Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học trong tiết Toán luyện tập

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang ra sức xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục đang được xó hội hết sức quan tõm. Nhiều chương trỡnh dự ỏn đã và đang đầu tư vào giáo dục, với mục tiêu: “ Nâng cao chất lượng giáo dục, đưa nền giáo dục nước nhà từng bước theo kịp giáo dục của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới”.

 Những năm qua, ngành giáo dục Việt Nam đó cú những biến chuyển tớch cực. Nội dung chương trỡnh sỏch giỏo khoa và phương pháp dạy học đó cú nhiều điểm mới. Chớnh vỡ lẽ đó, chất lượng đại trà được nâng lên rừ rệt, chất lượng mũi nhọn đang dần được chú trọng. Đây cũng là một yếu tố cần thiết góp phần bồi dưỡng nhân tài cho nước nhà.

 Dạy học nói chung, dạy học toán nói riêng cần phải giúp học sinh đào sâu, mở rộng kiến thức, phát triển óc tư duy, tỡm tũi của người học.

Trong quỏ trỡnh dạy học mụn Toỏn cho học sinh lớp 4- Khối Văng Môn -Trường tiểu học Nga My , Tương Dương, tôi thấy hầu hết học sinh không nắm được các dạng toán, chính vỡ lẽ đó , mà các em không làm được các bài tập , nhất là đối với tiết Luyện tập .Toán học có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống thực tiễn ,nó còn là một công cụ cần thiết cho các môn học khác , giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách chắc chắn , lô-gic, có khoa học , từ đó giúp học sinh phát triển óc tư duy , sáng tạo , linh hoạt và giáo dục học sinh tính kiên trì , nhẫn nại trong cuộc sống .Từ đặc điểm tâm , sinh lý của học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên , tính tập trung chưa cao , trí nhớ chưa vững bền , thích học nhưng chóng chán . Vì vậy , người GV phải làm cách nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập một cách chủ động , tích cực của học sinh ? Để đạt được những yêu cầu đó , trước hết người GV phải có một vốn tri thức khá phong phú ,làm sao tiết dạy trên lớp diễn ra “ nhẹ nhàng , tự nhiên , hiệu quả ”. Bên cạnh đó , tầm hiểu biết và giải quyết vấn đề phải tương đối linh hoạt thì mới đáp ứng được yêu cầu hiện nay của Giáo dục và là một nhiệm vụ cấp bách để đào tạo nhân tài cho nước nhà .

 

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học trong tiết Toán luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục & đào tạo tương dương 
Trường tiểu học nga my
__________________šú›__________________
Sáng kiến kinh nghiệm
 Đề tài:
Một số biện pháp dạy học trong tiết toán luyện tập
 Người thực hiện: 	Đậu Thị Soa
 Đơn vị: Trường tiểu học Nga My
Phần I: đặt vấn đề
I.1: Lý do chọn đề tài : 
	Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang ra sức xõy dựng nền cụng nghiệp húa, hiện đại húa. Giỏo dục đang được xó hội hết sức quan tõm. Nhiều chương trỡnh dự ỏn đã và đang đầu tư vào giỏo dục, với mục tiờu: “ Nõng cao chất lượng giỏo dục, đưa nền giỏo dục nước nhà từng bước theo kịp giỏo dục của cỏc quốc gia khỏc trong khu vực và trờn thế giới”.
	Những năm qua, ngành giỏo dục Việt Nam đó cú những biến chuyển tớch cực. Nội dung chương trỡnh sỏch giỏo khoa và phương phỏp dạy học đó cú nhiều điểm mới. Chớnh vỡ lẽ đú, chất lượng đại trà được nõng lờn rừ rệt, chất lượng mũi nhọn đang dần được chỳ trọng. Đõy cũng là một yếu tố cần thiết gúp phần bồi dưỡng nhõn tài cho nước nhà.
	Dạy học núi chung, dạy học toỏn núi riờng cần phải giỳp học sinh đào sõu, mở rộng kiến thức, phỏt triển úc tư duy, tỡm tũi của người học.
Trong quỏ trỡnh dạy học mụn Toỏn cho học sinh lớp 4- Khối Văng Môn -Trường tiểu học Nga My , Tương Dương, tụi thấy hầu hết học sinh khụng nắm được cỏc dạng toỏn, chớnh vỡ lẽ đú , mà các em không làm được các bài tập , nhất là đối với tiết Luyện tập .Toán học có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống thực tiễn ,nó còn là một công cụ cần thiết cho các môn học khác , giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách chắc chắn , lô-gic, có khoa học , từ đó giúp học sinh phát triển óc tư duy , sáng tạo , linh hoạt và giáo dục học sinh tính kiên trì , nhẫn nại trong cuộc sống .Từ đặc điểm tâm , sinh lý của học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên , tính tập trung chưa cao , trí nhớ chưa vững bền , thích học nhưng chóng chán . Vì vậy , người GV phải làm cách nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập một cách chủ động , tích cực của học sinh ? Để đạt được những yêu cầu đó , trước hết người GV phải có một vốn tri thức khá phong phú ,làm sao tiết dạy trên lớp diễn ra “ nhẹ nhàng , tự nhiên , hiệu quả ”. Bên cạnh đó , tầm hiểu biết và giải quyết vấn đề phải tương đối linh hoạt thì mới đáp ứng được yêu cầu hiện nay của Giáo dục và là một nhiệm vụ cấp bách để đào tạo nhân tài cho nước nhà .
II.1: Mục đích nghiên cứu : 
- Giúp học nắm vững kiến thức một cách chắc chắc , vững vàng .
-Nhằm giúp học sinh giải quyết được một số bài tập trong tiết học .
-Bên cạnh đó , giúp học sinh biết mối liên quan giữa môn toán và các môn học khác .Từ đó . học sinh hứng thú hơn với môn học .
III.1: Khách thể và đối tượng nghiên cứu :
Đó là học sinh lớp 4 – khối Văng Môn , với số lượng học sinh là 13 em .
IV.1: Giới hạn và phạm vi nghiên cứu : 
Các bài tập trong chương trình học và các bài tập ở trong vở BT in có sẵn .Các hình thức dạy học nhằm giúp các em hứng thú trong khi học .
V.1: ý nghĩa của đề tài : 
-Nhằm khơi dậy ý thức thích thú học của học sinh và biết quan tâm đến môn học ,bài học có liên quan đến bài học khác .
VI.1:Các phương pháp nghiên cứu : 
Phương pháp hỏi - đáp .
Phương pháp thực hành .
Hình thức trò chơi .
Hình thức thi đua .
VII.1: Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu :
Đối tượng là học sinh lớp 4 – nghiên cứu trong phạm vi cả năm học 2011-2012. Kế hoạch là kiểm tra theo từng kỳ , sau mỗi lần KTĐK và KTTX , hằng ngày học .
 Phần II :Nội dung nghiên cứu 
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài .
1. Cơ sở lý luận :
Toán học là một môn học khô khan , dễ gây cho học sinh chán nản . Vả lại , với tầm nhận thức của học sinh miền núi lại không đồng đều , cộng với sự hiểu biết của các bậc phụ huynh , sự quan tâm của gia đình đến GD còn hạn chế .Do vậy , với môn học này nếu cách nào mà học sinh tiếp thu bài học một cách hiệu quả cao , thì đó là một kỳ tích trong dạy học của Gv .
2.Cơ sở thực tiễn : 
Một thực tế cho thấy là số lượng học sinh đến trường học ngày một đông , song , sự chịu khó tìm tòi và tìm kiếm tri thức mới chưa nhiều , chưa lĩnh hội kiến thức mới , thông qua bài học cũ còn hạn chế .Và việc làm được bài tập trong tiết Luyện tập quả còn nhiều gian nan , thử thách , đại đa số các em chưa nắm chắc công thức , quy tắc và cách giải , nên dẫn đến hậu quả là làm bài mà không biết sử dụng cái gì ? làm thế nào để có kết quả đúng ? Với nhiều lý do trên mà tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ ở ngay tại lớp tôi làm chủ nhiệm , vào đầu năm học , kết quả thu được như sau :
 Tóm tắt bài toán 
Chọn và thực hiện đúng
 phép tính 
 Lời giải và đáp số 
Đạt
Chưa đạt
Đúng
Sai
Đúng
Sai
2em =15%
11em
=84%
3em
=23%
10 em
=76 %
3em
=23 %
10 em
= 76 %
Qua kết quả khảo sát trên , cho thấy việc các em nắm kiến thức để áp dụng vào thực hành làm bài tập là rất còn phức tạp , lẽ giản đơn là các em chưa có ý thức chú ý trong khi học , học còn mang tính qua loa , đại khái , chưa hiểu sâu vấn đề “ Học để làm gì và học như thế nào ?” . Chính vì lẽ đó , mà hiệu quả của tiết Luyện tập còn thấp , vì thế , tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp trong dạy – học tiết luyện tập Toán 4”.
Chương 2: Thực trạng và hệ thống những giải pháp của đề tài .
1.Thực trạng :
Một thực trạng mà chúng ta thường gặp phải hằng ngày là các em học sinh chưa thực sự chú ý đến vấn đề học toán , bởi lẽ , toán học là môn học khô khan , dễ chán , và thường là ít người quan tâm , không như văn học , nó sâu lắng , tình cảm , hay súc tích khi đọc và cảm thụ một bài văn , một đoạn thơ chẳng hạn , trong khi đó toàn chỉ là những con số , những câu hỏi , những phép tính ,,vv..Mà cũng như chúng ta cũng đã biết , tâm sinh lý của học sinh Tiểu học là hiếu động , tính nhẫn nại còn ít .... Vì thế , mà sự tiếp thu bài , lại là tiết luyện tập thì càng vô cùng khó khăn . Bên cạnh đó , sự hiểu biết của GĐ lại hạn chế , các bậc cha mẹ ( người dân tộc thiểu số ) không được học nhiều ( Hoặc có học , song so với kiến thức trước kia , thì rất xa lạ , rất khác ) , rồi những điều kiện , hoàn cảnh GĐ gặp khó khăn trong cuộc sống ,,vv..dẫn đến việc học ở lớp chưa kỹ càng ( do nhiều nguyên nhân ) , cộng thêm về nhà lại không được học , ôn lại kiến thức cũ , dẫn đến hổng kiến thức , không hiểu nội dung là gì nên không làm được bài tập . và hậu quả như thế nào thì chúng ta đã thấy .
2.Hệ thống những giải pháp : 
Với tình hình thực trạng trên , tôi thiết nghĩ , nếu không có một giải pháp nào tối ưu , một lời giải đáp nào hiệu quả thì chất lượng GD ngày một xuống dốc và tụt hậu . Do vậy , tôi đã đưa ra một số giải pháp , nhằm giúp cho các em nắm được kiến thức và có hứng thú hơn trong học tiết Luyện tập toán .
2.1: Phương pháp hỏi - đáp :
 Phương pháp hỏi - đáp là hình thức dạy – học song phương , có nghĩa là trong tiết học , giáo viên là người hỏi và học sinh là người trả lời , và ngược lại thông qua các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học , bài tập , làm sao sau khi hỏi và trả lời thì người học sinh sẽ nắm được điều cần thiết để giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn , thích học toán hơn .
Ví dụ : Bài 1: Tính rồi thử lại . ( Toán 4 – trang 48 ) 
35269 + 27485 = b) 48796 + 63584 = 
 80326 – 45719 = 	 10000 – 8989 =
 Với dạng toán như trên thì GV có thể hướng dẫn cho học sinh bằng cách lấy số hạng thứ nhất cộng số hạng thứ hai , kết quả được bao nhiêu , sau đó lấy kết quả mà trừ đi số hạng thứ hai , để được số hạng thứ nhất ,( để có kết quả đúng , GV nên cho học sinh tính ngoài giấy nháp cho chắc chắn , rồi mới đọc kết quả ) , và học sinh cũng có thể đặt câu hỏi cho GV là , nếu lấy kết quả mà trừ đi số hạng thứ nhất có được không ? . Trong tình huống như vậy , thì GV cần phải giải thích làm sao cho học sinh hiểu vấn đề mà toán học yêu cầu , nếu lấy kết quả mà trừ đi số hạng thứ nhất thì vẫn được , song trong toán học thì thường ít sử dụng cách giải này . Có được như thế , thì sau bài học , không những học sinh hiểu và làm được bài tập , mà còn nắm chắc lý luận mà toán học yêu cầu .
 2.2: Phương pháp thực hành : 
Phương pháp thực hành là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong dạy – học nói chung , dạy –học toán nói riêng , bởi phương pháp này rất hiệu quả , nó giúp cho học sinh có một cách hoạt động trong học tập rất bổ ích , học sinh có khả năng thể hiện kiến thức của mình lĩnh hội như thế nào, sẽ trả lời ngay trên bài tập của mình làm và học sinh hiểu “ Học đi đôi với hành ” .
 Ví dụ : Bài 2: Đọc các số sau : ( Toán 4 – trang 16 ) 
 32 640 507 ; 85 000 120 ; 178 320 005 ; 1 000 001.
Một bài toán như vậy , số ít học sinh sẽ đọc được , bởi học sinh đã học qua bài : Hàng và lớp . Triệu và lớp triệu , nhưng không nắm chắc kiến thức cũ , vì vậy , kết quả như sau : 
Đọc đúng số
Đọc đúng hàng và lớp
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
3 em = 23%
10em = 76 %
2 em =15%
11em = 84 %
 Nhưng , sau khi Gv nhắc lại các kiến thức cũ về Hàng và lớp , Triệu và lớp triệu , kết hợp phân tích rõ từng vị trí trong số đó thì học sinh sẽ hiểu ra vấn đề , và kết quả thu được là :
Đọc đúng số
Đọc đúng hàng và lớp
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
8 em = 61 %
5 em = 38 %
7 em = 53 %
6 em = 46 %
2.3: Phương pháp trò chơi : 
Là một hình thức gây cho học sinh có nhiều hứng thú trong học tập , nhất là môn toán , nếu sau một tiết luyện tập mà Gv củng cố cho học sinh một trò chơi có nội dung liên quan đến bài học , thì chắc chắn học sinh sẽ khắc sâu kiến thức hơn . Nhưng trò chơi cũng cần đạt những yêu cầu nhất định về kiến thức , cách thực hiện và hiệu quả đạt được . Một điều không thể coi nhẹ là trò chơi mang tính hình thức , có nghĩa là chơi cho vui , giải tỏa tâm lý , để học các môn khác , mà trò chơi cần đạt các yêu cầu đó rồi , còn phải mang lại cho học sinh tâm lý thích thú khi thực hiện trò chơi , vì thông qua trò chơi , học sinh được thể hiện kiến thức cũng như khả năng của mình . Cụ thể là , sau khi học xong mà không có trò chơi , thì học sinh nhận thức bài học một cách rất uể oải , nặng nề . Nhưng , có pha trò chơi vào trong tiết học hoặc cuối tiết học thì tâm lý học sinh phấn chấn hẳn lên , thích thú được học thêm thời gian , được học lâu hơn khi học toán .Kết quả được thể hiện như sau :
 -Thích được chơi trò chơi : 10 em , chiếm 76 % .
 - Không thích chơi trò chơi : 3 em , chiếm 23 %.(Vì 3 em này học yếu toán ) 
2.4: Phương pháp thi đua : 
Phương pháp thi đua là một phương pháp mà gây cho học sinh có một động lực học tập rất mạnh mẽ , ta đã biết tâm lý của HSTH là hiếu động , hiếu thắng , chứ thua thì không bao giờ chịu , vì thế , phương pháp thi đua trong tiết luyện tập là rất hợp lý , đưa lại hiệu quả cao , học sinh được dịp thể hiện tinh thần đoàn kết ( Nhóm , tổ ) và thể hiện sự khéo léo , tài tình của nhóm , (tổ) mình với nhóm , (tổ) bạn .Nhưng , hạn chế trong phương pháp thi đua là GV cần phải lựa chọn đối tượng phải phù hợp , xứng đôi hai nhóm , (tổ ), nếu không sẽ xảy ra tình trạng phân bì , so sánh lẫn nhau giữa hai nhóm , (tổ) , không đồng đều con số và thể lực , dẫn đến hiệu quả cuộc chơi không được như ý , học sinh không phát huy được khả năng của mình , chất lượng giờ học giảm sút .Vì vậy , Gv cần phải sáng suốt lựa chọn phương pháp thi đua , hình thức thi đua , để không xảy ra hậu quả không mong muốn .Kết quả thu được như sau : 
Khi chưa tiến hành thi đua
Khi tiến hành thi đua
Thích
7 em = 53 %
Không thích
6 em = 46 %
Thích
10 em = 76 %
Không thích
3 em = 23%
 Phần 3: Kết luận chung : 
1.Kết luận : 
 Với những gì tôi trải qua một năm dạy – học tại khối Văng Môn , tôi cảm nhận được rằng , nhận thức của các em phần nào đã được nâng lên , các em thích thú hơn , chăm học hơn , chuyên cần hơn , và các em được học và nhớ chắc hơn các kiến thức toán học thông qua tiết Luyện tập . Nếu không có tiết luyện tập , tiết ôn lại kiến thức cũ , để tìm hiểu kiến thức mới , thì các em chẳng những không hiểu mà còn hiểu rất mơ hồ về kiến thức đã học .Bên cạnh đó , người Gv cần phải có tâm hơn trong dạy – học , chứ không dạy cho hết tiết ,hết giờ , thì hậu quả để lại là một tầng lớp học sinh kém cỏi , đần độn . Chính vì lẽ đó mà tiết luyện tập rất quan trọng trong học toán , nó làm nền tảng vững chắc tiếp nhận kiến thức mới tiếp theo . Như một cái nhà , nếu “ móng ” không được xây chắc chắn thì chẳng bao lâu sẽ đổ vỡ và trở về đất đá mà thôi . Vì vậy , với vốn kiến thức còn hạn chế , tôi phải học hỏi nhiều ở đồng nghiệp , ở sách , vở , tài liệu ,vv..Làm sao mình có một vốn kiến thức phong phú , để truyền tải tới các em , để các em học giỏi hơn .
2.Kiến nghị : 
ở địa bàn vùng sâu , vùng xa của một xã miền núi , phương tiện thông tin mặc dầu đã thuận tiện , CSVC tương đối ổn định , tài liệu phục vụ cho việc dạy – học cũng đã đi vào quy củ , song : Đội ngũ GV về trình độ nhận thức chưa đồng đều , phương ngữ còn nặng tiếng mẹ đẻ , một yếu tố không kếm phần quan trọng đó là GVchưa nắm chắc phương pháp , hình thức dạy – học , còn dạy chay , chưa có ĐDDH , còn chạy theo thời gian , thời khóa biểu , sợ chậm chương trình , nên yếu tố hết sức cấp bách là học sinh không nắm được bài , không biết cách thực hiện bài toán , cách ghi lời giải , đáp số ,vv là một điều khó tránh khỏi . Bởi vậy , tôi tha thiết kêu gọi đồng nghiệp mình là những GV mang trên mình trọng trách nặng nề “ Trồng người” , thì ngay từ bây giờ hãy cố gắng học hỏi , tìm tòi kiến thức mới ở bạn bè , ở sách báo ,ở các phương tiện thông tin đại chúng , làm sao tạo cho mình có được một vốn kiến thức vững chắc về toán và cả các kiến thức khác nữa , để làm trọn trách nhiệm của mình , GD- ĐT thế hệ trẻ – những mầm xanh tương lai , trở thành những con người có đầy đủ trí tuệ trong công cuộc CNH-HĐH đất nước . Muốn có được như thế , thì Nhà nước ta cần phải có chế độ đãi ngộ những GV đi học thêm , hàm thụ thêm vốn kiến thức , để làm tròn trách nhiệm với Đảng và Nhà nước giao phó ,như lời Bác Hồ đã nói “ Nghề giáo là một nghề cao quý trong các nghề cao quý ” .
Với thời gian quá ngắn ngủi , cộng với vốn tri thức còn ít ỏi , nên bài SKKN của tôi không thể không tránh khỏi những sai sót , rất mong ý kiến góp ý chân thành từ HĐTĐ và các đồng nghiệp . 
 Tôi xin chân thành cảm ơn ./.
	Nga My , ngày 20 tháng 04 năm 2012 
 Người viết : 
	Đậu Thị Soa 

File đính kèm:

  • docSKKN_Dau_Thi_Soa.doc
Sáng Kiến Liên Quan