Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chấm - Trả bài môn Ngữ văn

Mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ta là “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”. Đặc biệt, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc đào tạo để học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ, thể chất là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng.

Môn ngữ văn có vị trí rất quan trọng trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông. Nó góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương gia đình bạn bè; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó chính là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo; bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân thiện mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn cấp II ở trường THPT Khánh Hưng, tôi luôn luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao được chất lượng của bộ mộn cho phù hợp với xu thế đi lên của xã hội ? Qua nhiều năm giảng dạy ở tất cả các khối lớp cũng như các đối tượng học sinh khác nhau, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp và tự rút ra được một số kinh nghiệm nhất định cho bản thân mình đặc biệt là kinh nghiệm chấm, trả bài cho học sinh. Tôi hi vọng rằng bằng những kinh nghiệm đó, mình có thể đóng góp một phần nhỏ bé để phục vụ cho sự nghiệp giaó dục của tỉnh nhà ngày càng phát triển.

 

doc9 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3432 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chấm - Trả bài môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU
TRƯỜNG THPT KHÁNH HƯNG
	 ----- ab -----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM
CHẤM - TRẢ BÀI MÔN NGỮ VĂN
ĐỀ TÀI THUỘC LĨNH VỰC : NGỮ VĂN
NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI : LÊ THỊ HOÀN
CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN
ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THPT KHÁNH HƯNG
Khánh Hưng, ngày 02 tháng 04 năm 2009
Sáng
kiến
Kinh
nghiệm
A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ta là “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”. Đặc biệt, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc đào tạo để học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ, thể chất là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
Môn ngữ văn có vị trí rất quan trọng trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông. Nó góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương gia đình bạn bè; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó chính là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo; bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân thiện mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn cấp II ở trường THPT Khánh Hưng, tôi luôn luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao được chất lượng của bộ mộn cho phù hợp với xu thế đi lên của xã hội ? Qua nhiều năm giảng dạy ở tất cả các khối lớp cũng như các đối tượng học sinh khác nhau, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp và tự rút ra được một số kinh nghiệm nhất định cho bản thân mình đặc biệt là kinh nghiệm chấm, trả bài cho học sinh. Tôi hi vọng rằng bằng những kinh nghiệm đó, mình có thể đóng góp một phần nhỏ bé để phục vụ cho sự nghiệp giaó dục của tỉnh nhà ngày càng phát triển.
 Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nghôn ngữ là chất liệu tạo nên tác phẩm nên, nó mang tính thẩm mĩ, tính hình tượng và phong cách riêng. Để truyền thụ được kiến thức cơ bản và đạt được những mục đích nhất định thì mỗi giáo viên cần chọn cho mình một phong cách riêng, thao tác riêng dựa trên cái chunh nhất định đã có. Dạy văn cũng như nhiều bộ môn khác có nhiều phương pháp. Phương pháp giảng dạy nào cũng có điểm mạnh, điểm hạn chế riêng, không có phương pháp nào là tối ưu. Vấn đề là người dùng nó biết lựa chọn, biết phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp; sử dụng đúng lúc, đúng chỗ phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của học sinh để tạo ra hiệu quả cao nhất của giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ và phải có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp. trong đó khâu chấm, trả bài có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học ngữ văn.
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1.Cơ sở lý luận.
Văn học là nhân học, học văn tức là học làm người. vì vậy, đây là môn học có vị trí rất quan trọng trong hệ thống các môn học trong nhà trường phổ thông. Việc giảng dạy môn học này theo hướng tích hợp đã được thực hiện trong 
hơn 7 năm nay. Và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông được đặt ra cấp bách, cần thiết hơn bao giờ hết để phù hợp với nội dung chương trình, với xu thế đi lên của xã hội và cuộc vận động “ Hai không ” của Bộ giáo dục.
Cũng như bất kì môn học nào trong nhà trường, môn văn có nội dung, phương pháp, phương tiện riêng mà các mặt đó bao giờ cũng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Môn học này vừa mang tính khoa học nhưng lại vừa mang tính nghệ thuật cao. Đặc biệt, người giao viên có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các phương pháp hợp lý, phù hợp với sự nhận thức của học sinh để tạo hứng thú học tập của các em. Kết quả học văn được thể hiện rõ qua việc các em biết tạo lập văn bản theo đúng thể loại, yêu cầu nhất định, tức là qua bài kiểm tra. Do đó, chấm, trả bài là một khâu vô cùng quan trọng trong việc đánh giá học sinh.
 2. Cơ sở thực thực tế.
 Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Khánh Hưng nói riêng và nhiều trường khác trong hyuện nói chung, tôi thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc chấm, trả bài. Một số giáo viên chấm bài cẩu thả theo kiểu “ tranh thủ”, vừa chấm vừa nói chuyện, nhận xét chung chung hoặc rất ngại phêDẫn đến tình trạng các em viết văn ngày càng kém; tất nhiên có cả sự ảnh hưởng của trào lưu xã hội chú trọng các môn tự nhiên hơn. Một số giáo viên thực hiện giờ trả bài rất qua loa không đúng trình tự, thậm chí còn dạy chèn các tiết khác vào giờ này khiến cho các em mất trật tự hoặc coi thường giờ trả bài. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng trên ? Bài viết này tôi xin đề cập tới kinh nghiệm chấm, trả bài Ngữ văn như thế nào để đạt hiệu quả cao. Sau đây là các kiến giải và biện pháp thực hiện: 
 2.1 Chấm bài.
Chấm bài là một công việc hết sức vất vả, phức tạp nhưng đầy hứng thú. Vất vả phức tạp vì công việc này không thể kết thúc nhanh chóng trong vòng vài tiếng đồng hồ. Trong quá trình chấm, giáo viên phải tập trung cao độ vào bài viết của học sinh để đánh giá đúng năng lực bộ môn của từng em. Nhưng công việc này cũng rất hứng thú vì giáo viên thu hoạch được sản phẩm của học sinh và đó cũng là sản phẩm tinh thần của mình sau một khoảng thời gian nhất định; được nghenhững lời thủ thỉ tâm tình của các em, vui buồn đồng cảm cùng các emĐể việc chấm bài đạt kết quả tốt, giáo viên cần phải làm như thế nào ? 
 a.Xác định thái độ chấm bài.
Trước hết, đó là thái độ nghiêm túc khách quan. Việc chấm bài cần phải lên lịch cụ thể, có thời gian dài, chứ không phải là chấm tranh thủ, xen kẽ trong các giờ ra chơi hay vừa chấm vừa nói chuyên. Trong quá trình chấm giáo viên phải có sự đánh giá công bằng không nên vì ác cản hay thiện cảm cá nhân mà cho điểm một cách tùy tiện thiếu chính xác. Nếu chấm qua loa thiếu khách quan thì giáo viên vô tình đã đánh mất niềm tin đối với học sinh và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em chán học văn, làm văn.
Tiếp theo là thái độ tôn trọng bài làm của học sinh. Bài kiểm tra là thành quả lao động nặng nhọc của các em, là sản phẩm tinh thần của các em. Bởi vậy khi chấm bài, người giáo viên phải thực sự trân trọng thành quả đó. Sự trân trọng này 
thể hiện ở chỗ giáo viên không nên gạch xóa một cách tùy tiện, không ghi lời nhận xét cẩu thả, thiếu cân nhắc, không phê học sinh những lời nhận xét phũ phàng, miệt thịNhưng cũng không nên vì né tránh điều này mà giáo viên không phê, không chữa lỗi. Cả hai thái độ trên đều không tôn trọng học sinh.
Trong khi ghi lời nhận xét, giáo viên không nên chỉ ghi những nhược điểm mà cần chỉ ra những ưu điểm dù là nhỏ nhất. Nó giúp cho các em thấy được những cái được và chưa được trong bài làm của mình để mà rút kinh nghiệm cho những bài làm sau tốt hơn.Bởi vậy, giáo viên cần biết khen chê đúng lúc, đúng chỗ đúng mức. Sự yêu thương, thái độ ân cần, lời khen ngợi động viên kịp thời sẽ giúp các em có nghị lực cố gắng vươn lên và hứng thú, say mê hơn trong học tập nói chung và học văn nói riêng.
Tâm lý chung của các em học sinh là sau mỗi lần nộp bài kiểm tra đều rất hồi hộp chờ mong giờ thầy cô giáo trả bài để biết được thành quả lao động của mình đạt được đến đâu. Cho nên dù bận đến đâu đi chăng nữa, giáo viên cũng không nên trả bài sai hẹn làm các em học sinh thất vọng, mất sự hứng thú. Những em đạt điểm cao sẽ rất phấn khởi là lẽ đương nhiên, song những em đạt điểm chưa cao nếu nhận được những lời động viên khích lệ kịp thời của các thầy cô giáo chắc hẳn cũng rất hài lòng tự tin trong những bài viết sau. Bởi vậy lời phê của mình, giáo viên cần cân nhắc lựa chọn cho thích hợp với từng bài viết và đó là cả một nghệ thuật của người thầy giáo.
 b. Phương pháp chấm bài.
Trong khâu chấm bài, ngoài vấn đề quan điểm thái độ như đã nói ở trên còn có vấn đề phương pháp. Có phương pháp tốt thì việc chấm bài mới đạt được hiệu quả cao.Theo tôi có thể chia việc chấm bài thành ba bước.
 * Bước chuẩn bị.
 Trước khi bắt tay vào chấm bài, giáo viên cần có sự chuẩn bị . Đây là bước giáo viên dựa vào mục tiêu cần đạt, nội dung cụ thể của từng đề, trình độ học sinh cụ thể của từng lớp mà lập biểu điểm cho bài chấm càng chi tiết, cụ thể càng tốt. Xu hướng hiện nay trong việc xây dựng biểu điểm là mang tính chất định tính chứ không phải định lượng. Việc xây dựng biểu điểm như thế nào là phụ thuộc vào yêu cầu của mỗi đề nhưng phải giúp giáo viên đánh giá chính xác, công bằng bài làm của học sinh. Ta có thể chia biểu điểm thành hai phần, phần nội dung và phần hình thức.
Phần nội dung.
- Có triển khai đầy đủ chính xác các vấn đề mà đề bài yêu cầu không? Mức độ sâu sắc của vấn đề được trình bày trong bài làm như thế nào?
- Có biết xây dựng các tiểu chủ đề sát đề, xa đề? Có bao nhiêu tiểu chủ đề trùng lặp nhau ? 
- Mức độ sai sót kiến thức? có bao nhiêu lỗi nặng? Bao nhiêu lỗi thuộc kiến thức văn học? Xã hội, lịch sử?
- Nội dung có điểm nào đặc sắc, đáng biểu dương?
Phần hình thức.
 - Có đúng với kiểu bài mà đề yêu cầu hay không?
- Bố cục bài viết có hợp lý, cân xứng không? Kết cấu bài viết như thế nào?
- Cách hành văn có trong sáng không? Hay, dở như thế nòa? Những chỗ có ý mà không biết cách diễn đạt? Những chỗ diễn đạt cầu kì mà sáo rỗng? Hình ảnh dùng đúng, dùng sai?
- Sử dụng từ ngữ như thế nào? Những từ dùng chưa đúng? Những từ dùng độc đáo sáng tạo
-Câu sử dụng có đa dạng không? Những kiểu câu đã sử dụng? Những câu sử dụng chưa đúng?..
- Sự phân chia đoạn văn như thế nào? Kết cấu ,cách trình bày đoạn ra sao? Những đoạn viết chưa đúng, tản mạn ý
- Những lỗi chính tả trong bài viết? Lỗi nào mắc nhiều lần, tái phạm? Nguyên nhân mắc lỗi là gì?..
- Hình thức trình bày bài viết như thế nào? Chữ viết ra sao, cẩu thả hay cẩn thận?...
Trên đây là một số khía cạnh có thể được xem xét, đánh giá khi giáo viên xây dựng biểu điểm. Đây là những tiêu chí giúp giáo viên định hướng đúng đắn trong quá trình chấm bài.
* Bước chấm bài:
Dựa vào biểu điểm đã xây dựng, giáo viên lần lượt chấm từng bài. Chỗ nào viết tốt hoặc chưa tốt giáo viên nên đánh dấu theo quy ước riêng của mình. Có thể ghi vài lời nhận xét ngắn gọn chân thành bên lề giấy hoặc gạch cẩn thận dưới những điểm được khen hay bị chêLời ghi bên lề cần hết sức chân phương dễ đọc, không nên gạch bừa bãi trong bài làm của học sinh mà không ghi rõ lý do. Bài nào có điểm đáng lưu ý, giáo viên cần ghi vào sổ tay để tiện làm tư liệu.
Sau khi chấm xong, bước tiếp theo là ghi lời nhận xét và cho điểm. Nhận xét cần ghi cụ thể, tránh ghi chung chung, hời hợt để khích lệ được sự cố gắng của các em. Trong lời nhận xét, giáo viên ghi cả những ưu điểm và nhược điểm của từng bài viết. Lời phê nên ghi rõ ràng sạch sẽ, tránh tẩy xóa, dùng mực cùng màu với bài viết của học sinh. Ngôn từ phải chuẩn mực tránh những lời lẽ thô thiển, miệt thị mà ảnh hưởng tới nhân cách, tâm lý các em. Điểm của bài viết cần chính xác, phù hợp với lời phê; Tránh trường hợp lời phê một đằng, điểm một nẻo sẽ gây ra sự hoài nghi hoặc ý thức tự ti, tự đại không khích lệ được sự nỗ lực vươn lên của các em trong những bài làm sau.
* Bước tổng kết : 
 Đây là bước khép lại quát trình chấm bài nhưng lại chuẩn bị cho một quá trình mới – quá trình trả bài. Bởi vậy, việc tổng kết càng cẩn thận, chu đáo bao nhiêu thì giờ trả bài càng đạt hiệu quả bấy nhiêu. Sau khi đã chấm xong tất cả các bài, dựa vào việc ghi chép của mình, giáo viên nên có bảng tổng kết chung cho cả lớp. Bảng này nên chia làm hai phần : Phần nhận xét chung những ưu điểm, nhược 
điểm về nội dung, hình thức và phần nhận xét, dẫn chứng cụ thể. Ta có thể nêu dẫn chứng cụ thể ở những khía cạnh sau :
Kiến thức : Đầy đủ, chính xác, sai lệch
Triển khai chủ đề : Hợp lí, không hợp lí, sát đề, xa đề, lạc đề
Bố cục kết cấu : Cân xứng, không cân xứng, chặt chẽ, lỏng lẻo
- Hành văn : Trong sáng, trôi chảy, giàu hình ảnh
Từ ngữ : Sai nghĩa, sáng tạo, độc đáo
Câu : Sai ngữ pháp, kiểu câu 
Đoạn : Không hợp lí, liên kết đoạn chưa đúng
Cách trình bày : Sạch sẽ, cẩu thả, cẩn thận
Việc nêu dẫn chứng như thế nào là tùy thuộc vào kết quả bài làm, tùy thuộc vào mục tiêu của từng bài kiểm tra mà giáo viên đặt ra cho học sinh. Dù sao thì những ghi chép để chuẩn bị tổng kết càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì hiệu quả của giờ trả bài càng tốt bấy nhiêu.
 2.2 Trả bài.
Trả bài là giờ thông báo kết quả học tập, đánh giá sản phẩm tinh thần của học sinh. Vì vậy, giờ trả bài học sinh hết sức hồi hộp mong chờ và chú ý. Giờ trả bài cũng như giờ viết bài không phải là những giờ nghỉ giải lao, nghỉ ngơi đối với giáo viên, không phải là những giờ “đệm”. Vì thế, ta không thể tiến hành giờ trả bài một cách tùy tiện. Trả bài cũng không phải là hoạt động hoàn lại bài cho các em và công bố điểm. Mà giờ trả bài là hoạt động đúc rút kinh nghiệm, phân tích cái hay cái giở, thấy được chỗ mạnh chỗ yếu chung của lớp và riêng bản thân từng học sinh để các em rút kinh nghiệm, có hướng sửa chữa vươn lên ở những bài sau. Giờ trả bài nếu được tiến hành một cách nghiêm túc, có sự chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ cũng sẽ lôi cuốn, thu hút đựơc học sinh hào hứng học tập và sẽ tạo được sức bật tốt cho bài làm sau. Do đó, giờ trả bài phải có một tiến trình hợp lí. Theo tôi ta nên đi những bước như sau :
 - Thông báo việc trả bài sẽ tiến hành vào thời gian nào để học sinh chuẩn bị tâm thế.
 - Đọc lại đề bài phần trắc nghiệm rồi hướng dẫn các em tìm ra đáp án đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
 - Chép lại đề bài phần tự luận lên bảng sau đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề, tìm ý, lập dàn ý mẫu Hiện nay, trong phương pháp dạy học tích cực, ta chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Nói như vậy không có nghĩa là thủ tiêu vai trò của việc làm này. Xét về khía cạnh tích cực thì dàn bài mẫu có ý nghĩa như một giáo cụ trực quan giúp các em có những thao tác kinh nghiệm và định hướng đúng đắn về yêu cầu của đề tránh tình trạng lạc đề và từ đó có thể tự đối chiếu, đánh giá bài làm của mình một cách khách quan.
Dựa vào việc phân tích trên, giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh trên cơ sở đã chuẩn bị trước trong bảng tổng hợp chung. Những ưu điểm, nhược điểm chung của cả lớp về nội dung và hình thức, những em có sự tiến bộ vươn lên rõ rệt giáo viên nên chỉ rõ.
Nêu dẫn chứng cụ thể về các ưu, khuyết điểm trên. Đối vơi nhhững ưu điểm, giáo viên nên trích đọc từng dẫn chứng minh họa cho phù hợp với nhận xét của mình. Chỗ naò học sinh viết tốt, giáo viên nêu tên học sinh cụ thể vì đây cũng 
là một hình thức động viên khích lệ các em. Với những nhược điểm của học sinh, giáo viên nên đọc dẫn chứng và hướng dẫn các em sửa sai.
 - Không phải tất cả những lỗi sai đều cần phân tích để sửa vì làm như vậy sẽ mất thời gian và cũng không thật cần thiết. Giaó viên nên phân loại lỗi và chỉ tập trung vào việc sửa những lỗi điển hình phổ biến để học sinh rút kinh nghiệm. Ta không nên nêu tên cụ thể tên học sinh mắc lỗi trước lớp vì có thể bạn bè sẽ chế diễu, đàm tiếu không tốt, giờ học có thể sẽ mât trật tự và học sinh đó chắc chắn mang cảm giác buồn bã, xấu hổ, tâm lí tự ti chán chường suốt giờ học, buổi học hôm đó và có thể trạng thái tâm lí này sẽ gây những “cú sốc” ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập của các em.
Việc phân tích, sửa chữa lỗi ta có thể tiến hành lần lượt theo thứ tự : Kiến thức, bố cục, phương pháp làm bài, cách hành văn,dùng từ,viết câu sử dụng hình ảnh, chính tảCần tránh tình trạng phân tích và sửa tràn lan nhiều mà không chắc, rộng mà không sâu.
 Giaó viên đọc một đoạn mở bài hay, một đoạn kết bài hay và nếu còn thời gian đọc một bài viết hay trong số những bài làm của học sinh. Khi đọc xong, giáo viên nên có những lời bình ngắn gọn để học sinh thấy được những chỗ hay đó.
 Công bố kết quả khái quát từng loại điểm theo tỉ lệ phần trăm rồi trả bài cho học sinh.
 Học sinh đọc lại bài viết của mình, đọc lời phê của giáo viên xem lại những lỗi sai và tự sửa. Nếu học sinh nào có thắc mắc hoặc cần hỏi điều gì thì giáo viên trao đổi trực tiếp với em đó. Giữa những em trong cùng bàn hoặc cùng nhóm có thể trao đổi bài cho nhau đọc để rút kinh nghiệm.
 Sau khi học sinh không còn thắc mắc gì, giáo viên mới lấy điểm vào sổ. 
C. PHẦN KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Sau 5 năm thực hiện các bước chấm trả bài như trên ở các khối lớp 7, 9 đã góp phần nâng cao chất lượng, kết quả đạt được là rất khả quan thể hiển rõ qua những năm học gần đây: Năm học 2005-2006 số học sinh trên trung bình môn ngữ văn khối 7,9 là 77%. Năm học 2006- 2007 là 82 %, năm học 2007-2008 là 85%. Gần đây nhất năm học 2008 - 2009 có 2 học sinh giỏi vòng huyện. 
Trên đây là kinh nghiệm chấm, trả bài trong môn ngữ văn đã được tôi trải nghiệm đúc kết, rút ra từ việc trực tiếp giảng dạy của bản thân mình trong nhiều năm. Thiết nghĩ mọi phác thảo cho một quy trình chấm, trả bài chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất khi mà thực tiễn khẳng định. Tạo được hứng thú học tập của học sinh trong giờ trả bài thực sự là một việc làm nan giải. Và việc đổi mới phương pháp là quá trình lâu dài không thể tiến hành một sớm, một chiều. Nó đòi hỏi người thầy phải có năng lực chuyên môn tốt, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, tận tâm với nghề. Do đó, mỗi giáo viên nói chung và giáo viên dạy văn nói riêng cần 
cố gắng nhiều hơn nữa; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ; không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả môn học góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới của ngành, của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Bài viết này 
chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong được sự góp ý, nhận xét của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Xin chân thành cảm ơn !
	Khánh Hưng ngày 02 tháng 04 năm 2009
 	 Người viết 
 	 Lê Thị Hoàn
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 - Đề tài: “KINH NGHIỆM CHẤM, TRẢ BÀI MÔN NGỮ VĂN”.
- Tác giả: LÊ THỊ HOÀN 
Tổ chuyên môn: Văn-Sử-GDCD
Trường THPT Khánh Hưng
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp 
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo
- Đặt vấn đề
- Biện pháp 
- kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo 
Xếp loại chung:
 Ngày tháng 4 năm 2009
 Tổ trưởng
Xếp loại chung:.
 Ngày tháng 4 năm 2009
 Hiệu trưởng
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:.
 Ngày  tháng  năm 2009 
 GIÁM ĐỐC

File đính kèm:

  • docSKKN - LE THI HOAN.doc
Sáng Kiến Liên Quan