Sáng kiến kinh nghiệm Kích thích hứng thú học tập của học sinh thông qua việc sử dụng các công cụ tư duy khi dạy chương "Thành phần hóa học của tế bào" - Sinh học 10 THPT

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có vai

trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm

được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu

đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp

học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.

Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý

phức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như

trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Có nhiều quan điểm khác nhau về hứng

thú, thậm chí trái ngược nhau.

a. Trên thế giới.

Theo I.PH. Shecbac, nhà tâm lý họcphương tây cho rằng, hứng thú là thuộc

tính bẩm sinh vốn có của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm

của con người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan.

Theo Annoi, nhà tâm lý học người Mỹ hứng thú là một sự sáng tạo của tinh

thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào.

W.James một nhà tâm lý học và triết học tiên phong người Mỹthì cho rằng

hứng thú là một trường hợp riêng của thiên hướng biểu hiện trong xu thế hoạt động

của con người như là một nét của tính cách.

A.G.Côvaliốp coi hứng thú là sự định hướng của cá nhân, vào một đối tượng

nhất định, tác giả đã đưa ra một khái niệm được xem là khá hoàn chỉnh về hứng

thú “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý

nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó” .

pdf40 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kích thích hứng thú học tập của học sinh thông qua việc sử dụng các công cụ tư duy khi dạy chương "Thành phần hóa học của tế bào" - Sinh học 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trình Sinh học lớp 10 - THPT. 
Chương “ Thành phần hóa học của tế bào” gồm 4 bài, được bắt đầu từ bài 3, 
đây có thể xem là những tiết đầu của chương trình sinh học THPT. Đây là một 
chương nằm trong phần “ Sinh học tế bào”, nội dung kiến thức được giới thiệu theo 
cấp tổ chức từ Nguyên tử  Phân tử  Đại phân tử hữu cơ như cacbohidrat, lipit, 
protein và axit nucleic. Qua các bài học của chương này, học sinh sẽ thấy được đặc 
điểm của sự sống ở cấp độ tế bào là do đặc điểm của các đại phân tử cấu tạo nên tế 
bào qui định. Sự tương tác của các đại phân tử bên trong tế bào tạo nên sự sống. Tuy 
nhiên, đặc điểm của các đại phân tử hữu cơ lại được qui định bởi các đặc điểm của 
các nguyên tố hóa học cấu tạo nên chúng và chính cấu trúc nguyên tử của các 
nguyên tố lại quyết định đặc tính lí hóa học của nguyên tố. Như vậy, sự sống không 
có gì là huyền bí mà đều chịu sự chi phối của các qui luật lí hóa. “ Sinh học tế bào” 
có tầm quan trọng rất lớn trong chương trình sinh học THPT, là một trong những 
lĩnh vực mũi nhọn của khoa học nói chung và của sinh học nói riêng, là phần có 
nhiều kiến thức lí thuyết, bài tập trong các bài thi tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng, thi 
học sinh giỏi Nắm chắc phần “ Sinh học tế bào” sẽ góp phần rất lớn vào việc 
trang bị cho học sinh những hiểu biết thực tế về thế giới sống, ứng dụng của sinh 
học trong cuộc sống, trang bị kiến thức để học sinh tham gia các kì thi v.v 
Nội dung kiến thức cụ thể như sau: 
Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước: Bài này giới thiệu các nguyên tố chính 
cấu tạo nên tế bào, vai trò của nguyên tố vi lượng, đại lượng, phân biệt được 
nguyên tố vi lượng, đại lượng; nắm được cấu trúc hóa học của phân tử nước và giải 
thích được vai trò của nước đối với tế bào. Thông qua bài học để vận dụng kiến 
thức giải thích một số hiện tượng trong thực tế cuộc sống như việc bảo quản thức 
ăn, bảo quản nông sản hay cách uống nước để tăng cường sức khỏe, v.v... 
Bài 4. Cacbohidrat và lipit: Đây là đại phân tử hữu cơ đầu tiên học sinh được 
biết đến, ngoài việc nắm được các đại phân tử được cấu trúc từ các phân tử, phân 
tử được cấu trúc từ nguyên tử, học sinh còn liệt kê và phân biệt các loại đường 
đơn, đường đôi, đường đa, trình bày được chức năng các loại đường trong cơ thể 
sinh vật. Nắm được cấu trúc và chức năng các loại lipit, so sánh lipit với 
cacbohidrat. 
Bài 5: Protein: Protein là một đại phân tử hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt 
đối với sự sống, chiếm trên 50% khối lượng khô của hầu hết các loại tế bào. Bài 
học giới thiệu về cấu trúc và chức năng các loại protein, qua bài học học sinh phải 
phân biệt được các mức độ cấu trúc của protein, nêu được chức năng của protein 
và đưa ra được ví dụ minh họa. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc của 
 19 
protein và giải thích được ảnh hưởng của từng yếu tố đến chức năng của protein. 
Liên hệ với thực tế trong việc bảo quản protein, chế độ ăn uống hợp lí để tăng 
cường sức khỏe... 
Bài 6: Axit nucleic: Đây là phần nội dung cực kì quan trọng trong chương 
trình sinh học THPT. Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN là nội dung cốt lõi 
của di truyền phân tử. Bài học giới thiệu về thành phần hóa học của một nucleotit, 
mô tả cấu trúc phân tử ADN, ARN, chức năng của 2 đại phân tử này và so sánh 
tìm ra được điểm giống nhau, khác nhau của ADN và ARN. Mặc dù trong bài này 
ADN và ARN chỉ được giới thiệu là các đại phân tử hữu cơ mà chưa đi vào cơ chế 
di truyền ở cấp phân tử nhưng đây là kiến thức cơ bản, nền tảng cho phần di truyền 
ở lớp 12. 
Về mặt kiến thức, hiểu rõ về các thành phần hóa học của tế bào có ý nghĩa rất 
lớn trong chương trình di tryền học. Không chỉ là kiến thức nền tảng của sinh học 
phân tử mà còn giúp học sinh dễ dàng hơn khi tiếp nhận kiến thức sinh học tế bào 
và qui luật di truyền. Kiến thức và kĩ năng phần này có mặt xuyên suốt từ đầu đến 
cuối cấp. Những kiến thức về Sinh học phân tử, sinh học tế bào là chìa khoá để giải 
quyết nhiều vấn đề thuộc hầu hết các chủ đề kiến thức về Sinh học vi sinh vật, Di 
truyền, Tiến hoáđặc biệt giải các bài tập Di truyền học. Vì vậy, bên cạnh việc 
giảng dạy các kiến thức Sinh học phân tử, việc dạy cho học sinh cách học, cách ôn 
tập, cách ghi nhớ khắc sâu kiến thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng 
cao chất lượng dạy học nhiều nội dung Sinh học khác ở trường THPT. Mặt khác, 
nội dung này được dạy từ những tiết đầu của chương trình, nếu học sinh có hứng 
thú trong học tập ở thời điểm này sẽ tạo động lực cho quá trình phấn đấu không chỉ 
môn Sinh học mà còn có thể tạo hứng thú, tạo động lực phấn đấu cho các môn học 
khác. Ngoài ra, việc sử dụng thành thạo các công cụ tư duy còn giúp các em có 
phương pháp học khoa học, hiệu quả, áp dụng được cho tất cả các môn học khác. 
2.2. Thiết kế các công cụ tư duy khi dạy bài mới để kích thích hứng thú 
học tập. 
Hiệu quả của sử dụng các công cụ tư duy khi ôn tập kiến thức đã được các 
bạn học sinh tham gia chương trình truyền hình thực tế HỌC SAO CHO TỐT đánh 
giá rất cao. Tuy nhiên, học sinh phổ thông đa số chưa biết đến các công cụ này. Để 
đảm bảo phân phối chương trình cũng như kịp thời gian theo biên chế năm học. 
Chúng ta không có thời gian để dạy cho học sinh các công cụ tư duy cũng như 
hướng dẫn học sinh sử dụng các công cụ này. Tôi chọn phương án dạy bài mới 
bằng các công cụ tư duy, qua đó đơn giản hóa kiến thức, xác định được trọng tâm 
cốt lõi của bài, giúp các em thấy việc ghi nhớ kiến thức nhẹ nhàng hơn, tạo động 
lực cho việc tự học của mỗi học sinh. Ngoài ra, thông qua dạy bài mới, tôi đã cung 
cấp và hướng dẫn sử dụng 10 công cụ tư duy để học sinh vận dụng vào việc ôn tập, 
khắc sâu kiến thức, tự học, tự sáng tạo và được vận dụng vào việc học của nhiều 
môn học khác. 
 20 
Như chúng ta đã biết, mỗi công cụ tư duy sẽ phù hợp cho loại kiến thức, mỗi 
kiểu lĩnh hội, chiếm lĩnh và ghi nhớ kiến thức nhất định. Vậy sử dụng loại công cụ 
nào cho mảng kiến thức nào thì giáo viên phải nghiên cứu, cân nhắc để lựa chọn kĩ 
lưỡng. Có như vậy học sinh mới thấy được tác dụng của việc sử dụng công cụ tư 
duy cũng như có hứng thú trong việc sử dụng công cụ tư duy khi ôn tập bài cũ ở 
nhà. Dưới đây là 1 số ví dụ: 
Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước. Trước hết chúng ta phải xác định 
được mục tiêu của bài dạy. Từ các mục tiêu cụ thể để lựa chọn và sử dụng loại 
công cụ phù hơp. Theo Sinh học 10 - Sách giáo viên, sau khi học xong bài này, học 
sinh cần: 
- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên TB 
- Nêu được vai trò nguyên tố vi lượng đối với tế bào 
- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đại lượng 
- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí 
hóa của nước. 
- Trình bày vai trò của nước đối với tế bào. 
Như vậy trong bài này có các yêu cầu là: “Nêu”, “Phân biệt”, “Giải thích”, 
“Trình bày”. Sau khi xác định được mục tiêu của bài, giáo viên cần liệt kê các 
yêu cầu về mặt nhận thức, đối chiếu với phạm vi áp dụng của 10 công cụ tư duy để 
lựa chọn công cụ phù hợp. 
Ở mục I: Các nguyên tố hóa học. Học sinh cần nắm được các nguyên tố có 
trong giới hữu cơ, giới vô cơ. Tôi chọn sử dụng biểu đồ hình bướm. 
Ví dụ 1: Sử dụng biểu đồ hình bướm để phân biệt thế giới sống và không sống. 
Viết chủ đề “Thế giới vật chất” vào phần trung tâm biểu đồ, 2 cánh là thế giới 
sống và thế giới không sống, sau đó tiếp tục hoàn thiện biểu đồ bằng các đặc điểm 
của thế giới sống, thế giới không sống vào 2 bên cánh. Biểu đồ sẽ giúp HS nhìn 
nhận vấn đề từ cả 2 quan điểm trái chiều, từ đó HS sẽ hiểu sâu sắc hơn về thế giới 
vật chất xung quanh chúng ta . 
Hình 1:Biểu đồ phân biệt thế giới sống và thế giới không sống 
 21 
Ví dụ 2: Sử dụng biểu đồ Venn khi dạy phần : Nguyên tố đại lượng và vi lượng. 
Khi dạy học sinh về nguyên tố đại lượng, vi lượng tôi chọn sử dụng biểu đồ 
Venn. Biểu đồ Venn giúp liệt kê và tổng kết các điểm giống nhau và điểm khác 
nhau của nguyên tố đại lượng và vi lượng. Thông qua dạy kiến thức về nguyên tố 
đại lượng và vi lượng, GV hướng dẫn HS cách sử dụng và phạm vi áp dụng của 
biểu đồ Venn 
Hình 2: Biểu đồ Venn so sánh nguyên tố đa lượng và vi lượng 
Sau đó GV đặt câu hỏi: 
- Biểu đồ Venn thường được sử dụng trong những trường hợp nào? 
- Cách sử dụng biểu đồ Venn? 
Mục II. Nước và vai trò của nước đối với tế bào 
- GV sử dụng sơ đồ câm, sau đó cho học sinh hoàn thiện sơ đồ 
- GV dẫn dắt HS bằng câu hỏi : 
- Hãy nêu các hiểu biết của em về nước? 
- Sau đó GV liệt kê hết các chia sẻ của học sinh hiểu biết của mình về nước 
lên bảng. 
- GV đặt vấn đề: Nước là một dạng vật chất rất quen thuộc với chúng ta, tuy 
nhiên từ việc liệt kê những hiểu biết của các em về nước chúng ta thấy các nội 
dung liên quan về nước ở đây đang rất dàn trải, lộn xộn. Để có một cách nhìn khoa 
học về nước, chúng ta sẽ xem xét nước với 3 quan điểm, hoăc 3 góc nhìn như sau 
- Cho sơ đồ hình chữ Y với 3 góc nhìn: Cấu trúc, đặc tính, vai trò. 
- Yêu cầu học sinh liệt kê các ý vào 3 góc nhìn đó. 
Sau khi hoàn thiện biểu đồ, GV hướng dẫn HS khi xem xét một sự vật, hiện 
tượng cần xem xét với nhiều góc nhìn khác nhau. Với các sự vật hiện tượng có 
nhiều hơn 3 góc nhìn, chúng ta sử dụng sơ đồhình chữ X, W. 
 22 
Ví dụ 3: Sử dụng biểu đồ hình chữ Y để dạy phần: Nước và vai trò của 
nước đối với tế bào 
 Hình 3: Nước và vai trò của nước đối với tế bào 
Bài 4: Cacbohidrat và lipit 
Mục tiêu của bài: Sau khi học bài này, học sinh cần: 
-Liệt kê tên các loại đường đơn, đường đôi, đường đa có trong cơ thể sinh vật 
-Trình bày được chức năng các loại đường trong cơ thể sinh vật 
-Liệt kê các loại lipit và chức năng từng loại trong cơ thể sinh vật. 
Như vậy, tùy thuộc vào cách đặt vấn đề và định hướng suy nghĩ cho học sinh, 
có nhiều loại công cụ tư duy có thể sử dụng để dạy bài này như biểu đồ matrix, 
biểu đồ khái niệm, biểu đồ xương cá, biểu đồ hình ảnh. Tuy nhiên, như đã đặt vấn 
đề ban đầu, việc sử dụng biểu đồ không chỉ là để dạy nội dung kiến thức mà còn 
thông qua việc dạy nội dung kiến thức để giới thiệu, cung cấp, hướng dẫn sử dụng 
các loại biểu đồ cho học sinh. Trong bài này tôi chọn biểu đồ xương cá khi dạy 
phần Cacbohidrat và biểu đồ hình ảnh khi dạy phần Lipit. 
Ví dụ 4: Sử dụng biểu đồ xương cá khi dạy phần: Cacbohidrat 
Hình 4: Cấu trúc chức năng các loại Cacbohidrat 
 23 
Ví dụ 5: Sử dụng biểu đồ hình ảnh khi dạy phần Lipit 
 Hình 5: Cấu trúc và chức năng các loại lipit 
Bài 5: Protein. Sau khi học bài này học sinh phải: 
- Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: Cấu trúc bậc 1, Cấu trúc 
bậc 2, Cấu trúc bậc 3, Cấu trúc bậc 4. 
- Nêu được chức năng 1 số loại prôtêin và đưa ra các VD minh họa. 
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin và giải thích ảnh 
hưởng của những yếu tố này đến chức năng của prôtêin. 
Như vậy, ở bài này, mức độ nhận thức cần đạt được là: “ Nêu”, “giải thích”, 
phân biệt. Với 5 công cụ đã sử dụng ở bài 3 và bài 4, sử dụng biểu đồ các bước khi 
dạy các bậc cấu trúc của protein và biểu đồ sứa khi dạy chức năng của protein sẽ 
làm đơn giản hóa kiến thức, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ hơn rất nhiều. 
Ví dụ 6: Sử dụng biểu đồ các bước khi dạy phần: Các bậc cấu trúc của Protein 
Bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau thành 1 chỗi 
polipeptit dạng mạch thẳng 
 
Bậc 2: Là dạng xoắn lò xo hoặc gấp nếp của cấu trúc 
bậc 1 
 
Bậc 3: Cấu trúc bậc 2 tiếp tục xoắn tạo thành cấu 
trúc không gian 3 chiều 
 
Bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi polipeptit liên kết với 
nhau tạo nên cấu trúc đặc trưng. 
Hình 6: Các bậc cấu trúc của Protein 
 24 
Sau khi giới thiệu nội dung cấu trúc các bậc của Protein, các liên kết có trong 
từng bậc cấu trúc, sự bền vững hơn qua từng bậc cấu trúc, GV củng cố kiến thức 
và hướng dẫn cách sử dụng biểu đồ bằng hệ thống câu hỏi sau: 
- Các liên kết có trong từng bậc cấu trúc? 
- Tại sao bậc cấu trúc càng cao thì cấu trúc càng bền vững? 
- Mối liên hệ kế thừa giữa các bậc cấu trúc? 
- Vậy biểu đồ các bước thường được sử dụng trong những trường hợp nào 
Ví dụ 7: Sử dụng biểu đồ Sứa khi dạy phần: Chức năng của Protein 
 Hình 7: Biểu đồ thể hiện chức năng của Protein 
Bài 6: Axit nucleic 
Mục tiêu về nhận thức, sau khi học xong bài này học sinh phải: 
- Nêu được thành phần hóa học của một nuclêotit. 
- Mô tả được cấu trúc của phân tử AND và ARN. 
- Trình bày được các chức năng của AND và ARN. 
- So sánh được cấu trúc và chức năng của AND và ARN. 
Sau khi xác định được mục tiêu bài học, loại trừ các công cụ đã được sử dụng, 
tôi chọn biểu đồ ma trận để dạy bài 6. Thưc ra, biểu đồ ma trận là dạng biểu đồ 
quen thuộc, học sinh đã gặp và sử dụng rất nhiều. Giáo viên chỉ cần cho biểu đồ 
câm và yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học kết hợp nghiên cứu SGK để hoàn 
thành biểu đồ. 
Ví dụ 8: Sử dụng biểu đồ ma trận khi dạy bài Axit nucleic. 
Điểm phân biệt ADN ARN 
Cấu tạo hóa học 
Cấu trúc không gian 
Chức năng 
 25 
2.3. Sử dụng công cụ tư duy để hướng dẫn ôn tập. 
Sau khi học xong chương 1, GV giới thiệu và hướng dẫn sử dụng biểu đồ kim 
tự tháp và biểu đồ khái niệm. 
2.3. 1.Biểu đồ khái niệm. 
- GV vẽ biểu đồ 
Nhấn mạnh: Biểu đồ khái niệm thích hợp sử dụng trong các bài ôn tập hoặc 
sau khi đã học xong một chủ đề, 1 chương hay 1 phần nào đó. Khi lập biểu đồ, HS 
có thể trình bày sáng tạo theo cách riêng của mình, có thể sử dụng màu, kí hiệu hay 
sáng tạo theo 1 kiểu liên tưởng mà mình thích. 
BTVN: Vẽ biểu đồ khái niệm bài: Axit nuccleic 
 26 
2.3. 2.Biểu đồ kim tự tháp 
- GV vẽ biểu đồ 
- Giới thiệu phạm vi áp dụng của biểu đồ 
- Lưu ý: Biểu đồ kim tự tháp có thể sử dụng 2 chiều. Học sinh phải cân nhắc 
lựa chọn để sử dụng cho phù hợp 
Vì trong chương 1, nội dung các phần không phù hợp với biểu đồ kim tự tháp 
nên GV không yêu cầu học sinh thể hiện biểu đồ này. Tuy nhiên khi học chương 2, 
sau khi học xong bài: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, đã có học sinh sử 
dụng biểu đồ kim tự tháp khi tự học ở nhà như sau: 
 27 
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
1. Chọn đối tượng thực nghiệm 
Sau thời gian áp dụng, chúng tôi đã lựa chọn các lớp đối chứng và thực 
nghiệm như sau: 
Đơn vị áp dụng 
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 
Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh 
THPT Nghi Lộc IV 10A1 41 10A3 42 
THPT Nghi Lộc II 10A3 42 10A2 42 
THPT Nguyễn Duy Trinh 10A2 42 10A1 42 
Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm 
- Các lớp thực nghiệm: sử dụng công cụ tư duy trong quá trình dạy học. 
- Các lớp đối chứng: không sử dụng công cụ tư duy trong quá trình dạy học. 
2. Kết quả thực nghiệm 
Tôi chọn kết quả học kì 1 để đánh giá hiệu quả sử dụng của công cụ tư duy. 
Qua thống kê cho thấy, việc sử dụng các công cụ tư duy đã cho kết quả thay đổi 
đáng kể. Có sự khác nhau rõ rệt giữ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 
Lớp Sỹ số 
Điểm tổng kết 
Giỏi Khá TB Yếu - kém 
Thực nghiệm 
10A1 41 27 13 1 0 
10A3 42 23 15 4 0 
10A2 42 22 16 4 0 
Đối chứng 
10A3 42 10 22 10 1 
10A2 42 8 17 15 2 
10A1 42 11 16 15 0 
Bảng 2: Điểm lớp thực nghiệm và đối chứng 
 28 
Xếp loại 
Lớp thực nghiệm 
(10A1, 10A3, 10A2) 
Lớp đối chứng 
(10A3, 10A2, 10A1) 
Tổng % Tổng % 
Giỏi 72 57,60 29 23,01 
Khá 44 35,20 55 43,65 
Trung bình 9 7,20 40 31,74 
Yếu - Kém 0 0 3 2,38 
Bảng 3: Phân tích kết quả lớp thực nghiệm và đối chứng 
3. Nhận xét kết quả thực nghiệm 
Tất cả các giáo viên áp dụng đề tài đều đánh giá có sự chuyển biến phong 
cách học tập cũng như tinh thần học tập khi HS tiếp nhận phương pháp học tập 
này. Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn và 
chú ý vào bài giảng, kiến thức hiểu sâu và nhớ lâu hơn. Đồng thời phương pháp 
này góp phần giúp giáo viên có thể đánh giá được các em học sinh một cách đầy 
đủ nhất. 
Khi tiến hành kiểm tra thì nhận thấy kết quả ở các lớp thực nghiệm số học 
sinh đạt tỉ lệ điểm khá và giỏi cao hơn nhiều so với tỉ lệ này ở các lớp đối chứng. 
 29 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
Đề tài: “Kích thích hứng thú học tập của học sinh thông qua việc sử dụng các 
công cụ tư duy khi dạy chương: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 - 
THPT” đã được áp dụng tại trường THPT Nghi Lộc 4, THPT Nghi Lộc 2 và THPT 
Nguyễn Duy Trinh. Qua thời gian áp dụng, chúng tôi thấy rằng sử dụng các công 
cụ tư duy đã đem lại cho học sinh một số ưu điểm sau: 
- Hình thành và phát triển khả năng tư duy trong quá trình tự học. Việc sử 
dụng công cụ đòi hỏi học sinh phải động não để tìm ra cách học, cách tự ôn tập tốt 
nhất. Việc lựa chọn và sử dụng loại công cụ nào để phù hợp với yêu cầu của bài, 
phù hợp với nội dung kiến thức đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ bản chất của từng sự 
vật, hiện tượng, quá trình... Như vậy sẽ giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức. 
- Giúp học sinh hiểu, nhớ và vận dụng bài một cách tốt nhất: Việc hiểu bài 
trên lớp chỉ mới giúp học sinh hiểu và nắm kiến thức cơ bản. Nếu các kiến thức đó 
được học sinh nhìn nhận lại theo các hướng khác nhau như nhìn vấn đề với các góc 
nhìn khác nhau, so sánh, tổng hợp, tìm mối liên hệ, sáng tạo vận dụng,... thì vốn 
kiến thức học sinh có được sẽ rất bền vững. Học sinh nắm được bản chất của từng 
vấn đề và có cái nhìn vừa toàn diện, vừa chi tiết về kiến thức đã học. 
- Tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi tiếp nhận kiến thức. Nội dung bài 
học có thể dài dòng, các vấn đề nghiên cứu có thể không hấp dẫn nhưng học sinh 
là người được giáo viên chủ động dẫn dắt để chiếm lĩnh tri thức. Kiến thức được 
nhìn nhận lại với cách trình bày đơn giản sáng tạo sẽ làm giảm áp lực, giúp học 
sinh đón nhận kiến thức với tinh thần phấn khỏi và thoải mái hơn. 
- Tạo tự tin, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Khi học sinh làm chủ được tri 
thức, HS sẽ tự tin vào vốn kiến thức của mình, HS sẽ tin rằng mình giỏi hay ít nhất 
là mình không dốt, “không biết gì” sẽ tạo được động lực học tập, tạo động lực phấn 
đấu cho các em. 
- Phát huy được trí thông minh, khả năng sáng tạo, khả năng tư duy phân tích, 
so sánh, tổng hợp... kích thích và duy trì được hứng thú học tập cho học sinh. 
Hạn chế của đề tài: 
Như đã đặt vấn đề ban đầu, việc dạy bài mới bằng công cụ tư duy có một 
nhiệm vụ song song là cung cấp và hướng dẫn sử dụng 10 công cụ để học sinh làm 
quen và chủ động sử dụng trong việc tự học. Với mong muốn qua 4 bài cụ thể của 
chương GV phải giới thiệu và cung cấp hết 10 công cụ tư duy nên việc lựa chọn 
một vài công cụ chưa phải là hoàn toàn phù hợp. Có thể còn có công cụ áp dụng 
cho việc dạy bài mới là chưa thực sự hiệu quả,máy móc, áp đặt. 
Kiến nghị đề xuất: 
Có nhiều cách thức, phương pháp học tập khác nhau và mỗi học sinh sẽ phù 
hợp với 1 số cách học nào đó. Đa số học sinh đạt điểm cao trong học tập chủ yếu là 
 30 
do tự học. Tuy nhiên, nhiều học sinh gặp khó khăn trong quá trình này. Vì vậy cần 
phổ biến và áp dụng một cách rộng rãi các công cụ tư duy để học sinh có thể chủ 
động tự học để nâng cao kết quả, mặt khác tăng cường khả năng tự học sẽ góp 
phần làm giảm tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay. 
 31 
PHỤ LỤC 
Đoàn Cán bộ Giáo viên THPT Nghi Lộc 4 tham gia Hội thảo tại Hà Nội 
 32 
Hội thảo phương pháp học tập mới tại Đài Truyền hình Việt Nam 
 33 
Giáo dục kỹ năng sống trong tuần sinh hoạt tập thể 
 34 
Sản phẩm của học sinh 
 35 
Sản phẩm của học sinh 
 36 
Sản phẩm của học sinh 
 37 
Sản phẩm của học sinh 
 38 
Sản phẩm của học sinh áp dụng trong môn Địa lý 
 39 
Sản phẩm của học sinh áp dụng trong môn Hóa học
 40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu tập huấn các công cụ tư duy Thinking Tools của Đài truyền hình Việt 
Nam cấp 
2. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực học sinh trong trường phổ thông môn Hóa học (2014 - Vụ giáo dục) 
3. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. 
4. Sách giáo viên - Sinh học 10, NXB Giáo dục. 
5. Sách giáo khoa - Sinh học 10, NXB Giáo dục. 
6. Các công văn CV 3535; CV 791; CV 5555; CV 4612 
8. Một số luận văn tham khảo trên mạng Internet. 

File đính kèm:

  • pdfvideo_47.pdf
Sáng Kiến Liên Quan