Sáng kiến kinh nghiệm Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS

Nhiệm vụ một giáo viên giảng dạy giáo dục thể chất, phải có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu phát triển tâm sinh lý học về thể chất và giới tính của học sinh THCS và giáo dục-định hướng con người mới - con người có nhận thức về bảo vệ sức khoẻ và phát triển - duy trì nòi giống dân tộc. Cũng như qui luật phát triển và sự vận động của con người không ngừng nâng cao kiến thức và tầm hiểu biết của mình trong việc tham gia hoạt động thể dục thể thao.

Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao, hay nói cách khác nó là cơ sở sinh tồn cho mọi hoạt động. Mặt khác, thể dục thể thao chỉ sự ra đời khi con người ý thức về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt là cho thế hệ măng non-thiếu nhi.

Phong trào thể dục thể thao và nền kinh tế xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên muốn có sức khỏe để lao động và bảo vệ tổ quốc, thì đòi hỏi mọi người phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao theo lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ năm 1946: Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định “ Dân cường nước thịnh” làm nền tảng định hướng cho công tác giáo dục thể chất. Nhận thức được tầm quan trọng của sức khoẻ ”Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” Bác Hồ đã gắn vận mệnh đất nước với sức khoẻ của từng người dân vì ” Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ”.

 

doc23 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12449 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết đoán, tính sáng tạo và kỷ luật. Người tập biết hành động tập thể, thường xuyên hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, điều đó sẽ góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm tập thể, tình cảm bạn bè, tính tập thể ... cho người tập.
	* Tiếp tục thực hiện đề tài:
Các bước di chuyển liên hoàn nâng cao thể lực: Sang phải, sang trái, tiến, lùi.
 	Các bước di chuyển này tư thế cơ bản (TTCB) cũng như ở di chuyển đơn bước hoặc đa bước người tập dùng sức đạp của chân đẩy người đi. Hướng di chuyển hai chân bước luân phiên đến điểm rơi của bóng với tần số nhanh, chậm, bước dài, ngắn, tùy thuộc vào tình huống bóng bay tới sao cho ở bước cuối cùng chiếm được tư thế đánh bóng. Di chuyển nhiều bước như: Sang phải, sang trái, tiến, lùi... gọi chung là các bước di chuyển liên hoàn.
1-Di chuyển sang phải; sang trái hay di chuyển ngang- bước đệm.
- TTCB: Đứng trong TTCB cơ bản (tư thế trung bình).
- Kĩ thuật các bước di chuyển sang phải; sang trái hay di chuyển ngang- bước đệm: Khi di chuyển ngang sang bên phải hoặc bên trái thực hiện bằng cách chân trái bước sang ngang một bước nhỏ tới gần vị trí của chân phải hoặc chân phải bước sang ngang một bước nhỏ tới gần vị trí của chân trái. Tiếp theo là chân phải (trái) bước tiếp một bước rộng sang ngang bên phải (trái), đồng thời thực hiện kĩ thuật đón đỡ, đánh bóng. Khi di chuyển trọng tâm dồn vào nửa bàn chân trước của chân phải khi ta di chuyển sang phải và ngược lại.
2- Các bước di chuyển tiến, lùi
- TTCB: Đứng trong TTCB cơ bản (tư thế trung bình).
Di chuyển tiến, lùi là thực hiện các bước di chuyển đưa cơ thể di chuyển về phía trước hay lùi về phía sau để đánh bóng. 
- Kĩ thuật di chuyển bước tiến: Từ TTCB cơ bản ở cuối sân, đấu thủ đổ người về phía trước đồng thời đạp mạnh chân thuận bước về trước, sau đó sau đó bước tiếp chân kia, trọng tâm hạ thấp gối khuỵu bước dài. Bước cuối cùng ở gần lưới sao cho chân thuận ở trên để thực hiện động tác đánh bóng phía trước, trọng tâm lúc này dồn vào chân trước. 
- Kĩ thuật di chuyển bước lùi: Từ tư thế ở sát lưới sau đó đạp nhanh chân trước theo hướng ngược lại để bước lùi về sau, thân trên ngửa ra và trọng tâm lại đổ về sau ở tư thế cao. Cứ di chuyển lùi bằng hai chân luân phiên như vậy cho đến cuối sân sao cho chân thuận trong bước cuối cùng lại ở phía sau chạm vào đường biên ngang để tạo thành tư thế đánh bóng đúng. Quá trình di chuyển lùi, thực hiện ở tư thế cao, mắt theo dõi theo bóng, bước dài với tần số nhanh.
	2.2 Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
a)- Giải pháp thực hiện:
Giáo viên thực hiện phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp thuyết trình: Giáo viên giảng giải, phân tích kỹ thuật. 
 	- Phương pháp trực quan: Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát trực tiếp hoặc cho học sinh xem một số trận thi đấu do trường tổ chức và đề nghị học sinh về nhà xem một số giải thi đấu tại địa phương hoặc các giải thi đấu trong nước và quốc tế qua ti vi và các phương tiện thông tin đại chúng bằng hình ảnh. 
 	- Phương pháp phân chia (phân đoạn): Hướng dẫn học sinh từng giai đoạn theo quy trình kỹ thuật. Không đốt ( bỏ qua) trình tự các giai đoạn kỹ thuật. 
 	- Phương pháp giúp đỡ, sửa chữa trực tiếp: Chỉnh sửa những động tác kỹ thuật mà học sinh chưa thực hiện hoàn chỉnh trong các giai đoạn tập luyện. Củng cố và nhắc nhở những sai lầm thường mắc trong các giai đoạn kỹ thuật cho học sinh ngay sau buổi tập.
	 Học sinh thực hiện một sô nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc tự giác tích cực: Trong quá trình luyện tập học sinh phải tự giác, tích cực, có lòng ham mê, có nghị lực và ý chí cao của bản thân. Tự giác, tích cực trong học tập rèn luyện giúp các em chủ động, nghiên cứu kỹ thuật kỹ càng trong khi học và sau khi học để áp dụng vào thực tế cho thành thục.
- Nguyên tắc tăng tiến: Phải tập theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tránh tình trạng chạy theo động tác mới cao hơn khi chưa hoàn thiện động tác cơ bản, đơn giản.
- Nguyên tắc củng cố, sửa sai: Việc củng cố, sửa sai nâng cao luyện tập các bài tập kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, ở giai đoạn đầu luyện tập dễ mắc những sai lầm và có nhiều động tác thừa không chuẩn xác kỹ thuật. Chính vì vậy mà khi tập luyện, kỹ thuật bóng chuyền ở giai đoạn đầu học sinh phải biết khắc phục những sai lầm thường mắc phải trong khi thực hiện động tác và kỹ thuật.
	b) Biện pháp tổ chức thực hiện:
* Các tư thế môn bóng chuyền: Tổ chức cho học sinh luyện tập đồng loạt các tư thế trong lúc khởi động chuyên môn không bóng. Giáo viên quan sát sửa sai cho những học sinh thực hiện chưa tốt.
+Tư thế cao: 	+ Tư thế trung bình:
 + Tư thế thấp.
* Các bước di chuyển: Tổ chức cho học sinh luyện tập đồng loạt các bước di chuyển trong lúc khởi động chuyên môn hoặc ở tư thế trung bình. Giáo viên quan sát sửa sai cho những học sinh thực hiện chưa đạt yêu cầu.
+ Bước chạy: Tiến, lùi	+Bước nhảy
	+ Bước thường	+ Bước chéo 
+ Bước xoạc:	+ Bước lướt : 
* Chuyền bóng cao tay bằng hai tay: Một hoặc hai học sinh một quả bóng tập cảm giác bóng và kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Giáo viên quan sát sửa sai cho những học sinh thực hiện chưa đúng cấu hình tay và kỹ thuật sử dụng cổ tay.
Cấu hình tay chuyền bóng trên cao	 - Kỹ thuật chuyền bóng cao tay 
Bài tập:
- Tung bóng tại chổ để kiểm tra vị trí tiếp xúc, tầm chuyền và hình tay.
- Đứng tại chổ tung bóng lên cao rồi bắt bóng đúng cấu hình tay chuyền bóng cao tay và giữ như vậy bước lên một bước, hai bước chuyền bóng đi.
- Chuyền nhẹ vào tường ở cự li gần nhất không để bóng rơi.
- Tung bóng hai tay trên cao qua lại 2 người phối hợp các tư thế và di chuyển không lưới. Chuyền bóng nhẹ trên đỉnh đầu.
- Chuyền bóng hai tay trên cao qua lại 2 người phối hợp các tư thế và di chuyển không lưới.
* Chuyền bóng thấp tay (đệm bóng): Một hoặc hai học sinh một quả bóng tập cảm giác bóng và kỹ thuật chuyền bóng thấp tay. Giáo viên quan sát sửa sai cho những học sinh thực hiện bao tay chưa đúng cấu hình, tư thế và kỹ thuật sử dụng cẳng tay, điểm tiếp xúc bóng.
Cấu hình tay đệm bóng 	 	Kỹ thuật chuyền đệm bóng 
Bài tập:
- Thực hiện kỹ thuật nắm tay (cấu hình tay) ở tư thế trung bình và thấp.
- Khoảng cách vị trí giữa 2 chân và sự tiếp xúc trực tiếp của bàn chân.
- Vị trí tiếp xúc, đỉnh cao và điểm rơi.
- Góc bóng đến và góc đệm bóng.
- Đệm bóng nhẹ trước mặt-bóng nẩy (tâng) cao ngang mặt.
- Đệm nhẹ vào tường ở cự li gần rồi xa dần không để bóng rơi.
- Đệm bóng qua lại 2 người, phối hợp các tư thế và di chuyển không lưới.
- Đệm bóng di chuyển sang trái, rồi sang phải.
* Phát bóng thấp tay chính diện: Một hoặc hai học sinh một quả bóng tập tư thế chuẩn bị; tung bóng bóng; vung tay đánh bóng; kết thúc. Giáo viên quan sát sửa sai những sai lầm thường mắc như chưa đúng động tác, tư thế chuẩn bị tung bóng chưa ổn định ; vung tay đánh bóng chưa đúng thời điểm rơi của bóng và kết hợp lực.
Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện
Bài tập:
- Tư thế chuẩn bị và tung bóng ổn định-không phát bóng đi mà giữ lại.
- Phát bóng vào các điểm ở trên tường ở cự li gần sau đó chuyển ra xa.
- Phát bóng qua lưới ở cự li gần sau đó di chuyển ra xa.
- Phát bóng nhẹ chọn điểm rơi, rồi phát mạnh chọn điểm rơi.
- Phát bóng qua lại 2 người không lưới, rồi có lưới.
* Phát bóng thấp tay nghiêng mình: Một hoặc hai học sinh một quả bóng tập tư thế chuẩn bị; tung bóng bóng; vung tay đánh bóng; kết thúc. Giáo viên quan sát sửa sai những sai lầm thường mắc như thực hiện chưa đúng tư thế chuẩn bị; tung bóng chưa ổn định ; vung tay đánh bóng chưa đúng thời điểm rơi của bóng và kết hợp lực.
Kỹ thuật phát bóng thấp tay nghiêng mình
Bài tập:
- Tư thế chuẩn bị phát bóng thấp tay nghiêng mình 
- Tung bóng ổn định-không phát bóng đi mà giữ lại.
- Phát bóng qua lưới ở cự li gần sau đó di chuyển ra xa.
- Phát bóng nhẹ chọn điểm rơi, rồi phát mạnh chọn điểm rơi.
- 2 người phát bóng qua lại không lưới, rồi có lưới.
* Phát bóng cao tay chính diện: Hai học sinh một quả bóng tập tư thế chuẩn bị; tung bóng bóng; vung tay đánh bóng; kết thúc. Giáo viên quan sát sửa sai những sai lầm thường mắc như thực hiện chưa đúng tư thế chuẩn bị; tung bóng chưa ổn định ; vung tay đánh bóng chưa đúng thời điểm của bóng rơi và chưa biết kết hợp lực.
Kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện
Bài tập:
- Tư thế chuẩn bị phát bóng cao tay chính diện 
- Tung bóng ổn định-không phát bóng đi mà giữ lại.
- Phát bóng qua lưới ở cự li gần sau đó di chuyển ra xa.
- Phát bóng nhẹ chọn điểm rơi, rồi phát mạnh chọn điểm rơi.
- 2 người phát bóng qua lại không lưới, rồi có lưới.
Những điểm chú ý khi phát bóng cao tay chính diện:
- Vị trí của chân trước và sau ; hướng của chân.
- Tung bóng, kỹ thuật bàn tay cầm bóng và phối hợp lực để tung bóng.
- Vung tay đánh bóng đúng thời điểm và phải có lực. Điểm tiếp xúc bóng.
- Hướng bóng đi luôn thay đổi. Cần chính xác.
- Sự tập trung nhắm vào mục tiêu
* Chiến thuật thi đấu.
Khối lớp 8 tập bài tập phối hợp số1,2,3 ( theo sách giáo khoa lớp 8)
Bài tập số 1: Người tập đứng thành từng đôi ở hai bên lưới cách lưới 4-6m. Một người phát bóng thấp tay chính diện hay nghiêng mình, người bên kia ở tư thế chuẩn bị và đưa bóng trả lại cho người phát bóng, sau hai người đổi nhiệm vụ cho nhau, khi đã nắm vững được kỹ thuật phát bóng thì tăng dần khoảng cách xa với lưới và sau cùng là phát bóng ở đường biên ngang.
Bài tập số 2: Phát bóng vào các vị trí được quy định ở hàng trên hoặc hàng dưới. Ở sân bên kia có 3 người ở các vị trí khác nhau để đưa bóng lên cao và về phía lưới.
Bài tập số 3: Từ vị trí phát bóng ở đường biên ngang, phát bóng qua lưới và vào vị trí hàng dưới (số 1) người ở hàng dưới đệm bóng cho những người ở hàng trên, (vị trí số 2 hoặc số 3). Vị trí số 2 hoặc 3 chuyền bóng cao tay cho người kia (ở hàng trên).
Khối lớp 9 tập bài tập phối hợp số1,2,3,4,5,6,7,8 ( theo sách giáo khoa lớp 9)
Bài tập số 1: Phát bóng; đỡ bóng và chuyền hai. Người tập đứng thành đội hình thi đấu. Đội 1 phát bóng cao tay chính diện hoặc nghiêng mình, người bên kia đội 2 ở tư thế đỡ bóng đưa bóng cho người ở vị trí chuyền hai và đấu tập. 
Bài tập số 2 : Phát bóng; đỡ bóng bước 1 cho vị trí số 2 chuyền bước hai cho vị trí số 3, chuyền qua sân đối phương và đấu tập. 
Bài tập số 3 : Phát bóng; đỡ bóng và chuyền hai. Vị trí số 1 hoặc số 3 chuyền bước một từ quả phát bóng đưa tới số 2. Số 2 chuyền bước hai cho số 3. Số 3 chuyền bóng sang sân đối phương và đấu tập.
Bài tập số 4 : Phát bóng vào các vị trí đã đánh dấu trên sân.
Bài tập số 5 : Đỡ phát bóng lên vị trí số 2, và số 2 chuyền bước hai cho số 3 hoặc 1 tấn công.
Bài tập số 6 : Số 1 hoặc 3 lùi gần biên ngang đỡ phát bóng và đưa bóng tới vị trí số 2. Số 2 chuyền bóng cho số 3 hoặc 1 tấn công.
Bài tập phối hợp 7 và 8: Luân phiên thay đổi vị trí cho nhau để đỡ phát bóng và chuyền hai. Vị trí số 2 và 3 đổi cho nhau và chuyền bước hai cho số 3. Số 3 chuyền (bỏ nhỏ) gần lưới hoặc phía sau gần đường biên ngang của đội bạn.
* Luật thi đấu: 
Giới thiệu luật bóng chuyền và một số luật thi đấu theo phân phối chương trình; trong đấu tập và thi đấu.
* Đấu tập và thi đấu:
Trong mỗi tiết học phải đảm bảo thời gian đấu tập cho học sinh theo giáo án. Ít nhất 5 phút/tiết.
 Tổ chức cho học sinh thi đấu giữa các khối lớp với nhau trong các đợt hội thao, giờ ra chơi... động viên các em về nhà tham gia thi đấu với các đội bóng của ấ, khu phố, xã phường...
* Tiếp tục thực hiện đề tài:
	Biện pháp thực hiện: Các bước di chuyển liên hoàn nâng cao thể lực: Sang phải, sang trái, tiến, lùi.
Tổ chức cho học sinh luyện tập đồng loạt với đội hình 2 hay 3 hàng ngang dãn cách ( khoảng cách) đều một sải tay các hàng. Tập ở sân rộng, không bóng. Giáo viên quan sát sửa sai cho những học sinh thực hiện chưa đúng tư thế chuẩn bị. Và quán triệttính tổ chức, tính kỷ luật trong khi tập không được đùa nghịch, dừng đột ngột sẽ dẫn đến vướng nhau và té ngã, chấn thương.
Đội hình luyện tập: Các bước di chuyển liên hoàn
Bài tập:
- Tư thế chuẩn bị trung bình (tập các bước di chuyển sang phải; sang trái)
- Tư thế chuẩn bị cao (tập các bước di chuyển tiến, lùi).
	- Giáo viên sử dụng còi hoặc khẩu lệnh; hiệu lệnh tay
- Giáo viên điều khiển sang ngang phải-trái liên tục, đột ngột ra hiệu lệnh 
 tiến, lùi.
- Thời lượng tập tăng dần sau mỗi buổi học môn bóng chuyềnđể tăng thể 
lực và nâng cao chuyên môn các bước di chuyển liên hoàn trong tập luyện và thi đấu môn bóng chuyền.
IV- KẾT QUẢ THỰC HIỆN :
Qua thời gian chọn môn bóng chuyền để giảng dạy bộ môn thể thao tự chọn tại trường THCS Lê Quí Đôn tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh đã có những chuyển biến tích cực hơn, lớp học sôi nổi và sinh động hơn, tiết học có chất lượng cao, học sinh hứng thú, say mê học thể dục. Đặc biệt, thể chất của các em được nâng cao rõ rệt. Kết quả tập luyện TDTT và các môn khác ngoài môn bóng chuyền đạt thành tích rất khả quan.
Kết quả các môn chạy, nhảy, bóng chuyền như sau: 
Năm học
Lớp
Điểm
8®10
Điểm
6.5 ® 7
Điểm
dưới 6
Lớp
Điểm
8®10
Điểm
6.5 ® 7
Điểm
dưới 6
Đạt +
Đạt
Chưa đạt
Đạt +
Đạt
Chưa đạt
2012-2013
85; 86; 87
80,3%
20,7%
0 %
91; 92; 93; 94
85,2%
14,8%
0%
	- Học sinh tự tin khi tham gia học tập, rèn luyện môn học giáo dục thể chất. Học sinh trường THCS Lê Quý Đôn đạt thành tích tốt ở các giải thi đấu TDTT, Hội khỏe phù đổng các cấp và các giải TDTT mùa hè.
	- Được phụ huynh tích cực ủng hộ cho phong trào rèn luyện TDTT, nhiều học sinh tham gia luyện tập môn bóng chuyền, cầu lông  tại trường sau mỗi buổi chiều tan học.
Bên cạnh đó, tạo được phong trào rèn luyện thân thể ngoại khoá sôi nổi. Học sinh thường xuyên tự tổ chức thi đấu và tập thể thao ngoài buổi học, và các hoạt động TDTT khác. 
	V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Bản thân tôi là một giáo viên giáo dục thể chất (giảng dạy thể dục), việc giảng dạy và rèn luyện thể chất nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực- trí lực cho học sinh, thế hệ mầm non của đất nước là nhiệm vụ của một viên chức thực hiện đường lối, chính sách của Nhà nước đã giao cho. Nên tôi không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin, tích lũy kinh nghiệm trong thời gian giảng dạy mạnh dạn áp dụng đề tài này vào giảng dạy.
Với kết quả đề tài sáng kiến bản thân rút ra một số kinh nghiệm sau :
* Giáo viên: 
	- Bản thân tôi tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, vận dụng linh hoạt bài giảng một cách khoa học. Tiết dạy sinh động và tích cực hơn. Họ sinh gần gũi với giáo viên hơn.
- Thông qua luyện tập và thi đấu giáo viên đánh giá tính tích cực từng học sinh trong từng bộ môn để có cở sở nhắc nhở động viên các em trong những môn học khác của giờ học thể dục.
- Trong quá trình thực hiện bài tập, giúp cho tôi tự nâng cao thể chất, phát huy những sáng kiến, sáng tạo mà mình tích luỹ được và hứng thú trong giảng dạy.
- Phát hiện những học sinh có năng khiếu để thành lập đội, nhóm, câu lạc bộ bộ môn TDTT của trường.
* Học sinh:
- Phát triển tư duy sáng tạo chiến thuật trong đấu tập và thi đấu các môn học thể dục có tính đối kháng.
- Thể chất học sinh được nâng cao rõ rệt, biết phân phối sức và xử lý tình huống trong các môn học thể dục. Đặc biệt là môn bóng chuyền.
- Giúp những học sinh hạn chế sức nhanh, sức bền, sự dẻo dai tiến bộ về thể lực-thể chất rõ rệt.
- Đa số học sinh ý thức tốt tính tổ chức, tính kỷ luật trong học tập, vui chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian góp phần cho hoạt động TDTT và phong trào rèn luyện thân thể của nhà trường ngày một ổn định và phát triển. Số ít học sinh nữ còn ngại tập bóng chuyền vì yếu tố khách quan “tâm lý thẩm mỹ sợ nắng, ngại va chạm mạnh”.
Nhìn chung, đề tài “Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất cho học sinh THCS” rất phù hợp tâm sinh lý của lứa tuổi 12-15 lứa tuổi trong giai đoạn phát triển nền tảng thể chất. Đây là đề tài có tính thực dụng cao, các em học sinh sau khi được học ở trường có thể áp dụng những kỹ năng đã học vào thực tế rèn luyện mọi lúc mọi nơi.
Nói riêng về phạm vi giảng dạy trong trường học thì giáo viên nào dù chuyên trách hay không chuyên trách đều có thể áp dụng được. Dù cơ vật chất trường có hạn chế vẫn có thể áp dụng tốt. Chỉ cần một khoảng đất trống nhỏ là tập luyện được.
Đề tài này rất dễ ứng dụng vào thực tiễn, và dễ đi vào cuộc sống, không tốn kém về vật chất mà lại giúp cho người luyện tập nâng cao sức khỏe, tạo hưng phấn sau thời gian học tập, lao động và có tính giải trí cao. Khả năng áp dụng vào thực tế rất hiệu quả sẽ được mọi tầng lớp hưởng ứng.
VI- KẾT LUẬN:
Trong lao động và học tập, yếu tố thể chất quyết định các hoạt động vận động của con người. Môn học bóng chuyền góp phần giúp các em tập luyện một cách có hệ thống, đúng phương pháp, thường xuyên liên tục nhằm các em phát triển thể lực và phát huy tư duy sáng tạo góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra bài giảng có hai phần: lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, sau khi sau trao đổi trực tiếp với học sinh, bản thân tôi cũng nhận thấy nhà trường cần phải tổ chức thi đấu giao lưu thường xuyên với các trường, đơn vị, tổ chức khác để có dịp các em trau dồi, học hỏi kỹ năng bộ môn và rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần tập thể, tính đoàn kết.
	Sau khi nghiên cứu được nội dung bài giảng, tôi đưa vào thực tế giảng dạy rộng rãi tại trường THCS Lê Quý Đôn được các em học sinh nhận xét về nội dung có sự lôi cuốn hấp dẫn và mang ý nghĩa thực tiễn cao.
Tuy nhiên, thời gian và đối tượng áp dụng đề tài chưa rộng rãi, bài giảng còn giản đơn nên đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định. Mong sự đóng góp của đồng nghiệp để bổ sung và hoàn thiện đề tài có tính khoa học cao hơn.
VII–TÀI LIỆU THAM KHẢO :
+ Sách Bóng chuyền: của nhiều tác giả, NXB TDTT năm 1978
+ Sách Lý luận chung về các môn bóng: của Đức Kim - NXB TDTT năm 1962
+ Sách Lý luận chung về phương pháp TDTT: của Phạm Danh Tôn - Nguyễn Văn Toán- NXB TDTT năm 1993
+ Tâm lý Sư phạm THCS và Tâm lý lứa tuổi Trung học phổ thông của nhà xuất bản Giáo dục năm 2001.
+ Huấn luyện thể lực chung cho VĐV bóng chuyền: của Phan Hồng Minh - NXB TDTT năm 1993
+ Giáo trình bóng chuyền. Nguyễn Viết Minh. 2003. Hà Nội. NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.
+ Sách giáo khoa lớp 6,7,8, 9 môn thể dục của Nhà xuất bản Giáo dục Xuất bản: lớp 6 năm 2002; lớp 7 năm 2003; lớp 8 năm 2004; lớp 9 năm 2005.
+ Luật thi đấu bóng chuyền của UBTDTT Việt Nam.
+ Một số trang web về Bóng chuyền ; tư liệu truy cập mạng Internet.
Ghi chú: Phần bổ sung Tiếp tục thực hiện đề tài:
Nội dung đề tài: Các bước di chuyển liên hoàn nâng cao thể lực: Sang phải, sang trái, tiến, lùi... trang 14
Biện pháp thực hiện: Các bước di chuyển liên hoàn nâng cao thể lực: Sang phải, sang trái, tiến, lùi... trang 19
	Long Khánh, ngày 31 tháng 8 năm 2013
	Người thực hiện
	 Bùi Văn Dzụ
 BM04-NXĐGSKKN
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Phòng GD-ĐT Long Khánh
TrườngTHCS Lê Quý Đôn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	 	 Long Khánh, ngàytháng năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2013 – 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm : SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP KHI HỌC 
 THỂ DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌCCƠ SỞ
Họ và tên tác giả: 	Bùi Văn Dzụ	Tổ: Thể Dục, Nhạc-Họa
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục:	¨	Phương pháp giảng dạy bộ môn: Thể dục	þ
Phương pháp giáo dục	¨	Lĩnh vực khác: 	¨
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới	¨
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có þ
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao ¨
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao ¨
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 	¨
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao þ
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hạch định đường lối, chính sách	Tốt ¨ 	Khá ¨ 	Đạt ¨
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: 	Tốt ¨ 	Khá ¨ 	Đạt ¨
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:	Tốt ¨ 	Khá ¨ 	Đạt ¨
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN	 	 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

File đính kèm:

  • docSKKN_Luyen_tap_mon_bong_chuyen_gop_phan_phat_trien_toan_dien_the_chat_hoc_sinh_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan