Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường mầm non

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành y tế và giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sức khỏe học sinh đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy công tác y tế trường học vẫn còn gặp không ít khó khăn do nhân lực tại các trường học còn thiếu hoặc chưa đáp ứng đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ. Một mặt do cán bộ y tế chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về chuyên môn y tế trường học, mặt khác do điều kiện thực tế tại các trường học còn thiếu thốn về cơ sơ vật chất chính vì vậy mà việc triển khai thực hiện công tác y tế trường học chưa đạt được kết quả cao nhất. Dựa trên những điều kiện thực tế trên, tôi mạnh dạn chia sẻ một số biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường mầm non để công tác y tế trường học ngày càng phát triển.

 Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình về công tác y tế trường học giúp cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ được tốt hơn.

 B. NỘI DUNG:

 1. Thực trạng:

 * Thuận lợi:

 - Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường.

 - Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên trong nhà trường trong các hoạt động y tế.

 * Khó khăn:

 - Kinh phí dành cho hoạt động y tế học đường còn thấp.

 - Đơn vị chưa có phòng dành riêng cho hoạt động y tế học đường

 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng y tế còn thiếu thốn.

 - Cán bộ y tế chưa được tham gia lớp tập huấn chuyên môn.

 2. Các biện pháp thực hiện

 2.1. Về công tác tổ chức:

 Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học:

 - Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường

 - Phó ban: Phó Hiệu trưởng nhà trường

 - Thường trực: Cán bộ y tế trường học

 - Ủy viên: Trạm Y tế thị trấn Hộ Phòng, Ban đại diện Cha mẹ học sinh.

 Ban sức khỏe có nhiệm vụ:

 - Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường.

 - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.

 - Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do ngành y tế và giáo dục triển khai hàng năm.

 - Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Kiểm tra xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ 
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
	Nguyễn Phạm Quế Anh 
	Nhân viên trường MG Hướng Dương
 	A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 	Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành y tế và giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sức khỏe học sinh đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy công tác y tế trường học vẫn còn gặp không ít khó khăn do nhân lực tại các trường học còn thiếu hoặc chưa đáp ứng đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ. Một mặt do cán bộ y tế chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về chuyên môn y tế trường học, mặt khác do điều kiện thực tế tại các trường học còn thiếu thốn về cơ sơ vật chất chính vì vậy mà việc triển khai thực hiện công tác y tế trường học chưa đạt được kết quả cao nhất. Dựa trên những điều kiện thực tế trên, tôi mạnh dạn chia sẻ một số biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường mầm non để công tác y tế trường học ngày càng phát triển.
 	Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình về công tác y tế trường học giúp cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ được tốt hơn. 
 	B. NỘI DUNG:
	1. Thực trạng:
 	* Thuận lợi:
 	- Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường.
 	- Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên trong nhà trường trong các hoạt động y tế.
 	* Khó khăn:
 	- Kinh phí dành cho hoạt động y tế học đường còn thấp.
 	- Đơn vị chưa có phòng dành riêng cho hoạt động y tế học đường
 	- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng y tế còn thiếu thốn.
 	- Cán bộ y tế chưa được tham gia lớp tập huấn chuyên môn.
 	2. Các biện pháp thực hiện
	2.1. Về công tác tổ chức:
 	Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học:
 	- Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường
 	- Phó ban: Phó Hiệu trưởng nhà trường
 	- Thường trực: Cán bộ y tế trường học
 	- Ủy viên: Trạm Y tế thị trấn Hộ Phòng, Ban đại diện Cha mẹ học sinh.
 	Ban sức khỏe có nhiệm vụ:
 	- Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường.
 	- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.
 	- Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do ngành y tế và giáo dục triển khai hàng năm.
 	- Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Kiểm tra xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 	2.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
 	Tủ thuốc y tế nhà trường được trang bị đầy đủ các loại thuốc để giải quyết kịp thời các bệnh thông thường và sơ cấp cứu ban đầu những tai nạn xảy ra trong thời gian học sinh tham gia các hoạt động tại trường.
 	Phòng y tế là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao chất lượng sức khỏe cho trẻ, chính vì vậy cần phải được xây dựng và đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát.
 	2.3. Về công tác tuyên truyền, vận động học sinh:
 	Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho trẻ theo kế hoạch năm học.
 	- Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh theo mùa như: cúm, đau mắt đỏ, sốt phát ban, tiêu chảy, thủy đậu, phòng chống các bệnh học đường: cận thị, gù vẹo cột sống. Qua các buổi tuyên truyền giúp phụ huynh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống dịch bệnh.
 	- Vận động phụ huynh tham gia bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm y tế cho con của mình. Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể phụ huynh về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn.
 	2.4. Về công tác khám sức khỏe định kỳ:
 	Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã để tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2 lần cho trẻ trong một năm học.
 	Phát hiện và thông báo các trường hợp mắc bệnh về gia đình để có biện pháp giải quyết điều trị kịp thời. Phòng y tế nhà trường có nhiệm vụ lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe của học sinh và có trách nhiệm chuyển hồ sơ khi học sinh chuyển trường hay kết thúc chương trình của cấp học để đảm bảo cho việc quản lý theo dõi sức khỏe cho trẻ được tốt hơn. Cần có túi hồ sơ, kẹp hồ sơ và phải được bố trí sao cho thuận tiện khi sử dụng.
 	2.5. Về công tác phòng dịch bệnh :
 - Thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh của Trung tâm y tế dự phòng, phối hợp với trạm y tế xã triển khai các chương trình tiêm chủng, tẩy giun trong trường học.
 	2.7. Về vệ sinh học đường:
 	Ban chăm sóc sức khỏe tham mưu cho lãnh đạo nhà trường thực hiện các yêu cầu về vệ sinh học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện phong trào “xanh - sạch - đẹp”.
 	- Công trình vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ, luôn được lau rửa thường xuyên, hệ thống cống rãnh thoát nước tốt.
 	- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống trong nhà trường.
 	3. Kết quả:
 	Do nắm được vai trò quan trọng về vấn đề sức khỏe của trẻ nên những việc làm trên đã được triển khai thường xuyên. Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe cho thấy tình hình sức khỏe của trẻ ngày được nâng cao, tỷ lệ trẻ nghỉ học do bệnh tật giảm đáng kể so với đầu năm học thực hiện tốt công tác phòng dịch nên đã kiểm soát tốt không để dịch bệnh lây lan trong trường học.
 	Tuy còn thiếu thốn về trang thiết bị y tế nhưng vẫn đảm bảo việc sơ cấp cứu ban đầu và xử lý kịp thời các bệnh thông thường giúp trẻ có được sức khỏe tốt để học tập. Thực hiện đầy đủ, đúng lịch các chương trình tiêm chủng và tẩy giun định kỳ cho trẻ toàn trường.
 	4. Bài học kinh nghiệm:
 	Đối với một cán bộ y tế trong nhà trường đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình. Trong các hoạt động tại trường học phải luôn tạo dựng niềm tin cho bản thân mình cũng như cho học sinh và các bậc phụ huynh.
 	Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về y tế trường học để đáp ứng tốt nhu cầu sức khỏe của trẻ.
 	C. KẾT LUẬN
	Để sáng kiến kinh nghiệm triển khai áp dụng mang tính khả thi cao, quá trình triển khai thực hiện công tác chăm sóc trẻ cần đảm bảo các nội dung sau:
 	- Đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác y tế trường học, phòng y tế và một số dụng cụ y tế cần thiết.
	- Cán bộ y tế phải tham dự đầy đủ các buổi tập huấn do ngành y tế tổ chức và được cán bộ giáo viên, nhân viên nhiệt tình phối hợp thực hiện tốt. Tuyên truyền phòng chống các dịch, bệnh, tật trong trường học (cúm A H1N1, H5N1, bệnh tay - chân - miệng, cong vẹo cột sống, cận thị, mắt hột, lao, sởi, sốt rét, sốt xuất huyết, giun, sán). Tăng cường các biện pháp đẩy mạnh công tác phòng, tránh tai nạn thương tích, giảm nhẹ thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu.
 	- Công tác chăm sóc sức khỏe tại trường được đảm bảo 100% trẻ được khám sức khỏe 2 lần/ năm, cán bộ giáo viên, nhân viên cấp dưỡng được khám sức khỏe đầy đủ. Bếp ăn tại trường thực hiện chế biên thức ăn đúng hướng dẫn, thực phẫm chế biện được hợp đồng cam kết đảm bảo thực phẩm sạch.

File đính kèm:

  • docnguyễn phạm quế anh.doc
Sáng Kiến Liên Quan