Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kiểu văn kể tả ở Lớp 2

Bước vào bậc tiểu học, học sinh dần được tiếp cận với hai môn học cơ bản là Tiếng Việt và Toán. Trong đó, Tiếng Việt vừa là môn học, vừa là một công cụ để thông qua nó, học sinh có thể chiếm lĩnh dần các tri thức và văn minh của nhân loại. Vì vậy mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc tiểu học đã nêu rõ:

+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống,.) và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy, năng lực nhận thức;

+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài;

+ Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Tiếng Việt ở tiểu học được dạy và học thông qua 7 phân môn: Học vần, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập viết và Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng, mang tính chất thực hành. Nó là phân môn tổng hợp tất cả các phân môn tiếng Việt khác ở bậc tiểu học. Đây là phân môn tổng hợp các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện và dần hoàn thiện cả 4 kĩ năng: nghe, nói đọc, viết. Hay nói cách khác phân môn Tập làm văn đã góp phần hiện thực hoá mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong qua trình lĩnh hội các tri thức khoa học, Mỗi thể loại, kiểu bài trong chương trình tập làm văn đều có những yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng khác nhau.

 

doc12 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5739 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kiểu văn kể tả ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m và nước ngoài;
+ Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tiếng Việt ở tiểu học được dạy và học thông qua 7 phân môn: Học vần, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập viết và Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng, mang tính chất thực hành. Nó là phân môn tổng hợp tất cả các phân môn tiếng Việt khác ở bậc tiểu học. Đây là phân môn tổng hợp các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện và dần hoàn thiện cả 4 kĩ năng: nghe, nói đọc, viết. Hay nói cách khác phân môn Tập làm văn đã góp phần hiện thực hoá mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong qua trình lĩnh hội các tri thức khoa học, Mỗi thể loại, kiểu bài trong chương trình tập làm văn đều có những yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng khác nhau. 
Lớp 2 là lớp đầu tiên trong cấp học tiểu học làm quen với phân môn Tập làm văn. Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu còn cụt lủn. Hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả.
Chính vì tầm quan trọng của phân môn tập làm văn, của kiểu bài văn miêu tả trong chương trình và những khó khăn vướng mắc của học sinh nên trong năm học 2010 - 2011 tôi đã trao đổi, học hỏi các đồng nghiệp có tâm huyết với phân môn này và tìm tòi giải pháp. Dần tôi đã hình thành cho mình một số biện pháp dạy kiểu văn kể tả ở lớp 2. Tôi xin mạnh dạn trình bày những trăn trở và giải pháp của mình qua sáng kiến: Một số biện pháp dạy kiểu văn kể tả ở lớp 2.
Phần thứ hai:
Nội dung
Cơ sở lí luận của một số biện pháp dạy văn miêu tả:
1. Đặc điểm của miêu tả:
Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết. Dù tả một con mèo, một con gà, một cây bàng thay lá mùa thu hay một cánh đồng lúa chín, một cảnh đẹp quê hương Bao giờ người viết cũng đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mĩ, cũng gửi vào bài viết ít nhiều tình cảm hay ý kiến đánh giá, bình luận của mình. Do vậy từng chi tiết của bài văn miêu tả đều mang ấn tượng, cảm xúc chủ quan. Dạy tập làm văn cho học sinh cũng là dạy cho học sinh biết nhìn cảnh vậttheo con mắt hồn nhiên của trẻ thơ của các em.
Một đặc điểm khác của văn miêu tả là tình hình hoạt động và tạo hình.
Một bài văn miêu tả được coi là sinh động, tạo hình khi các đồ vật, sự vật, phong cảnh, con người..Miêu tả trong đó hiện lên qua từng câu, từng dòng như cuộc sống thực, tưởng có thể cầm nắm được, có thể nhìn, ngắm được hoặc “sờ mó” được.
Tuy nhiên cần chú ý tránh một khuynh hướng ngược lại là đưa quá nhiều chi tiết đề bài miêu tả trở nên rườm rà theo kiểu liệt kê đơn điệu.
Cần phải biết gạt bỏ các chi tiết thừa, không có sức gợi tả, gợi cảm, để cho bài văn miêu tả gọn và giàu chất tạo hình. Những chi tiết sinh động lấy ở đâu? lấy từ sự quan sát cuộc sống ở quanh ta, từ kinh nghiệm sống của bản thân, có bắt nguồn từ trong thực tế, trong kinh nghiệm văn của ta mới cụ thể và linh hoạt.
Một đặc điểm khác của văn miêu tả là: ngôn ngữ miêu tả cảm xúc và hình ảnh, chỉ có như vậy ngôn ngữ miêu tả mới có khả năng diễn tả cảm xúc của người viết. Ngôn ngữ miêu tả giàu các tính từ, động từ thường hay sử dụng phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ Do sự phối hợp của các tính từ (màu sắc, phẩm chất) các động từ với các biện pháp tu từ, ngôn ngữ miêu tả luôn toả sáng lung linh trong lòng người đọc gợi lên trong lòng họ những cảm xúc, tình cảm, ấn tượng, hình ảnh sự vật được miêu tả.
2. Đặc điểm của quan sát:
Con người bao giờ cũng nhìn cảnh vật theo theo quan niệm thẩm mĩ, đạo đức của mình, theo cảm xúc, tâm trạng của mình. Cùng quan sát một cảnh vật, một con người, một hoạt độngcó người thấy đẹp, có người thấy xấu, người thấy thích, người thấy thản nhiên. Một người lớn chú ý đến đặc điểm này thì một em bé lại say mê một đặc điểm khác.
Giáo viên phải để tâm tới đặc điểm này của quan sát để khi giúp đỡ định hướng cũng như nhận xét, bổ sung cho học sinh, tránh gạt bỏ những quan sát chủ quan của các em để chụp lên đó một cảm nhận chủ quan của mình;
Thứ hai phải quan sát nhiều lần, tỉ mỉ và mài sắc các giác quan ngay đối với ngững người, những vật quen thuộc, chúng ta cũng cần có tác phong quan sát tỉ mỉ, mặt khác lại phải biết vận dụng thành thạo và linh hoạt các giác quan, cũng quan sát bằng mắt nhưng ta phải xem xét nhiều khía cạnh của sự vật, nếu biết nghe tinh, âm thanh cũng cho ta nhiều lí thú. Nếu biết ngửi hương vị của cây cối, hoa lá. cũng giúp ta nhận biết sự vật;
Giáo viên phải là người định hướng cho học sinh quan sát và dần hình thành cho các em phải quan sát và vận dụng nhiều giác quan miêu tả; Quan sát là phương pháp chủ yếu để học sinh (người viết) có tài liệu để miêu tả.
3. Đặc điểm của học sinh tiểu học:
Về tri giác: 
Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và không mang tính chủ động. Điều này có thể hiểu là những gì phù hợp với nhu cầu của học sinh, những gì các em thường gặp trong cuộc sống và gắn bó với các hoạt động của các em thì mới được các em tri giác. Chính vì vậy, khi dạy tập làm văn miêu tả đồ vật cho học sinh Tiểu học, giáo viên phải cho các em quan sát, miêu tả những sự vật gần gũi, thân quen với học sinh.
Sự chú ý:
Sự chú ý của trẻ Tiểu học chưa cao và không bền vững nên khi dạy học giáo viên phải thường xuyên thay đổi hình thức dạy học, phương pháp dạy học và sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học trực quan để thu hút sự chú ý của các em.
Ngoài ra , sự chú ý của trẻ mang tính cụ thể, vụn vặt, chưa mang tính tổng hợp, bao quát nên khi dạy tập làm văn giáo viên phải là người dạy trẻ kỉ năng quan sát, lắng nghe. Có như vậy trẻ mới phát hiện được những dấu hiệu bản chất của đối tượng được miêu tả ( những đặc điểm khác về đối tượng khác )
Về trí nhớ:
ở lứa tuổi học sinh Tiểu học trí nhớ trực quan, hình ảnh là chủ yếu. Vì vậy giáo viên cần thấy rõ điều này để bổ sung cho học sinh vốn từ ngữ, vốn sống thông qua các tiết Tập đọc, Kể chuyện , Luyện từ và câu.như vậy trẻ mới có kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống vận dụng vào bài viết.
Thực trạng của việc học kiểu bài văn kể (tả) ở lớp 2:
Về phía giáo viên:
Đa số giáo viên của trường đều có trình độ chuẩn và vượt chuẩn. Tuy nhiên ở giáo viên Tiểu học phải dạy đủ 9 môn học nên nhiều giáo viên khó có thể dạy Tập làm văn sao cho đúng, cho hay. Đa số giáo viên cho là phân môn Tập làm văn cho là môn khó và họ ngại cho người khác dự giờ phân môn này.
Nhiều giáo viên vốn không có năng khiếu văn học, kiến thức về: các biện pháp tu từ, câu, đoạn, bài còn hạn chế nên họ rất khó khăn trong việc viết bài văn, đoạn văn hoàn chỉnh. Giáo viên khó viết được thì dạy học sinh hay cũng là khó khăn.
Việc chấm, chữa bài, nhận xét rút kinh nghiệm cho học sinh còn bị đa số giáo viên lơ là coi nhẹ nên việc học sinh Tiểu học viết văn sai, vô lí vẫn còn là phổ biến.
Có giáo viên khi dạy Tập làm văn cho học sinh, thay vì gợi mở cho học sinh cách tìm ý thì lại cung cấp ý cho học sinh nên văn của học sinh trong lớp thường giống nhau.
Về phía học sinh:
Chính vì những hoạt động dạy của giáo viên như trên tôi đã trình bày nên hoạt động học của học sinh cũng có những hạn chế; Học sinh sợ học Tập làm văn không hứng thú với môn học này. Khi viết bài các em không biết viết gì, và viết như thế nào?
Một số giải pháp:
Chú ý hướng dẫn HS khi kể về người, con vật hay sự việc phải đảm bảo tính chân thực khi kể, chúng ta cần kể một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có.
 Khi kể chúng ta nên gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc và đánh giá của mình, và vận dụng tối đa các từ chỉ màu sắc, tính chất, đánh giá đan xen nhau tạo thành những chùm sáng lung linh trong bài văn.
 Giải pháp 1: Giáo viên cần khai thác triệt để tranh ảnh trong sách giáo khoa
Ưu điểm tranh trong sách Tiếng Việt lớp 2 là được trình bày đẹp, trang nhã, với nhiều hình ảnh sinh động, dễ hiểu, màu sắc phong phú. Từng học sinh có thể quan sát tranh ngay trong sách giáo khoa một cách cụ thể, chi tiết và rõ ràng.
Khi quan sát, đầu tiên các em phải có một cái nhìn chung để xác định được mình đang phải quan sát cái gì? quan sát cảnh gì? quan sát con gì? Tiếp theo các em phải biết cách chia đối tượng thành nhiều phần rồi lần lượt quan sát theo nhiều góc độ.
 + Quan sát tranh, sau cái nhìn chung ban đầu, có thể quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; quan sát từ cảnh ở gần đến những cảnh ở xa; quan sát những cảnh, nhân vật chính rồi đến cảnh, nhân vật phụ.
Ví dụ:
Tuần 25, bài: Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi ( trang 66)
	Đầu tiên tôi yêu cầu cả lớp quan sát kĩ tranh trong sách giáo khoa từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, cảnh vật, màu sắc trong tranh.
Sau đó, tôi mới sử dụng hệ thống câu hỏi trong SGK, như sau:
Câu hỏi
Gợi ý
a. Tranh vẽ cảnh gì?
- Cảnh biển buổi sáng
- Cảnh biển buổi sớm mai thật đẹp!
b. Sóng biển như thế nào?
- nhấp nhô (từng đợt)
- dập dềnh
- nối đuôi nhau chạy vào bờ cát.
c. Trên mặt biển có những gì?
- Mấy chiếc thuyền đánh cá đang giương buồm ra khơi.
- Mấy con thuyền đang căng buồm ra khơi đánh cá.
d. Trên bầu trời có những gì?
- mặt trời (đỏ ối) đang nhô lên, mấy đám mây bồng bềnh (nhởn nhơ) trôi, từng đàn hải âu bay rập rờn.
- mặt trời toả nắng rực rỡ, mây lững lờ trôi, đàn hải âu đang chao lượn, trông thật đẹp.
Đến tuần 26, bài: Đàp lời đồng ý. Tả ngắn về biển ( trang 76), tôi lại yêu cầu các em quan sát lại bức tranh vẽ cảnh biển (trang 66), tưởng tượng thêm và bộc lộ nhận xét, cảm nghĩ, của bản thân về nội dung bức tranh.., nói, viết phải thành câu rõ ý, đúng ngữ pháp. Trả lời xong đủ các câu, em đọc lại toàn bộ, gắn bó các câu với nhau để ý sau, ý trước nối tiếp thành đoạn văn, bài văn xuôi nghĩa. 
Nhờ vậy mà học sinh có thể dễ dàng nhớ lại được những câu trả lời ở tuần trước và viết được một đoạn văn về cảnh biển, dù trong lớp có những em chưa một lần được nhìn thấy biển thật.
Giải pháp 2: Gắn kết các phân môn trong môn Tiếng Việt để phục vụ cho mục đích cuối cùng là nói, viết và có hiểu biết về một chủ điểm (chủ đề)
Các tiết Tập làm văn được bố trí xen kẽ trong từng tuần, góp phần tô đậm nội dung chủ điểm học tập của từng tuần. Vì thế, dạy Tập làm văn cần gắn với dạy các phân môn Tiếng Việt khác trong tuần (đặc biệt là Tập đọc, Luyện từ và câu), nhằm mục đích giúp học sinh biết và vận dụng tốt hơn các kiến thức đã học ở các phân môn tiếng Việt khác vào học phân môn Tập làm văn
Ví dụ 1:
Tuần 16: - Luyện từ và câu, bài: Từ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào? 
Qua giờ Luyện từ và câu, học sinh được quan sát tranh vẽ các con vật nuôi, biết thêm một số từ ngữ về vật nuôi và đặc điểm của chúng. Đó chính là những kiến thức cần thiết để giúp các em học tiết Tập làm văn: Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu.
Ví dụ 2:
Bài Tập đọc: Người mẹ hiền (tập 1, trang 63, 64); Bàn tay dịu dàng (tập 1, trang 66), giáo viên đã giúp học sinh nhận ra thái độ, tình cảm của cô giáo (thầy giáo) đối với học sinh; và tình cảm của học sinh đối với cô giáo (thầy giáo).
Vì vậy đến tiết tập làm văn tuần 8, bài: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi học sinh mới có tư liệu và hồi tưởng lại để kể tả được cô giáo hồi lớp 1 của mình.
Tôi đã hướng dẫn học sinh như sau:
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
	- Xác định yêu cầu: trả lời câu hỏi (theo SGK )
	- Xem lại bài Tập đọc: Người mẹ hiền ( SGK tập 1, trang 63, 64 ) Bàn tay dịu dàng ( SGK, tập1, trang 66 ); chú ý đến thái độ, tình cảm của cô giáo (thầy giáo) với học sinh được biểu hiện qua lời nói, việc làm nào?
 	- Nhớ lại: Tên cô giáo (thầy giáo) dạy em ở lớp 1; tình cảm của cô giáo (thầy giáo) đối với em và các bạn trong lớp; điều mà em đáng nhớ nhất ở cô giáo (thầy giáo); tình cảm của em đối với cô giáo (thầy giáo).
	( Điều đáng nhớ nhất có thể là: Khi em mắc khuyết điểm, cô giáo (thầy giáo) ân cần khuyên bảo em như thế nào? Lúc em viết sai, cô giáo (thầy giáo) đã uốn nắn cho em từng nét chữ như thế nào?...)
 	* Hướng dẫn HS làm bài:
 	Em lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK để kể về cô giáo (thầy giáo) của mình. Chú ý dùng từ đúng, nói thành câu đủ ý và thể hiện được tình cảm chân thành của em đối với cô giáo (thầy giáo):
Câu hỏi
Trả lời
a. Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp một của em tên là gì?
- Cô giáo lớp một của em tên là cô Hương.
- Cô Hảo là cô giáo dạy em hồi lớp một. 
b. Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?
- Cô rất thương yêu và quan tâm, chăm sóc chúng em chu đáo.
- Cô luôn luôn chăm lo, săn sóc cho chúng em từng ly, từng tí.
c. Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)?
- Em nhớ nhất lần đầu tiên cô cầm tay giúp em viết từng nét chữ.
- Em nhớ mãi lần em bị ốm sốt cô đã ân cần đưa em xuống phòng y tế của nhà trường.
d. Tình cảm của em đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) như thế nào?
- Em sẽ nhớ mãi cô Hương.
- Dù đã lên lớp hai, không được học cô nữa, nhưng hình ảnh cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em. 
Bài tập 3: Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn văn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo ( hoặc thầy giáo ) cũ của em.
 * Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - Xác định yêu cầu: theo SGK.
 - Nhớ lại những câu trả lời của em theo các câu hỏi ở bài tập 2 để chuẩn bị làm bài (chú ý tiếp thu những ý kiến nhận xét hay sửa chữa của cô giáo và các bạn trên lớp – nếu có. )
 * Hướng dẫn HS làm bài:
 - Viết nháp từng câu rồi sửa lại trước khi chép vào vở.
 - Chú ý lời kể (tả) cần tự nhiên, chân thực, bộc lộ tình cảm của em; dùng từ, đặt câu rõ ý; các ý cần gắn với nhau sao cho mạch lạc. Viết xong, đọc lại bài, phát hiện và sửa những chỗ sai (về nội dung, từ, câu, chính tả.)
Kết quả là học sinh có thể viết được đoạn văn như sau:
Dù đã lên lớp hai nhưng em vẫn luôn nhớ tới cô Mai, cô giáo đã dạy em hồi lớp một ở trường Sông Đà (Mường La). Cô rất thương yêu học sinh và luôn chăm lo, săn sóc cho chúng em từ bữa ăn, giấc ngủ đến chuyện học hành. Em nhớ nhất lần đầu tiên cô cầm tay giúp em viết từng nét chữ. Em rất yêu quý cô và luôn nhớ về cô.
Giải pháp 3: Cung cấp thêm cho học sinh những đoạn văn hay về các chủ đề, để học sinh học tập về bố cục đoạn văn, cách kể ( cách tả) sao cho sinh động, phù hợp với đối tượng cần kể (tả)
ở lớp 2, vốn từ của học sinh còn ít, khả năng diễn đạt cho trọng ý là rất khó khăn. Mặt khác, lời văn của các em còn nghèo nàn, khô khan, thiếu tính chân thật, kết câu câu đoạn thiếu hoàn chỉnh. Vì vậy, ngoài việc giáo viên hướng dẫn, gợi mở qua các câu hỏi, tôi thường cho học sinh tìm hiểu thêm những nét hay, độc đáo của một số đoạn văn hay có cùng chủ điểm, chủ đề vào các buổi luyện để học sinh dần vỡ vạc được cách viết và bố cục hợp lí hơn.
Ví dụ 1:
	Ngay giữa sân trường, sừng sững một cây bàng. Mùa đông cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
Ví dụ 2: 
	Trên cành tre ngả xuống mặt ao, có một con chim bói cá dậu rất cheo leo. Lông của nó xanh biếc, mình nhỏ, mỏ dài, lông ức màu hung hung nâu, trông rất xinh. Nó thu mình trên cành tre, cổ rút lại. đầu cúi xuống như kiểu soi gương. Nó lẳng lặng như vậy khá lâu, ai cũng tưởng nó đang nghỉ
	Vụt một cái, nó lao đầu xuống nước rồi lại bay vụt lên, nhanh như cắt. Trong cái mỏ dài và nhọn, một con cá nhỏ mình trắng như bạc nằm mắc ngang. Bay lên cành cao, lấy mỏ dập dập mấy cái, bói cá nuốt xong mồi. Nó lại đậu xuống nhẹ nhàng trên cành tre như trước.
	 (Theo Lê Văn Hoè)
	Tôi cho Học sinh đọc đi đọc lại nhiều lần đoạn văn, sau đó đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh nhận ra cái hay, cái đẹp của việc tả.
	Từ những ví dụ đó, học sinh có thể dễ dàng kể (tả) ngắn về loài chim mà em biết (Tuần 21).
Hiệu quả của việc thực hiện sáng kiến:
	Sau một thời gian học tập và rèn luyện, chất lượng học phân môn Tập làm văn kiểu bài kể (tả) ngắn được nâng lên rõ rệt. Số lượng các em “sợ” học phân môn này ngày càng giảm. Nội dung các bài viết phong phú, các bài viết có sự khác biệt rõ do các em đã bộc lộ được kinh nghiệm, sự cảm nhận cá nhân. Giờ học hứng thú hơn bời học sinh có động cơ nói ra, viết ra điều mình nhìn thấy qua tranh một cách kĩ càng.
	Kết quả như sau:
Tổng số HS
Đầu năm
Cuối năm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
32
Phần thứ ba:
Kết luận
Kết luận chung:
Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc dạy Tập làm văn cho HS Tiểu học nói chung và đối với HS lớp hai nói riêng, tôi thấy việc hướng dẫn cho các em nắm được phương pháp học phân môn Tập làm văn là hết sức cần thiết.
Học văn không chỉ là học những tri thức về ngôn ngữ, về lý luận mà quan trọng hơn là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn ở mỗi người. Năng lực văn này bao gồm năng lực tư duy và năng lực cảm xúc; năng lực thể hiện, tức khả năng nói, viết, diễn đạt cảm nghĩ của mình trong một văn bản hay trong một lời nhắn.
Học văn vừa là học, vừa là sống. Trong cái sống đó, tri thức, điều học được là cần, nhưng chưa phải là cái quan trọng nhất.
Dạy Tập làm văn mà chỉ thiên về cung cấp những kiến thức thì phân môn Tập làm văn sẽ trở nên nghèo nàn và buồn tẻ biết bao nhiêu.
Một trong những mục đích quan trọng của việc dạy Tiếng Việt cho học sinh trong nhà trường là giúp cho các em hiểu và sử dụng được Tiếng Việt , một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của chúng ta. Hơn nữa, việc dạy học Tiếng Việt không phải chỉ đơn thuần nhằm cung cấp cho HS một số những khái niệm hay quy tắc ngôn ngữ, mà mục đích cuối cùng cần phải đạt đến lại là việc giúp các em có được những kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ. HS không thể chỉ biết những lý thuyết về hệ thống ngữ pháp Tiếng Việt, biết một khối lượng lớn các từ ngữ Tiếng Việt, mà lại không có khả năng sử dụng những hiểu biết ấy vào giao tiếp. Dạy Tiếng Việt cho các em, đặc biệt ở các lớp đầu bậc Tiểu học, không phải chủ yếu là dạy “kĩ thuật ” ngôn ngữ mà là dạy “kĩ thuật ” giao tiếp. Việc dạy tiếng gắn liền với hoạt động giao tiếp là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp HS nắm được các quy tắc sử dụng ấy. Vì thế, có thể nói dạy tiếng chính là việc dạy cho các em cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Như chúng ta thấy quy trình “Tập làm văn ” ở lớp hai chỉ có tập tả và tập kể chút ít, ngoài ra chỉ là những bài tập nói và viết những lời đối thoại trong một số tình huống giao tiếp, những bài viết văn bản thường dùng, đơn giản và gần gũi với các em.
Mỗi bài “Tập làm văn ” là một dịp cho các em có thêm kiến thức và kĩ năng chủ động tham dự vào cuộc sống văn hoá thường ngày. Vì vậy, GV cần hết sức linh hoạt để làm cho tiết “Tập làm văn ” trở thành một tiết học hứng thú và bổ ích. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ HS và năng lực, sở trường của GV; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lý, đúng mức.
Bài học:
Giáo viên phải có tâm huyết với phân môn tập làm văn tìm tòi sáng tạo tìm ra những biện pháp và hình thức tổ chức tốt nhất gây hứng thú và kích thích niềm tin của học sinh vào môn học;
	Giáo viên phải là người kiên trì, nhẫn nại thì việc sửa văn cho học sinh mới có hiệu quả;
	Giáo viên phải là người hiểu trẻ, tôn trọng học sinh, biết khơi gợi cảm xúc, bồi đắp tâm hồn cho các em;
	Giáo viên dù tâm huyết đến đâu nếu không có sự học hỏi, chia sẻ với đồng nghiệp thì những việc làm của họ cũng chưa có ai kiểm tra đôn đốc và điều chỉnh.
	Cuối cùng dạy văn là dạy người, học văn là học làm người nên giáo viên phải không ngừng sáng tạo để đào tạo nên những chủ nhân chính thức cho đất nước.
Đề xuất: 
Tôi xin có một kiến nghị nhỏ là: Phòng Giáo dục tổ chức một số đợt để giáo viên trẻ như chúng tôi có dịp được học hỏi kinh nghiệm dạy phân môn này của các giáo viên có nhiều kinh nghiệm.
	Hữu Nghị, Ngày 1/ 3/ 2011
	Người viết
	Lê Thị Thuý Hằng
Ngày  tháng  năm 
Trường Tiểu học Hữu Nghị

File đính kèm:

  • docSKKN HANG.doc
Sáng Kiến Liên Quan