Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác điều kiện phản ứng và hiện tượng phản ứng hóa học để tạo hứng thú học chương halogen

KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ HIỆN TƢỢNG PHẢN

ỨNG HÓA HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC CHƢƠNG HALOGEN

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Muốn nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trong mỗi tiết học đòi

hỏi mỗi giáo viên không ngừng phấn đấu đổi mới nội dung và phương pháp

dạy học sao cho phù hợp và kích thích sự hứng thú, tính tự học và sáng tạo

của học sinh. Phục vụ cho công việc này, nhà nước đã tiến hành biên soạn

sách giáo khoa, sách giáo viên ở từng bộ môn để giới hạn và định hướng nội

dung và phương pháp dạy học. Một mặt tài liệu SGK ở các bộ môn có nhiều

nội dung kiến thức và một số bài học chưa phù hợp với học sinh nên làm HS

mất hứng thú học tập và không kích thích tính tự học cần giảm tải. Mặt khác

hiện nay nhiều lúc và nhiều nơi GV và HS chưa khai thác và khai thác chưa

có hiệu quả nội dung kiến thức ở SGK trong quá trình giảng dạy và học tập

của mình ở các tiết học dẫn đến kết quả dạy và học đạc được chưa cao, học

sinh ít hứng thú học tập.

Khác với nhiều môn học khác, hóa học là môn khoa học thực

nghiệm vì vậy học sinh có nhiều cách tiếp cận và lĩnh hội kiến thức từ lí

thuyết và thực hành. Trong giờ học môn hóa học, HS có thể tiếp thu kiến

thức từ việc quan sát điều kiện phản ứng, hiện tượng phản ứng từ đó dễ tạo

hứng thú học bộ môn. Vì thế, trong tài liệu SGK mới đây thấy xuất hiện

nhiều loại bài tập thực nghiệm kiểm tra cách tiến hành các thí nghiệm cũng

như điều kiện phản ứng, hiện tượng phản ứng

Qua thực tế giảng dạy chương Halogen, môn hóa học 10, tôi nhận

thấy nội dung kiến thức trình bày ở SGK khá hay, có nhiều thí nghiệm và

hình vẽ minh họa phản ứng hóa học rất sinh động kích thích các giác quan

nhận thức của người đọc. Nhưng thực tế giảng dạy nhiều giáo viên vì nhiều

lí do nên chưa giành nhiều thời gian khai thác các yếu tố về điều kiện và

hiện tượng của các phản ứng hóa học. Hệ thống bài tập sau mỗi bài học ở

SGK và SBT trong chương Halogen cũng chưa chú trọng đưa hệ thống bài

tập thực nghiệm vào để kiểm tra kiến thức học sinh ở mức độ biết và vận

dụng kiến thức ở SGK.

Vì vậy để gốp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh , tôi chọn đề tài

“KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ HIỆN TƢỢNG PHẢN

ỨNG HÓA HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC CHƢƠNG HALOGEN”

làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình

pdf12 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác điều kiện phản ứng và hiện tượng phản ứng hóa học để tạo hứng thú học chương halogen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức trình bày ở SGK khá hay, có nhiều thí nghiệm và 
hình vẽ minh họa phản ứng hóa học rất sinh động kích thích các giác quan 
nhận thức của người đọc. Nhưng thực tế giảng dạy nhiều giáo viên vì nhiều 
lí do nên chưa giành nhiều thời gian khai thác các yếu tố về điều kiện và 
hiện tượng của các phản ứng hóa học. Hệ thống bài tập sau mỗi bài học ở 
SGK và SBT trong chương Halogen cũng chưa chú trọng đưa hệ thống bài 
tập thực nghiệm vào để kiểm tra kiến thức học sinh ở mức độ biết và vận 
dụng kiến thức ở SGK. 
Vì vậy để gốp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh , tôi chọn đề tài 
“KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ HIỆN TƢỢNG PHẢN 
ỨNG HÓA HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC CHƢƠNG HALOGEN” 
làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 
II. THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 
CỦA ĐỀ TÀI 
1. Thuận lợi 
- Quá trình đổi mới giáo dục nói chung và của bộ môn hóa học 10 nói 
riêng theo hướng phát huy tính tích cực và chủ động của người học, tăng 
 4 
cường tính giáo dục gắn liền với thực tế cuộc sống, học lí thuyết đi đôi với 
thực hành. Bộ giáo dục cũng nêu rõ, với môn hóa học cần tăng cường tầm 
quan trọng của các tiết thực hành, và tăng cường kiểm tra đánh giá kĩ năng 
giải các bài tập thực nghiệm như bài tập nhận biết bài tập điều chế Do đó 
trong dạy học bộ môn hóa hiện nay, rất cần thiết phải lưu ý các điều kiện, 
hiện tượng của các phản ứng hóa học. 
- Thực tế dạy bộ môn hóa yêu cầu người học phải nắm vững các quá 
trình và phương trình phản ứng xảy ra. Việc ghi nhớ các phản ứng được 
thuân lợi hơn khi học sinh hiểu rõ bản chất cũng như nhớ điều kiện, hiện 
tượng của phản ứng, và chính điều kiện, hiện tượng của phản ứng là những 
hình ảnh trực quan sinh động giúp giúp chúng HS ghi nhớ tốt hơn nên đề tài 
thực sự được HS, GV quan tâm và đánh giá cao, có nhiều gốp ý rất thiết 
thực. Tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên trong tổ bộ môn có sự cộng tác 
tốt giúp tôi xây dựng chuyên đề . 
- Quá trình đổi mới giáo dục về nội dung, phương pháp, hình thức kiểm 
tra đánh giá và sự phát triển của mạng intenet hiện nay cho phép giáo viên 
có thể tiếp cận được nhiều thông tin về các điều kiện tiến hành và hiện tượng 
các phản ứng xảy ra từ đó giúp tôi có nguồn tư liệu phong phú để xây dựng 
chuyên đề này. 
2. Khó khăn 
- Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế nên khi áp 
dụng giáo viên cũng chỉ dùng phương pháp diễn giảng do vậy chưa thực sự 
kích thích hết hứng thú học tập của các em HS. 
 - Mặt khác, hình thức kiểm tra đánh giá của môn hóa học hiện nay, 
số lượng bài tập thực nghiệm trong đề chưa nhiều nên HS chưa chú tâm ghi 
nhớ các điều kiện và hiện tượng phản ứng. 
3. Số liệu thống kê 
- Học sinh chú ý trong tiết học: chiếm 65,4%; Học sinh hứng thú (tích 
cực phát biểu) trong giờ học: chiếm 20,7%; Học sinh có hứng thú học ở các 
tiết thực hành: chiếm 80%. 
- Giáo viên giới thiệu và viết phản ứng hóa học không kèm theo việc giới 
thiệu điều kiện và hiện tượng phản ứng : 65,5%; Giáo viên giới thiệu phản 
ứng hóa học có kèm theo việc giới thiệu điều kiện và hiện tượng phản ứng: 
34,5%. 
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lý luận 
 Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát huy vai trò 
của người học ở bộ môn hóa học là tăng tỉ lệ thời gian cho thí nghiệm và 
nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm nhưng thực tế trong chương trình số 
bài thực hành chưa nhiều và trong các tiết dạy – học số lượng các phản ứng 
 5 
hóa học được giới thiệu cho học sinh trong SGK cũng chưa thực sự mô tả 
chi tiết và cặn kẽ nên học sinh rất khó nhớ và mau quên. 
Đối với môn hóa học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng như 
một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy hoc. Thí nghiệm được xem 
là cơ sở của của việc học hóa học và để rèn luyện kĩ năng thực hành. Thí 
nghiệm kích thích tính hứng thú, giúp tiếp thu kiến thức một cách vững chắc 
và sâu sắc hơn. Thí nghiệm hóa học được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, 
là xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lí thuyết. Thế nhưng việc đưa thí nghiệm 
vào mọi tiết giảng dạy bài mới là một việc khó có thể thực hiện. Để khắc 
phục vấn đề đó thiết nghĩ trong giản dạy GV nên mô tả cụ thể điều kiện phản 
ứng cũng như hiện tượng phản ứng cho HS. 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 
Trong quá trình giảng dạy chương Halogen, hóa học 10, tôi nhận thấy 
trong tài liệu SGK, SBT, SGV số lượng câu hỏi và bài tập có nội dung yêu 
cầu HS nêu điều kiện phản ứng, hiện tượng, giải thích hiện tượng phản ứng 
có rất ít, ở một số bài mới là không có do đó yêu cầu học sinh ghi nhớ phản 
ứng một cách đơn thuần, máy móc, thiếu sinh động là rất khó. Nên tôi mạnh 
dạng đưa thêm một số câu hỏi và bài tập liên quan đến thực nghiệp phản ứng 
một mặt để củng cố, giúp HS dễ nhớ và nhớ lâu dài các phản ứng, có hứng 
thú học tập, mặt khác làm phong phú và đa dạng về các dạng bài tập trong 
chương halogen. 
 Hiện tại ở mỗi bài học, tài liệu SGK, SBT, số lượng câu hỏi và bài 
tập có nội dung ở mức độ củng cố kiến thức còn hạn chế. Trong khi đó, nhà 
nước qui định phải lấy nội dung kiến thức SGK là là cơ sở, kim chỉ nam 
trong giảng dạy và trong kiểm tra đánh giá. Vì thế, nội dung và phương pháp 
giảng dạy của GV phải hết sức bám vào tài liệu SGK. Do đó trong phạm vi 
đề tài nhỏ của mình tôi đưa ra một số câu hỏi và bài tập có tính chất thực 
nghiệp dựa theo các phương trình phản ứng trong SGK đã nêu để khắc sâu 
kiến thức cho HS, bước đầu giúp HS với thực nghiệm các phản ứng hóa học, 
từ đó kích thích hứng thú cho HS, giúp GV thiết kế các câu hỏi nêu vấn đề 
trong giảng dạy ở các tiết học và có thể dùng để làm đề kiểm tra đánh giá 
trình độ học sinh ở mức trung bình. 
 Để thuận tiện cho việc áp dụng nội dung đề tài tôi trình bày nội 
dung đề tài theo thứ tự các bài học trong chương Halogen. 
Vấn đề 1: Bài 22. CLO 
 a) Nội dung cơ bản của bài là tính chất hóa học và điều chế clo, các 
phản ứng hóa học cần nhớ là Cl2 tác dụng với kim loại (Na, Fe, Cu), với 
H2, với H2O; axit HCl tác dụng với chất oxi hóa (MnO2, KMnO4), điện 
phân dung dịch NaCl có màng ngăn. 
 6 
 b) Ở SGK có mô tả tương đối chi tiết về điều kiện và hiện tượng 
các phản ứng nhưng phần bài tập không có bài tập củng cố lại các chi tiết đó. 
Do đó nội dung câu hỏi và bài tập để giới thiệu và củng cố chi tiết về điều 
kiện và hiện tượng các phản ứng trong bài Clo như sau: 
Bài tập 1. Khi đốt dây sắt trong khí clo tạo thành khí có màu gì? Viết 
phương trình phản ứng xảy ra? Giải thích? 
Bài tập 2. Hỗn hợp khí Cl2 và H2 có thể nổ trong điều kiện nào? 
Bài tập 3. Hỗn hợp khí Cl2 và H2 có thể nổ mạnh nhất khi tỉ lệ mol giữa clo 
và hyđrô là bao nhiêu? 
Bài tập 4. Nước clo có vị chua hay mặn và làm quì tím chuyển thành màu 
gì? Viết phương trình phản ứng xảy ra? Giải thích? 
Bài tập 5. Khi cho axit HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như 
KMnO4, MnO2 điều chế được khí Cl2 thì với MnO2 ta cần đun nóng còn với 
KMnO4 có thể không đun. Giải thích? 
Bài tập 6. Điện phân dd NaCl có màng ngăn để thu khí Cl2, mục đích của 
màng ngăn là ngăn khí Cl2 tiếp xúc với chất nào sau đây? 
 A. NaCl B. NaOH C. H2O D. H2 
(Giải thích lựa chọn, viết PTPU?) 
 c) Trong giới thiệu hoặc củng cố phản ứng Cl2 tác dụng với kim 
loại Fe, nếu không có điều kiện làm thí nghiệm và sử dụng các phương tiện 
trực quan khác thì GV có thể giúp HS tái hiện lại thí nghiệm bằng cách nêu 
câu hỏi: “Khi đốt dây sắt trong khí clo tạo thành khí có màu gì? Viết PTPU 
và giải thích hiện tượng?” thì học sinh hứng thú hơn việc chỉ yêu cầu HS 
viết PTPU đơn thuần. 
Vấn đề 2: Bài 23. HIĐRO CLORUA – AXIT CLOHIĐRIC – MUỐI 
CLORUA 
 a) Nội dung cơ bản của bài là tính chất hóa học của HCl, axit HCl, 
muối clorua và điều chế HCl, các phản ứng hóa học cần nhớ là HCl có tính 
axit, tác dụng với kim loại trước hyđro (Na, Fe), với bazo, với oxit 
bazo,với muối (CaCO3, AgNO3), với chất oxi hóa mạnh (MnO2, 
KMnO4); điều chế khí HCl từ NaCl và axit H2SO4 , từ H2 và Cl2; phản ứng 
đặc trưng của Cl- với dd AgNO3. 
 b) Bài tập 6/ trang 106 ở SGK nêu lên hiện tượng phản ứng để gợi ý 
HS viết các phản ứng xảy ra. Đây là bài tập dùng củng cố tính chất của axit 
HCl phản ứng với muối. Để củng cố nội dung các phản ứng khác chúng ta 
có thể khai thác các điều kiện và hiện tượng của phản ứng khác trong bài để 
thiết kế các bài tập như sau: 
Bài tập 1. Có hiện tượng gì xảy ra khi cho axit HCl lần lượt tác dụng với 
Zn, Fe, CaCO3, Na2CO3, dd AgNO3. Giải thích và viết PTPU xảy ra. 
 7 
Bài tập 2. Có hiện tượng gì xảy ra khi sục khí Cl2 lần lượt vào dd NaHCO3, 
dd Na2CO3. Giải thích và viết PTPU xảy ra. 
Bài tập 3. Để điều chế khí HCl từ NaCl và axit H2SO4 thì trạng thái các chất 
phản ứng là 
 A. dd NaCl (loãng) và axit H2SO4 (loãng) 
 B. dd NaCl (đặc) và axit H2SO4 (loãng) 
 C. NaCl (rắn) và axit H2SO4 (loãng) 
 D. NaCl (rắn) và axit H2SO4 (đậm đặc) 
Bài tập 4. Trong điều chế khí HCl từ NaCl (rắn) và axit H2SO4 (đậm đặc) để 
sản phẩm có được muối Na2SO4 thì phải khống chế nhiệt độ của phản ứng là 
 A. t
0 thường B. t0 < 2500C 
 C. t
0 
>250
0
C D. t
0 ≥ 4000 C 
Bài tập 5. Khi cho dung dịch bạc nitrat vào lần lượt các dung dịch HCl, 
NaCl, CaCl2, CuCl2, AlCl3 đều thu được hiện tượng gì? Viết phương trình 
phản ứng xảy ra? Giải thích? 
 c) Trong củng cố bài học GV có nêu bài tập: “Có hiện tượng gì xảy 
ra khi cho axit HCl lần lượt tác dụng với Zn, Fe, CaCO3, Na2CO3, dd 
AgNO3. Giải thích và viết PTPU xảy ra.” thì học sinh hứng thú hơn việc chỉ 
yêu cầu HS viết PTPU đơn thuần. Ngoài ra GV có thể nêu các bài tập này 
cho học sinh về nhà làm bảo đảm tính vừa sức, bám sát nội dung SGK, có 
thêm các chi tiết mô tả phản ứng giúp HS có kiến thức về thực nghiệm các 
phản ứng trong bài, vì thế tạo cho HS có hứng thú, dễ tự học hơn. 
Vấn đề 3: Bài 24. SƠ LƢỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO 
 a) Nội dung cơ bản của bài là tính oxi hóa và điều chế nước Javen, 
bột clorua vôi, các phản ứng hóa học cần nhớ là tác dụng với chất khử, với 
không khí (CO2, H2O); điều chế điều chế nước Javen, bột clorua vôi từ Cl2 
phản ứng với dd NaOH, dd Ca(OH)2 ở nhiệt độ thường. 
 b) Để củng cố bài học, GV có thể lựa chọn một cách thức nào đó 
phù hợp sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất. Có thể sử dụng bài tập 3/ 
trang 108 ở SGK” Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất: NaCl, MnO2, 
NaOH và H2SO4 đặc, ta có thể điều chế được nước Javen không? Viết 
PTHH của các phản ứng.” và thiết kế bài tập tương tự điều chế bột clorua 
vôi. Ở mức độ HS yếu ta có thể chia nội dung bài tập thành những phần nhỏ 
hơn để hỏi HS thì HS dễ giải quyết hơn vì thế tạo được hứng thú cho HS 
như các bài tập như sau: 
Bài tập 1. Khi điện phân dung dịch NaCl, điều kiện phản ứng nào ta thu 
được khí Clo, điều kiện phản ứng nào ta thu được nước Javen? Viết phương 
trình phản ứng xảy ra? Giải thích? 
Bài tập 2. Khi điện phân dd NaCl có màng ngăn, tính chất của màng ngăn 
là ngăn khí Cl2 tiếp xúc với chất nào sau đây? 
 8 
 A. NaCl B. NaOH C. H2O D. H2 
(Giải thích lựa chọn, viết PTPU?) 
Bài tập 3. Nước Javen, bột clorua vôi có thể dùng để tẩy trắng vải, sợi, 
giấyThành phần nguyên tố nào trong hợp chất tạo nên tính chất đó? 
 c) Thông qua hệ thống bài tập này, HS được củng cố các phản ứng 
cơ bản trong chương trình SGK, giúp các HS yếu, kém dễ học, dễ nhớ kiến 
thức. 
Vấn đề 4: Bài 25. FLO – BROM - IOT 
 a) Nội dung cơ bản của bài là tính oxi hóa của F2, Br2, I2 ; tính chất 
của một số hợp chất của nó và điều chế F2, Br2, I2. Bài học có nhiều PTPU 
cần ghi nhớ và hầu hết các phản ứng mà SGK nêu ra đều kèm theo các điều 
kiện phản ứng , hiện tượng phản ứng. Ở mức độ cơ bản, bám sát nội dung 
bài học, HS phải giải bài tập và ghi nhớ các bài tập ở SGK. Tuy vậy, hình 
thức ra bài tập ở SGK chủ yếu là hình thức tự luận do đó GV muốn kiểm tra, 
đánh giá học sinh đòi hỏi chuyển đổi các bài tập này sang hình thức trắc 
nghiệm hoặc phải thiết kế bài tập trắc nghiệm mới. 
 b) Kinh nghiệm cho thấy, chúng ta dễ dàng khai thác điều kiện 
phản ứng , hiện tượng phản ứng của các phản ứng trong bài học và thiết kế 
các bài tập theo hình thức trắc nghiệm và tự luận như sau: 
Bài tập 1. Điều kiện phản ứng tối thiểu để hỗn hợp khí F2 và H2 có thể nổ là 
 A. trong bóng tối và nhiệt độ +2520C 
 B. trong ánh sáng phong và nhiệt độ + 250C 
 C. chiếu sáng mạnh và nhiệt độ cao 
 D. trong bóng tối và nhiệt độ rất thấp 
Bài tập 2. Điều kiện phản ứng tối thiểu để Br2 và H2 có thể xảy ra phản ứng 
là 
 A. trong bóng tối và nhiệt độ +2520C 
 B. trong ánh sáng phong và nhiệt độ + 250C 
 C. nhiệt độ cao 
 D. nhiệt độ rất thấp 
Bài tập 3. Điều kiện phản ứng tối thiểu để I2 và H2 có thể phản ứng là 
 A. nhiệt độ +2520C 
 B. trong ánh sáng phòng và nhiệt độ + 250C 
 C. có xút tác và nhiệt độ cao 
 D. trong bóng tối và nhiệt độ rất thấp 
Bài tập 4. Hơi H2O nóng có thế bị bốc cháy khi tiếp xúc với khí nào? 
 A. Cl2 B. O2 C. HCl D. F2 
(Giải thích lựa chọn, viết PTPU?) 
Bài tập 5. Dùng các đồ vật bằng thủy tinh ( SiO2 ) để chứa đựng dung dịch 
HF sẽ có hiện tượng gì? Viết phương trình phản ứng xảy ra? Giải thích? 
 9 
Bài tập 6. Vì sao muối AgBr không tồn tại ở điều kiện ánh sáng thường như 
muối NaCl? Viết phương trình phản ứng xảy ra? 
Bài tập 7. Hỗn hợp rắn gồm bột nhôm và bột iot có thể bị bốt khói trong 
điều kiện thường khi cho tiếp xúc với chất xúc tác là 
 A. NaCl B. O2 C. HCl D. H2O 
(Giải thích lựa chọn, viết PTPU?) 
Bài tập 8. Trong điều kiện thường khi cho Iot phản ứng với hồ tinh bột hiện 
tượng thấy được là 
 A. không hiện tượng B. có kết tủa trắng 
 C. có dung dịch màu xanh D. có dung dịch màu hồng 
Bài tập 9. Khi cho dung dịch bạc nitrat vào lần lượt các dung dịch HBr, 
NaBr, KBr, CaBr2, AlBr3 đều thu được hiện tượng gì? Viết phương trình 
phản ứng xảy ra? Giải thích? 
Bài tập 10. Khi cho dung dịch bạc nitrat vào lần lượt các dung dịch HF, 
NaF, KF, CaF2, CuF2, AlF3 đều thu được hiện tượng gì? Viết phương trình 
phản ứng xảy ra? Giải thích? 
Bài tập 11. Bằng phương pháp thực nghiệm, phân biệt các dung dịch sau 
chứa trong các lọ riêng biệt mất nhãn. Viết PTPU và giải thích. 
 1) dung dịch HCl, NaCl, HNO3 . 
 2) dung dịch HF, HCl, HBr , HI. 
 3) dung dịch NaF, NaCl, KBr , KI. 
 c) Thông qua hệ thống bài tập này, HS được củng cố các phản ứng 
cơ bản trong chương trình SGK, giúp các HS yếu, kém dễ học, dễ nhớ kiến 
thức, GV có thể xem đây là những câu hỏi gợi ý nhỏ để đặc vấn đề, dẫn dắc 
nội dung bài học trong giảng dạy hoặc có thể dùng kiểm tra đánh giá trình 
độ của học sinh. 
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Đề tài “KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ HIỆN 
TƢỢNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC 
CHƢƠNG HALOGEN”chỉ dừng lại ở sự khai thác điều kiện phản ứng , 
hiện tượng phản ứng của các phản ứng trong bài học làm cơ sở định hướng 
cho việc giới thiệu các phản ứng trong giảng dạy các bài học, giúp học sinh 
hứng thú hơn trong quá trình học tập, bước đầu cho học sinh tiếp cận làm 
quen với thực tế các phản ứng không có điều kiện tiến hành thí nghiệm trên 
lớp. Dựa vào các bài tập này, giáo viên có thể dùng kiểm tra đánh giá HS ở 
mức độ cơ bản và bám SGK. 
Dựa vào nội dung đề tài này có thể phân công học sinh dựa vào SGK 
tự soạn, tự học nội dung của bài học trong chương Halogen và qua đó giúp 
các em tiếp thu kiến thức tốt hơn. 
V. KẾT QUẢ 
 10 
 1. Qua thảo luận với thầy cô tổ bộ môn và học sinh: đề tài thật sự 
mang lại sự tiện ích trong công tác giảng dạy kích thích hứng thú học sinh, 
giúp GV trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. Từ khi có tài liệu và học 
theo tài liệu này các em cảm thấy hứng thú với bộ môn hóa học nhiều hơn và 
ghi nhớ các phản ứng hóa học được tốt hơn. HS nhớ phản ứng hóa học và có 
có thể hình dung ra cách thực hiện phản ứng và hiện tượng phản ứng, giúp 
HS phát triển khả năng tưởng tượng của mình. GV sử dụng các bài tập này 
trong kiểm tra, đánh giá HS ví như là một công cụ điều khiển quá trình học 
tập của HS theo đúng hướng nội dung SGK. 
2. Các kết quả thống kê 
Kết quả bài kiểm tra 
chƣơng Halogen 
Lớp thực nghiệm 10C3 Lớp đối chứng 10C4 
Học sinh đạt điểm 9,10 15,6% 8,7% 
Học sinh đạt điểm 7,8 30,6% 20,2% 
Học sinh đạt điểm 5,6 34,0% 32,7% 
Học sinh đạt điểm ≤ 4 9,8% 38,4% 
Từ kết quả các bài kiểm tra cho thấy: 
- Khi không áp dụng hệ thống bài tập trên số học sinh có hứng thú và 
học đạt kết quả không nhiều vì các em thường hay không nhớ và viết đúng 
PTPU xảy ra. 
- Khi áp dụng đề tài trên học sinh có hứng thú và tích cực trong công 
việc tự học. Các em học sinh ghi nhớ phản ứng tốt hơn, làm nền tản kiến thức 
cho các em tiếp thu và hiểu rõ bản chất của phản ứng nên làm được các bài 
tập khó. 
- Qua đó nhận thấy đề tài này thực sự mang lại hiệu quả và tác dụng 
tích cực trong quá trình dạy học. 
VI. KẾT LUẬN 
Tôi thấy đề tài này được đa số học sinh ủng hộ, những học sinh yếu – 
kém rất hứng thú vì học hóa học không còn đơn điệu, các em học và nhớ kĩ 
các phản ứng trong bài học là cơ sở vững chắc nhất để hiểu nội dung bài 
học, từ đó kết quả học bộ môn cũng cao lên. Với những phản ứng mà thực 
hiện được trên lớp thì học sinh cũng bước đầy được làm quen với hiện tượng 
xảy ra được SGK và GV mô tả, nhiều học sinh trước đây cho rằng các môn 
hóa thật khó học và không hứng thú hơn so với các môn tự nhiên khác thì 
bây giờ lại thấy muốn học, muốn được làm thí nghiệm, muốn được mô tả 
điều kiện cũng như hiện tượng của phản ứng hóa học. 
Trước thực tế này, tôi mong muốn đề tài của tôi được cấp trên ủng hộ 
để nhiều học sinh và nhiều giáo viên tiếp cận, tham khảo. 
 11 
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa hóa học10 – Nguyễn Xuân Trường – NXBGD VIỆT 
NAM- 2010. 
2. Sách giáo khoa hóa học11 – Nguyễn Xuân Trường – NXBGD VIỆT 
NAM- 2010. 
3. Sách giáo khoa hóa học12 – Nguyễn Xuân Trường – NXBGD VIỆT 
NAM- 2010. 
4. Sách bài tập hóa học10 – Nguyễn Xuân Trường – NXBGD VIỆT 
NAM- 2010. 
5. Sách bài tập hóa học11 – Nguyễn Xuân Trường – NXBGD VIỆT 
NAM- 2010. 
6. Sách bài tập hóa học12 – Nguyễn Xuân Trường – NXBGD VIỆT 
NAM- 2010. 
7. Cẩm nang hóa học10 – Nguyễn Thị.T.Hà – NXBGD VIỆT NAM- 2010. 
8. Cẩm nang hóa học11 – Nguyễn Thị.T.Hà – NXBGD VIỆT NAM- 2010. 
9. Thí nghiệm hóa học – Trần Quốc Đắc - NXBGD VIỆT NAM- 2010. 
10. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hóa học 10- Hà Nội -2006. 
 Xuân Hưng, ngày 12 tháng 09 năm 2011. 
(ngƣời viết) 
NGUYỄN PHÚC LINH 
 12 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Đơn vị: Trƣờng THPT Xuân Hƣng 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Xuân Lộc , ngày tháng năm 2011 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2011- 2012 
––––––––––––––––– 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ”KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ 
HIỆN TƢỢNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC 
CHƢƠNG HALOGEN” 
-Họ và tên tác giả: NGUYỄN PHÚC LINH ; Đơn vị (Tổ): HÓA HỌC 
-Lĩnh vực: 
Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: ......................... 
Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: ......................................  
1. Tính mới 
- Có giải pháp hoàn toàn mới  
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  
2. Hiệu quả 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả 
cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai 
áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai 
áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  
3. Khả năng áp dụng 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, 
chính sách: Tốt  Khá  Đạt  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ 
thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng 
đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 
BM04-NXĐGSKKN 

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_dieu_kien_phan_ung_va_hien_tuong_phan_ung_hoa_hoc_de_tao_hung_thu_hoc_chuong_halogen_7256.pdf
Sáng Kiến Liên Quan