Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non

Sức khoẻ là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạt động thì con người cần phải có sức khoẻ. Đặc biệt đối với trẻt em lứa tuổi mầm non thì sức khoẻ lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể các em đang phát triển mạnh các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện. Trẻ có khoẻ mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động. Muốn có cơ thể khoẻ mạnh đòi hỏi phải có sự đầu tư tốn kém lâu dài. Những bài học kinh nghiệm cho thấy những can thiệp trực tiếp trên trẻ đã bị suy dinh dưỡng như phục hồi trẻ suy dinh dưỡng thường khó có thể đạt kết quả cao. Đối với loại bệnh này tuy không phải bệnh vô phương cứu chữa nhưng cũng không thể xem nhẹ vì trẻ bị suy dinh dưõng nặng nguyên nhân diễn biến rất phức tạp. Khi trẻ bị suy dinh dưõng và kéo theo các bệnh liên quan khác và kéo theo sự sa sút về kinh tế gia đình và kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay. Không chỉ có một cá nhân một trường học quan tâm còn là một vấn đề quan trọng cần thiết của vấn đề sức khoẻ cho trẻ nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non ” nhằm tìm ra giải pháp tốt phù hợp với điều kiện địa phương để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 15616 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu.
I-Lý do chọn đề tài:
Sức khoẻ là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạt động thì con người cần phải có sức khoẻ. Đặc biệt đối với trẻt em lứa tuổi mầm non thì sức khoẻ lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể các em đang phát triển mạnh các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện. Trẻ có khoẻ mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động. Muốn có cơ thể khoẻ mạnh đòi hỏi phải có sự đầu tư tốn kém lâu dài. Những bài học kinh nghiệm cho thấy những can thiệp trực tiếp trên trẻ đã bị suy dinh dưỡng như phục hồi trẻ suy dinh dưỡng thường khó có thể đạt kết quả cao. Đối với loại bệnh này tuy không phải bệnh vô phương cứu chữa nhưng cũng không thể xem nhẹ vì trẻ bị suy dinh dưõng nặng nguyên nhân diễn biến rất phức tạp. Khi trẻ bị suy dinh dưõng và kéo theo các bệnh liên quan khác và kéo theo sự sa sút về kinh tế gia đình và kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay. Không chỉ có một cá nhân một trường học quan tâm còn là một vấn đề quan trọng cần thiết của vấn đề sức khoẻ cho trẻ nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non ” nhằm tìm ra giải pháp tốt phù hợp với điều kiện địa phương để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
II- Mục đích nghiên cứu:
Sớm phát hiện và phục hồi sức khoẻ cho trẻ bị suy dinh dưỡng nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
Tuyên truyền những kiến thức những kinh nghiệm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo khoa học tới từng giáo viên và phụ huynh học sinh một cách tổng hợp và dễ hiểu nhất góp phần cùng với cả nước hạ tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng xuống 2 – 3 %/ một năm.
III - Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng là trẻ em mầm non đang học tập tai trường mầmm non Việt Tiến Số 1, với tổng số trẻ là 245 cháu, trong đó:
Mẫu giáo 5- 6 tuổi là 74 cháu
Mẫu giáo 4- 5 tuổi là 54 cháu
Mẫu giáo 3- 4 tuổi là 47 cháu
Nhóm trẻ tập thể là 28 cháu.
Nhóm trẻ gia đình là 42 cháu.
Tiến hành lựa chọn đề tài từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009.
IV- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở mầm non.
Chỉ đạo giáo viên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh suy dinh dưỡng trên từng đối tượng trẻ.
Tập hợp các nguyên nhân tìm ra phương giải pháp phù hợp triển khai tới từng giáo viên.
Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo từng quý và rút ra kinh nghiệm.
V- Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu: Tài liệu sách báo, tập san, có nội dung hướng dẫn cách chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em.
* Phương pháp điều tra: Điều tra số trẻ khoẻ mạnh, số trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưõng, số trẻ bị suy dinh dưỡng ở các lớp.
* Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cách chăm sóc nuôi dưỡng cách thực hiện các chế độ sinh hoạt của tẻ ở từng nhóm lớp, từng gia đình.
* Phương pháp thống kê: Tổng hợp kết quả theo dõi khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng.
* Phương pháp tuyên truyền: Phối hợp với các ban ngành liên quan để tuyên truyền cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
Phần nội dung
I- Cơ sở lý luận:
Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưõng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao. Hơn thế nữa cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, tính theo cân nặng ở trẻ nhỏ cân từ 100 – 120 Kcal cân nặng / ngày. Nhưng ở người lớn chỉ cần 100 Kcal cân nặng/ ngày. Nhu cầu về dinh dưõng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân đối phối hợp, hợp lý đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa 6 nhóm thực phẩm trong một ngày. Nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường hiếu động thích chạy nhảy. Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trò rất cao, nó là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Nếu như trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ đầu, ngay từ khi rất nhỏ thì khi trẻ mới được vào trường mầm non thì trẻ luôn được khoẻ mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau. Tạo điều kiện cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cũng là tiền đề tốt cho trẻ bước vào ngưỡng cửa của trưòng tiểu học.
Việc phòng chống suy dinh dưõng cho trẻ mầm non là thường xuyên và liên tục đã chải qua nhiều năm, nhiều người thực hiện. Thế nhưng ở mỗi địa phương thì việc phòng chống suy dinh dưỡng cho các cháu có sự khác nhau. Đối với trường mầm non Việt Tiến Số 1 chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ luôn được xác định và xúc tiến ngay từ đầu những năm học, nhưng tuy nhiên đến năm 2008 – 2009 thì kết quả vẫn chưa được như kế hoạch đầu năm. Vì vậy là người cán bộ quản lý trường mầm non thì việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là nhiệm vụ nóng bỏng, không chỉ riêng cán bộ quản lý mà còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưõng và giáo dục trẻ.
II- Thực trạng:
Mấy năm gần đây chính phủ đã quyết định giao cho Uỷ ban chăm sóc bà mẹ trẻ em ( Nay là Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em ) phối hợp với Bộ y tế, các ban ngành liên quan để triển khai chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng, thực hiện mục tiêu chương trình nêu cao khẩu hiệu “Vì sức khoẻ trẻ 
em”. Riêng bậc học mầm non những năm trở lại đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nên việc chăm sóc giáo dục trẻ đã có những bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm cho trẻ cả ở thành phố lẫn nông thôn đã có những công trình nghiên cứu về sức khoẻ trẻ em như đánh giá khẩu hiệu phần ăn cho trẻ tại các cơ sở mầm non.
Việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non đã tổ chức cho 60% trẻ ăn bán trú tại trường 100% trẻ ăn phụ mức ăn bán trú là 4500đ / 1 ngày/ 1 trẻ, mức ăn phụ là 700đ / 1 bữa/ 1 trẻ.
1- Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục - Đào tạo Việt Yên, được cung cấp trang bị nhiều tài liệu hưỡng dẫn thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ, có nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tương đối tốt, có năng lực và ý thức trách nhiệm nhiệt tình trong công tác.
Địa phương có hệ thống loa đài truyền thanh tốt, phụ huynh học sinh cùng nhà trường và địa phương thống nhất mua sắm đồ dung, tu sửa cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
2- Khó khăn:
Thực tế trường mầm non Việt Tiến Số 1, đây là một trường nằm cách xa trung tâm huyện người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp là chính, một số ít làm nghề buôn bán lẻ. Do vậy điều kiện kinh tế còn khó khăn, do làm ăn vất vả nên họ ít có điều kiện quan tâm chăm sóc chu đáo đến con cái, tình trạng trẻ em bị “No dồn đói góp ” thường xuyên xảy ra bữa ăn chế độ ăn phụ thuộc vào thu nhập của cha mẹ. Một số gia đình khá giả hơn lại quá cưng chiều con cái, cho ăn uống tuỳ thích không khoa học nên trẻ sinh ra biếng ăn, do chế độ ăn chưa hợp lý, chế độ sinh hoạt thất thường nên trẻ thường mệt mỏi nhiều trẻ suy dinh dưỡng có trẻ suy dinh dưõng ở mức độ nguy hiểm ( Kênh C ).
 Cơ sở vật chất của trường còn quá khó khăn, nhìn vào cơ sở vật chất của nhà trường khó có thể tạo niềm tin ban đầu cho nhân dân. Chính vì vậy mà tỉ lệ
trưòng 
trẻ ăn bán trú chưa cao.
Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc chăm sóc giáo dục trẻ nên tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng khi mới vào trường tương đối cao.
Còn có giáo viên mới vào ngành nên còn có khả năng chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế.
III- Những giải pháp:
1- Chỉ đạo giáo viên cân đo theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng:
Ngay sau khi khai giảng ngày 5/ 9/ 2008 toàn trường đã tổ chức kết hợp với trạm ý tế cân đo khám sức khoẻ cho trẻ sau đó tổng hợp kết quả nộp về nhà trường kết quả theo dõi sức khoẻ quý 1 và tẩy run cho trẻ.
Tổng số trẻ là: 245 cháu, trong đó:
Kênh A = 210 cháu = 85,7%.
Kênh B = 32 cháu = 13,1%.
Kênh C = 3 cháu = 1,2%.
Kết hợp trạm y tế khám sức khoẻ định kỳ lần 1.
Kết quả - Trẻ khoẻ mạnh = 223 cháu = 91%.
Trẻ bị sâu răng = 16 cháu = 6,5%.
Trẻ mắc bệnh truyền nhiễm = 6 cháu = 2,4%.
Trẻ mắc bệnh tim là: 0.
2 – Chỉ đạo tìm nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng:
Sau khi nắm cụ thể số liệu trẻ bị suy dinh dưỡng ở từng lớp tôi đã tổ chức họp, hướng dẫn giáo viên tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới trẻ em bị suy dinh dưỡng. Yêu cầu giáo viên quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, đặc biệt là những trẻ có kết quả cân đo trẻ ở kênh B, C. Những trẻ khám chữa bệnh mắc các bệnh sâu răng, nhiễm khuẩn hướng dẫn giáo viên gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về tình hình sức khoẻ của trẻ về chế độ sinh hoạt của tẻ ở gia đình cũng như những vấn đề sức khoẻ của trẻ lúc sơ sinh đến khi đi học.
Khi giáo viên đã thu thập thông tin về các nguyên nhân của trẻ bị suy dinh dưỡng tôi tập hợp các nguyên nhân và đề ra biện pháp chăm sóc cụ thể cho từng nhóm nguyên nhân đó.
Tôi lập bảng tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng.
TT
Nguyên nhân
Tổng số trẻ bị SDD
Tên lớp có số trẻ cụ thể
1
Do cung cấp thiếu chất dinh dưỡng, do chưa cân đối khẩu phần ăn.
Lớp 5 tuổi khu A = ....... cháu..........
2
Do hấp thụ kém vì trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn
3
Do trẻ bị đẻ non
3- Chỉ đạo cách chăm sóc trẻ theo từng nhóm nguyên nhân:
* Với nhóm cung cấp thiếu chất dinh dưỡng, do chưa cân đối khẩu phần ăn.
Tôi trực tiếp cung cấp cho giáo viên kiến thức chăm sóc trẻ đối tượng này.
Cần đảm bảo các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý trong khẩu phần ăn của trẻ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng trong đó tỉ lệ Protein chiếm 12% đến 14%, tỉ lệ Lipit chiếm 18% đến 22%, tị lệ Gluxit chiếm 61% đến 70%.
Cần đảm bảo chất đạm trong khẩu phần ăn của trẻ từ nguồn gốc thực phẩm.
* Với trẻ suy dinh dưỡng do bị đẻ non:
Cần chăm sóc nuôi dưỡng tỉ mỉ hơn ở lớp cung như ở nhà giáo viên và phụ huynh bàn và đưa ra thống nhất cách chăm sóc trẻ theo một chế độ nhất định. Thời gian ngủ cho trẻ nhiều hơn, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và chế biến ăn phù hợp với khả năng hấp thu của trẻ cần chú ý bổ sung hoa quả chín và sữa cho trẻ em hàng ngày.
Trẻ cần được sống trong môi trường sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
Trong suốt quá trình giáo viên thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tôi thường xuyên kiểm tra đôn đốc để giáo viên thực hiện nghiêm túc các biện pháp trên, nhằm phòng bệnh suy dinh dưõng và phục hồi trẻ bị suy dinh dưỡng.
Đến ngày 5/ 12 / 2209 tôi chỉ đạo giáo viên cân đo trẻ quý 2 cho trẻ, tổng hợp được kết quả như sau:
Tổng số trẻ được theo dõi trên biểu đồ quý 2 là: 245 cháu, 
Trong đó: Kênh A = 215 cháu = 87,8%.
 Kênh B = 29 cháu = 11,8%.
 Kênh C = 1 cháu = 0,4%.
Như vậy 3 tháng chỉ đạo cách phòng chống suy dinh dưỡng kết quả cho trẻ thu được đãcó tiến triển không có trẻ suy dinh dưỡng thêm, tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưõng giảm xuống 2,1% so với kết quả cân đo đầu năm. Mặc dù đã đạt kết quả như vậy, song tôi vẫn chưa bằng lòng với kết quả đó, vẫn còn trẻ bị suy dinh dưỡng. Trẻ bị suy dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể lực, trí tuệ và tình cảm của trẻ. Do đó tôi tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp mới nhằm tiếp tục phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khoẻ cho trẻ bị suy dinh dưỡng còn lại.
Tiếp tục chỉ đạo các lớp có trẻ bị suy dinh dưỡng tổ chức họp phụ huynh nhà trường trực tiếp gửi giấy mời về tận gia đình trẻ, mời phụ huynh đến trường họp và bàn về biện pháp phục hồi sức khoẻ cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Vận động phụ huynh cho trẻ ăn bán trú tại trường. Với mức ăn tăng hơn so với trẻ bình thường 5000 đ/ 1 xuất ăn chính. Tuyên truyền tác hại của bệnh suy dinh dưỡng đối với trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo nhu cầu độ tuổi một cách cụ thể cho trẻ ăn hỗn hợp nhiều loại thực phẩm, thay đổi thức ăn theo thực đơn. Tăng cường chú ý vệ sinh môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chỉ đạo các lớp tiếp tục vận động trẻ ăn bán trú xây dựng thực đơn theo mùa các lớp có đầy đủ nước uống chín , kiểm tra thường xuyên.
Chỉ đạo tổ chức các cuộc thi: “ Vệ sinh an toàn thực phẩm ”, “ Bữa ăn dinh dưỡng ”. Thông qua nôi dung cuộc thi tuyên truyền sâu rộng tới phụ huynh học sinh và cộng đồng về vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em.
Kết hợp với trạm y tế khám sức khoẻ lần 2, tẩy run và cân đo quý 3 cho trẻ vào ngày 5/ 3/ 2009, kết quả thu được:
Tổng số trẻ là: 245 cháu, 
Trong đó: Kênh A = 223 cháu = 91, %.
 Kênh B = 22 cháu = 9 %.
 Kênh C = 1 cháu = 0,4%.
Như vậy trong 3 tháng tiếp theo, thực hiện đề tài kết quả thu được cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm còn 8,6%. Tôi tiếp tục chỉ đạo và rà soát việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ vào những tháng cuối năm học, đến nay tỉ lệ suy dinh dưõng giảm xuống 8,6 % đặc biệt không có trẻ suy dinh dưỡng năng (Kênh C).
4- Kết quả nghiên cứu:
TT
Ngày cân
Tổng số trẻ
Kênh A
Kênh B
Kênh C
T. Số
%
T. Số
%
T. Số
%
1
05/ 9/ 07
245
210
85,7
32
13,1
3
1,2
2
05/ 12/ 07
245
215
87,8
29
11,8
1
0,4
3
05/ 3/ 08
245
223
91
22
9
IV- Kết luận:
Phòng chống suy dinh dưỡng chính là giúp trẻ luôn có thể lực khoẻ mạnh có hứng thú tham gia vào các hoạt động. Trẻ khoẻ mạnh ít ốm đau là niềm hạnh phúc của gia đình. Ngược lại nếu không làm tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng thì sẽ làm tổn thương về mặt thể lực cũng như tinh thần của trẻ chính vì vậy ngoài việc giáo dục trang bị những kiến thức cho trẻ thì người lớn phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học để trẻ không bị suy dinh dưỡng. Nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ không phải chỉ là nhiệm vụ của riêng gia đình hay nhà trường mà là trách nhiệm chung của toàn bộ xã hội. Mặt khác công tác chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non của người cán bộ quản lý phải hết sức năng động sáng tạo và phải thường xuyên liên tục. Kết quả qua việc nghiên cứu đề tài thu được như mong muốn là cả một quá trình nỗ lực nghiên cứu của toàn bộ cán bộ giáo viên trong trường để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp cụ thể của nhà trường trong suốt năm học 2008 – 2009.
V- Bài học kinh nghiệm:
Qua một năm nghiên cứư và thực hiện đề tài tôi đã rút ra cho bản thân một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trong trường mầm non như sau:
 + Lựa chọn và cung cấp những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học thông qua việc tổ chức buổi tập huấn chuyên đề cho giáo viên và phụ huynh học sinh.
+ Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ sinh họat cho trẻ và thực hiện cân đo theo dõi sức khoẻ trẻ trên biểu đồ tăng trưởng một cách chính xác.
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng từ đó có những biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng sao cho phù hợp nhằm ngăn chặn đúng lúc và kịp thời nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ.
+ Chỉ đạo giáo viên ( Cô nuôi ) chế biến thực phẩm theo thực đơn đúng khẩu phần ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trên đây là toàn bộ công cuộc nghiên cứu trong năm học 2007 – 2009 của tôi. Rất mong các nhà lãnh đạo Sở giáo dục đào tạo Bắc Giang, Phòng giáo dục đào tạo Việt Yên, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn.
Việt Tiến, Ngày 28 tháng 05 năm 2009.
 Người viết.
 Diêm Thị Xuân Thuỷ

File đính kèm:

  • docSKKN quan lySucKhoehs.doc
Sáng Kiến Liên Quan