lần, lặp đi lặp lại thường xuyên, khi uống nước, khi lấy ly đánh răng, lấy khăn lau mặtTrẻ sẽ nhớ ký hiệu đồ dùng cá nhân của riêng mình và cô cũng nhớ ký hiệu của trẻ. Khi trẻ lấy đúng đồ dùng thì việc vệ sinh sẽ có kết quả tốt, nếu trẻ không nhận biết được đồ dùng cá nhân thì nguy cơ lây lan các bệnh về mắt, răng miệng rât nguy hiểm. 
Việc dạy cho trẻ nhận biết ký hiệu đã khó khăn thì việc dạy trẻ thực hành vệ sinh không kém phần vất vả. Với hoạt động vệ sinh rửa tay với xà phòng, đối với trẻ 3- 4 tuổi thao tác thật khó khăn. Trẻ chỉ “ nghịch nước với xà phòng” không theo hướng dẫn của cô vì trẻ chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Trước hết tôi cho trẻ làm quen với các cách rửa tay, đánh răng, rửa mặt đúng cách. Công việc này tôi thường tiến hành vào đầu tháng 8 khi không bận bịu lắm về chuyên môn. Tôi học lý thuyết và xem lại cách thực hành và tự thực hành để có thể hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng, cách lau mặt bằng khăn đúng quy trình, đánh răng đúng cách.
Các bước rửa tay đúng cách: có 6 bước 
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
Bước 6: Xả cho sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.
Cách lau mặt bằng khăn đúng cách
Vò khăn sao cho sạch
Vắt cho ráo bé ơi
Tay trái lau cổ trái
Tay phải cổ phải thôi 
Trở khăn sang bên trái
Hai má khăn lau liền
Hai mũi khăn cầm chặt
Tôi còn dạy trẻ quy trình lau mặt bằng khăn thông qua bài thơ “Tập rửa mặt” tác giả Nguyễn Thị Lành để trẻ thích thú hơn. Cô có thể vừa làm vừa đọc thơ để trẻ dễ nhớ các thao tác hơn.
Một tay chẳng làm được
Bé phải lau hai tay
Bắt đầu từ mắt này
Ngón cái lau mắt phải
Rồi mắt trái lau nhanh
Từ trán lau xuống má
Đi thẳng xuống cằm luôn
Lau lỗ mũi bé xinh
Bỏ khăn ngay vào chậu
 Bé đã lau xong rồi
Xích khăn lên cho sạch
Lau sống mũi xuống đi
Sau đó đến cái gì?
Cái miệng xinh của bé	
Cách đánh răng đúng: có 7 bước
Bước1 : Rửa sạch bàn chải, lấy một lượng kem vừa phải( đối với trẻ em thì lượng kem đánh răng chỉ khoảng bằng hạt đậu là đủ), sau đó xúc miệng.
Bước 2: Chải mặt ngoài của răng. Chải tất cả răng hàm trên và hàm dưới bằng cách: đặt lông bàn chải sát với viền răng và nướu, chải hàm trên hất xuống, hàm dưới hất lên hoặc xoay tròn bàn chải đánh răng.
Bước 3: Chải mặt trong của răng.Chải mặt trong của tất cả các răng hàm trên và hàm dưới bằng động tác chải lên xuống hoặc xoay tròn. 
Bước 4: Chải mặt nhai của răng. Đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của răng, kéo đi kéo lại khoảng 10 lần.
Bước 5: Chải lưỡi. Đặt mặt chải lưỡi lên lưỡi, nhẹ nhàng kéo từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.
Bước 6: Xúc miệng thật nhiều lần để hết hoàn toàn kem đánh răng trong miệng. Rửa sạch bàn chải, vẩy khô, cắm phần lông bàn chải phía trên, phần tay cầm ở dưới.
Bước 7: Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng cho bé. Giúp loại đi mọi mảng bám hay thức ăn còn sót lại nơi kẽ răng – nguyên nhân chính gây ra sâu răng cho bé.
Tôi cho trẻ thực hiện từng thao tác bằng tay không cùng cô, sau đó tôi mới cho từng nhóm trẻ lần lượt rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình, rửa thật sạch nhưng nhắc trẻ không bắn nước ra ngoài và sử dụng nước tiết kiệm. Trong lúc trẻ thực hiện, tôi quan sát, nhắc nhở trẻ thêm. Trẻ không thể tiếp thu cùng lúc các bước rửa tay, đánh răng, lau mặt bằng khăn. Cho nên, tôi đã chia ra vào các hoạt động trong ngày để hướng dẫn trẻ thực hiện. Tập cho cháu rửa tay xà phòng sau khi chơi hoạt động góc để chuẩn bị ăn trưa, tập đánh răng sau khi ăn trưa xong, dùng khăn lau mặt lúc chuẩn bị ra về. Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát ghi chép cẩn thận, xem trẻ nào đã thực hiện được, trẻ nào chưa để những ngày tiếp theo cô hướng dẫn trẻ kỹ hơn giúp cho trẻ thực hiện đúng hơn.
Biện pháp 4: Giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua hoạt động có chủ đích
Trong giờ hoạt động có chủ đích tôi thường lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh vào những lúc cần thiết để có thể giúp trẻ củng cố lại những yêu cầu cơ bản về vệ sinh cá nhân.
Trong giờ hoạt động giáo dục âm nhạc tôi có thể lồng ghép nội dung giáo dục vào các bài hát như “Chiếc khăn tay” nhạc và lời “ Văn Tấn”. Tôi giáo dục vệ sinh cho trẻ một cách nhẹ nhàng: chiếc khăn mẹ may cho bạn, bạn rất yêu quý chiếc khăn của mẹ tặng cho mình. Bạn dùng khăn để lau tay cho sạch, để đôi tay không bị bẩn thì áo quần, sách vở cũng sạch sẽ. Các cháu hãy học tập giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ nhé.
Ngoài ra tôi còn liên hệ giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua các bài hát như: “Rửa mặt như mèo” sáng tác “ Ngọc Bích” ; “Tay thơm tay ngoan” sáng tác “ Bùi Đình Thảo”; “Vì sao con mèo rửa mặt” sáng tác “ Hoàng Long”,.....
Hoặc trong hoạt động làm quen văn học tôi thường sử dụng các câu đố, bài thơ, câu chuyện cung cấp kiến thức vệ sinh cho trẻ như bài thơ:
 Rửa tay
Miếng xà phòng nho nhỏ
Em xát lên bàn tay
Nước máy đây trong vắt
Em rửa đôi bàn tay
Khăn mặt đây thơm phức
Em lau khô bàn tay
Đôi bàn tay bé bé
Nay rửa sạch, xinh xinh
Tất cả lớp chúng mình
Cùng giơ tay vỗ vỗ.
Sáng tác: Phạm Mai Chi – Hoàng Dân
Tôi đàm thoại với trẻ:
+ Vì sao trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn phải đi rửa tay?
+ Vì sao phải rửa tay với xà phòng?
+ Rửa tay xong tại sao phải lau tay?
Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình để trẻ có ý thức và biết được tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng
Ngoài ra tôi còn cho trẻ làm quen các bài thơ như: Giữ hàm răng đẹp; Tắm gội; Cô dặn bé; Bé tập rửa mặt; Đi dép, các câu chuyện như Gấu con bị đau răng, Cậu Bé mũi dài; Mỗi người một việc;....
Tôi còn kể cho trẻ nghe câu chuyện “Lợn Con sạch lắm rồi” có nội dung như sau : Có một chú Lợn Con không chịu tắm rửa nên mỗi khi bạn Lợn Con đến gần các bạn thì các bạn đều tránh ra xa. Sau khi tắm gội sạch sẽ thì các bạn mới vui vẻ chơi cùng Lợn Con, cô kể cho trẻ nghe thông qua đó tôi liên hệ giáo dục cháu phải thường xuyên rửa tay chân, mặt mũi sạch sẽ nếu không sẽ như bạn Lợn Con, không có ai chơi chung cả.
 Ngoài ra, tôi còn tự sáng tác ra câu chuyện “ Tại ai?” câu chuyện có nội dung như sau:
Đây là Bạn Mai, năm nay bạn ấy được 3 tuổi rồi. Mấy hôm nay, bạn Mai được ba mẹ đưa đi học ở lớp Mầm 1 Trường mẫu giáo Họa Mi. Bạn Mai thích lắm, bạn chơi được rất nhiều thứ như là xếp hình, nặn quả banh, chơi đồ chơi ngoài trời, chơi Búp Bê,... bạn chơi rất nhiều thứ ở trường. Khi về đến nhà, sau khi ăn xong Mai liền lên gường đi ngủ. Trong lúc ngủ, thì Mai thấy các bộ phận trên cơ thể mình nói chuyện cùng nhau. Bạn Mũi nói với Bạn Mắt:
- Mấy hôm nay tôi bị ngứa như có con gì nằm trong tôi đấy?
Bạn Mắt vừa buồn vừa than:
- Tôi không biết tại sao tôi lại đỏ và nhức nữa chứ? Khi ra đường Cô chủ của mình đã đeo khẩu trang và mắt kính rồi kia mà.
Lúc đó Miệng mới lên tiếng:
- Các bạn có biết tại sao không? Chỉ tại cô chủ, mấy hôm nay cô chủ cho tay làm việc nhiều quá, nào là vẽ trên sân, xếp hính, chơi nấu ăn, chơi đùa với các bạn mà không chịu rửa tay mà còn ngoáy tay vào bạn Mũi, dụi vào bạn Mắt làm cho các bạn đau và ngứa đó thôi. Để Miệng nói với cô chủ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi chơi xong ... kẻo còn ảnh hưởng đến bạn Tai, Bụng và cả tôi nữa đấy.
Mắt còn nói thêm:
- Nhờ Miệng nói với cô chủ là: Khi nào dùng khăn lau chúng tôi phải nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng mới lấy khăn lau nhé, chúng tôi sợ bị đau lắm rồi.
Thông qua câu chuyện tôi sẽ nhắc nhở trẻ sau khi chơi đồ chơi, đi vệ sinh, trước khi ăn thì phải rửa tay với xà phòng để tay sạch sẽ. 
Ở hoạt động khám phá môi trường xung quanh trong chủ đề “Bản thân” với đề tài “ Tìm hiểu về cơ thể của bé”, “ Các giác quan” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh trên từng bộ phận của cơ thể.
Ví dụ: Khi nói đến đôi tay thì tôi sẽ hỏi trẻ: làm sao cho đôi bàn tay luôn sạch sẽ? Khi nói về khuôn mặt thì tôi sẽ hỏi: Cháu sẽ làm gì cho mặt mình luôn sạch sẽ? Rửa mặt xong mình làm gì? Tôi sẽ không yêu cầu trẻ nhắc lại quy trình rửa tay, mặt,.. mà chỉ yêu cầu trẻ nói đơn giản là “ rửa tay, rửa mặt, lau mặt”
Hoặc qua đề tài: “ Đồ dùng vệ sinh cá nhân” tôi cho trẻ biết người lớn sử dụng đồ dùng to hơn, trẻ nhỏ sử dụng đồ dùng nhỏ hơn. Không được sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân rất dễ lây các bệnh truyền nhiễm
Ở hoạt động tạo hình: với đề tài “ Nặn 3-4 loại quả tròn” ngoài việc chuẩn bị khăn ướt lau tay cho trẻ, tôi còn hỏi trẻ khi mẹ mua các quả về ăn thì các cháu phải làm gì? ( Rửa tay sạch sẽ). Các cháu nhớ rửa tay bằng xà phòng để diệt các con vi trùng bám trên tay nha.
Biện pháp 5: Giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua các hoạt động khác
Các nội dung giáo dục về thói quen vệ sinh và kỹ năng thực hành được tôi lồng ghép vào tất cả các hoạt động khác trong ngày
*Trong giờ đón trẻ: Tôi thường trò chuỵên với trẻ về công việc hằng ngày của trẻ sau mỗi buổi sáng thức dậy để phục vụ bản thân: Bé làm những gì khi thức dậy? ( đánh răng, rửa mặt, rửa tay chân, tắm, thay quần áo,....)
- Vì sao mình phải đánh răng khi ngủ dậy? 
- Cháu chải răng như thế nào? 
- Cháu tự làm một mình hay có sự giúp đỡ của ai?
- Mẹ cho cháu dùng loại kem nào? Có cay không?
- Sau khi chải răng xong cháu thấy miệng mình như thế nào?
- Ở nhà cháu có khăn mặt riêng không?
- Ai rửa mặt cho cháu?
- Khi lau mặt xong cháu thấy như thế nào?
Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình: Vì sao thích chải răng, rửa mặt sạch? hoặc vì sao cháu không thích chải răng? Từ đó tôi có thể trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc đánh răng rửa mặt, vệ sinh cá nhân cho sạch sẽ. Tôi không quên dặn trẻ thường xuyên cắt ngắn móng tay, móng chân, rửa tay dưới vòi nước sạch...
Hay tôi đọc bài thơ:
 Mèo và Bé
Mèo ơi! Rửa mặt
Sao chỉ dùng tay
Khăn vắt trên dây
Sao Mèo không lấy
Mèo quên rồi đấy
Bé chả thế đâu!
Phải có khăn lau 
Vừa mau vừa sạch.
Sau đó đàm thoại cùng trẻ:
- Vì sao Mèo không rửa mặt bằng khăn mà dùng bằng tay?
- Dùng bằng tay có sạch không?
- Các cháu khi rửa mặt thì dùng bằng gì?
Qua bài thơ trẻ hiểu phải sử dụng khăn sạch để rửa mặt, không dùng bằng tay vừa bẩn vừa không hợp vệ sinh.
*Trong giờ hoạt động ngoài trời: tôi cho trẻ dạo quanh sân trường và quan sát góc tuyên truyền vệ sinh của nhà trường, cho trẻ quan sát và làm động tác mô phỏng về đánh răng, rửa tay, rửa mặt,... để trẻ ghi nhớ lâu hơn các thao tác thực hiện. Hoặc có thể trò chuyện về các hình ảnh có trên góc tuyên truyền cùng với trẻ.
Ngoài ra tôi có thể kể các câu chuyện trong nha học đường để trẻ hiểu hết tầm quan trọng của răng để cháu có ý thức đánh răng thường xuyên hơn, kỹ hơn.
* Trong giờ chơi hoạt động góc: ở góc chơi phân vai tôi gợi cho trẻ chơi các trò chơi: tắm búp bê, rửa mặt búp bê, rửa tay búp bê với xà phòng,...tôi hướng dẫn trẻ cách thực hiện các thao tác tắm, rửa mặt, rửa tay chân, đánh răng cho búp bê để trẻ ghi nhớ lâu hơn các bước thực hiện.
* Hoạt động ăn trưa, xế: Trước giờ ăn, tôi thường xuyên nhắc nhở và cho trẻ rửa tay bằng xà phòng có sự quan sát của cô. Sau khi trẻ ăn xong thì cho trẻ đánh răng, rửa mặt , tay chân rồi mới vào ngủ.
Khi trẻ ngủ dậy, tôi không cho trẻ ra ăn ngay mà cho trẻ đi vệ sinh, nhắc trẻ rửa tay, mặt sạch sẽ cho tỉnh táo rồi mới ra ăn xế.
* Hoạt động chiều: Tôi thường ôn lại các thao tác vệ sinh như tập cho trẻ rửa tay, rửa mặt đúng cách....Đây là thời điểm tôi hướng dẫn lại cho trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh một cách cụ thể theo quy trình.
* Trong giờ hoạt động tự do tôi cho trẻ xem các clip vui về 6 bước rửa tay. Trẻ rất thích thú và thực hiện theo các thao tác rửa tay trong clip rửa tay đó. Từ đó, trẻ nhớ sâu hơn về các bước rửa tay. Tôi còn cho trẻ xem các hình ảnh các bạn đang đánh răng, rửa tay dưới vòi nước sạch,.....
* Trong giờ nêu gương tôi luôn đưa nội dung giáo dục vệ sinh để trẻ phấn đấu thực hiện như: quần áo gọn gàng, móng tay cắt ngắn, biết dùng khăn xì mũi, mang dép khi ra sân, biết đánh răng sau khi ăn xong,..... khi trẻ được cả lớp nhất trí bầu chọn sẽ được cắm cờ bé ngoan. Từ đó trẻ sẽ giữ gìn vệ sinh thân thể mình sạch hơn để được cắm cờ bé ngoan như bạn.
Biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
Trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh và sức khỏe của trẻ thơ nhằm rèn cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân bền vững cho trẻ, trước hết giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền để các bậc phụ huynh nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Trong buổi họp đầu năm tôi đã tổ chức tuyên truyền đến bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức. 
Tuyên truyền thông qua góc tuyên truyền của nhà trường: Yêu cầu góc tuyên truyền của lớp, trường có nội dung phong phú và phải thay đổi thường xuyên, lựa chọn nội dung tuyên truyền phải hay, hấp dẫn, đẹp thì mới tạo được sự chú ý cho phụ huynh.
Ví dụ: những bài thơ câu truyện phải ngắn gọn phù hợp: “Vì sao bé phải rửa tay” hoặc những hình ảnh về bệnh lây từ mắt, tay,da do vấn đề vệ sinh kém gây rahoặc hình ảnh 6 bước rửa tay rõ ràng, đẹp; hình cách đánh răng đúng cách....
Qua các buổi đưa đón trẻ, tôi tuyên truyền với phụ huynh bằng cách trao đổi trực tiếp với phụ huynh những vấn đề mà trẻ hay mắc phải như: Trẻ không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa mặt không đúng quy trình, chải răng chưa đúng cáchqua những lần trao đổi như vậy thì tôi thấy nhận thức của phụ huynh ngày cũng khác đi. Phụ huynh sẽ chú ý nhắc nhở cháu khi ở nhà, không làm thay trẻ mà hướng dẫn thực hiện để dần dần hình thành thói quen của trẻ cũng được thiết lập. Để từ đó thuận lợi cho cô hơn trong việc giáo dục tạo thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
Để có động lực thúc đẩy sự vui thích và tạo được nề nếp thói quen cho trẻ, tôi đã tham mưu với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp phát động phong trào thi đua với các tiêu chí cụ thể: “Bé chăm ngoan, sạch đẹp” nhằm rèn luyện vệ sinh cá nhân cho trẻ để cuối năm có một món quà nhỏ trao tặng cho những cháu nào thực hiện tốt nhất.
Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nội dung, phương pháp hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc thân thể, từ đó hình thành thói quen thực hành vệ sinh ở trẻ. Thực hiện tuyên truyền qua góc trao đổi với phụ huynh của lớp: thực hiện khai thác triệt để tác dụng của tranh, tài liệu tuyên truyền; sáng tạo các mô hình đi kèm với nội dung tuyên truyền chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
Ngoài ra, cần có đủ đồ dùng, phương tiện đảm bảo cho việc chăm sóc vệ sinh trẻ. Những đồ dùng phương tiện nên để đúng nơi quy định, thuận tiện và đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng. Nhấn mạnh vai trò nêu gương của người lớn trong gia đình, giúp trẻ được sống trong môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho trẻ thực hành và ghi nhớ những điều đã học, từ đó sẽ hình thành những kỹ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống. 
Nhờ làm tốt công tác tự học tập bồi dưỡng, tuyên truyền đã tác động đến nhận thức của các bậc phụ huynh mà các cháu đã dần dần hình thành có kỹ năng, kỹ xảo thực hiện thao tác và cách chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ. Đến thời điểm này tôi thực sự vui mừng khi thấy sự tiến bộ rất rõ trong các cháu, các cháu đã thật sự có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ biết rửa tay với xà phòng lúc tay bẩn và sau khi đi vệ sinh, rửa mặt đúng quy trìnhđem lại nhiều lợi ích thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ, phòng chống ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. 
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- 90%- 95% trẻ có kỹ năng thao tác vệ sinh cá nhân, có hành vi văn minh và hiểu rõ được ích lợi của việc vệ sinh cá nhân.
-100% trẻ có ý thức tốt việc làm của mình, tổ chức thực hiện thường xuyên cho trẻ hoạt động vệ sinh cá nhân.
- Đa số phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong các hoạt động và đặc biệt giúp cô giáo duy trì thói quen, kỹ năng thực hiện thao tác vệ sinh cho trẻ khi ở nhà.
- Qua khám sức khỏe của trẻ tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về mắt, răng, miệng, da giảm rõ rệt. Đầu năm là: 75% giữa năm là: 15%..
 III. KẾT LUẬN
Tóm lược giải pháp
Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Để có thể giúp trẻ có những kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, đánh răng đúng cách, rửa mặt đúng cách và luôn thích thú thực hiện những yêu cầu mà giáo viên đưa ra thì chúng ta cần sử dụng các biện pháp như.
* Tự học hỏi để nâng cao kiến thức về công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ thông qua đồngnghiệp, phụ huynh, mạng internet, báo, đài,...
* Hướng dẫn trẻ thực hiện đúng cách, đúng quy trình dưới sự giám sát của cô. Cô cần ghi chép cẩn thận những gì mình quan sát được trong quá trình trẻ thực hiện các thao tác ( thực hiện đúng, sai, sai chỗ nào?....). Để từ đó có thể hướng dẫn trẻ làm ngày càng hoàn thiện hơn đối với trẻ thực hiện đúng và giúp cho trẻ làm sai thực hiện đúng theo yêu cầu.
* Thông qua hoạt động có chủ đích để củng cố ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể và tác hại của việc không giữ gìn vệ sinh cá nhân.
* Lồng ghép nội dung giáo dục vào các hoạt động trong ngày của trẻ như đón trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động ăn, hoạt động chiều, hoạt động tự do. Giáo viên cần lồng ghép nhẹ nhàng nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân để thu hút trẻ học các kỹ năng chăm sóc giữ gìn vệ sinh thân thể mình.
* Kết hợp với phụ huynh để kỹ năng thực hiện của cháu ngày càng tốt hơn. Ở trường giáo viên là người hướng dẫn trẻ, thì ở nhà cha mẹ là người trực tiếp chăm sóc trẻ. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Bài học kinh nghiệm
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, với kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: 
- Giáo viên cần chịu khó học hỏi, tham khảo sách báo, tạp chí mầm non, trên mạng Internet,
- Tự mình học tập chuyên môn của đồng nghiệp để nắm vững: phương pháp rèn luyện kĩ năng, phân tích nội dung bài dạy, cung cấp tri thức mới, phương pháp mới mà mình mới học được, mạnh dạn trao đổi đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp, biện pháp mới linh hoạt sáng tạo hơn. Đồng thời mạnh dạn áp dụng những phương pháp trong chương trình GDMN mới trong các tập san, chuyên đề mà bản thân tự nghiên cứu và được bồi dưỡng. 
- Thực hiện đúng chương trình thời gian biểu, không cắt xén chương trình, báo cáo kịp thời và trung thực. Phát huy năng lực của tổ phó chuyên môn, huy động giáo viên có năng khiếu, nhiệt tình là đồ dung dạy học, đồ chơi phù hợp với chuyên đề cho toàn trường học tập và làm theo. 
- Nâng cao chất lượng giảng dạy ở các môn học và các hoạt động như hoạt động góc, chăm sóc vệ sinh cá nhân, hoạt động ngoài trời, lao đông tự phục vụ.
- Tổ chức thực hiện thường xuyên hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
- Kiểm tra nhắc nhở uốn nắn kịp thời các hoạt động thao tác của trẻ. 
- Phối hợp các biện pháp thi đua khen thưởng để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 
- Giáo dục trẻ có ý thức tự chăm sóc phục vụ vệ sinh cá nhân là một việc làm phù hợp mang lại nhiều lợi ích thiết thực góp phần giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, trẻ sẽ trở thành những chủ nhân tương lai với cách sống văn minh, trí tuệ. 
Phạm vi áp dụng.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi giữ gìn vệ sinh cá nhân” được viết và áp dụng tại lớp Mầm 1. Có khả năng áp dụng ở các lớp Mầm 2, Mầm 3 của trường Mẫu Giáo Hoa Sen và có thể nhân ra một số đơn vị tại các trường trong huyện và trong tỉnh. 
Trên đây là một số kinh nghiệm giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non đã được thực hiện, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót, kính mong hội đồng xem duyệt cùng đồng nghiệp góp ý, tôi xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_3_4_tuoi.docx
Sáng Kiến Liên Quan