Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn tổ chức Chuyên đề ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 7 về “Giáo dục ý thức bảo vệ di sản” tại Khu di tích Nhà thờ đá Phát Diệm-Kim Sơn-Ninh Bình

Di sản văn hóa ở mỗi địa phương vô cùng phong phú song hiệu quả của việc đưa di sản vào trường học đã thấy rõ, để có một bài học trong vòng 45 phút, giáo viên phải rất kỳ công chuẩn bị, không chỉ thời gian mà còn là kinh nghiệm giảng dạy tích lũy trong nhiều năm. Việc này vô tình trở thành gánh nặng cho người trực tiếp giảng dạy và nhà trường. Rồi việc chế tác, duy trì và đảm bảo chất lượng học liệu là các hiện vật văn hóa sử dụng trong mỗi tiết học cũng đòi hỏi có sự đầu tư về thời gian và nguồn lực của nhà trường, cơ quan văn hóa và cộng đồng. Nói về mô hình đưa di sản văn hóa vào trường học, có giáo viên đã chia sẻ: “Vì có nội dung mới vào bài, nên thời gian quy định tiết học không theo đúng chuẩn như trước. Đưa di sản văn hóa vào bài học, không đơn giản chỉ là ghép mà phải có sự lựa chọn phù hợp và tự nhiên nhất. Giáo viên phải tìm hiểu thông tin trên các trang mạng, đồng nghiệp, mọi người xung quanh". Lựa chọn di sản gì vào bài học nào cũng là trăn trở của nhiều người, bởi chưa có tài liệu hướng dẫn chính thống, mà hoàn toàn dựa trên những gợi ý chung chung.

 Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa phương như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những di sản văn hóa đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được ngành giáo dục biết đến và vận dụng. Nên chủ yếu giáo viên chỉ dạy học sinh trên lớp và chưa gắn giảng dạy kiến thức lí thuyết với thực tiễn di sản.

 Mặt khác, nguồn kinh phí cho việc dạy học gắn liền với di sản trong các nhà trường chưa thực sự được đầu tư thỏa đáng. Việc tổ chức những chuyến tham quan trải nghiệm cho học sinh thực sự là vấn đề khó nếu không huy động được các nguồn lực, tranh thủ được sự ủng hộ của ngành, của cha mẹ học sinh và của xã hội.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn tổ chức Chuyên đề ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 7 về “Giáo dục ý thức bảo vệ di sản” tại Khu di tích Nhà thờ đá Phát Diệm-Kim Sơn-Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước. Đưa di sản văn hóa vào bài học, không đơn giản chỉ là ghép mà phải có sự lựa chọn phù hợp và tự nhiên nhất. Giáo viên phải tìm hiểu thông tin trên các trang mạng, đồng nghiệp, mọi người xung quanh". Lựa chọn di sản gì vào bài học nào cũng là trăn trở của nhiều người, bởi chưa có tài liệu hướng dẫn chính thống, mà hoàn toàn dựa trên những gợi ý chung chung. 
	Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa phương như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những di sản văn hóa đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được ngành giáo dục biết đến và vận dụng. Nên chủ yếu giáo viên chỉ dạy học sinh trên lớp và chưa gắn giảng dạy kiến thức lí thuyết với thực tiễn di sản. 
	Mặt khác, nguồn kinh phí cho việc dạy học gắn liền với di sản trong các nhà trường chưa thực sự được đầu tư thỏa đáng. Việc tổ chức những chuyến tham quan trải nghiệm cho học sinh thực sự là vấn đề khó nếu không huy động được các nguồn lực, tranh thủ được sự ủng hộ của ngành, của cha mẹ học sinh và của xã hội.
	2.2. Trách nhiệm của nhà trường phổ thông đối với di sản văn hóa Việt Nam.
	Nhà trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về di sản văn hóa, góp phần bảo vệ di sản văn hóa vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hóa để dạy học. Việc sử dụng di sản văn hóa để dạy học mang lại kết quả tích cực vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục kiến thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh đối với di sản văn hóa.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 	
1. Giải pháp cũ thường làm
Trong công tác quản lí, tôi thường chỉ đạo giáo viên khi dạy các chuyên đề ngoại khóa về giáo dục di sản: 
- Địa điểm: Dạy tại lớp 
- Đối tượng: Học sinh lớp 7
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu
- Thiết bị dạy học: Tranh ảnh tư liệu gắn liền với di sản
- Quy trình chuẩn bị: 
+ Chuẩn bị phòng học có máy chiếu và khung tranh ảnh của các nhóm học sinh sưu tầm được trong quá trình tìm hiểu di sản.
+ Giáo viên bám sát phân phối chương trình. Chọn lựa kiến thức xây dựng chuyên đề ngoại khóa giáo dục di sản. 
+ Chú trọng soạn giáo án chi tiết. 
+ Phiếu học tập: Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm học sinh tìm hiểu về di sản trước khi tổ chức ngoại khóa. 
+ Giáo viên và học sinh sưu tầm tư liệu và hình ảnh liên quan đến di sản để minh họa kiến thức bài học thêm phong phú.
- Tiến trình giảng dạy:
Bước 1: Khởi động: Hát về quê hương Kim Sơn, Ninh Bình.
Bước 2: Giáo viên phân lớp theo nhóm (cũng là nhóm đã phân công khi sưu tầm tư liệu và tìm hiểu về di sản). 
Bước 3: Đại diện nhóm học sinh lên thuyết trình về di sản trên cơ sở những tư liệu các em sưu tầm được (là tri thức, hình ảnh). Trong quá trình nghe thuyết minh các học sinh khác trong nhóm và học sinh thuộc các nhóm còn lại có thể nêu ý kiến phản biện và bổ sung thêm trên cơ sở những hiểu biết của bản thân. Giáo viên quan sát, lắng nghe và bổ sung làm phong phú thêm kiến thức về di sản. 
Bước 4: Dựa trên cơ sở những kiến thức về những tiết học trước, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện di sản: Di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể?
Bước 5: Học sinh nhận thức về trách nhiệm bảo vệ di sản.
Bước 6: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết thu hoạch.
Ưu điểm: 
- Với cách giảng dạy như trên, giáo viên đã truyền thụ được kiến thức cơ bản. 
- Bước đầu hình thành ở học sinh tính chủ động tích cực trong học tập, tiếp cận di sản thông qua tư liệu, mạng Internet. 
- Đã phần nào tạo hứng thú tìm hiểu di sản đối với học sinh. 
Hạn chế: 
- Học sinh không được tiếp xúc và trải nghiệm với di sản để hiểu di sản một cách sâu sắc.
- Học sinh không có nhiều điều kiện giao lưu với thày cô và bạn bè. Không bộc lộ được các kĩ năng và năng lực đặc biệt của bản thân.
- Giáo viên chưa giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức; kĩ năng sống...và hơn hết là góp phần giáo dục nhân cách học sinh bằng những việc làm cụ thể.
2. Giải pháp mới cải tiến
 	Thực hiện hướng dẫn số 73/HD-BGD ĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 về hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông. Từ những kết quả khi thực hiện ngoại khóa tại trường, tôi đã rút kinh nghiệm đối với giáo viên dạy môn công dân 7 và trực tiếp hướng dẫn giáo viên tiếp tục cải tiến và tổ chức chuyên đề ngoại khóa cấp huyện với nội dung: “Giáo dục ‎ thức bảo vệ di sản” Khu di tích Nhà thờ đá Phát Diệm-Kim Sơn-Ninh Bình tại thực địa. 
	Hình thức tổ chức: Tham quan-Trải nghiệm di sản
	Phương tiện dạy học: Máy chiếu, đàn, giá vẽ,...
 Để chuyên đề tổ chức thành công, tôi đã trực tiếp chỉ đạo và định hướng, xây dựng chuyên đề bám sát các yêu cầu như sau: 
2.1. Phải đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục di sản.
 Mục tiêu của chuyên để xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục cấp THCS và của môn Giáo dục công dân trong nhà trường. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn chuyên đề theo hình thức tham quan - trải nghiệm; lựa chọn di sản là Khu di tích Nhà thờ đá Phát Diệm có tuổi đời hơn 100 năm, đồng thời là di sản đã được Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận là Di sản văn hóa cấp quốc gia từ năm 1988. 
 Mục tiêu của chuyên đề đặt ra đối với học sinh là giúp các em có cơ hội tham quan và trải nghiệm, chủ động tìm hiểu về sự ra đời của di sản, đặc điểm kiến trúc, ý nghĩa của di sản đối với đời sống tinh thần, vật chất của người dân Phát Diệm và người dân Kim Sơn. Từ đó có thái độ tôn trọng di sản, có hành vi giữ gìn và chăm sóc di sản.
2.2. Thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo.
Dù tiến hành dạy học tại địa điểm có di sản hay dạy học trong lớp học có sử dụng hình ảnh giáo dục di sản, giáo viên cần chuẩn bị kĩ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây, chúng tôi tiến hành cho học sinh tham quan-trải nghiệm tại di sản nên công tác chuẩn bị lại càng cần cụ thể chi tiết và chu đáo hơn bao giờ hết.
Bước 1: Ban giám hiệu và giáo viên dạy tiến hành tham quan, khảo sát và nghiên cứu thực địa. Mục đích của việc này là giúp giáo viên tìm hiểu trước di sản là để nắm chắc về Khu di tích nhà thờ đá Phát Diệm (về lịch sử, kiến trúc, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa...), từ đó có thể hỗ trợ học sinh khi cần thiết đồng thời có phương án tổ chức lớp và xác định các nhiệm vụ giành cho mỗi nhóm học sinh. Khu di tích Nhà thờ đá Phát Diệm rất rộng nên chúng tôi quyết định phân khu nhỏ để các nhóm học sinh dễ hình dung và tiếp cận di sản, tìm hiểu di sản tốt nhất.
Nhóm 1: Tìm hiểu về lịch sử xây dựng Khu công trình kiến trúc Nhà thờ đá Phát Diệm và vai trò của Cha Phê-rô Trần Lục (cụ Sáu).
Nhóm 2: Tìm hiểu về gác chuông, Phương Đình, lăng mộ cụ Sáu.
Nhóm 3: Tìm hiểu hệ thống các nhà thờ gồm: Nhà thờ lớn và bốn nhà thờ cạnh.
Nhóm 4: Tìm hiểu về Nhà thờ trái tim đức mẹ (người dân Kim Sơn quen gọi là Nhà thờ đá). 
Bước 2. Trực tiếp liên hệ Ban thường trực Khu di tích Nhà thờ đá đề nghị được hỗ trợ về cơ sở vật chất, thời gian tổ chức chuyên đề và đăng kí hướng dẫn viên cùng đồng hành trong quá trình học sinh tham quan, khám phá, trải nghiệm di sản đồng thời là thành viên đánh giá các nhóm học sinh trong quá trình hoạt động.
Bước 3. Hướng dẫn giáo viên xác định mục tiêu chuyên đề, lập kế hoạch chi tiết các công việc từ khâu chuẩn bị, tiến trình dạy học với di sản, tổng kết, đánh giá hoạt động với di sản, dự kiến thời gian cho buổi ngoại khóa. (Từ 14h30 đến 17h cùng ngày) 
Bước 4. Từ định hướng chung, giáo viên thiết kế nội dung phiếu học tập, thời gian hoàn thành cụ thể cho các nhóm học sinh tìm hiểu về di sản trước khi tổ chức ngoại khóa khoảng 1 tuần lễ. Khi được giao nhiệm vụ, các em cần chủ động bàn bạc cách thực hiện, chỉ ra được những việc phải làm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm rõ ràng, đúng người đúng việc. Về phía giáo viên vẫn cần có sự quan tâm theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở học sinh hoàn thành công việc chuẩn bị.
2.3. Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo các bước: 
Bước 1: Khởi động
1. Lời chào mừng và hoạt động khởi động: Học sinh hát 2 ca khúc về quê hương Kim Sơn, Ninh Bình.
2. Đại diện cha giám đốc trực tiếp phụ trách khu hành hương phát biểu.
Mục đích: Tạo sự cởi mở, gần gũi, thân thiện đối với học sinh trong quá trình tìm hiểu di sản, hiểu thêm về di sản. Có ý thức văn hóa khi tham quan trải nghiệm. 
3. Giáo viên quán triệt ý thức đối với các nhóm học sinh trong quá trình tham quan trải nghiệm di sản. Ý thức tìm hiểu nghiêm túc, có quan sát tỉ mỉ và ghi chép, giữ vệ sinh chung. Trong quá trình tiến hành hoạt động, học sinh hoàn toàn tự chủ, tự quản điều khiển hoạt động. Giáo viên chỉ là người tham dự, quan sát và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết.
Mục đích: Học sinh có phương pháp tìm hiểu và tìm hiểu di sản hiệu quả nhất.
4. Học sinh xem video giới thiệu đôi nét khái quát về lịch sử hình thành huyện Kim Sơn và vai trò của cụ Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khai khẩn và thành lập huyện Kim Sơn (Khoảng 5 phút). 
Mục đích: Khơi gợi niềm tự hào về quê hương Kim Sơn và tạo tâm thế trước khi học sinh được tham quan trải nghiệm di sản.
5. Giáo viên hướng dẫn học sinh hình dung toàn cảnh khu di tích qua sơ đồ tại Khu thường trực. 
Bước 2: Tham quan - Trải nghiệm
1. Giáo viên hướng dẫn 4 nhóm học sinh trở về vị trí để tìm hiểu di sản theo sự điều hành của nhóm trưởng. Thư kí nhóm có nhiệm vụ ghi lại kết quả, hoàn thành phiếu học tập. Mỗi nhóm có 20 phút tìm hiểu. 
2. Sau 20 phút quan sát, tìm hiểu, trao đổi, thảo luận, phân tích các hiện tượng sự vật, 4 nhóm tập trung về sân lớn trước Phương Đình để lần lượt các nhóm sẽ báo cáo kết quả làm việc. Đại diện nhóm học sinh sẽ đóng vai là hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn đoàn và thuyết trình về di sản theo trình tự từ nhóm 1, 2, 3, 4. Hành trình di chuyển đi từ Khu gác chuông, Phương đình, nhà thờ lớn và 4 nhà thờ cạnh, cuối cùng là Nhà thờ đá. 
Trong quá trình nghe từng nhóm thuyết minh, học sinh thuộc các nhóm còn lại có thể nêu ý kiến phản biện. Mục đích là cá nhân mỗi em lúc này đều được trải nghiệm, được tìm hiểu và có nhu cầu được biết, được khám phá. 
Trách nhiệm của nhóm trưởng là giải đáp những ‎ý kiến phản biện của các bạn nhóm khác. Nếu không giải đáp được thì cô giáo và hướng dẫn viên sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn. Và như vậy, học sinh nào cũng được tham gia trải nghiệm di sản một cách chủ động và tích cực. 
Mục đích: Học sinh có kĩ năng tích hợp văn thuyết minh, rèn luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phản biện, phát huy tính chủ động, sáng tạo khám phá di sản. 
3. Hướng dẫn viên Khu di sản: Riêng Nhà thờ đá - được mệnh danh là “viên ngọc đẹp” trong khu di tích, sau khi nhóm 4 trình bày xong, chúng tôi mời hướng dẫn viên thuyết minh thêm bởi lẽ đây là công trình rất đặc biệt và có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, có chiều sâu tư tưởng và ý nghĩa triết lí sâu sắc, học sinh chưa có khả năng hiểu sâu sắc và truyền tải hết được. Đặc biệt là tính triết lí trên các bức phù điêu như hình ảnh chim phượng cắp bút nghiên, hình ảnh sư tử mặt người, phù điêu hoa sen mang tính triết lí về đời người “sinh, lão, bệnh, tử”, lối chạm thông phong, sự độc đáo về kiến trúc hoàn toàn bằng đá, sự sáng tạo của cha ông ta khi xây dựng....
Mục đích: Học sinh hiểu sâu sắc hơn về khu di tích.
4. Giáo viên hướng dẫn học sinh tham quan trải nghiệm thêm một số công trình kiến trúc khác như: hệ thống các hang đá, núi Sọ, Ao hồ để học sinh hiểu toàn bộ Khu quần thể di sản Nhà thờ đá. Hành trình từ Nhà thờ đá qua núi Sọ, hang đá Be-lem, hang Mộ Đức và trở về khu Phương Đình, đứng trước Ao hồ. Đặc biệt nhấn mạnh hang đá Be-lem là công trình cụ Sáu cho xây dựng đầu tiên để đo độ lún của đất. 	Trong hành trình trở về vị trí tập kết đầu tiên ở trước Phương Đình, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát để nhận ra thực trạng của nhà thờ, dấu vết của thời gian, của chiến tranh cũng như dấu hiệu của việc trùng tu, tôn tạo. 
Mục đích: 
- Tạo sự tương tác tích cực giữa thày và trò.
- Học sinh nhận diện được sự phá hủy của chiến tranh và của thời gian đối với di sản để từ đó các em có suy nghĩ và ý thức gớp phần bảo vệ di sản. 
 5. Hướng dẫn luyện tập 
 - Công trình nào được cụ Sáu cho xây dựng đầu tiên? Vì sao cụ lại cho xây dựng công trình đó? (Hang đó Be-lem)
 - Điểm đặc biệt trong kiến trúc nhà thờ đá là sự hài hòa, giao thoa của văn hóa phương Đông và phương Tây. Điều đó được thể hiện như thế nào, em hãy lấy một vài ví dụ? (Vẻ đẹp đậm chất Á Đông: Mái nhà thờ cong vút như mái đình làng quê Việt; hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai trên các bức chạm; hoa sen; sơn son thiếp vàng...)
 - Thế nào là lối chạm thông phong? (Là nghệ thuật chạm truyền thống, chạm xuyên thấu, đón gió)
 - Em ấn tượng với công trình nào trong số các công trình kiến trúc của Khu quần thể kiến trúc Nhà thờ đá Phát Diệm. Vì sao? (Phát biểu ấn tượng và cảm xúc riêng của các em.)
- Dựa trên cơ sở những kiến thức về những tiết học trước, em hãy nhận diện di sản văn hóa Khu quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm? (Di sản văn hoá vật thể)
 Mục đích: Dành cho tất cả học sinh nhằm: 
Kiểm tra kiến thức và việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. 
Kiểm tra kết quả học sinh thu nhận được trong suốt quá trình tham quan-trải nghiệm di sản, ‎‎ý thức lắng nghe, ghi nhớ. 
Đồng thời tạo cơ hội cho cá nhân học sinh phát biểu ấn tượng và cảm xúc cá nhân về kiến thức thu nhận được với các câu hỏi mở.
Qua đó, giáo viên đánh giá được năng lực của mỗi học sinh, hiệu quả của tiết học, sự hứng thú của các em với buổi tham quan, trải nghiệm.
 Bước 3: Kết thúc hoạt động
 - Học sinh nêu cảm nghĩ về buổi làm việc với di sản, nhận thức về trách nhiệm bảo vệ di sản. 
	 - Giáo viên khơi gợi ở học sinh ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc thể hiện tình yêu, ý thức bảo vệ di sản Nhà thờ đá Phát Diệm - Kim Sơn - Ninh Bình nói riêng và những di sản nói chung: làm vệ sinh, vẽ tranh kí họa về Khu di tích nhà thờ đá, tuyên truyền ‎ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan của di sản.
- Giáo viên tổ chức cho các em thể hiện bằng việc làm và hành động cụ thể. Kết quả: Sau buổi tham quan-trải nghiệm, học sinh đã có nhiều bức kí hoạ đẹp khai thác và khám phá những góc độ khác nhau, biết cùng nhau dọn vệ sinh môi trường. 
	Mục đích: Giúp học sinh bộc lộ cảm xúc của cá nhân trước tập thể và giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua những việc làm và hành động cụ thể để góp một phần nhỏ bé vào việc bảo vệ di sản.
	Bước 4: Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động 
	Tổng kết, đánh giá nhằm mục đích để học sinh tự nhìn lại quá trình tổ chức hoạt động của mình từ chuẩn bị, tiến hành hoạt động đến đánh giá kết quả hoạt động như:
	- Nhận xét chung về ‎ý thức tham gia của mọi thành viên trong tập thể.
	- Hướng dẫn viên khu di sản, giáo viên và đại diện học sinh (3 em) tham gia đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm bằng phiếu. Tổng hợp kết quả, giáo viên tuyên dương nhóm hoạt động tốt nhất trước tập thể lớp.
	- Hướng dẫn viết bài thu hoạch nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức vấn đề của học sinh.
3. Phân tích tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh
	- Giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức như kĩ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin, thảo luận nhóm, qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản; kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng, sự vật có trong di sản văn hóa. 
	- Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh. Trong quá trình tiếp cận với di sản văn hóa, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Nhứng điều tưởng như quen thuộc đã trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực phấn đấu tiếp nhận tri thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện bảo vệ di sản tốt hơn. 
	- Phát triển trí tuệ của học sinh. Trong quá trình học tập, trí tuệ của học sinh được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lí: tri giác, biểu tượng, trí nhớ...Học sinh phát triển khả năng quan sát, xử lí thông tin, phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em...Ví dụ: Khi trải nghiệm Nhà thờ lớn và các nhà thờ cạnh, các em sẽ so sánh và thấy chúng có kiến trúc và kích thước gần giống nhau và bằng nhau.
	- Chuyên đề đã góp phần giáo dục nhân cách học sinh. Bởi di sản văn hóa là một rrong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên nó cos khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, hình thành nhân cách học sinh. Khi trải nghiệm khu di tích Nhà thờ đá Phát Diệm, học sinh sẽ vô cùng khâm phục ‎ ý chí cũng như trí tuệ của cụ Sáu, của cha ông ta xưa. Bởi lẽ, công trình được xây dựng hoàn toàn thủ công, trong điều kiện khó khăn nhưng công trình thật sự vĩ đại, trải qua hằng trăm năm những vẫn luôn vững bền và có lún nhưng lún rất ít. Hay các bức chạm thông phong bằng đá rất lớn nhưng thể hiện bàn tay thủ công điêu luyện của người thợ chạm. Từ đó giáo dục các em trong mọi hoạt động của cuộc sống cần làm việc nghiêm túc và luôn đoàn kết, vững chí, quyết tâm cao thì mọi việc sẽ thành công.
	- Góp phần phát triển một số kĩ năng sống ở học sinh (Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng quản lí thời gian)
	* Khảo sát sự hứng thú của học sinh sau khi tham gia ngoại khóa:
Lớp
Số được hỏi 
Hứng thú
Không hứng thú
7A
29
29
0
* Chuyên đề được Phòng Giáo dục Kim Sơn đánh giá: Tổ chức thành công và hiệu quả.
Phần III. KẾT LUẬN
Với sự tìm tòi, học hỏi, phát huy sức mạnh, sự sáng tạo của cá nhân và tập thể, với cương vị Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tổ Khoa học Xã hội, tôi thiết nghĩ mình cần mạnh dạn, sáng tạo đổi mới nhiều hơn nữa trong quá trình quản lí cũng như trong công tác giảng dạy. Luôn chú trọng giáo dục gắn liền với di sản đem lại hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần giáo dục nhân cách và kĩ năng sống cho các em để các em trở thành những công dân có ích cho Tổ quốc. Tôi sẽ tích cực và động viên tập thể giáo viên nhân rộng những tiết học như thế trong quá trình giáo dục và quản lí tiếp theo của mình góp phần xây dựng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thật sự thiết thực, có hiệu quả đồng thời góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước, của ngành, sự nghiệp “Trồng người”.
V. HIỆU QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
	- Phát huy được giá trị của di sản văn hóa ở địa phương.
	- Nhân rộng mô hình dạy học gắn liền với di sản
	- Thúc đẩy sự đổi mới về phương pháp giáo dục: dạy học gắn liền thực tiễn, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
	- Khơi gợi sự sáng tạo của cả thày và trò trong hoạt động giáo dục. 
	- Từ sáng kiến khinh nghiệm trên, giáo viên có thể vận dụng sáng tạo trong quá trình giảng dạy với các di sản văn hóa khác.
VI. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
	Sáng kiến kinh nghiệm của tôi có khả năng áp dụng rộng rãi ở các nhà trường với tất cả các đối tượng học sinh cấp THCS. 
	Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức thực hiện chuyên đề ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 7 “Giáo dục ý thức bảo vệ di sản” tại Khu di tích Nhà thờ đá Phát Diệm-Kim Sơn-Ninh Bình”. Chắc hẳn sáng kiến của tôi còn không ít hạn chế và thiếu xót. Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện và có tính khả thi hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Hùng Tiến, ngày 25 tháng 4 năm 2016
Xác nhận của đơn vị
Tác giả sáng kiến
HIỆU TRƯỞNG
(Đã kí)
Nguyễn Đức Thanh
Nguyễn Thị Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn số 73/HD-BGD ĐT-BVHTTDL của Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ Văn hóa Thể thao du lịch về hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông ban hành ngày 16/01/2013 . 
2. Tài liệu tập huấn Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

File đính kèm:

  • docNội dung SKKN của Nguyễn Thị THuý-THCS Hùng Tiến.doc.doc