Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ

Trong vài thập kỉ và đặc biệt là trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội trẻ em đã có điều kiện được chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng béo phì rất nhiều . Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, song yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ. Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ.

 Là giáo viên ngành học mầm non vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường ra sao? Xuất phát từ những đặc điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố về di truyền, môi trường sống và đặc biệt là phương pháp nuôi dưỡng và rèn luyện thân thể một cách có ý thức. Chính bởi vậy, vận động thể dục thể thao là rất quan trọng đặc biệt là đối với lứa tuổi mầm non. Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã viết : “ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người yêu nước” hay khẩu hiệu

Khỏe để lao động

Khỏe để học tập

Khỏe để chiến đấu

Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 Vâng, lời Bác còn vang mãi, thấm mài trong lòng mỗi người con của dân tộc, Thấm sâu lời dạy của Bác chúng ta càng phải tìm ra các biện pháp, cách thức để trẻ được tập luyện thể dục, được bồi bổ sức khỏe, được học tập tốt nhất để yêu nước nhiều hơn. Là một giáo viên mầm non mang trong mình những tri thức, lòng yêu nước, yêu trẻ thơ và hiểu điều quan trọng nhất của mỗi con người chính là sức khỏe. Có sức khỏe là có tất cả chính bởi vậy tôi luôn tìm tòi, học hỏi, tham khảo ý kiến của các giáo viên đi trước để đúc kết kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giáo dục thể chất mang lại hiệu quả cao nhất cho trẻ trong bài SKKN

 

doc39 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, đu quay) do chính tay trẻ làm ở HĐG, HĐC.
Biện pháp 4:Củng cố ôn luyện các vận động ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp vào các lĩnh vực phát triển khác, tổ chức dưới dạng trò chơi.
- Trẻ 4-5 tuổi “ học bằng chơi” và “ chơi mà học” do vậy khi trẻ đã nắm bắt được VĐCB trong các hoạt động học, tôi nghiên cứu và tích hợp lồng ghép thực hiện các VĐCB vào các lĩnh vực phát triển khác, ở mọi lúc mọi nơi trong giờ thể dục sáng, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời tổ chức dưới dạng trò chơi nhằm củng cố ôn luyện các kỹ năng, kỹ xảo. Các trò chơi có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khích thích trẻ thực hiện nhiều lần mà không chán, nhưng giáo viên phải chú ý các trò chơi có nội dung, chơi phù hợp bài tập vận động, phù hợp với khả năng của trẻ.
- Ví dụ: Ở giờ thể dục sáng khi đã thực hiện xong bài tập phát triển chúng tôi cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng : Tạo dáng con vật, bật qua suối nhỏ. Qua đó trẻ đựơc ôn luyện kỹ năng bật, nhảy một cách hứng thú.kỹ năng ném bóng vào rổ cũng rất thu hút trẻ.
Hình ảnh : Trẻ ném bóng vảo rổ
- Hay trong các giờ hoạt động ngoài trời, thì các đồ chơi được phòng giáo dục đầu tư luôn là lựa chọn không thể bỏ qua.
Hình ảnh: Cô và trẻ bật nhảy qua các ô.
 Bằng các hình thức tổ chức hoạt động đó, nhưng câu chuyện, những cuộc phiêu lưu ly kỳ hay những cuộc đua, đọ sức vô cùng găng go mà tôi đưa vào tiết học một cách tự nhiện nhất vẫn đảm bảo nội dung rèn kỹ năng cho trẻ một cách có hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, trẻ được học mà như chơi thông qua các TC, các phần thi với những đồ dùng là những cái vòng, trái bóng quen thuộc gần gũi với trẻ. Trẻ hứng thú hoạt động say sưa, tích cực, các kỹ năng, luật chơi, nhiệm vụ giao cho trẻ chứa ẩn trong lời dẫn chương trình của cô. Trẻ cảm thấy mình luôn là người vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.Sự kết nối giữa các hoạt động này sang hoạt động khác một cách nhẹ nhàng, khéo léo, kết hợp với lời nói hấp dẫn của cô sẽ lôi cuốn trẻ từ sự thích thú với hoạt động này lại mong muốn háo hức tham gia các hoạt động khác. Và sự hứng thú ấy là đòi hỏi hoàn toàn kỹ năng của một người giáo viên, nếu làm được thì rất tốt nếu chua làm được thì giáo viên càng đưa ra nhiều tình huống để trau dồi thêm kinh nghiệm và kiến thức trẻ được trải nghiệm nhiều cảm giác và hưng phấn hơn.
Biện pháp 5: Đưa các chơi trò chơi dân gian vào trong các hoạt động là phương tiện hữu hiệu phát triển thể chất cho trẻ.
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo sưu tầm lựa chọn,TCVĐ, trò chơi dân gian phân nhóm theo lĩnh vực phát triển của trẻ, chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi dân gian vào hoạt động học tập và vui chơi phù hợp với chủ điểm và nội dung của từng hoạt động giáo dục. Tổ chức hoạt động học và chơi cho trẻ theo yêo cầu đổi mới GDMN, trong đó đặc biệt chú trọng yêu cầu tích hợp TCDG sao cho phù hợp.
- Giờ hoạt động ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Chuyền bóng qua phải qua trái,, .Tổ chức cho trẻ chơi phân loại hình dạng. Chia trẻ làm hai đội 2 đội đứng quay mặt vào nhau chuyển hình theo yêu cầu( Khi chuyền trẻ hát bài : ( Hình vuông màu xanh nhé, hình tròn bóng màu đỏ đây, màu vàng là hình gì. Bé cùng chuyền cho khéo, bé cùng chuyền nhanh!), lần 2 đổi bên. Trẻ không những thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhận thức, thẩm mỹ mà còn đựơc rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai của đôi tay, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt, hình thành tinh thần tập thể, tính đoàn kết hợp tác cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung.
Hình ảnh : Trẻ chơi với bóng.
- Khi tổ chức, trò chơi vận động, trò chơi dân gian thường tổ chức ở ngoài trời phù hợp với những ngày nắng ấm, gần gũi với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Giáo viên có thể chọn vị trí, địa điểm chơi linh hoạt,tuỳ thuộc điều kiện hoàn cảnh chơi, không nhất thiết ở trong lớp mà còn chơi ở hành lang, sân trường, vườn trường.
- Đặc biết là trò chơi kéo co, luôn thu hút trẻ tham gia và đoàn kết trong khi chơi mà đồ dùng không cầu kỳ rất dễ chuẩn bị.
Hình ảnh : Trò chơi Kéo co được đưa vào tiết học.
- Trò chơi dân gian mang tính tập thể cao. Vì vậy cần chú ý giáo dục và rèn luyện cho trẻ biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau khi tham gia chơi mới đạt kết quả mong đợi. Ở trò chơi này cần có sự đoàn kết tập chung ý trí cao cùng nhau hợp sức để kéo. Có thể cho trẻ chơi theo cặp, theo nhóm để trẻ khác quan sát nhận xét, cổ vũ cho bạn.
Ví dụ: “Lộn cầu vồng”, “Bịt mắt đánh trống”, “Đi cà khoeo”.
- Trò chơi vui - khỏe - khéo léo là những trò chơi dân gian tổng hợp vì mỗi trò chơi kết hợp nhiều kĩ năng vận động thể lực. Mục đích của các trò chơi loại này nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ, hình thành kỹ năng sống qua: Hái quả, chui vào hang cứu công chúa, chuyển nước giúp mẹ. Các trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể lực một cách tích cực và thoải mái, giúp trẻ hoàn thiện sức khỏe, hoàn thiện các vận động như: chạy, nhảy, đứng lên, ngồi xuống, hình thành các tố chất thể lực nhanh nhẹn, khéo léo và những phẩm chất nhân cách như tính kỉ luật, tính tập thể như. Trò chơi dân gian: “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”. Có các trò chơi nhằm phát triển cơ tay khả năng khéo các ngón tay như: “Cắp cua bỏ giỏ”, “Xin lửa xin cua”Hoặc có những trò chơi vừa thể hiện khéo léo vừa vận động chạy nhảy như: “Trồng nụ trồng hoa” “ Xi bô khoai”. 
Ở trò chơi: “Chim bay, cò bay” thì đòi hỏi phải thính tai, nhanh mắt, nhanh miệng, phản ứng linh hoạt, khéo léo. Vào giờ chơi ngoài trời trẻ được cùng nhau trò chơi dân gian thật là thích và được tắm ánh nắng mặt trời.
Ví dụ: “Trò chơi bịt mắt dê, mÌo ®uæi chuét”. Tôi đã tổ chức cho trẻ lớp tôi chơi ở dưới sân trường. Trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.Bên cạnh đó các sản phẩm tự tạo cho đồ chơi dân gian luôn khiến mọi người quan tâm vì đã là dân gian thì làm sao để thu hút trẻ. Với sản phẩm đu quay dưới đây là thiết kế bằng lốp ô tô rất chắc chắn, được đục lỗ và đan xen dây thừng lấy vị trí ngồi hoặc đứng rất an toàn cho trẻ và cả người lớn khi tham gia.
Hình ảnh: Đu quay tự tạo bằng Lốp xe và dây thừng.
 Khi tổ chức lựa chọn các TCVĐ, TCDG, tôi thực hiện theo 5 tiêu chí sau:
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm. ví dụ,Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây.
Hình ảnh : Trò chơi Rồng rắn lên mây.
2. Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
 Với trò chơi này giáo viên vừa sáng tạo đồ dùng bằng gỗ, vòng nhựa hay vòng có sẵn đếu được, trẻ sẽ ngắm thật chuẩn và dùng lực của cánh tay ném chiếc vòng kì diệu ấy thật khéo léo để trúng vào cột. Khi trẻ ném trúng thực sự trẻ rất vui và rất muốn tham ra, với nhưng trẻ chưa ném trúng càng khiêu khích trẻ phải ném trúng và mỗi lần ném là một lần trẻ được trải nghiệm lĩnh hội kinh nghiệm cho bản thân. Rèn luyện sự khéo léo và biết phối hợp nhịp nhàng các bộ phận trên cơ thể.
Hình ảnh ; sử dụng dây thừng là vòng trò chơi “ ném vòng vào cổ chai”
Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
VD: Chủ điểm “ Tết và mùa xuân” tôi tổ chức TC “ Ném còn” Trẻ đóng vai các chàng trai, cô gái nô nức đi dự hôi xuân thi đua nhau ném còn. TC“ Pháo đất” trẻ thi đua nặn những quả pháo đất thật to kết hợp với câu thơ.	
	 “ Này các bạn ơi!
	Cùng nhau lại đây
	Thi làm pháo đất
	Pháo nổ pháo nang
	Cả làng chịu chưa?.”
 Nghe tiếng pháo nổ cả nhóm reo lên sung sướng “Pháo tớ nổ to rồi”, trẻ thích thú và thuộc lời ca nhanh chóng.
- Trò chơi: “Trốn tìm” “ Gấp giấy” “Cắp cua bỏ giỏ” “Nối tóc cho bạn” củng cố ôn luyện vận động tinh rèn luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay.
 - Trò chơi: “ Đấm bốc” “ Ném vòng vào chai” “ Chơi gôn” “Phi tiêu” “Cử tạ” rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai của đôi bàn tay, phát triển cơ tay vai, phát triển các giác quan, khả năng định hướng trong không gian cho trẻ. Các trò chơi này được tổ chức hoạt động góc, hoạt động chiều.
 - Với TC “ Chuyển nước giúp mẹ” đã hình thành tình cảm yêu thương giúp đỡ mẹ. Với mong muốn mẹ luôn được ở bên bé. Trẻ hào hứng đi lấy nước không quản ngại khó khăn vất vả, không sợ nước làm ướt áo, vượt qua cầu thăng bằng một cách khéo léo.
Qua các trò chơi lồng ghép trong các lĩnh vực phát triển, giải quyết tình huống có vấn đề tạo điều kiện cho trẻ được tìm tòi, ôn luyện củng cố, khám phá trải nghiệm, chia sẻ hợp tác cùng bạn để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Nhằm phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ , tình cảm và kỹ xã hội đó chính là tiền đề phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
4. Địa điểm chơi phù hợp, có sự tham gia hợp tác của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ.
- Địa điểm tốt nhất là phòng Chức năng Giáo dục thể chất,hay ngoài sân là địa điểm lý tường cho trẻ để giáo viên tổ chức các hình thức giao lưu học hỏi giãu các nhóm lớp, hay nhiều hình thức trò chơi vận động khác nhau và sử dụng nhiều đồ dùng dụng cụ thể dục có sẵn hoặc tự tạo. Mà giáo viên vừa quản lý được lớp, vừa thu hút sự chú ý quan tâm của trẻ , trẻ được lựa chọn nhiều hình thức chơi đồ dùng dụng cụ chơi và bao quát được trẻ.
Hình ảnh : Trẻ chơi vận động phòng chức năng
- Đồ dùng đồ chơi sáng tạo đòi hỏi sự chắc chắc, thu hút trẻ và đồ chơi ấy dùng được cho một hay nhiều trẻ, có thể chỉ là một trẻ chơi lần lượt cũng có thể trẻ muốn chơi với bạn. Nắm bắt tâm lý ấy bồ đồ chơi “ Đôi dép thần kỳ” được tôi và các bạn giúp đỡ làm bằng miếng gỗ đã được mài cần thận không bị xước và dử dụng dây thừng, hoặc dây chun làm dây cầm chắc chắn cho trẻ đi trên đó, và trẻ có thể đi một mình hay cùng bạn bước đồng hành với nhau.
Hình ảnh : đôi dép thần kỳ.
Biện pháp 6:Củng cố tư duy, ngôn ngữ, rèn kỹ năng cho trẻ .
- Biện pháp này nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua cách giao tiếp, thu nhập thêm vốn từ qua các bài học mới “ Zíc zắc, Hang động, thần kỳ..”Qua các tiết học, giờ chơi vận động trẻ được giao lưu học hỏi trao đổi với bạn. vì giờ học GDTC luôn đòi hỏi trẻ phải vận động tất cả các cơ và trao đổi với nhau, bàn luận với nhau họp với nhau để chơi đoàn kết và dành chiến thắng. Chính bởi vậy bộ môn nay giúp trẻ tích lũy ngôn ngũ nhiều hơn, giao tiếp tốt hơn, mạnh dạn tự tin hơn.
- Trẻ được rèn luyện tính kỷ luật cao trong công việc, phải xếp hàng ngay ngắn, làm theo hiệu lệnh của cô, thực hiện được yêu cầu đưa ra, muốn thực hiện được yêu cầu thì phải lắng nghe cô giải thích và thực hiện từng bước từ khó đến dễ.
- Trẻ được hát được nhảy được hòa mình vào không khí tự nhiên và thoải mái nhất mà chỉ có môn Giáo dục thể chất mới có.
Hình ảnh : Trẻ tự tin , thoải mái giao lưu với bạn.
- Bộ môn còn rèn cho trẻ tính kỷ luật cao ý thức cao hay tuân thủ luật chơi, bạn chơi xong mới đến lượt mình, phải xếp hàng trước và sau khi chơi,xây dựng tinh thần thể thao và làm việc theo nhóm.
Biện pháp 7: Trao đổi với phụ huynh.
- Sự kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo là điều không thể thiếu bởi nó rất cần thiết đối với giáo viên và phụ huynh, qua những trao đổi đó cả phụ huynh và đặc biệt là giáo viên sẽ hiểu hơn và tính cánh của mỗi trẻ để dạy trẻ và giúp đỡ trẻ học tốt hơn , chơi được vui hơn, vận động tốt hơn năng động hơn..
Hình ảnh : Trao đổi với phụ huynh rất thiết thực.
 Tôi biết không phải phụ huynh nào cũng có nhiều thời gian cho con cái họ và cũng không phải ai cũng thích chơi và tâm sự hay trò chuyện nhiều với con và không phải ai cũng thích thể dục thể thao, không phải ai cũng có thời gian để chơi và tập luyên bộ môn này. Nhưng đứa trẻ nào cũng vậy luôn mong muốn được chơi với bố mẹ, được học cùng bố mẹ và mong được như người lớn. Mong ước của chúng chỉ đơn gian là những giờ bố mẹ đón đưa dành thêm mợt chút thời gian chơi với con , hay về đến nhà là thoải mái được nghịch nhưng chơi với ai, đùa với ai, vận động như thế nào thì lại là ở phụ huynh các con. Hiểu được tâm lý này nên tôi thường xuyên trao đổi với các phụ huynh có thể mua 1 số đồ dùng vận động như quả bóng, khăn bịp mắt để chơi cùng con. Hay tôi luôn sưu tầm các bài thơ bài vè và in vào giấy để giử tận tay phụ huynh cùng con đọc cùng con chơi. Với những trò chơi đơn gian không quá khó hay những bài tập vận động hữu ích tôi luôn dành thời gian truyền đạt lại chúng cho các phụ huynh và đồng thời đã dạy trên lớp để về nhà trẻ được cùng gia đình khám phá và trải nghiệm. Mục đích tôi đưa ra các trò chơi vận động này để giúp bố các mẹ của trẻ gần chúng hơn, làm bạn với trẻ để hiểu trẻ và trẻ được thảo mãn nhu cầu học mà chơi chơi mà học của mình cũng như tâm lí được ổn định được khích lệ hơn. Bởi các trò chơi vận động này rất đơn giản, có thể chơi bất cứ lúc nào trẻ muốn và phụ huynh cũng có thời gian để dành cho con họ. Trẻ được khám phá, học hỏi được trải nghiệm thực tế được nói nên kết quả và đặc biệt thích thú với những trò chơi bài học vận động đó, những trò chơi dân gian gần gữi nhất nhưng đang ngày bị mai một nay được sống lại trong trường mầm non và chính con cháu chúng ta là người kế thừa và phát huy chúng. Vừa được chơi vừa được học và mang trong mình bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Tôi tin với các hình thức trên cộng với sự hợp tác hiểu biết và đóng góp của các phụ huynh nhất định tình yêu thể dục thể thao trong trẻ ngày càng lớn lao và trẻ được phát triển toàn diện.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Sau khi thực hiện “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại trường lớp tôi công tác” đã đạt được một số kết quả sau:
* Về phía trẻ:
- Được tham gia thể dục thể thao , làm quen với các kỹ năng tinh xảo của các môn học mới được phát triển các kỹ năng vận động trong môi trường vui vẻ mang tính giáo dục cao với tinh thần hợp tác, đoàn kết,nhanh trí..Thông qua đó Trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm và chuẩn bị cho trẻ lên lớp mới không bị bỡ ngỡ hay thiếu tự tin với các vận động khác lạ.
- Trẻ được hình thành và phát triển những phẩm chất mang tính chất nền tẳng , những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển khả năng tiềm ẩn trong con người trẻ và tình yêu thể thao với những liên kết các hoạt động cùng những trải nghiệm học tập tích cực khi Trẻ thực hiện tốt các VĐ, các trò chơi.Những kỹ năng tinh và thô được hình thành trong trẻ tạo một nền tẳng vững chắc cho các hoạt động thể dục thể thao trong suốt cuộc đồi tương lai của trẻ. 
- Trẻ được thuộc nhiều bài hát, bài đồng giao, câu truyện cuộc đua cân sức mà chính trẻ được trải nghiệm, kỹ năng giao tiếp và vốn từ của trẻ được tích lũy và phát huy. Như vậy tôi hoàn toàn có thể nói “ Giáo dục thể chất “ Là một môn học rất quan trọng và giúp trẻ phát triển toàn diện “ Trí – Đức- Thể- Mỹ” .
* Kết quả đánh giá trên trẻ: Lớp tôi là lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tổng số trẻ là 37 trẻ.Và tôi đánh giá trẻ vào thực tế 37 trẻ và đạt kết quả như sau:
STT
Các biện pháp
Đầu năm
Cuối năm
Trẻ
%
Trẻ
%
1
Trang trí lớp học khoa học thu hút trẻ
10 trẻ 
27%
30
81%
2
Cải tiến, thiết kế và sử dụng đồ dùng mới lạ đa năng, đẹp kích thích trẻ hoạt động.
24 trẻ
64%
37
100%
2
Luôn đổi mới hình thức, tạo tình huống có vấn đề kích thích trẻ tư duy tìm cách giải quyết các tình huống.
25
Trẻ
67%
35 trẻ
95%
3
Củng cố ôn luyện các vận động ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp vào các lĩnh vực phát triển khác, tổ chức dưới dạng trò chơi.
29 trẻ
78%
35 trẻ 
95%
4
Đưa các chơi trò chơi dân gian vào trong các hoạt động là phương tiện hữu hiệu phát triển thể chất cho trẻ.
28 trẻ
75%
37 trẻ
100%
5
Củng cố tư duy, ngôn ngữ, rèn kỹ năng cho trẻ .
32 trẻ
83%
34 trẻ
92%
* Về phía giáo viên:
- Tôi cảm thấy mình tự tin, thoải mái khi tổ chức các hoạt động PTTC, trau dồi thêm kinh nghiệm lên lớp, khả năng điều khiển một chương trình, kỹ năng xử lý tình huống được nâng cao.
- Biết đưa ra nhiều tình huống và xử lý tình hướng tốt, biết cách lôi cuốn học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, với những trẻ nhút nhát ,yếu kém càng phần nào cho tôi thêm tự tin để giải khuyết đẻ khuyến khích động viên trẻ và thu hút trẻ tham gia.Cách tổ chức tiết dạy vận động cơ bản theo một chủ đề, ngày càng sáng tạo linh hoạt, có nghệ thuật hơn. 
- Mang lại phong trào và tinh thần yêu thể dục thể thao cho bản thân cô giáo viên trong trường cho các con và cả phụ huynh.
C- KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ:
 I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
 Trong quá trình giảng dạy áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực, nhân cách. Góp phần thực hiện tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Tôi rút ra một số bài học sau :
 1. Giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, nắm chắc chuyên môn, bao quát và sử lý tình huống xảy ra một cách tốt nhất.
2.Thường xuyên sưu tầm nguyên vật liệu cải tiến, thiết kế và sử dụng đồ dùng đảm bảo tính thẩm mỹ an toàn, đồ dùng đa năng dễ sử dụng để kích thích trẻ tham gia vào hoạt động.
3.. Luôn đổi mới hình thức, tạo tình huống thu hút trẻ tham gia tất cả các phong trào hoạt động. Đặt ra nhiều vấn đề kích thích trẻ tư duy tìm cách giải quyết các tình huống.
4. Củng cố ôn luyện các vận động ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp vào các lĩnh vực phát triển khác, tổ chức dưới dạng trò chơi sags tạo và nhiều hình thức phong phú.
5. Đan xen các trò chơi dân gian giúp trẻ thoải mái tiếp xúc với môi trường thiên nhiên là phương tiện hữu hiệu phát triển thể chất cho trẻ.
6.Củng cố tư duy, ngôn ngữ, rèn kỹ năng cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ kịp thời .
7. Luôn trau rồi kinh nghiệm , học hỏi đồng nghiệp, tích cực tham gia các phong trào kiến tập chuyên đề để năng cao trình độ chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm với các bạn .
 Thu được những kết quả tích cực trên trẻ, tôi càng nỗ lực học hỏi, tìm hiểu và mong muốn được đưa các đồ dùng sáng tạo của mình vào trong công việc giảng dạy của các bạn đồng nghiệp để cùng phát huy các mặt tích cực và tìm hiểu hạn chế để khắc phục chúng.Những điều hấp dẫn trong giáo dục thể chất luôn đặt ra những yếu tố cần thiết nâng cao và mới lại nhưng phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho trẻ. Hiểu được điều này tôi càng tự tin nắm chắc phương pháp chuyên môn và lựa chọn kỹ những bài học hữu dụng đúng chương trình từ dễ đến khó và luôn bảo đảm đúng chương trình đúng lứa tuổi và thu hút trẻ tham gia.
II. KHUYẾN NGHỊ. 
a. Đối với phòng giáo dục:
- Tôi rất mong muốn các cấp lãnh đạo đầu ngành giáo dục sớm đầu tư kinh phí để xây dựng sân chơi, khuôn viên cho trẻ hoạt động, bổ sung đồ dùng, đồ chơi hiện đại, bổ sung các tài liệu chuyên sâu để giáo viên tham khảo.
b. Đối với nhà trường:
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi kiến tập học hỏi các trường bạn, các giáo viên nhiều kinh nghiệm trong trường để mở mang thêm tri thức thêm kinh nghiệm.
- Khuyến khích động viên và cho phát triển những điểm mạnh của các trường bạn háy trường mình để giáo viên học hỏi.
- Tổ chức cho giáo viên tham gia chuyên đề phát triển vận dộng và đi chuyên sâu hơn về vận động rèn luyện kỹ năng và phát huy sự sáng tạo của giáo viên.
c. Đối với giáo viên: 
- Không ngừng tự học ,tự bồi dưỡng về chuyên môn thông qua các tài liệu về chăm sóc giáo dục trẻ, học tập chị em đồng nghiệp, các trò chơi trên mạng Internet để thiết kế các trò chơi phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm và từng hoạt động.Tiếp tục học hỏi và sáng tạo nhiều đồ dùng đồ chơi đa dạng về thể loại, hình thức bắt mắt màu sắc hơn..........để thu hút trẻ tham gia nhiều hơn.Đồ dùng đồ chơi sáng tạo phải được an toàn tuyệt đối.
- Với kết quả của đề tài này tôi kính mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để tôi có nhiều kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động thể chất cho trẻ 4-5 tuổi tốt hơn nữa.Cùng nhau tạo cơ hội xây dựng cho trẻ tình yêu thể dục thể thao để trẻ vui khỏe vận động vui khỏe học tập.
* Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bé của tôi về đề tài “Một số hoạt động giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi” Bước đầu tôi áp dụng và đánh giá trẻ thực hiện rất thành công nhưng trong quá trình viết và nghiên cứu cách làm không sao tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm và bạn bè đồng nghiệp góp ý cho tôi để bản sáng kiến của tôi được hoàn hảo hơn, góp phần cho trẻ phát triển tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Nhận xét của ban thi đua Hà Nội,ngày 1/4/2015.
.... 

File đính kèm:

  • docskkn_-_nguyen_thi_chang_101201810(1).doc
Sáng Kiến Liên Quan