Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác một số di tích lịch sử - Văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho học sinh trường THPT Gia Viễn C

1/ Cơ sở lý luận:

 1.1/ Phân loại và các khái niệm:

- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

 + Tiếng nói, chữ viết;

 + Ngữ văn dân gian;

 + Nghệ thuật trình diễn dân gian;

 + Tập quán xã hội và tín ngưỡng;

 + Lễ hội truyền thống;

+ Nghề thủ công truyền thống;

+ Tri thức dân gian.

- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

 + Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.

+ Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

+ Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

+ Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.

- Phân loại và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa:

 + Phân loại: Di tích lịch sử - văn hóa chia làm 4 loại là Di tích lịch sử (lưu niệm sự kiện, lưu niệm danh nhân; Di tích kiến trúc nghệ thuật; Di tích khảo cổ; Danh lam thắng cảnh.

 + Di tích lịch sử - văn hóa được xếp thành 3 hạng là di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt.

 

doc37 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác một số di tích lịch sử - Văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho học sinh trường THPT Gia Viễn C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu về kiến trúc của đền. Sau đó, yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về đức Thánh Nguyễn dựa trên nguồn tư liệu các em đã sưu tập trước ở nhà.
3.3/ Sau khi tiến hành bài dạy: 	
Hướng dẫn các hoạt động về nhà của học sinh: Liên hệ thực tiễn (suy nghĩ và hành động) của học sinh về di sản văn hóa của địa phương mình. 
Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh học sinh nhà trường đang chăm sóc di tích đình Đông Khê – Gia Trung – Gia Viễn để gợi mở, đặt ra câu hỏi liên hệ để học sinh trả lời như: Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ di tích đó? Hay yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch với chủ đề: Trình bày hiểu biết của bản thân về một di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống? Em cần phải làm gì để bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương?
Mặt khác, kết hợp với việc thực hiện chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường, giáo viên chủ động liên hệ với các Ban quan lý di tích tổ chức hoạt động chăm sóc và bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở khu vực học sinh cư trú.
C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1/ Kết luận và ý nghĩa quan trọng nhất của đề tài: 
	- Thực hiện có hiệu quả nhất chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông trên cơ sở lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào môn học lịch sử phần giáo dục địa phương (cả nội khóa và ngoại khóa).
	- Cung cấp cho giáo viên Lịch sử một nguồn tư liệu quý báu về một số di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương huyện Gia Viễn. Bởi lẽ, những di tích nổi tiếng ở cấp tỉnh thì thường có nhiều tư liệu và được nhiều người biết đến. Còn những di sản ở cấp xã, huyện thì ít người hiểu biết đến một phần lí do là vì nguồn tư liệu rất ít hoặc rất khó thu thập.
- Hướng dẫn học sinh tham gia vào việc xây dựng, cấu trúc nên bài học lịch sử, là một trong những biện pháp hiệu quả góp phần rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện các kỹ năng học tập của học sinh.
Qua đó sẽ tạo ra hứng thú, hăng say học tập ở các em, có thái độ tích cực đối với môn học Lịch sử.
- Học sinh được hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa. Từ đó, học sinh được hoàn thiện về nhân cách, bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.
	Có thể nhận thấy nhanh nhất tính hơn hẳn của giải pháp mới cải tiến với giải pháp cũ trước đó thông qua bảng so sánh dưới đây:
Giải pháp cũ 
Giải pháp mới
- Giáo viên không sử dụng hoặc đưa quá nhiều nguồn tư liệu (di sản), không chọn lọc, phân loại được nguồn tư liệu (di sản).
- Kiến thức học sinh tiếp cận nặng nề, dàn trải, khó hiểu, kém sinh động, hấp dẫn.
- Không thực hiện được.
- Không thực hiện được.
- HS ít hứng thú hơn với bài học, xem nhẹ môn lịch sử.
- Giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc chọn lọc và khai thác một số di sản quan trọng vào trong bài dạy.
- Học sinh tiếp cận khối lượng kiến thức phong phú, dễ hiểu vì được gắn liền với thực tiễn sinh động.
- Học sinh được phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, đặc biệt được giáo dục kỹ năng sống và bản lĩnh với cuộc sống thực tại.
- Học sinh được phát triển trí tuệ và nhân cách, tiến tới được giáo dục toàn diện.
- Học sinh say mê, hứng thú học tập; từ đó hình thành thái độ đúng đắn đối với môn lịch sử.
2/ Những kiến nghị làm tăng tính khả thi của đề tài:
- Giáo viên Lịch sử phải thành thạo vi tính, biết sử dụng các chương trình và phần mềm tin học cần thiết (Powerpoint, PL Violet) để có thể khai thác triệt để các nguồn tư liệu khác nhau về di sản văn hóa.
	- Cần tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử, các cuộc thi tìm hiểu nhằm khuyến khích học sinh tham gia tự khám phá về các di sản văn hóa ở địa phương.
LỜI CẢM ƠN
Trên đây là sáng kiến của tôi về nội dung đề tài: “Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C”. Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn sự khích lệ động viên, sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, hội đồng sư phạm nhà trường và của tổ, nhóm chuyên môn. Đặc biệt là sự giúp đỡ của Ban quản lý di tích lịch sử ở địa phương và sự tham gia nhiệt tình của học sinh các khối lớp của trường THPT Gia Viễn C.
Sáng kiến này là kết quả của việc tôi đã tìm tòi, khám phá, sáng tạo và thực nghiệm trong suốt thời gian dạy học của mình. Hy vọng rằng sáng kiến này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử nói chung; hình thành thái độ say mê, hứng thú của học sinh đối với môn lịch sử. Trên cơ sở đó, sáng kiến giúp giáo dục các em một cách toàn diện, trở thành những con người “vừa hồng, vừa chuyên” như lời Bác Hồ kính yêu đã căn dặn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Gia Viễn, ngày 07 tháng 04 năm 2014
 Tác giả
Hoàng Thị Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình – Quê hương anh hùng, NXB Chính trị quốc gia, XB 2002.
2/ Ban chỉ huy quân sự huyện Gia Viễn, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Gia Viễn (1945-2004), XB năm 2004.
3/ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình, Ninh Bình – 185 năm Lịch sử và phát triển, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007.
4/ Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông Những vấn đề chung, Hà Nội, 2013.
5/ Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông Môn Lịch sử, Hà Nội, 2013.
6/ Phan Ngọc Liên (chủ biên), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002.
7/ Vũ Thị Hồng Nga, Lịch sử 10 – 11 – 12 (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình), NXB Giáo dục Việt Nam, 2013.
8/ Vũ Thị Hồng Nga, Lịch sử THPT, Tài liệu giáo dục địa phương Ninh Bình (Dành cho giáo viên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2013.
9/ Sở Giáo dục và đào tạo Ninh Bình, Nguyễn Văn Thanh (Chủ biên), Lịch sử Ninh Bình (Tài liệu dùng cho dạy học ở các trường phổ thông tỉnh Ninh Bình), XB năm 2007.
10/ Sở Giáo dục và đào tạo Ninh Bình, Hướng dẫn dạy học Lịch sử Ninh Bình tập II (Sách dành cho giáo viên Trung học phổ thông), XB năm 2007.
11/ Trương Đình Tưởng, Bái Đính – Khu tâm linh Phật – Thần – Tiên đặc sắc và lớn nhất Việt Nam, NXB thế giới, 2011.
12/ Trang web: 
PHỤ LỤC
TIẾT 31 (PPCT)
Ngày soạn:/./.
Ngày dạy:././..
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 11
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở NINH BÌNH
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: HS cần nắm được:
Khái niệm “di tích lịch sử - văn hóa”
Giá trị di tích lịch sử - văn hóa
Khái quát những địa điểm có di tích lịch sử ở địa phương
Một số di tích tiêu biểu, gắn với một sự kiện lịch sử của địa phương
Tư tưởng, tình cảm: Giáo dục các em lòng yêu mến quê hương, ý thức trách nhiệm bảo vệ những di tích lịch sử của địa phương.
Kỹ năng: Sưu tầm tài liệu, có phương pháp tìm tòi nghiên cứu và tích cực, chủ động học tập. Biết trình bày về nội dung, giá trị của di tích lịch sử - văn hóa.
II/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY – HỌC:
GV: Bản đồ; những tài liệu, hình ảnh về các di tích lịch sử ở địa phương.
HS: Nguồn tài liệu sưu tầm qua ông bà, cha mẹ, sách báo
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Nêu và phân tích những nội dung chính của LSTG hiện đại? 
Nêu một ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 - 1945?
Giới thiệu bài mới: GV nói rõ tầm quan trọng của việc học lịch sử địa phương, nêu mục tiêu của bài học, xác định những di tích lịch sử ở địa phương.
Tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thày và trò
Những kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV đặt câu hỏi: Di tích lịch sử - văn hóa là gì?
Hoạt động 2: Cả lớp
GV để HS thảo luận về nội dung: Vì sao chúng ta cần phải tìm hiểu về các di tích lịch sử - văn hóa?
Hoạt động 3: Cả lớp
- GV: Di tích gồm những loại gì?
- GV cho HS lấy VD cụ thể cho từng loại di tích
- GV: Trong xã, huyện ta có những di tích lịch sử - văn hóa nào? Hãy kể tên, phân loại.
- Cuối cùng, GV yêu cầu HS về nhà lập bảng phân loại các di tích lịch sử.
1. Hoạt động 1: Cả lớp
- GV đưa ra bảng thống kê về một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở Ninh Bình 
- Yêu cầu HS kẻ bảng vào vở, lần lượt cùng GV đưa ra những di tích tiêu biểu ở tỉnh nhà theo mẫu: 
I. KHÁI QUÁT VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ Ở NINH BÌNH.
1. Khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa: là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
2. Giá trị của di tích lịch sử - văn hóa: bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 
3. Các di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình:
- Phân loại các di tích lịch sử - văn hóa:
+ Di tích khảo cổ học
+ Di tích lịch sử - cách mạng
+ Di tích kiến trúc nghệ thuật
+ Danh lam và thắng cảnh
Năm 2002, ở Ninh Bình có 78 di tích lịch sử - văn hóa.
II. MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TIÊU BIỂU Ở NINH BÌNH.
STT
Tên di tích
Địa điểm
(huyện, xã, thôn)
Thuộc giai đoạn lịch sử
Sự kiện, nhân vật
Cấp quản lý
(xã, huyện, tỉnh, quốc gia, thế giới)
1
Cố đô Hoa Lư
Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình 
Thời Đinh - tiền Lê
Dẹp loạn “12 sứ quân”, thống nhất đất nước. Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành
Quốc gia
2
Thắng cảnh Tam Cốc
Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình
Căn cứ địa Trường Yên trong k/c chống Mông – Nguyên lần 2 (1285); trong 9 năm chống Pháp (1946 – 1954)
Tỉnh
3
Chùa và động Bích Động ( Bích Sơn)
Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình
1774, vua sai Nguyễn Nghiễm đến động Bích Sơn khắc 2 chữ Bích Động. 
- Trí Kiên, Nguyễn Nghiễm, Tạ Uyên
- Căn cứ địa trong k/c chống Pháp
Tỉnh
4
Kiến trúc Nhà thờ đá Phát Diệm
Lưu Phương, Kim Sơn, Ninh Bình 
XD suốt 24 năm (1875 – 1898)
Do Trần Lục thiết kế, thi công
Tỉnh
5
Danh lam thắng cảnh chùa và động Địch Lộng
Gia Thanh, Gia Viễn, Ninh Bình
Chùa thờ Phật, đình thờ Nguyễn Minh Không, 1 pháp sư nổi tiếng thời Lý 
Trong k/c chống Pháp, là kho vũ khí, sau là xưởng sx vũ khí của Bộ Quốc phòng, cơ sở của bộ đội địa phương trong 9 năm chống Pháp
Tỉnh
6
Đền Nguyễn Công Trứ
Thôn Lạc Thiện, xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình 
thời Nguyễn, thế kỉ XIX
thờ Nguyễn Công Trứ, người khai khẩn thành công huyện Kim Sơn 1829
Tỉnh
7
Núi chùa Bái Đính
Xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình 
thờ Phật, thờ Nguyễn Minh Không
Di tích lịch sử cách mạng
Quốc gia
8
Đền Thánh Nguyễn ( trước đây là chùa Viêm Quang)
2 xã Gia Tiến, Gia Thắng – Gia Viễn – Ninh Bình 
Thế kỉ XVII, XVIII, triều Nguyễn
thờ Nguyễn Minh Không và Tô Hiến Thành
Quốc gia
Hoạt động 2: Nhóm
Đối với 2 di sản cuối cùng thuộc huyện Gia Viễn, giáo viên yêu cầu 2 nhóm học sinh đã được phân công ở Gia Sinh và Gia Tiến trình bày và khai thác kĩ hơn về 2 di tích này.
Hoạt động 3: Cá nhân
- GV dẫn dắt: Trong những di tích đã thống kê, di tích nào để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?
- Cuối cùng, GV đưa ra câu hỏi liên hệ: Trách nhiệm của em đối với di tích lịch sử - văn hóa như thế nào?
5. Sơ kết bài học:
+ Củng cố: - Gv hệ thống lại những nội dung chính của bài học
- Gv nhận xét về quá trình học tập của HS, cho điểm thực hành
+ Dặn dò: HS về nhà sưu tập tư liệu về di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương, có trách nhiệm đối với di tích đó ở quê hương mình.
6. Kinh nghiệm rút ra:
Đề cương 
Sáng kiến năm học 2013-2014
	I. Tên sáng kiến: Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C.
II. Tác giả sáng kiến: 
Họ và tên: Hoàng Thị Thủy
Chức danh: TTCM
Học vị: Cử nhân Lịch sử
Địa chỉ: Trường THPT Gia Viễn C – Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình
III. Nội dung sáng kiến
Giải pháp cũ thường làm
- Trong những năm gần đây, học sinh ngày càng xa rời với bộ môn lịch sử. Việc học sinh nắm bắt được lịch sử đất nước còn rất hạn chế, chứ chưa nói gì đến việc hiểu được lịch sử của địa phương mình. Thực trạng hiểu biết lịch sử của học sinh như vậy thật đáng báo động: “Một thế hệ mà không thông hiểu được lịch sử của dân tộc, của địa phương mình thì không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu” (Giáo sư Trần Văn Giầu). Thực tế kết quả học sinh đăng kí môn thi tốt nghiệp năm học 2013 - 2014 đối với môn Lịch sử là quá thấp đã phần nào chứng minh điều đó.
- Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành nên lịch sử dân tộc, vì vậy việc hiểu lịch sử địa phương góp phần hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc. Giáo dục địa phương hiệu quả sẽ bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Hoạt động lồng ghép giáo dục di sản văn hóa vào dạy học lịch sử địa phương, đặc biệt là các di sản văn hóa ở nơi học sinh sinh sống sẽ khiến cho bài giảng lịch sử được sinh động, gần gũi và lôi cuốn học sinh hơn. 
Cho đến nay, việc thực hiện công tác giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được chưa cao. Có thể kể đến một số nguyên nhân như: Nguồn tư liệu về địa phương ở cấp huyện, xã, thôn còn ít hoặc thiếu thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy lịch sử địa phương như bản đồ, ảnh tư liệu, sa bàn minh họa, băng hình tư liệu... nên khi dạy đến các tiết học này, gần như học sinh chỉ được học chay, cộng với trí tưởng tượng về những gì đã được tiếp cận ở địa phương mình; Mặt khác, với thời lượng chỉ 1 đến 2 tiết trong một năm học đối với 1 khối lớp nên có khi nội dung giảng dạy này còn bị xem nhẹ, hoặc coi như là bài học ngoại khóa. Trong khi mỗi địa phương đều có những lượng di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) rất phong phú được cấp địa phương (huyện, tỉnh) và cấp nhà nước, thậm chí cấp thế giới công nhận. Thực trạng này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là nhiều người ngoại quốc, người địa phương khác còn am hiểu về tỉnh Ninh Bình hơn cả cư dân bản địa do du lịch đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ trong nước và trên thế giới.
- Trong các tiết dạy lịch sử địa phương, một số ít giáo viên có sử dụng các tranh ảnh, tư liệu khi đề cập đến các nội dung về lịch sử Ninh Bình. Tuy nhiên, các nguồn tư liệu này chỉ mang tính chất minh họa chứ giáo viên chưa tập trung khai thác hết ý nghĩa vấn đề nên chưa làm toát lên những giá trị văn hóa của những di sản nói trên. Thậm chí, có khả năng nguồn tư liệu chưa được chọn lọc nên lạm dụng quá nhiều và làm học sinh không phân biệt được đâu là những di sản có giá trị đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và cần được phát huy.
Giải pháp mới cải tiến
- Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay đang trở thành một giải pháp mới và hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế do các giải pháp dạy học cũ đã làm. Ngày 16 tháng 01 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Giải pháp đưa di sản văn hóa vào dạy học lịch sử địa phương một cách cụ thể góp phần thực hiện có hiệu quả nhất chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông trên cơ sở lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào môn học lịch sử phần giáo dục địa phương (cả nội khóa và ngoại khóa), nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học nội dung giáo dục địa phương nói riêng và dạy học môn Lịch sử nói chung.
+ Thông qua hoạt động ngoại khóa về di sản văn hóa: Bổ sung, cung cấp thêm nguồn tư liệu có giá trị về di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương huyện Gia Viễn trong tình trạng nguồn tư liệu này đang hết sức ít ỏi nhằm phục vụ cho việc dạy học di sản ở THPT. Học sinh hứng thú hơn khi được tham gia chuẩn bị cho tiết học lịch sử địa phương bằng các kiến thức và nguồn tư liệu mà các em có thể tự sưu tầm hoặc tiếp cận được và thích thú với các hoạt động học ngoại khóa về lịch sử địa phương.
+ Thông qua những kiến thức cơ bản về sử dụng di sản trong các tiết dạy lịch sử địa phương và bằng một bài dạy cụ thể là bài “Di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình” – (Lịch sử lớp 11) giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi soạn giảng các bài dạy về nội dung giáo dục địa phương.
- Hướng dẫn học sinh tham gia vào việc xây dựng, cấu trúc nên bài học lịch sử, là một trong những biện pháp hiệu quả góp phần rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện các kỹ năng học tập của học sinh. Qua đó sẽ tạo ra hứng thú, hăng say học tập ở các em, có thái độ tích cực đối với môn học Lịch sử.
- Việc định hướng học sinh vào tìm hiểu những di sản văn hóa ở địa phương sẽ giúp các em cảm thấy bài học lịch sử gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em. Qua đó, sẽ bồi dưỡng học sinh tình cảm tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại, càng thêm yêu quê hương, yêu đất nước mình hơn. Và trên hết, các em sẽ tự nảy sinh ý thức trách nhiệm đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cũng như kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngàn xưa trong lịch sử quê hương, đất nước. Ngoài ra, giúp học sinh nâng cao kỹ năng thực hành môn lịch sử, khả năng tư duy gắn lý thuyết với thực tiễn, “học đi đôi với hành”. Trên cơ sở đó hình thành thái độ hứng thú, say mê của các em đối với môn học này cũng như góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách của các em một cách toàn diện.
	Có thể nhận thấy nhanh nhất tính hơn hẳn của giải pháp mới cải tiến với giải pháp cũ thông qua bảng so sánh dưới đây:
Giải pháp cũ 
Giải pháp mới
- Giáo viên không sử dụng hoặc đưa quá nhiều nguồn tư liệu (di sản), không chọn lọc, phân loại được nguồn tư liệu (di sản).
- Kiến thức học sinh tiếp cận nặng nề, dàn trải, khó hiểu, kém sinh động, hấp dẫn.
- Không thực hiện được.
- Không thực hiện được.
- HS ít hứng thú hơn với bài học, xem nhẹ môn lịch sử.
- Giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc chọn lọc và khai thác một số di sản quan trọng vào trong bài dạy.
- Học sinh tiếp cận khối lượng kiến thức phong phú, dễ hiểu vì được gắn liền với thực tiễn sinh động.
- Học sinh được phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, đặc biệt được giáo dục kỹ năng sống và bản lĩnh với cuộc sống thực tại.
- Học sinh được phát triển trí tuệ và nhân cách, tiến tới được giáo dục toàn diện.
- Học sinh say mê, hứng thú học tập; từ đó hình thành thái độ đúng đắn đối với môn lịch sử.
IV. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
	1. Hiệu quả kinh tế: 
	Giáo viên và học sinh đỡ tốn kém tiền bạc và công sức khi phải bỏ thời gian và tiền của đi tìm kiếm các sách tham khảo có liên quan, nhất là trong điều kiện nguồn tư liệu tham khảo về lịch sử địa phương rất hiếm hoi hoặc không có nhiều.
	2. Hiệu quả xã hội: 
- Học sinh được định hình về nhân cách, có thái độ tích cực đối với môn học, kết quả học tập cao hơn, giảm tỉ lệ học sinh trượt tốt nghiệp và đại học – cao đẳng, tạo cơ sở vững chắc để các em có việc làm ổn định trong tương lai.
- Học sinh được giáo dục toàn diện cả về nhân cách lẫn trí tuệ, trên cơ sở đó sẽ định hướng nhận thức và hành động của các em đối với xã hội nói chung, giúp đào tạo ra những con người sống có ích cho xã hội. 
- Giáo viên và học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về tác dụng của việc khai thác hiệu quả di sản văn hóa Ninh Bình vào quá trình dạy và học của mình.
VI. Điều kiện và khả năng áp dụng
1. Khả năng áp dụng:
Sáng kiến này có khả năng áp dụng đối với tất cả những tiết học lịch sử ở các trường phổ thông trong toàn Tỉnh.
2. Điều kiện áp dụng: 
- Giáo viên Lịch sử phải thành thạo vi tính, biết sử dụng các chương trình và phần mềm tin học cần thiết (Powerpoint) để có thể khai thác triệt để các nguồn di sản văn hóa Ninh Bình bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
- Giáo viên Lịch sử cần có quan niệm và nhận thức đúng đắn về tác dụng của các tiết dạy lịch sử địa phương trong đó có sử dụng di sản văn hóa và cần tổ chức tốt hoạt động học của học sinh, kể cả khâu chuẩn bị bài trước khi bước vào tiết học.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
Tác giả sáng kiến
Hoàng Thị Thủy

File đính kèm:

  • docGVC Hoang Thi Thuy mon Lich su.doc
Sáng Kiến Liên Quan