Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

Tiết học chào cờ là tiết học bắt buộc trong phân phối chương trình của các nhà trường phổ thông. Thông qua tiết học chào cờ giáo, chúng ta giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng kiến thức văn hóa, xây dựng tinh thần, thái độ học tập, bồi đắp khát vọng hoài bão, làm cho học sinh có ý thức tự hào, tôn trọng Quốc kỳ, Quốc ca – thành quả cách mạng thế hệ đi trước đã hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

 Vì vậy, để đảm bảo toàn thể cán bộ, viên chức và học sinh nhà trường thực hiện được nội dung giáo dục này, tiết chào cờ được tổ chức theo quy trình sau:

I.1. Chuẩn bị

Trong buổi họp Hội đồng Giáo dục, hoặc họp giao ban lãnh đạo mở rộng, nhà trường ây dựng kế hoạch tháng hoặc tuần hoạt động, qua theo dõi các hoạt động nhà trường Đoàn trường và Ban giám hiệu phối hợp xây dựng kế hoạch tiết học trong một giờ chào cờ. Cụ thể: Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn Thanh niên chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai các hoạt động của Đoàn theo chỉ đạo của Ban Chi ủy, Ban Giám hiệu và Đoàn cấp trên. Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn trường là người dẫn chương trình buổi chào cờ. Ban giám hiệu là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch tuần, tháng đến toàn thể Hội đồng giáo dục và học sinh nhà trường.

Kế hoạch gồm:

- Nhận xét, đánh giá kết quả các mặt hoạt động tuần qua:

+ Đánh giá hoat động của tuần học. Ở đây cơ bản là đánh giá theo quan sát, nhìn nhận của Ban giám hiệu trực, căn cứ vào sổ thi đua của Đoàn trường, căn cứ vào Sổ đầu bài của lớp học và các kênh thông tin khác. Nội dung cụ thể thường là:

+ Đánh giá việc thực hiện nền nếp (trực nhật, về sinh, đầu tóc, trang phục, xếp xe đạp, ý thức, hành vi, ). Trong phần đánh giá này, Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng đánh giá việc thực hiện nền nếp trau dồi đạo đức, lối sống, định hướng xây dựng, tuyên truyền về lối sống văn hóa lành mạnh, giá trị thẩm mĩ tích cực,

 

doc85 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lời nhà giáo Nguyễn Quốc Trưởng, Phó hiệu trưởng trường THPT Yên Khánh A: Với việc tổ chức các lượt thi “Hùng biện tiếng Anh” trong giờ chào cờ để tạo được không khí tươi mới cho đầu tuần học tập. Trường của chúng tôi cũng đã thực nội dung đổi mới này song mới chỉ được một lần trên một tháng. Trường THPT Nho Quan C thực hiện được theo tuần là một sự thành công rất lớn, học sinh của các bạn rất tự tin và giàu kĩ năng.
Trích lời thầy giáo Lê Văn Hiệu, giáo viên tiếng Anh kiêm bí thư đoàn trường trường THPT Gia Viễn C: Phải thừa nhận rằng không khí của buổi báo cáo chuyên đề chuyên đề “Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ” và thi chung kết “Hùng biện tiếng Anh” của trường các bạn rất sinh động và chuyên nghiệp.Đây là một mô hìm hay giúp học sinh phát triển được nhiều phẩm chất và năng lực. Điều chúng tôi rất muốn học tập nhất ở trường các bạn là kĩ năng tổ chức cho học sinh đi học tập trải nghiệm thực tế. Ở trường tôi cũng đã tổ chức hoạt động này nhưng chưa thành công nên đang phải tạm dừng. Tôi chúc mừng các bạn!
Trích lời cô giáo Mè Thị Thái Tâm, giáo viên tiếng Anh trường THPT Nho Quan B: Chuyên đề “Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ” của trường THPT Nho Quan C rất hay, nó hay ngay từ ý tưởng. Thành công thể hiện trong ngày hôm nay thật đáng nể. Việc nói tiếng Anh không chỉ khó đối với học sinh mà còn khó đối với cả giáo viên, vậy mà nhiều học sinh trường Nho Quan C đã nói rất tốt. Tuy nhiên, nếu hôm nay các bạn tổ chức được cho thí sinh giao lưu được với khán giả thì sẽ tạo được yếu tố khách quan hơn nữa cho sự thành công của các bạn.
Ngoài ra, các cơ quan Báo chí, Đài truyền hình Ninh bình cũng đã có những bài viết với những góc nhìn rất khách quan về thành công của chuyên đề, về thành tích của nhà trường.
I.3. Hình thành và phát triển các năng lực của người học
Qua chuyên đề Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ, người học được hình thành và phát triển những năng lực theo yêu cầu đổi mới giáo dục như sau:
I.3.1. Năng lực giải quyết vấn đề
Đây là năng lực chung của người học đã được các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục thừa nhận. Đó là khả năng của học sinh trong việc thu thập thông tin, xử lí thông tin, nhận thức, khám phá, làm chủ, giải quyết những tình huống có vấn đề xảy ra trên thực tiễn. Từ đó, học sinh sẽ biết cách giải quyết các tình huống diễn ra tương tự.
Theo đó, để giải quyết tình huống thực tiễn, chuyên đề giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định vấn đề, học sinh biết cách chuyển vấn đề trong tình huống thực tế thành vấn đề đòi hỏi khám phá, giải quyết;
- Bước 2: Thu thập và phân tích thông tin; đưa ra các phương án giải quyết vấn đề;
- Bước 3: Thực hiện phương án đã chọn và điều chỉnh trong quá trình thực hiện;
- Bước 4:Đánh giá hiệu quả của phương án đã giải quyết, đề xuất vận dụng vào tình huống mới.
I.3.2. Năng lực sáng tạo
Đây là năng suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới thực hiện ý tưởng một cách sáng tạo. Với năng lực này, học sinh sẽ biết cách:
- Đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan đến sự vật, hiện tượng đó từ nhiều nguồn khác nhau.
- Đề xuất được ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến; so sánh và bình luận các giải pháp đề xuất. 
- Trình bày suy nghĩ cá nhân; khái quát hóa thành tiến trình khi thực hiện một công việc để áp dụng giải quyết tình huống tương tự.
I.3.3. Năng lực hợp tác
Hùng biện tiếng Anh tổ chức theo lớp, theo nhóm học sinh cùng làm việc để hoàn thành công việc chung. Do đó, các thành viên trong lớp, trong nhóm quan hệ phụ thuộc, tác động qua lại, cùng mục tiêu giải quyết những vấn đề khó khăn chung. Khi đó, học sinh học cách làm việc hợp tác, tương trợ, giải quyết bất đồng,trên tinh thần dân chủ cùng phát triển.
Với việc hướng vào hình thành và phát triển năng lực hợp tác của người học, chuyên đề, sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ giúp học sinh: 
- Chủ động đề xuất mục tiêu hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; phân loại, nhận diện công việc cần đến sự hợp tác của nhóm. 
- Có trách nhiệm, xác định vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm ứng với công việc cụ thể được nhóm phân công trên cơ sở phân tích nhiệm vụ của cả nhóm. Mỗi thành viên biết tự đánh giá được hoạt động mình và hoạt động của các thành viên khác. 
I.3.4. Năng lực tự quản bản thân
Đây là năng lực kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống; biết lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch; biết tự điều chỉnh hành vi cá nhân trong các hoàn cảnh khác nhau; từ đó, sống có kỷ luật, biết tôn trọng người khác, tôn trọng chính mình.
Qua chuyên đề, học sinh biết cách: 
- Đánh giá được sự ảnh hưởng cua các nhân tố tác động đến hành vi bản thân; từ đó làm chủ được cảm xúc, biết tiết chế hành vi bản thân theo quan điểm đạo đức và pháp luật.
- Biết huy động, sử dụng nguồn lực sẵn có (gia đình, nhà trường, giáo viên,...) để xây dựng, tổ chức và thực hiện kế hoạch cá nhân; biết suy nghĩ và hành động hướng vào mục tiêu nhiệm vụ, hợp với hoàn cảnh.
- Thường xuyên tự đánh giá, tự điều chỉnh được hành vi của bản thân, thích ứng với những tình huống mới.
I.3.5. Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin giữa con người với con người trong cộng đồng nhằm thực hiện một số mục đích nhất đinh, như mục đích tình cảm, nhận thức, hành động,... 
Đối với học sinh phổ thông, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ không chỉ diễn ra bằng tiếng Việt, mà theo yêu cầu hội nhập quốc tế, hoạt động này còn được thực hiện bằng ngoại ngữ (tiếng Anh). 
Năng lực trong giao tiếp bằng ngôn ngữ là khả năng sử dụng các quy tắc chuẩn mực và sáng tạo các phương tiện diễn đạt phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp,... nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
Do đó, với chuyên đề sáng kiến Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ, học sinh được rèn luyện nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong giao tiếp trên thực tế. Cụ thể là, học sinh:
- Xác định được mục đích giao tiếp và vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu giao tiếp;
- Hiểu bối cảnh giao tiếp;
- Hiểu đối tượng giao tiếp để có cách thức sử dụng ngôn ngữ có văn hóa;
Trong giờ chào cờ lồng ghép học tập tiếng Anh qua các bài thi hùng biện, học sinh được rèn kĩ năng giao tiếp đời sống, giao tiếp xã giao, giao tiếp sân khấu. Qua đó, năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh sẽ hướng đến 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là kĩ năng nghe và nói – kĩ năng được xem là yếu nhất của học sinh Việt Nam, nhất là học sinh nông thôn. 
I.3.6. Năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực cảm thụ thẩm mỹlà sự rung động của mỗi người nhận ra cái đẹp, cái thiện của con người và cuộc sống, từ đó biết hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo những quy chuẩn cái đẹp, cái thiện. Qua chuyên đề, học sinh có khả năng: 
- Hiểu cảm xúc của bản thân;
- Làm chủ các cảm xúc của bản thân;
- Nhận biết các cảm xúc của người khác;
- Nhận biết những phương diện của cái đẹp, cái thiện trong mỗi con người và trong cuộc sống;
- Lên án, tố cáo cái xấu, cái ác trong cuộc sống.
- Làm chủ những mối liên hệ, những giá trị của con người và cuộc sống.
- Từ đó, biết hành động vì những điều tốt đẹp. 
Năng lực cảm thụ thẩm mỹ được hình thành và phát triển khi học sinh trực tiếp đứng trên sân khấu làm chủ giờ chào cờ, làm chủ tiết học tiếng Anh qua giờ chào cờ. Điều đó thể hiện qua các phương diện cụ thể sau:
- Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Anh trong giao tiếp; 
- Nhận ra được những giá trị thẩm mỹ được thể hiện trong các bài hùng biện theo chủ đề từng tuần thi, trong từng tiết mục văn nghệ giới thiệu đội chơi,... 
- Cảm, hiểu được những giá trị của bản thân qua việc hiểu biết những vấn đề trình bày trong bài hùng biện; từ đó, biết cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, con người (tình bạn, tình thầy trò, tình cảm gia đình,...).
I.4. Hình thành và phát triển những phẩm chất của người học
Theo mục tiêu đổi mới giáo dục, quá trình dạy học cần hướng tới việc hình thành và phát triển những phẩm chất cụ thể cho người học: phẩm chất yêu quê hương, đất nước, yêu gia đình, yêu con người; tôn trọng con người; tự trọng, tự tin, sáng tạo; có trách nhiệm với cộng đồng; nhạy bén, tinh tế, giàu tình cảm,...
Chuyên đề Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ hướng tới hình thành và phát triển những phẩm chất cụ thể trên cho người học.
I.4.1. Yêu gia đình, quê hương, đất nước
- Yêu mến quan tâm giúp đỡ các thành viên trong gia đình; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, có ý thức tìm hiểu và thực hiện trách nhiệm của thành viên trong gia đình, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
- Chủ động, tích cực, tham gia và vận động người khác tham gia giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương đất nước.
- Tin yêu đất nước Việt Nam, có ý thức tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
I.4.2.Nhân ái, khoan dung
- Chủ động tích cực tham gia, vận động người khác tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo lực, phê phán thái độ dung túng các hành vi bạo lực.
- Có ý thức tôn trọng và học hỏi các nền văn minh trên thế giới.
- Có lòng yêu thương con người, khoan dung độ lượng. 
I.4.3. Trung thực, tự trọng, chí công vô tư
- Luôn luôn là người trung thực, trung thực trong học tập và trong cuộc sống, nhận xét được tính trung thực trong các hành vi của bản thân và người khác, phê phán lên án các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
- Tự trọng trong giao tiếp, nếp sống, trong quan hệ với mọi người và thực hiện nhiệm vụ của bản thân, chủ động tích cực và vận động người khác, phát hiện, phê phán những hành vi thiếu tự trọng.
- Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ việc đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân; phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
I.4.4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
Học sinh có thể tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tự tạo dựng cuộc sống của mình không trông chờ dựa dẫm phụ thuộc vào người khác; không ngại khó, ngại khổ. Trong học tập, học sinh có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ đó, bản thân mới có thể tìm ra phương pháp học tập tốt, bản lĩnh được nâng cao, kiến thức tiếp thu được vững chắc.
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung cũng cần hướng đến việc hình thành phẩm chất tự tin, tự chủ và tinh thần vượt khó của học sinh. Đó là niềm tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại bên trong con người mình, tin vào những thành quả mà mình đã đạt được trong quá khứ để từng bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai, tin vào tài năng của mình, những ước mơ tốt đẹp mà mình đã theo đuổi; vận động người khác giúp đỡ những người còn thiếu tự tin, chủ động tích cực và vận động người khác phê phán hành động a dua, dao động.
Học sinh tự quản được mọi công việc của bản thân làm chủ được cảm xúc, cách ứng xử của bản thân, có thói quen kiềm chế, chủ động, tích cực phê phán những hành vi trốn tránh trách nhiệm đổi lỗi cho người khác.
Học sinh thường xuyên rèn luyện nâng cao năng lực vượt khó để có thể vượt khó thành công trong học tập trong cuộc sống, giúp đỡ bạn bè và người thân vượt qua khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.
I.4.5. Có trách nhiệm với bản thân, công đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên
Trước hết, việc lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ hình thành, phát triển tinh thần trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng,đất nước, môi trường văn hóa dân tộc và môi trường tự nhiên của nhân loại. Cụ thể là: 
- Biết đặt ra mục tiêu quyết tâm phấn đấu tự hoàn thiện nhân cách theo các giá trị đạo đức xã hội (biểu hiện qua cách ứng xử của với thầy cô, bạn bè, người thân; rộng hơn là cách ứng xử với cộng đồng dân tộc và quốc tế).
- Có ý thức tìm hiểu, xác định lựa chọn nghề nghiệp; xác định mục tiêu học tập là học suốt đời. 
- Tự đánh giá được hành vi, biết chăm sóc, rèn luyện thân thể, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, tham gia tuyên truyền vận động xã hội hướng tới lối sống lành mạnh.
- Quan tâm đến những sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng.
- Biết sống hòa hợp với thiên nhiên, sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; lên án những hành vi phá hoại môi trường tự nhiên. 
I.4.6. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng chấp hành kỷ luật, pháp luật
Chuyên đề hướng học sinh đến mục tiêu:
-Biết đánh giá hành vi của người khác, biết tự đánh giá hành vi của bản thân, từ đó điều chỉnh hành vi cá nhân theo hướng tích cực, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Biết phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức và hành vi trái với quy định của kỷ luật, pháp luật.
- Đánh giá được hành vi chấp hành kỷ luật của bản thân và của người khác; chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chấp hành kỷ luật; lên án, phê phán các hành vi vi phạm kỷ luật.
- Đánh giá được hành vi xử sự của bản thân, của người khác theo quy định của pháp luật; chủ động, tích cực vận động người chấp hành pháp luật; lên án, phê phán các hành vi làm trái quy định của pháp luật.
II.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế
- Về tận dụng các nguồn lực xã hội: Chúng tôi đã huy động được tổ chức hội phụ huynh của nhà trường, chi hội phụ huynh của các lớp, phụ huynh của các thí sinh tài trợ một phần kinh phí cho tổ chức chuyên đề (Ví dụ: Chuyễn đi trải nghiệm thực tế ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, thăm quan học tập tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam, vườn quốc gia Tam Đảokinh phí do chi hội phụ huynh của các lớp đi thực tế tài trợ, đồng thời tự chi theo kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm được mời đi để quản lý, hướng dẫn học sinh học tập.
SỐ TIỀN CHI CHO CHUYÊN ĐỀ
(Chỉ tính riêng chương trình thi chung kết hùng biện tiếng Anh trong giờ chào cờ)
STT
Nội dung
Số lượng
Đơn giá (đ)
Thành tiền (đ)
1
Tiền vé đi thực tế
27 học sinh
40 000
1 080 000
2
Tiền xe ô tô
1 xe
1 500 000
1 500 000
3
Thuê viết kịch bản 
1 kịch bản
5 000 000
5 000 000
4
Thuê đạo diễn
1 người x 7 buổi
5 000 000
35 000 000
5
Thuê người dẫn chương trình bán chuyên nghiệp
2 người x 7 buổi tập 
200 000
2 800 000
6
Thuê trang phục
20 bộ x 2 buổi
50 000
2 000 000
7
Thiết kế sân khấu
1phông x 128m2
60 000/m2
7 680 000
8
Âm thanh hỗ trợ, nhạc
7 buổi
700 000
4 900 000
Tổng số tiền (bằng số): 
53 000 000
Tổng số tiền (bằng chữ): Năm mươi ba triệu đồng
Trong đó, mục chi 1, 2, 3, 4 là: 15 360 000 đồng là số tiền phải chi; các mục còn lại có số tiền: 37 640 000 đồng là số tiền vòng chung kết làm lợi (do giáo viên và học sinh tự làm).
PHẦN NĂM: ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG 
VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN SÁNG KIẾN
I. Điều kiện áp dụng
Để tiến hành đổi mới tổ chức lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ thành công, chúng ta cần đáp ứng một số yêu cầu, kiện sau:
Một là, việc chuẩn bị các khâu của giáo viên và học sinh phải cụ thể, chu đáo theo đúng kế hoạch, trên cơ sở hợp tác, cộng tác hiệu quả giữa các thành viên, các nhóm.
Hai là, giáo viên phải có năng lực sư phạm và kiến thức vững vàng; có khr năng tổ chức sự kiện; biết cách thúc đẩy con người tinh thần, giá trị con người cá nhân học sinh bộ lộ và phát huy. Giáo viên và học sinh phải có một số năng lực chung, năng lực chuyên biệt trong việc tổ chức chương trình chào cờ dưới hình thức học tập tiếng Anh qua cuộc thi hùng biện theo các chủ đề cụ thể.
Ba là, học sinh tự tin; chấp hành nghiêm túc kỉ luật học tập và trải nghiệm sáng tạo qua các chuyến đi thực tế.
Bốn là, được sự đồng tình, đồng hành, ủng hộ của phụ huynh và các tổ chức xã hội có liên quan.
Năm là, có đủ các trang thiết bị đầu tư cho sân khấu trong các buổi chào cờ.
II. Khả năng phổ biến của sáng kiến
Với kết quả đạt được của việc tổ chức lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ dưới hình thức cuộc thi hùng biện, chúng tôi nhận định: sáng kiến được phổ biến rộng rãi, có thể thực hiện được trong cả năm học và các năm học tiếp theo.
Một là, sáng kiến áp dụng phù hợp mọi đối tượng học sinh, các cấp học: tiểu học, THCS, THPT, bậc đại học (tùy theo mức độ vận dụng của các trường các vùng miền). Mỗi nhóm học sinh khi đã được phân loại theo nhóm đối tượng, đều tham gia vào nhiệm vụ cụ thể tùy theo sở thích, năng lực cá nhân.
Hai là, áp dụng cho tất cả các loại trường (từ dân lập đến công lập, Dân tộc Nội trú, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, trường chuyên, trường chuyên biệt).
Ba là, áp dụng cho các môn học (Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Ngoại ngữ,... HS tiến hành học tập dưới hình thức trải nghiệm thực tế, ngoại khóa). Chẳng hạn: môn Giáo dục công dân: HS thi hiểu biết vè pháp luật bằng việc dựng tình huống giao tiếp, dựng các câu chuyện đạo đức - pháp luật thông qua một tiểu phẩm diễn trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, chào cờ.
Bốn là, đối với các học sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các khoa, các trường năng khiếu nghệ thuật, thì đây là điều kiện để làm quen, rèn luyện khả năng diễn xuất, bản lĩnh sân khấu, khả năng biên kịch, khả năng đạo diễn, ...
Với thành công thiết thực của chuyên đề Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ, trường THPT Nho Quan C tiếp tục áp dụng đổi mới giờ chào cờ và lồng ghép học tập nhiều môn học khác nhau như môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Quốc phòng Sinh học, Hóa học, Toán học... trong chuyên đề mới Hành trình về miền di sản. Chuyên đề này chúng tôi đã được chuẩn bị từ giữa năm học 2015 - 2016 và đã chính thức thực hiện dưới hình thức hội thi của các tập thể lớp học sinh trong toàn trường, bắt đầu vào giờ chào cờ đầu tuần 35 ngày 25/4/2016. Ban chuyên môn nhà trường dự kiến sẽ hoàn thành chuyên đề vào cuối năm học 2016 - 2017.
Một số hình ảnh về lượt thi đầu tiên của “Hành trình về miền di sản”:
Toàn cảnh giờ chào cờ được đổi mới với hội thi“Hành trình về miền di sản”
Màn chào hỏi, giới thiệu đội chơi - thể hiện tài năng của lớp 10A
Lớp 10A dự thi với chủ đề “Hành trình về miền đất Tổ”, báo cáo song ngữ.
Tiết mục múa của lớp 10E cổ vũ cho hội thi.
Kết luận chung:
Viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm thiết thực đối với mỗi giáo viên. Trên thực tế, việc đổi mới tổ chức giờ chào cờ, đổi mới tổ chức học tập môn Tiếng Anh và các môn học khác còn chưa hấp dẫn, chưa đạt hiệu quả cao đối với người học. Vì vậy, với thành công của sáng kiến, chúng tôi mong muốn tiếp tục đổi mới giáo dục dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn khác, nhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học theo tinh thần của Bộ GD và ĐT Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng.
Dạy học là cả một nghệ thuật. Sản phẩm của quá trình dạy học là nhân cách. Vì vậy, với ý thức cầu thị, qua sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi rất mong được các đồng chí lãnh đạo ngành và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến, chia sẻ. 
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn !
 Nho Quan, tháng 4 năm 2016
	NHÓM TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2012). Thông tư 05/2012/TT-BGDDT.
2. Council of Europe, www.coe.int
3. University of Cambridge: ESOL Examinations (2011). Using the CEFR: The principles of good practice.
4. Một số trang mạng xã hội
MỤC LỤC
Số TT
Phần/chương
Trang
1
Phần một: Tên đề tài
1
2
Phần hai: Tên tác giả/nhóm tác giả
1
3
Phần ba: Nội dung sáng kiến
Chương I: Thực trạng tổ chức giờ chào cờ đầu tuần cà dạy học Tiếng Anh chính khóa hiện nay 
2
4
Phần ba: Nội dung sáng kiến
Chương II: Một số cách thức bước đầu đổi mới tổ chức chào cờ đầu tuần của trường THPT Nho Quan C
17
5
Phần ba: Nội dung sáng kiến
Chương III: Đổi mới tổ chức giờ chào cờ qua chuyên đề Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ
22
6
Phần bốn: Hiệu quả của sáng kiến
53
7
Phần năm: Điều kiện áp dụng và khả năng phổ biến sáng kiến
79
8
Danh mục tài liệu tham khảo
84

File đính kèm:

  • doc12. NQC Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ.doc
Sáng Kiến Liên Quan