Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp

 Theo nhà soạn nhạc nổi tiếng Dalcroze con người ngay từ khi sinh ra đã có thể biểu hiện những giai điệu âm nhạc bằng những động tác thân thể. Tất cả trẻ mầm non đều có những năng lực âm nhạc bẩm sinh và đứa trẻ nào cũng đều có thể phát triển được năng lực âm nhạc đó. Do vậy ngay từ thời kì thơ ấu phải cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm và môi trường phù hợp để giúp phát triển năng lực âm nhạc cho trẻ nói riêng, cũng như giúp trẻ phát triển toàn diện tất cả các lĩnh vực khác.

 Ở trường mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu.

 Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình. Đối với trẻ mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.

 

docx25 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 21191 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huối tươi
 - Cách làm: Dùng lá chuối tươi tách theo phần dọc của lá rộng khoảng 2cm rồi quấn lại sau đó bóp nhẹ đầu vừa quấn còn cuối vừa quấn xong dùng tăm ghim lại cho không bị tuột ra.
 - Cách sử dụng: Tay cầm phần đuôi kèn và thổi ở phần đầu kèn.
 * Kết quả đạt được:
 Với cách làm trên tôi đã làm được một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho góc âm nhạc cũng khi cho trẻ vận động theo nhạc cụ thể như sau:
5 cái trống cơm
8 đôi phách tre
10 kèn lá chuối
5 trống con
20 cái xúc xắc
Ảnh minh họa 1: Đồ dùng sáng tạo góc âm nhạc
Ảnh minh họa 2: Góc âm nhạc
 5. Biện pháp 5: Ứng dụng CNTT vào quá trình dạy trẻ vận động theo nhạc. 
 Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biệt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí. 
 Vì khả năng sử dụng đàn ocgan của tôi có hạn chỉ có thể đánh được những bản nhạc phối hợp tiết tấu hợp âm đệm 1 cách cơ bản). Vì thế, nếu lúc nào cũng sử dụng đàn ocgan với những bản nhạc do cô đánh thì trẻ sẽ nhàm chán, không có được hứng thú, trẻ sẽ không được tiếp xúc với những bản nhạc hay có sự hòa âm phối khí kỳ công của các nghệ sĩ. Do vậy, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất của lớp được nhà trường đầu tư các trang thiết bị hiện đại như: Ti vi, đầu đĩa, máy vi tính kết nối mạng internetTôi đã tìm tòi, sưu tầm các bản nhạc, các điệu múa các video biểu diễn của các nhóm nhạc nhí, các chương trình âm nhạc phù hợp với lứa tuổi mầm non như: Chương trình đồ rê mí, các chương trình biểu diễn văn nghệ của các trường mầm non đạt giải cao trên ti vi, các chương trình liên hoan văn nghệ của các cháu thiếu nhi chào đón các ngày lễ ngày hội để học hỏi và áp dụng vào quá trình dạy trẻ. 
 Khi đã lựa chọn được các bản nhạc, các video phù hợp tôi đã sử dụng các phần mềm sau để xử lý cho phù hợp:
 - Phần mềm dowload IDM để tải các video, bản nhạc có hình về máy tính để dạy trẻ.
 - Phần mềm cắt nhạc, ghép nhạc mp3 cutter joiner v2.20 
 - Phần mềm cắt tiếng và hình ULead Video 9 hoặc 10 hoặc 11 
 - Phần mềm powerpoint để trình chiếu 
 Ví dụ: Tôi vào mạng internet -> vào google -> nhập tên bài hát cần tìm -> Khi có kết quả, tôi nghe tìm bài phù hợp -> Tôi sử dụng phần mềm IDM dowload manager để tải bài hát đó về máy. Nếu nhạc dạo của bài hát đó quá dài tôi muốn cắt bớt tôi sử dụng phần mềm cutter joiner v2.20 để cắt nhạc -> format của phần mềm chọn file cần xuất ra -> ấn add file, chọn đoạn nhạc cần cắt -> nhấn play để nghe đến đoạn nào muốn chọn thì nhấn pause tiếp đến nhấn end -> chọn ok - > chọn cut. Bản nhạc sẽ được xuất ra trong đường dẫn mà bạn đã chọn trong output. Hoặc nếu muốn ghép nhạc tôi sẽ nhấn add file hoặc add folder, chọn số bài cần ghép - > nhấn join - > vào thư mục xuất file để nghe lại. 
 Khi tôi muốn cho trẻ xem hình ảnh có liên quan đến bài hát tôi sử dụng phần mềm powerpoint để trình chiếu. Vào mạng goole tìm hình ảnh liên quan - > copy hình ảnh đó vào từng slide mà mình muốn sau đó chọn hiệu ứng ở góc bên phải của màn hình và chèn nhạc vào các hình ảnh đó -> slide show để trình chiếu.
 * Kết quả như sau: 
 Sau khi thực hiện biện pháp trên, tôi thấy hiệu quả đạt được rất cao. Các cháu hứng thú, say sưa với hoạt động và nắm được nội dung của hài hát rất tốt. Một số cháu khi trước còn rụt rè nhút nhát cũng đã mạnh dạn hơn và hòa vào cùng các bạn để hưởng ứng.
 6. Biện pháp 6: Tổ chức các hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ.
 6.1, Trong giờ hoạt động học:
 Trong các hoạt động học của trẻ hoạt động nào cũng rất cần thiết. Tuy nhiên trong số đó hoạt động vận động theo nhạc được đánh giá là hoạt động khá quan trọng trong hoạt động học. Bởi đó là thời gian thu hút sự tập trung của trẻ cao nhất. Đó còn là hoạt động đòi hỏi giáo viên đầu tư cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng như hình thức tổ chức hoạt động 1 cách công phu và tỉ mỉ nhất.
 Để tổ chức được hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ tôi đã làm như sau: 
 Sau khi ổn định tổ chức. Tôi cho trẻ ôn lại bài hát để trẻ nhớ lại lời, tính chất, giai điệu của bài hát dưới 1 số hình thức như: Cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc để trẻ nhớ lại bài hát; Cô hát 1 đoạn nhạc trong bài hát kết hợp nhạc để trẻ đoán bài hát.
 Khi dạy trẻ vận động có thể phân làm 2 loại: Vận động theo nhịp, phách, tiết tấu chậm.Vận động minh họa theo lời bài hát và múa.
 - Đối với vận động theo nhịp, phách, tiết tấu chậm:
 + Đầu năm: Sau khi ôn lại bài hát, cô sẽ giới thiệu với trẻ cách vận động theo phách, nhịp, tiết tấu là cách vận động như thế nào? Sau đó cô vỗ tay mẫu cho trẻ quan sát 2 lần. Lần 1: Cô hát và vỗ tay không nhạc cho trẻ quan sát. Lần 2: Cô vừa vận động vừa giải thích cho trẻ hiểu cô vỗ tay bắt đầu vào từ nào và cứ vỗ như vậy kết thúc ở từ nào. Sau khi làm mẫu cô và trẻ cùng vận động 2 - 3 lần, mời tổ, nhóm, cá nhân lên vận động kết hợp sử dụng dụng cụ âm nhạc (Trong khi trẻ vận động cô chú ý quan sát sửa sai khi trẻ vỗ chưa đúng hoặc trẻ không vỗ). Cuối cùng cho cả lớp vận động và hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả mà trẻ được học vận động.
 + Giữa năm, cuối năm học: Cô không giới thiệu cách vận động nữa mà sẽ hỏi trẻ cách vận động và trẻ sẽ ôn lại cách vỗ tay. Các bước làm mẫu cũng giống như đầu năm. Khác ở phần trẻ thực hiện, sau khi mời tổ, nhóm, cá nhân lên vận động cô có thể nâng cao vận động cho trẻ bằng cách hướng trẻ sử dụng các bộ phận trên cở thể để vận động theo nhịp, phách và tiết tấu.
 - Đối với vận động múa minh họa theo lời bài hát: Sau khi ôn lại bài hát cô làm mẫu cho trẻ quan sát 2 lần. Hỏi trẻ cô đã vận động những động tác nào? Những động tác khó cô nhấn mạnh cho trẻ nhớ và hiểu. Sau đó cô làm lại cho trẻ hiểu các động tác kết hợp nhạc. Cô cho trẻ thực hiện cả lớp 1 - 2 lần, mời tổ, nhóm, cá nhân lên vận động (Trong khi trẻ vận động cô chú ý quan sát sửa động tác cho trẻ). Cuối cùng cho cả lớp vận động và hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả mà trẻ được học vận động.
 (Lưu ý: Khi trẻ vận động cô nhắc nhở trẻ các kỹ năng khi lên biểu diễn trước lớp như: Khi lên biểu diễn phải chào khán giả, thể hiện cảm xúc của mình với bài hát ra sao) 
 *KÕt qu¶ nh­ sau:
 Sau khi thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy đa số các cháu đều nắm chắc được các cách vận động và hứng thú tham gia hoạt động đặc biệt khi sử dụng các dụng cụ âm nhạc trẻ rất thích thú. Điều này cũng giúp tôi rất nhiều với những tiết học sau vì các cháu đã được học nên tiếp thu bài rất nhanh và hiểu cũng rất nhanh.
Ảnh minh họa 3: Các cháu vận động theo nhạc sử dụng mõ dừa và múa phụ họa trong giờ học
Ảnh minh họa 4: Các cháu sử dụng kèn lá chuối để vận động theo nhạc 
trong giờ học
 6.2, Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi:
 Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo không những được hoạt động trên tiết học mà các hoạt động của trẻ còn được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Bởi dạy mọi lúc mọi nơi vừa để cho trẻ làm quen với kiến thức mới, vừa giúp trẻ ôn luyện củng cố những kỹ năng mà trẻ đã được học, vừa để nâng cao, rèn thêm những cháu yếu và bồi dưỡng thêm cho cháu có năng khiếu. Tôi đã tổ chức như sau:
 - Giờ đón trả trẻ: Tôi cho trẻ nghe băng nhạc của các bạn thiếu nhi biểu diễn trên ti vi để trẻ cảm nhận nhịp điệu, giai điệu và thuộc lời ca của bài hát. Điều đó sẽ giúp tôi rất nhiều khi tôi dạy trẻ vận động vào tiết học. 
 - Trong giờ hoạt động góc: Tôi tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức biểu diễn ở góc âm nhạc. Một số bạn sẽ ngồi làm khán giả còn một số bạn sẽ làm nghệ sĩ lên biểu diễn. Khi lên biểu diễn các bạn sẽ chọn đạo cụ là các đồ dùng đồ chơi ở góc âm nhạc kết hợp với những động tác mà cô đã dạy đễ biểu diễn cho các bạn xem. Bên cạnh đó trẻ cũng được chơi ở góc mở đó là trò chơi zích zắc: Trẻ sẽ thả bánh xe để chọn dụng cụ và bài hát để biễu diễn theo chủ đề mà trẻ đang học.
 - Trong giờ ngủ: Tôi cho trẻ nghe những bản nhạc không lời nhẹ nhàng tình cảm giúp trẻ vừa cảm nhận giai điệu, nhịp điệu của bản nhạc vừa đi vào giấc ngủ 1 cách nhẹ nhàng. Điều đó sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn.
 - Tích hợp trong các hoạt động học và những hoạt động khác: Đối với hoạt động học để thu hút sự chú ý của trẻ khi bắt đầu tiết học. Ở phần ổn định tổ chức, tôi cho trẻ vận động theo các bài hát mà tôi đã dạy để gây hứng thú cho trẻ khi bắt đầu vào học. Hoặc khi kết thúc hoạt động học tôi cho trẻ vận động theo nhạc để chuyển sang hoạt động khác một cách nhẹ nhàng.
Ảnh minh họa 5: Các cháu vận động theo nhạc trong giờ hoạt động góc
*KÕt qu¶ nh­ sau:
 Sau khi thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy đa số các cháu đều nắm chắc được các cách vận động và hứng thú tham gia hoạt động đặc biệt khi sử dụng các dụng cụ âm nhạc trẻ rất thích thú. Điều này cũng giúp tôi rất nhiều với những tiết học sau vì các cháu đã được học nên tiếp thu bài rất nhanh và hiểu cũng rất nhanh. Đồng thời trẻ được học mọi lúc mọi nơi nên trẻ nhớ bài rất lâu và tiếp thu bài học rất nhanh. Các cháu yếu cũng tiến bộ hơn tự tin hơn.
7. Biện pháp 7: Phối hợp cùng BGH, đồng nghiệp để cho trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ trong các ngày hội, ngày lễ tại trường.
 - Trong chương trình giáo dục được phép tổ chức ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non. Hoạt động này giúp hình thành ở trẻ phẩm chất đạo đức và , tư duy và kỹ năng nghệ thuật. Ngµy lÔ, ngµy héi cã c¸c ho¹t ®éng nghÖ thuËt ®a d¹ng nh­ móa, h¸t, đóng kÞch, th¬....t¹o cho trÎ niÒm phÊn khëi, vui vÎ, nh÷ng c¶m xóc míi mÎ, t¨ng c­êng kh¶ n¨ng c¶m thô ©m nh¹c, më réng nhËn thøc cho trÎ. Ngµy lÔ, héi lµ c¬ héi cho gi¸o viªn vµ trÎ trong toµn tr­êng giao l­u, ®ång thêi t¹o c¬ héi cho trÎ ®­îc n©ng cao c¸c kü n¨ng ho¹t ®éng nghÖ thuËt. TrÎ hiÓu thªm nh÷ng ®iÒu míi l¹ chØ cã trong ngµy héi, lÔ ( C¸ch tr×nh diÔn, trang trÝ, ý nghÜa...) ®ång thêi cñng cè nh÷ng ®iÒu trÎ ®· được học. ChÝnh v× vËy ho¹t ®éng tæ chøc c¸c ch­¬ng tr×nh v¨n nghÖ cho trÎ vµo c¸c ngµy lÔ héi lµ kh«ng thÓ thiÕu.
 - Muốn làm được điều đó, tôi đã phối hợp với Ban giám hiệu vá các đồng nghiệp trong lớp như sau:
 + Phối hợp với Ban giám hiệu: Khi chuẩn bị tới ngày hội, ngày lễ chúng tôi chọn bài và đăng ký tiết mục văn nghệ với BGH. Sau đó đề xuất xin ý kiến của BGH đầu tư ghi đĩa và đầu tư mua nguyên vật liệu để làm đạo cụ cho tiết mục, trang phục của các cháu có thể mượn ở phòng năng khiếu hoặc đi thuê. Trước ngày biểu diễn tham mưu với BGH cho các cháu khớp sân khấu, tập thử 1 - 2 ngày để các cháu quen sân khấu không bị bỡ ngỡ khi biểu diễn.
 + Phối hợp với các đồng ngiệp trong lớp: Khi đã chọn được bài và nhạc các giáo viên trong lớp sẽ sáng tạo các động tác múa và thống nhất các động tác múa để rèn cho các cháu tập trong các ngày hội ngày lễ.
 Ví dụ: Trước nửa tháng tôi xây dựng kế hoạch cho trẻ tham gia các tiết mục văn nghệ.Tôi sẽ thống nhất với các giáo viên trong lớp về tiết mục, nhạc, đạo cụ và trang phục khi biểu diễn. Sau đó triển khai ghi đĩa nhạc, làm đạo cụ, chọn trang phục. Khi rèn trẻ các cô cho trẻ tập các động tác cơ bản trước xem khả năng của trẻ có làm được hay không sau đó mới cho trẻ tập vào các đoạn nhạc đồng thời phối hợp cho trẻ di chuyển đội hình khi biểu diễn và căn chỉnh đội hình khi trẻ tập tương ứng với sân khấu khi biểu diễn để khi biểu diễn không bị rối. Khi trẻ thuộc bài thì chuốt động tác cho trẻ và các kỹ năng biểu diễn như ra, vào, chào cũng như thái độ nghiêm túc khi tập cũng như khi biểu diễn. Hướng dẫn trẻ cách xử lý 1 số tình huống trên sân khấu như: Rơi đạo cụ, đĩa vấp, tuột giầyCách 1 - 2 ngày trước khi biểu diễn cho trẻ khớp sân khấu. Đến ngày biểu diễn, trước giờ biểu diễn các cô mặc trang phục, trang điểm cho các cháu và nhắc nhở các cháu khi lên biểu diễn.
 *KÕt qu¶ nh­ sau:
 - Sau khi thực hiện niện pháp này tôi thấy các cháu rất hồn nhiên và hứng thú tham gia các tiết mục văn nghệ, phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ con em mình tham gia văn nghệ. Về phía BGH cũng đánh giá cao các tiết mục của lớp. Đó là các tiết mục: 
 - Ngày hội bé đến trường: Tiết mục “ Thằng bờm”
 - Ngày tết trung thu: Tiết mục múa “ Thằng cuội”
 - Ngày 20 - 11: Tiết mục: múa“ Hoa bé ngoan”
 - Ngày 8 - 3: Tiết mục “ Qùa 8 - 3”
 - Ngày hội khỏe măng non ở trường: Tiết mục “ Nắng sớm”
 - Ngày tổng kết: Tiết mục múa “ Bống bống bang bang”
Ảnh minh họa 6: Tiết mục “ Nắng sớm” trong ngày hội khỏe măng non
Ảnh minh họa 7: Tiết mục múa “ Thằng cuội” trong ngày tết trung thu.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
 Sau một năm áp dụng các biện pháp trên, tôi đã thu được kết quả như sau:
 - Đã xây dựng được kế hoạch tổ chức vận động theo nhạc cho trẻ hợp lý phù hợp với từng chủ đề.
 - Bản thân và các cô giáo ở lớp đã có thêm kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ.
 - Có nhiều kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các góc chơi và các hoat động khác.
 - Số lượng đồ dùng đồ chơi tăng hơn nhiều so với đầu năm
STT
Đồ dùng - đồ chơi 
Số lượng
1
Xắc xô,xúc xắc
20 cái
2
Trống cơm
10 cái
3
Trống con
10 cái
4
Trống lắc
10 cái
5
Song loan
10 cái
6
Kèn lá chuối
10 cái
7
Phách tre
10 đôi
8
Mõ dừa
20 cái
 - Phụ huynh rất hào hứng để sẵn sàng phối hợp cùng cô giáo trong việc nâng cao chất lượng cho hoat động như: Cung cấp nguyên vật liệu, phế liệu để làm đồ dùng đồ chơ
 - Đa số trẻ thích tham gia hoạt động, có ý thức tự giác, hứng thú và biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp, chơi rất tích cực. Trẻ biết sử dụng các đồ dùng khéo léo hơn, vận động linh hoạt hơn. Đặc biệt những cháu nhút nhát đã tự tin tham gia các hoạt động hơn. 
Kết quả khảo sát cuối năm:
STT
Nội dung khảo sát
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Vỗ, gõ đệm, vận động theo phách
35/61
57.3
22/61
36
4/61
6.5
0
2
Vỗ, gõ đệm, vận động theo nhịp
39/61
64
13/61
21.3
9/61
14.7
0
3
Vỗ, gõ đệm, vận động theo TTC
40/61
65.5
15/61
24.5
6/61
9.8
0
4
Vận động minh họa theo lời bài hát
31/61
50.8
25/61
41
5/61
8.1
0
5
Múa
28/61
46
24/61
39.3
9/61
14.7
0
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. KẾT LUẬN:
 Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ.
 Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học
Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả nhất định. Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi giúp chúng ta thấy rõ khả năng, năng lực cảm thụ của trẻ. Dựa trên các đặc điểm đó , chung ta hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn.
 Để hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ tốt phải có một quá trình sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay hải đảo xa xôi. Trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện. Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, tắm mình trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc. 
 Qua “Kinh nghiệm nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp” tôi nhận thấy rằng trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi rất thích, hứng thú, và có khả năng vận động theo nhạc rất tốt. Từ đó có thể đề ra và vận dụng những biện pháp phù hợp với khả năng hình thành kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ.
 Xuất phát từ quan điểm đổi mới giáo dục âm nhạc, cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt , gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho tất cả trẻ được tham gia. Cô giáo là người sáng tác đem âm nhạc đến cho trẻ. Nếu làm tốt những điều trên đây, tôi tin rằng năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cụ thể là khả năng vận động theo nhạc của trẻ thông qua tiết dạy cho trẻ sẽ khá hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp , yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cái đẹp. Như vậy, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ nói chung và nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi nói riêng, đòi hỏi người giáo viên phải:
 - Nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp bộ môn.
 - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
 - Nghiên cứu, học tập, rèn luyện để có kến thức âm nhạc.
 - Luôn học tập, sáng tạo, rèn luyện để thể hiện thật hấp dẫn và phù hợp với trẻ.
 - Phải biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc, đặc điểm khả năng vận động, cơ quan phát âmđể có phương pháp dạy thích hợp.
 - Tạo môi trường giáo dục âm nhạc phong phú. Sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả. Biết khai thác những nội dung, thông tin cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
 - Linh hoạt sử dụng đa dạng hoá các hoạt động cho trẻ đỡ nhàm chán và làm tăng sự tích cực hoạt động của trẻ.
 - Phải biết truyền đạt chính xác, hấp dẫn, truyền cảm để thu hút, hấp dẫn trẻ.
 - Thường xuyên rèn luyện kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
 - Luôn khuyến khích, động viên, tạo cho trẻ niềm say mê hoạt động.
 - Phối kết hợp với phụ huynh để trao đổi, thống nhất quan điểm giáo dục.
III. KHUYẾN NGHỊ:
 - Mỗi giáo viên mầm non phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động.
 - Đề xuất với phòng giáo dục và ban giám hiệu nhà trường quan tâm tiếp tục tổ chức các hoạt động mẫu ở các trường điểm, lớp điểm để nhiều giáo viên trong trường và các trường bạn tham dự.
 - Trên đây là một số biện pháp nhỏ của tôi đã áp dụng tại lớp trong việc nâng cao chất lượng hoạt động góc. Kính mong quý cấp trên và đồng nghiệp có ý kiến đóng góp để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc tổ chức các hoạt động của mình.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Tứ Hiệp, ngày 20 tháng 04 năm 2013	Tôi xin cam kết đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
 Đặng Thị Ngọc Mơ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang
1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận
3
3
 II. Cơ sở thực tiễn
3
1. Mô tả thực trạng
3
2. Thuận lợi	
4
3. Khó khăn
4
 III. Các biện pháp
4
1. Biện pháp 1: Khảo sát – đánh giá.
4
2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng chủ đề.
6
3. Biện pháp 3 : Nghiên cứu, sáng tạo động tác minh hoạ, múa theo lời bài hát.
10
4. Biện pháp 4: Xây dựng góc âm nhạc, làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo.
12
5. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy trẻ vận động theo nhạc.
15
 6. Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ.
16
 7. Biện pháp 7: Tham mưu với BGH, phối hợp với đồng nghiệp cho trẻ tham gia vận động theo nhạc trong các ngày hội, ngày lễ ở trường.
19
 IV. Kết quả đạt được
20
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
22
 I. Kết luận chung
22
 II. Bài học kinh nghiệm
22
 III. Khuyến nghị
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. Lê Thị Đức - Lý Thu Hiền - Phạm Thị Hòa ( Đồng chủ biên): Các hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
 2. Lý Thu Hiền - Phạm Thị Hòa ( Đồng chủ biên): Tuyển chọn các bài hát cho trẻ mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (Đồng chủ biên): Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non - Mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi - xuất bản tháng 10 năm 2009.
 4. Vũ Tuấn Anh - Trần Thị Thu Dung (Đồng chủ biên): Giáo án hoạt động âm nhạc - Nhà xuất bản Hà Nội năm 2009.

File đính kèm:

  • docxKinh nghiem nang cao chat luong van dong theo nhac cho tre mau giao nho - Ngọc Mơ.docx
Sáng Kiến Liên Quan