Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh rèn luyện, luyện tập theo cặp, theo nhóm trong giờ học Tiếng Anh

Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kì đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Nhà nước ta cũng như Bộ GD & ĐT luôn đề ra những yêu cầu và nhiệm vụ cuh thể của từng năm học đối với ngành nói chung và từng nhà trường nói riêng . Cụ thể trong năm học 2006 - 2007 , nhiệm vụ đã được đề ra như sau :

 Trước tiên toàn ngành giáo dục hưởng ứng cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục " .

Bên cạnh đó chúng ta tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình SGK phương pháp giáo dục, giảng dạy .

Tiếp tục thực hiện chuẩn hoá đội ngũ giáo viên , hiện đại hoá giáo dục , tăng cường nền nếp, kỉ cương trong giáo dục .

Đối với bậc học THCS cũng có những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đó là tiếp tục hình thành những kiến thức và kĩ năng cần thiết và phẩm chất trí tuệ để học sinh có thể tiếp tục bậc học hoặc đi vào cuộc sống lao động . Cụ thể trong quá trình giáo dục, chúng ta cần bồi dưỡng nhân lực, nhân tài cho đất nước, bồi dưỡng đội ngũ khoa học kĩ thuật, đào tạo thế hệ trẻ trở thành người lao động có tri thức, văn hoá, có đạo đức, sức khoẻ , chủ động sáng tạo trong học tập cũng như trong lao động để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của đất nước .

Ngoài ra, một trong những chủ trương , chính sách của Đảng và nhà nước ta hiện nay là mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và trong khu vực . Chìa khoá để mở ra cánh cửa văn minh thế giới đó là ngôn ngữ giao tiếp chung , và một trong những ngôn ngữ được coi trọng là ngôn ngữ quốc tế International Language - đó là tiếng Anh .

Nắm bắt được tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, ngay ở bậc THCS , nhà nước ta đã trú trọng việc dạy môn này . Tuy nhiên, ở bậc THCS chỉ cần bồi dưỡng cho các em các kĩ năng giao tiếp cơ bản , tối thiểu và tương đối hệ thống về Tiếng Anh hiện đại phù hợp với lứa tuổi . Từ đó giúp các em dễ dàng trong các bậc học tiếp theo hoặc trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai .

Từ những lí do, căn cứ cơ bản trên , cho ta thấy việc giáo dục toàn diện cho học sinh là rất cần thiết . Bên cạnh đó việc giảng dạy tiếng Anh cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường . Vấn đề dặt ra cho mỗi chúng ta nói chung và các giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếng Anh ở bậc THCS nói riêng là làm thế nào để có được kết quả tốt trong giảng dạy . Vì vậy các phương pháp giảng dạy tích cực luôn được thực hiện triệt để và sáng tạo bởi các giáo viên .

 

doc13 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3363 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh rèn luyện, luyện tập theo cặp, theo nhóm trong giờ học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khảo sát tình hình học tập chất lượng học tập của học sinh để xây dựng cơ sở thực hiện đề tài sao cho hợp lý nâng cao chất lượng học tập của học sinh .
+ Sau đó giáo viên tiến hành viết đề tài, triển khai đề tài trong thực tế giảng dạy .
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu cũng như triển khai áp dụng đề tài sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh . Vì vậy cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp để đưa ra phương pháp luyện tập cho từng học sinh . Hơn nữa để kết quả giáo dục có chất lượng thì giáo viên cũng cần kết hợp chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác cũng như đối với các giáo viên khác .
c/ Nhiệm vụ của học sinh : 
Như chúng ta đã biết, mỗi học sinh đều phải thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ, vai trò của mình . 
Trước tiên học sinh phải có đủ phương tiện, đồ dùng học tập tối thiểu cho bộ môn như : Sách, vở, bút, mực  Trong giờ học luôn có tháI độ học tập nghiêm túc, tích cực chú ý nghe giảng, luyện tập theo sự chỉ đạo của giáo viên .
Làm bài tập về nhà đầy đủ, chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp . Đặc biệt với bộ môn tiếng Anh các em luôn phải tạo cho mình phong tháI tự tin, mạnh dạn không sợ khó, sợ sai . Mỗi học sinh biết tự đề ra cho mình phương pháp học tập hợp lý thường xuyên thảo luận , đề xuất ý kiến về những thuận lợi và khó khăn trong việc học tập bộ môn .
3 . Giới hạn của đề tài : 
Dựa trên những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Dựa trên cơ sở lý luận của phương pháp giảng dạy thông qua việc luyện tập theo cặp, theo nhóm . Với giới hạn của đề tài này, tôi mạnh dạn thảo luận về các biện pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện, luyện tập theo cặp, theo nhóm ở lớp tôI giảng dạy . Qua đó cay dựng cho các em tinh thần học tập tích cực, độc lập, có nhiều sáng tạo . Giúp các em có thói quen giúp đỡ nhau trong học tập thúc đẩy sự tự tin cần thiết hạn chế sự e dè nhút nhát . Đặc biệt với bộ môn này cần giúp các em phát triểncác kĩ năng giao tiếp cơ bản, vì vậy với đề tài này , tôi tập trung nghiên cứu, áp dụng một số biện pháp, phương pháp hướng cẫn học sinh luyện tạp theo từng cặp từng nhóm ở những lớp tôi trực tiếp giảng dạy .
Qua đề tài này, mục đích đạt được của tôi nhằm nâng cao chất lượng giờ giảng của giáo viên ; Nâng cao chất lượng học tập của học sinh , thông qua việc làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp với nhiều phương pháp giảng dạy , cũng như kết hợp với các bộ môn khác . Qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh , đảy mạnh hơn nữa nền giáo dục của nước nhà . Vấn đề cơ bản là giúp các em học sinh miền núỉơ địa phương có phương pháp học tập hợp lý phù hợp với yêu cầu hiện tại góp phần giúp học sinh miền núi theo kịp miền xuôi .
4 . Đối tượng nghiên cứu : 
Trong năm học 2006 - 2007 , tôI được giao nhiệm vụ giảng dạy bộ môn tiếng Anh 6, 7, 9 . Mục đích của tôi cũng giống như tất cả các giáo viên khác là luôn tìm ra phương pháp giảng dạy hợp lý giúp học sinh hiểu bài, chất lượng giáo dục được nâng cao . Trong đề tài này, tiếp thu phương pháp giảng dạy theo cặp, theo nhóm và áp dụng trực tiếp vào những lớp tôi trực tiếp giảng dạy . Vì vậy các học sinh trong lớp tôi giảng dạy sẽ là đối tượng nghiên cứu chính và trực tiếp trong đề tài này . TôI sẽ cố gắng áp dụng những phương pháp dạy học cải tiến để học sinh có thể tiếp thu bài giảng một cách dẽ dàng nhất . Các em sẽ có một kiến thức cơ bản để tiếp thu , tiếp tục bậc học cao hơn hoặc góp phần cung cấp các kiến thức cơ bản giúp các em đi vào cuộc sống lao động . Đẻ làm được điều đó , người giáo viên phảI thực sự hiểu tâm lý lứa tuổi của các em học sinh , hiểu tâm lý giáo dục học lứa tuổi, từ đó các phương pháp giảng dạy , giáo dục mới được nâng cao .
Bên cạnh đó, bản thân tôi muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình thì một mình bản thân tôi và các học sinh chưa đủ và rất khó thực hiện, mà cần có sự giúp đỡ của ban giám hiệu , các tổ chuyên môn , các giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn khác . Trước tiên là các giáo viên giảng dạy cùng bộ môn, tôi sẽ cùng thảo luận , dạy thực nghiệm để đề ra phương pháp và biện pháp thực hiện tối ưu . Bên cạnh đó , tôi kết hợp với các giáo viên giảng dạy bộ môn khác ví dụ như giáo viên dạy toán, văn, sử , địa Tôi sẽ so sánh các phương pháp dạy thneo cặp, theo nhóm giữa các bộ môn để thấy được sự giống nhau và khác nhau qua đó học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm giảng dạy . Cách sử lý các tình huống sư phạm trong lớp của các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm . Hay nói một cách khác các đồng nghiệp của tôi chính là một trong những tác nhân quan trọng giúp tôi hoàn thành đề tài này .
Bên cạnh các nhân tố quan trọng trên, thì yếu tố gia đình phụ huynh học sinh là không thể thiếu . Bởi vì các em sống trong môi trường như thế nào ? điều kiện kinh tế và thời gian có đảm bảo cho các em học tập được tốt hay không ? Các bậc phụ huynh có quan tâm, tạo điều kiện cho các con em mình hay không ? Giải đáp được vấn đề nêu trên cũng là một phần không nhỏ giúp tôi áp dụng được các phương pháp một cách hiệu quả hơn .
Và điều quan trọng , bản thân tôi, giáo viên trực tiếp giảng dạy , thực hiện đề tài này, cũng với các tài liệu , sự đóng góp ý kiến , giúp đỡ của bạn bè đồng nghịêp sẽ đảm bảo sự hoàn thiện của đề tài . Trước tiên tôi xem xét mức độ hiểu thấu đáo của tôi về lí thuyết phương pháp giảng dạy theo cặp, theo nhóm , sau đó tôi sưu tầm thêm các tài liệu có liên quan đến bộ môn và đề tài .
Nhìn chung để hoàn thiện đề tài này thì một đối tượng, một nhân tố duy nhất nào đó không thể giúp tôi hoàn thành tốt được đề tài , mà phải có sự gắn kết giữa các đối tượng, sự kết hợp hài hòa các phương pháp . Có như vậy đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi mới mang lại hiệu quả cao . Chất lượng giảng dạy của tôi mới góp phần được nâng cao .
5 . Phương pháp nghiên cứu :
Để đề tài có hiệu quả cao, chúng ta cần có phương pháp nghiên cứu đúng đắn . Trước tiên phải có sự quan sát đánh giá tình hình học sinh, chất lượng học tập, ý thức học tập ở gia đình của các em . Khi đánh giá được tình hình học tập của học sinh , tôi lựa chọn nội dung nghiên cứu , từ đó tôi quyết định tìm tòi tài liệu phù hợp phục vụ cho đề tài , tiếp theo tôi tìm hiểu, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp . Cùng với tài liệu đã thu thập được , tôi viết đề cương sau đó đưa ra tổ chuyên môn cùng thảo luận . Được sự đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn, tôi thực hiện viết đề tài . Qua quá trình nghiên cứu đề tài trên lý thuyết kết hợp với thực tế học sinh , tôi kết hợp điều chỉnh các thiếu sót , bất cập nảy sinh . Nói chung phương pháp cơ bản để tôi thực hiện đề tài này đó là phương pháp tổng hợp, tổng hợp từ tài kiệu , tổng hợp ý kiến ... Nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo áp dụng lí thuyết ; bám sát lý thuyết vào giảng dạy ở trên lớp .
6 . Thời gian nghiên cứu : 
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục , giảng dạy không những là của bộ môn tiếng Anh mà là của tất cả các môn học khác . Đây cũng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng , do đó để có thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, do đó tôi phải phải dành ra khoảng thời gian rất lớn trước đó để tìm ra vấn đề , định hình đề tài nghiên cứu từ những năm học trước . ở đây do điều kiện thực tế còn hạn chế nên tôi chia khoảng thời gian thực hiện đề tài của tôi như sau : 
6.1./ Tháng 9 : 
- Quan sát đánh giá tình hình học tập của học sinh .
- Lựa chọn nội dung nghiên cứu , tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm .
- Sưu tầm thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu .
- Dạy thực nghiệm .
6.2 /Tháng 10 : 
- Đăng kí tên đề tài .
- Xây dựng đề cương .
- Thông qua tổ chuyên môn thảo luận, xét duyệt .
6.3 tháng 11 : 
- Viết đề tài .
- Dạy thực nghiệm .
6.4 / Tháng 12, 1,2,3,4,5 :
- áp dụng vào thực tế giảng dạy .
- Đúc rút kinh nghiệm, sửa đổi bổ sung kịp thời .
7 . Tài liệu tham khảo : 
- SGK, SGV các lớp 6,7,8,9 .
- Teach English ( Adrian Doff) .
- Tâm lý giáo dục học .
II . Nội dung đề tài :
1 . Nội dung thực hiện : 
Cũng như tôi đa trình bày ở phần “ Lý do chọn đề tài” thì chất lượng luôn là vấn đề đặt ra hàng đầu trong quá trình giáo dục . Tuy nhiên đây không phải là vấn đề dễ dàng đối với giáo viên và học sinh . Trong khi đó môn học này là môn học còn mới mẻ ở địa phương và là môn khó . Do vậy, còn thiếu các giáo viên dày dạn kinh nghiệm mà hầu hết là giáo viên trẻ, thâm niên nghề nghiệp chưa cao . Vì vậy để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các giáo viên tiếng Anh chúng tôi đều phải tự mình từng bước tìm ra phương pháp giải quyết cho các vấn đề khó khăn .
Thông qua các chủ điểm gần gũi trong cuộc sống của các em như : bạn bè, gia đình, trường học, môi trường sức khỏe ... rèn luyện cho các em các kĩ năng thực hành tiếng nghe- Nói - Đọc – Viết . Giúp các em hiểu sâu sắc hơn về các vấn đề trong cuộc sống , cũng như khuyến khích các em xây dựng tinh thần thái độ, trách nhiệm đối với bản thân, bạn bè, gia đình ... bên cạnh đó môn học phần nào giúp các em tiếp cận với các nền văn hóa trên thế giới đặc biệt là các nước nói tiêng Anh . Nhưng trong 4 kĩ năng cơ bản, các em chủ yếu rèn luyện 2 kĩ năng “ Nghe – Nói ” . Các kĩ năng này được rèn luyện dưới nhiều hình thức như : Nghe băng đài, nghe bạn bè, nghe cô giáo nói với bạn bè, thầy cô ... Một trong nhiều phương pháp thông dụng, có hiệu quả giúp rèn luyện các kĩ năng này ở lớp đông học sinh là phương pháp “ Rèn luyện theo cặp, theo nhóm ” .
Trong tài liệu SGK đổi mới thì các bài tạp trong SGK luôn có những yêu cầu như : 
+ Listen and read . Then practice With a partner .
+ Listen and repeat . then ask and answer with a partner .
+ Work in groups of four, make a similar dialogue ...
Như vậy các dạng bài tập trên luôn yêu cầu học sinh luyện tập Nghe – Nói với bạn ... Các bài tập tren thường là tình huống các bài hội thọa, qua các tình huống giao tiếp, giáo viên giúp học sinh biết được từ mới, các mẫu câu, cấu trúc ngữ pháp mới . Vì thế việc cho học sinh rèn luyện theo cặp, theo nhóm là công việc thường xuyên ở trên lớp học tiếng Anh 
VD : Unit 2 ; English 7 – Exercise .
Bài tập yêu cầu : Listen . Then practice With a partner .
Để tiến hành bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hướng dẫn học sinh tình huống bài hôi thoại
- Hướng dẫn từ mới .
- Yêu cầu học sinh đọc bài theo cặp . 
- ( Sửa lỗi phát âm cho học sinh )
- Hướng dẫn cách làm bài tập .
- Chữa lỗi ( Nếu có )
(Hướng dẫn các bước tương tự )
+Đoán tình huống, nội dung của bài hội thoại .
+ Đọc từ mới
+ Đọc bài theo cặp .
+ Một vài cặp đọc to trước lớp
* Now answer
+Hỏi và trả lời theo cặp .
+ Một vài cặp trả lời to trước lớp .
+ Viết câu trả lời đúng vào vở bài tập .
* About you : (as the same)
Qua ví dụ trên cho thấy đây là một trong các ví dụ điển hình sử dụng phương pháp luyện tập theo cặp, theo nhóm . Trong ví dụ này cũng như các bài tập tương tự, phần lớn thời gian trong bài dành cho học sinh luyện tập và giáo viên chỉ đóng vai trò “ Monitor/guider” – Người hướng dẫn / người điều hành . Trong khi HS luyện tập, GV đi quanh lớp theo dõi, giúp đỡ những em, những cặp còn yếu . 
Khi yêu cầu các em luyện tập theo cặp, theo nhóm thì lượng ngôn ngữ được luyện tập trong đơn vị lớp, đơn vị thời gian sẽ được nhiều hơn . 
Ví dụ : Unit 1 Exercise 2 / page 11 – Tiếng Anh 8 . Việc miêu tả hình dáng người có thể thực hiện cùng một thời gian với tất cả 6 người và điều quan trong là tất cả các em đều được luyện nói . Việc gọi một vài học sinh đọc, trả lới trước lớp chỉ là để đánh giá, kiểm tra sự hiểu bài của cả lớp, GV chữa kỗi chung cho cả lớp . 
Ta có thể so sánh cùng với bài này : Nếu GV không sử dụng phương pháp luyện tập theo cặp, theo nhóm mà gọi từng HS lên trả lời : Nếu lần lượt cả lớp đều được trả lời thì rất mất thời gian, nhưng ngược lại chỉ cần trả lời song 8 câu hỏi thì trong lớp chỉ có 8 em được luyện tập, được giáo viên chữa lỗi còn các em khác không được GV chữa lỗi, và GV cũng không thể chắc chắn được rằng cả lớp có hiểu bài hay không . Thậm trí những em được đứng dậy phát biểu thì chỉ được luyện tập với 1 câu , các em khác cả giờ sẽ không được nói, luyện tập câu nào . Dần dần sẽ dẫn đến tình trạng chây ỳ , đặc biệt những em nhút nhát và lười nhác , vì vậy việc luyện tập theo cặp, theo nhóm sẽ giúp thu hút, lôi cuốn tất cả các em tham gia, các em có cơ hội học tập giúp đỡ lẫn nhau, giúp các em yếu kém có cơ hội luyện tập nhiều hơn . 
Tuy nhiên trong qúa trình luyện tập theo cặp, theo nhóm sẽ xảy ra một số điều bất lợi sau : 
- Lớp học gây ồn ào, có thể gây ảnh hưởng tới các lớp học bên cạnh, đặc biệt trong điều kiện lớp học như hiện nay, mặc dù đây là những tiếng ồn tích cực và được phép .
- Bên cạnh đó khi các em tự luyện tập thì có thể sẽ mắc nhiều lỗi sai mà GV không biết .
- Ngoài ra nhiều em sẽ tranh thủ nói chuyện, làm việc riêng trong khi cả lớp luyện tập, thâm chí có những em ngồi im .
Để hạn chế được các điều bất lợi trên, giáo viên cần đặt ra những qui định rõ ràng và luôn yêu cầu các em luyện tập, thực hiện theo các bước đã qui định . Ví dụ : Khi bắt đầu bất cứ một bài tập nào thì GV đều hướng dẫn chi tiết cách thực hiện, làm mẫu một vài ví dụ sau đó cho các em tự luyện tập và sửa lỗi và nhằm tránh được hiện tượng mắc lỗi nhiều ở học sinh thì giáo viên sẽ xếp những em học khá ngồi cùng luyện tập với những em học kém . Tuy nhiên GV cũng không lấy hiện tượng mắc lỗi nhiều là điều qúa trầm trọng, bởi vì khi giáo viên chữa lỗi thì các em sẽ tự biết sửa lỗi và nhớ lâu hơn .
Vậy giáo viên phải tổ chức và hướng dẫn học sinh tiến hành hoạt động như thế nào ? cũng như các hoạt động khác , hoạt động theo cặp, theo nhóm có thể nhanh chóng trở nên quen thuộc với HS và khi vào bài GV chỉ cần đưa ra yêu cầu “ Work in pairs , pleasd ” hoặc “Work in groups, please !” thì học sinh có thể luyện tập ngay với cặp / nhóm của mình .
Có nghĩa là ngay những giờ đầu tiên giáo viên qui định các cặp , các nhóm cụ thể .
+ Đối với PaiWork – Cặp học sinh thì hai em ngồi cạnh nhau sẽ là một cặp hoặc với bạn ngay sau hoặc ngồi ngay trước mình . Với những lớp lượng HS học khá thì việc chia cặp rất đơn giản . Nhưng với những lớp nhiều học sinh kém thì khi chia cặp giáo viên phải lưu ý các em học khá sẽ kèm các em học kém , các em mạnh dạn sẽ kèm với các em nhút nhát , hay sấu hổ .
+ đối với Group work – Nhóm học tập thì tùy vào tình hình của lớp , tùy vào tình hình bài học để chia , có thể chia nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 học sinh . Vậy nếu một bàn có 2 HS ngồi thì hai bàn sẽ là một nhóm , nếu một bàn có 4 em ngồi thì bàn đó sẽ là một nhóm . Cũng như cặp học sinh thì nhóm luyện tập cũng cần lưu ý các em khá giỏi kèm các em yếu kém .
Sau khi chia các cặp, các nhóm một cách rõ ràng , rành rẽ thì khi có yêu cầu thì học sinh sẽ tự luyện tập theo cặp theo nhóm của mình . Qua quá trình luyện tập, giáo viên có thể đánh giá , phê bình, khen ngợi các cặp , các nhóm . Hướng dẫn bài tập một cách rõ ràng có ví dụ cách thực hiện bài tập ; Và khi HS luyện tập, GV phải quan sát HS một cách kỹ lưỡng, đảm bảo tất cả các em đều đang luyện tập , tuy nhiên cũng không quá ồn ào gây ảnh hưởng tới các lớp khác . Giáo viên có thể qui định mức độ âm lượng lời nói của các em . Giáo viên có thể tham gia luyện tập với từng nhóm . Giúp đỡ, khuyến khích các em đưa ra ý kiến của mình .
Trên đây là một số phương pháp tôi áp dụng , dựa trên cơ sở lí luận và dựa trên cơ sở thực tiễn của phương pháp luyện tập theo cặp, theo nhóm để hướng dẫn học sinh thực hiện ở lớp tôi trực tiếp giảng dạy . Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm bất cập vì vậy trong quá trình giảng dạy, tôi vẫn phải tiếp tục điều chỉnh , phát huy những điểm tốt , hạn chế, khắc phục những điểm yếu . 
2 . Kết quả : 
Đánh gia kết quả giáo dục là cả một quá trình lâu dài . Đối với tôi trong quá trình nghiên cứu, áp dụng một trong các phương pháp giảng dạy đổi mới là phương pháp “ Hướng dẫn học sinh luyện tập theo cặp, theo nhóm” . Tôi nhận thấy rằng : Thứ nhất, cùng với các phương pháp đổi mới khác thì phương pháp này không những rất phù hợp với đặc trưng của bộ môn và còn rất phù hợp với nhiều môn khác .
Trong môn học tiếng Anh thì hoạt động nhóm phù hợp với rất nhiều phần trong bài học : ví dụ phần Warmup, Cotrolled , practice  và phù hợp với nhiều kiểu bài khác nhau như : Đọc bài khóa, luyện tập hỏi và trả lời 
Qua thực tế thì với phần hoạt động cặp , nhóm thì học sinh rất sôi nổi học tập tạo ra sự mạnh dạn, thoải mái của học sinh , các em yếu kém nhút nhát dần lấy lại được sự tự tin . Nhìn chung mặc dù tiếng Anh là một môn học khó nhưng phần lớn các em đề yêu thích, môn học kết quả ngày càng được nâng cao .
3 . Bài học kinh nghiệm và giảI pháp thực hiện : 
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài SKKN “ Hướng dẫn học sinh luyện tập theo cặp, theo nhóm” bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau : 
+ Phương pháp này là một trong số các phương pháp daỵ học đổi mới phù hợp với đặc trưng của bộ môn . Vì vậy cần áp dụng linh hoạt vào từng bài học , từng đối tượng học sinh .
+ Cần tránh học sinh gây qua ồn ào và làm việc riêng trong giờ thì giáo viên phải đóng vai trò là một “ Monitor/guider” – Người hướng dẫn / người điều hành hết sức nghiêm túc , theo dõi chặt chẽ hoạt động của học sinh ; Có các biện pháp , ví dụ đánh giá cho điểm , để tạo sự thi đua tích cực giữa các cặp, các nhóm .
+ Cần đảm bảo các cặp, các nhóm hoạt động đúng chủ đề, theo đúng hướng yêu cầu của bài học cũng như của giáo viên thì trước khi cho học sinh luyện tập thì giáo viên phảI hướng dẫn kĩ lưỡng cách làm bài ; Và sau khi cho cả lớp kuyện tập thì giáo viên gọi một số cặp , nhóm để kiểm tra lại ; Đặc biệt khuyến khích các phương hướng, phương án trả lời khác nhau phát huy khả năng sáng tạo của học sinh .
+ Cần kết hợp với các giáo viên khác cũng như các phương pháp khác để phát huy tối đa khả năng học của học sinh cũng như nâng cao chất lượng học tập của học sinh .
4 . Kết luận : 
Luôn đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy là yêu cầu hàng đầu của ngành giáo dục cũng như của giáo viên, học sinh, gia đình học sinh  Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy , tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp hướng dẫn học sinh luyện tập theo cặp, theo nhóm . Đây chỉ là các ý kiến nhỏ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy , tuy nhiên không có phương pháp nào là duy nhất tối ưu . Vì vậy để đạt được hiệu quả cao cho đề tài này, ngoài sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của giáo viên và học sinh thì việc kết hợp với các phương pháp khác cũng như kết hợp với các giáo viên các bộ môn khác là điều không thể thiếu .
Dù giáo viên có sử dụng phương pháp nào thì học sinh cũng vẫn là đối tượng trung tâm trong bài giảng . Trong khi đó đối với môn tiếng Anh thì tập trung phát triển các kỹ năng Nge – nói - đọc – viết . Mà kĩ năng nghe – nói là chủ yếu , Vì vậy việc phát huy, tăng cường thời gian nói của học sinh là rất quan trọng . Tôi hi vọng đề tài này sẽ mang lại hiệu quả cao , giúp tôi đúc rút kinh nghiệm để đạt được hiệu quả giáo dục cao . Mặc dù vậy trong một giờ học cụ thể cũng cần thiết kết hợp nhiều phương pháp giáo dục , giảng dạy khác nhau .
5 . Kiến nghị đè xuất : 
Đối với bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn và cũng là người thảo luận đề tài SKKN này . Vậy để cho đề tài được áp dụng có hiệu quả cao nhất vào thực tế giảng dạy cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy tôi mạnh dạn đề đạt một số kiến nghị sau : 
+ Đối với các loại phương tiện, đồ dùng dạy học dành cho môn tiếng Anh còn thiếu nhiều . Vì vậy đề nghị các cấp lãnh đạo trang bị đầy đủ các trang thiết bị để đảm bảo cho việc dạy học bộ môn được nâng cao hơn .
+ Đối với phụ huynh học sinh cần dành nhiều thời gian quan tâm nhắc nhở việc học tập ở nhà của học sinh , cũng như có thái độ tích cực hơn đối với việc học tập của con em mình .
Bản thân tôi sẽ cố gắng tự học, tự rèn luyện một cách thường xuyên nhằm nâng cao kiến thức nói chung cũng như chuyên môn nghiệp vụ nói riêng .
Đối với ban giám hiệu nhà trường cũng như các đồng nghiệp khác , tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng phương pháp giảng dạy có chất lượng, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương .
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Yên Thế , Ngày 07 tháng 12 năm 2006
 Người viết : 
 Nguyễn Thị Mai

File đính kèm:

  • docSKKN_TO_CHUC_NHOM_HIEU_QUA_2010.doc
Sáng Kiến Liên Quan