Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn Ngữ văn bởi vì đó là môn học vừa hình thành nhân cách, vừa hình thành tâm hồn. Trong chương trình Tập làm văn cấp Trung học cơ sở, học sinh đã được làm quen với văn nghị luận. Các em được bộc lộ thái độ, suy nghĩ của mình về nhiều vấn đề trong xã hội. Đồng thời với xu thế xã hội ngày nay thì nghị luận xã hội - nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ngày càng có vài trò thiết thực, giúp các em không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội.

 Khi viết văn nghị luận, các em không cần phải thuộc lòng những tri thức đọc hiểu trong sách lí thuyết nhiều mà vẫn có thể làm được bài. Các em có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình một cách khách quan mà không bị giới hạn, quy định nào ràng buộc. Đồng thời có thể thể hiện sự hiểu biết phong phú của mình cho bài viết sinh động hơn. Bởi dạng bài này thuộc dạng đề mở nên rất phù hợp với mọi đối tượng học sinh

 Tuy nhiên, viết văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống không phải là thích gì, thấy gì viết lấy, hay áp đặt ý kiến chủ quan của người viết. Bài viết cần đảm bảo tính khách quan hoa học và hướng về vấn đề bàn luận. Người viết, cần có vốn sống phong phú, tầm hiểu biết rộng và có óc tư duy sắc sảo mới làm bài tốt.

 Vậy làm thế nào để học sinh có thể viết tốt bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? Đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà còn nhiều các thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề khác. Là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn, vì những lí do, hoàn cảnh đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

 

doc24 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh hoạt của rất nhiều gia đìnhKhông chỉ có vậy, việc vứt rác còn ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường như: thành phố Nha Trang là một trong những thành phố đang có tiềm năng du lịch, thu hút nhiều khách tham quan. Nếu việc vứt rác bừa bãi của chúng ta sẽ khiến cho khách du lịch có cái nhìn không tốt về nơi đây, đặc biệt là người dân đang sinh sống, học tập, làm việc ở đó. Họ sẽ đánh giá là thành phố kém văn hóa và không lịch sự. Vậy liệu họ có dám đến đây tham quan nghỉ ngơi nữa không? Chúng ta hãy đặt ra câu hỏi như vậy và hãy tự trả lời trước những hành động và việc làm của mình.
	Những tác hại của việc vứt rác như vậy đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người. Đầu tiên là do thói quen xấu, lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỉ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch còn thì ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt. Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức, phản văn hóa, văn minh, phá hoại môi trường sống.
	Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay, con đường xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu. Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia, học tập và đề ra những biện pháp thiết thực nhất để bảo vệ môi trường như tổ chức các phong trào “mùa hè xanh”, quét dọn đường làng, đường phố, làm sạch sân trường Và đề ra những quy định chung như: đổ rác đúng nơi quy định, sử dụng nhiều thùng rác công cộng, phân loại rác trước khi đổ. Đặc biệt các cơ quan quản lí cần có những biện pháp cụ thể xử phạt người vi phạmđể giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp. 
Kết bài
	Hành vi vứt rác ra nơi công cộng là hành động xấu, đáng chê trách. Chúng gây hậu quả nghiêm trọng cho mọi người. Vì vậy mỗi người cần nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó. Mỗi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho mọi người khác cùng làm theo. Hi vọng rằng với việc làm nhỏ, mỗi người góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
Đề Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A. Lin-côn (1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”. (Theo Ngữ văn10, tập 2, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135). Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết 1 bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.
Dàn ý
A. Mở bài
- Dẫn dắt, nêu đúng yêu cầu của đề: bàn luận về đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.
B. Thân bài. Đảm bảo các ý chính sau
-  Trình bày thực trạng thiếu trung thực:
+ Trong thi cử, hiện tượng gian lận ngày càng phổ biến về đối tượng, tinh vi về hình thức, nghiêm trọng về mức độ.
+ Trong cuộc sống, sự gian dối thiếu trung thực cũng rất phổ biến từ gia đình đến xã hội với mọi lứa tuổi
Điều đó làm ảnh hưởng tới đạo đức xã hội, phần nào làm đổ vỡ niềm tin của con người vào những giá trị tốt đẹp, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước.
-  Sự cần thiết của việc giáo dục, rèn luyện đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống:
+Trung thực là ngay thẳng, thật thà, đúng với sự thật, không làm sai lạcđi, không gian dối , thể hiện đúng trình độ năng lực của mình.
+Trung thực đánh giá đúng hiệu qủa giáo dục, giúp cho người học, ngườiday, các cơ quan quản lí nắm đúng thực trạng để đề ra các biện pháp phù hợp.
+ Trung thực là một trong những đức tính nền tảng của đạo đức con người, xây dựng một xã hội văn minh, thân thiện, đáng tin cậy
-   Biện pháp để giáo dục tính trung thực:
+ Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
+ Cần xử lí nghiêm với những biểu hiện thiếu trung thực, gian dối
+ Cần biểu dương những tấm gương trung thực, dám đấu tranh với những biểu hiện gian dối.
-    Liên hệ thực tế rút ra bài học với bản thân.
C. Kết bài
Nhấn mạnh vấn đề bàn bạc
Đề: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.                                  
Dàn ý
A. Mở bài :
- Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang 1à điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Tuổi trẻ học đường  những công dân tương lai của đất nước  cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
B. Thân bài:
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương/1 ngày
+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề :
+ ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.....
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách,đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, thamgia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...
C. Kết bài:
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .
BÀI DỰ THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU
ĐẠT GIẢI KHUYẾN KHÍCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 45 NĂM 2016
CỦA EM NGUYỄN THỊ DIỆU LINH LỚP 9B
                                                                                Ngày 16 tháng 1 năm 2016
              Gửi tôi của ba mươi năm sau!
            Một ngày nào đó trong tương lai, tôi sẽ mở lại bức thư này, đọc nó và mỉm cười với những thành công đạt được.
            Thời gian trước, tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc viết thư cho chính mình bởi tôi chẳng dám hi vọng có thể đọc lại. Cuộc sống của tôi vốn không dành cho việc viết ra những cảm xúc của mình trên trang giấy. Mà đó là cuộc sống của những thú vui, những trò tiêu khiển chẳng lành mạnh. Trong khi các anh chị chuyên tâm học hành thì tôi lại dùng số tiền gia đình giàu có của tôi cung cấp để ăn chơi cùng lũ bạn xấu. Chúng tôi đến những vũ trường nhiều hơn trường học, uốn mình theo những điệu nhạc inh ỏi nhiều hơn là lắng nghe các bài giảng của thầy cô. Tôi đốt tiền cho những thứ vô nghĩa và chẳng hề cần thiết ở mỗi con người, nhất là đối với học sinh. Tôi lầm tưởng mình tốt đẹp lắm, và cứ thế lại càng ăn chơi phung phí hơn. Cho đến một ngày
            Bị nhóm bạn xấu của mình rủ rê, lại thêm tính tò mò, tôi lần đầu tiên dùng thử ma túy. Bị cảm giác nâng nâng mê hoặc, tôi đã hình thành một thói quen xấu. Những làn khói của thứ bột trắng gớm ghê đó đã quấn lấy trí óc tôi. Đến lúc tôi ý thức được vấn đề thì đã quá muộn. Tất cả xa lánh tôi, nhìn tôi bằng ánh mắt e dè, khinh bỉ khi tiếp xúc. Ngay cả gia đình, chốn cuối cùng tôi bấu víu, bám lấy tia hi vọng le lói cũng khiến tôi tuyệt vọng. Họ đưa tôi đến trung tâm cai nghiện. Bạn hẳn còn nhớ những tháng ngày đó chứ? Mỗi sáng, mỗi chiều tôi sống trong chờ mong, khao khát một bờ vai cho tôi dựa vào, một bàn tay giúp tôi đứng vững. Nhưng tất cả vẫn chỉ là hư ảo! Con người hàng ngày tôi tiếp xúc gần thật đấy. Nhưng tình người, tôi có cố gắng đến mấy cũng chẳng thể với tới. Nước mắt cứ thế hàng đêm rơi trong giấc mộng.
            Một buổi sáng, khi vừa tỉnh giấc choàng khỏi cơn ác mộng, tôi thấy trên giường một cuốn sách. Khẽ lật từng trang giấy, tôi đọc tỉ mỉ từng chữ. Và khi đến dòng cuối cùng, nước mắt đã lăn xuống lúc nào không hay, đọng vị mặn chát trên đầu lưỡi- vị mặn của cuộc sống.
            “Cô Phila được giao chủ nhiệm một lớp học đặc biệt gồm những học sinh có quá khứ tội lỗi: tiêm chích, vào trại cải tạo, thậm chí là phá thaiGia đình từ bỏ chúng, thầy cô, nhà trường cũng coi chúng là đồ bỏ đi.
             Khác với những giào viên trước, ngày đầu năm học, Phila kể về quá khứ của ba người “người thứ nhất luôn tin vào thầy cúng, từng có hai người tình, hút thuốc và nghiện rượu. Người thứ hai từng bị đuổi việc hai lần, ngày nào cũng ngủ đến trưa, tối nào cũng uống rượu và cũng từng hút thuốc. Người thứ ba từng là anh hùng lao động trong chiến đấu, luôn giữ thói quen ăn kiêng, không hút thuốc, không uống nhiều rượu bia, không phạm pháp
              Cô hỏi cả lớp trong ba người, ai sẽ cống hiến nhiều nhất cho nhân loại.Các học sinh đều chọn người thứ ba, nhưng cô lại bất ngờ trả lời “Các em thân mến, cô biết chắc chắn các em sẽ chọn người thứ ba, nhưng các em đã sai. Họ đều là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ hai. Đó lần lượt là Franklin Roosevelt, đảm nhận chức vụ tổng thống Mĩ trong bốn nhiệm kì liên tiếp, Winston Churchill, thủ tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Anh và Adolf Hitler, con ác quỷ phát xít đã cướp đi tính mạng của hàng chục triệu người dân vô tội".
            Òa khóc nức nở, tôi nhận ra cuộc sống của mình.Vì sao tôi lại thành ra thế này? Vì sao cuộc sống của tôi lại thành ra thế này? Chẳng phải vì gia đình không quan tâm, bạn bè rủ rê..- những lí do mà tôi thường lừa dối trái tim mình, mà chính là do tôi. Tôi làm ra và phải gánh chịu mọi hậu quả. Chính tôi tự đẩy mình rơi xuống vực thẳm nhưng điều quan trọng là, trong thời khắc giao nhau giữa sự sống và cái chết, tôi thấy được chiếc dây vững chắc kia. Những gì tôi cần làm lúc này là dùng tất cả mọi sức lực, cố gắng của mình, bám thật chắc, vươn mình thật mạnh mẽ để cứu lấy sự sống mong manh phía trước.
            “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hữu trong những hi sinh gian khổ. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. Khi tôi  bước qua được ranh giới cuộc đời, tất cả màn đêm đen tối đã lùi về phía sau. Cũng như trong câu chuyện kia, những điều mà cô giáo nói đều là quá khứ của họ. Còn sự nghiệp sau này của họ, là những việc mà họ đã làm sau khi thoát khỏi quá khứ đó. Bạn thân mến, cuộc sống của tôi chỉ mới bắt đầu, vinh quang và tủi nhục trong quá khứ chỉ đại diện cho quá khứ. Cái thực sự nói lên con người là những việc làm ở hiện tại và tương lai.
            Tại sao trước đó tôi chưa từng biết đến một Nick Vuijic sinh ra đã không có đôi tay, đôi chân lành lặn mà vẫn vượt lên số phận, phát hành hai cuốn sách nổi tiếng về nghị lực sống, là tấm gương cho bao người. Tại sao trước đây tôi chẳng hề để tâm đến một Roberto Goizueta- CEO của Cocacola, hãng nước ngọt huyền thoại lớn nhất thế giới. Con đường thành công của một người nông dân trồng mía đâu dễ dàng gì. Nhưng với lòng quyết tâm và những suy nghĩ lạc quan tin tưởng vào tương lai của bản thân, ông đã khiến cả thế giới phải trầm trồ. Còn tôi, được sinh ra trong điều kiện đầy đủ mà không biết trân trọng những gì mình có, nhận thức sai lầm về cuộc đời.
            Giờ đây, tôi nhận thấy khi vấp ngã, tôi sẽ gắng gượng đứng dậy và bước tiếp mặc kệ những giọt nước mắt tuôn rơi. Khi tôi khát, tôi sẽ tìm nguồn nước cho mình dù có đi đến mỏi mệt. Khi tôi lạnh giá giữa mùa đông, tôi cũng sẽ tự nhóm lửa để giành giật sự sống dẫu cho đôi bàn tay kia có sưng phồng rớm máu. Tất cả, chỉ mình tôi sẽ vượt qua. Tôi sẽ quay lưng lại với những người chễ giễu tôi trong quá khứ để họ có thể nhìn theo và thấy những gì tôi làm được. Cuộc sống tương lai của tôi phụ thuộc vào quyết định của chính tôi. Cố gắng không xóa bỏ hết được mọi thứ, đơn giản vì nó chẳng phải là cục tẩy thần kì. Nỗi đau của tôi vẫn còn đó, những mảnh vỡ chẳng thể tự liền lại như ban đầu, cũng không có phép nhiệm màu nào giúp mọi thứ lành lặn như xưa. Chấp nhận sống với đau thương từ dĩ vãng, tôi sẽ không hối tiếc khi dũng cảm đứng lên và hiên ngang đi tiếp bằng đôi chân cùng vết sẹo. Đó cũng là cách tôi nói với thế giới rằng tôi không cho phép ai làm tổn thương tôi nữa.
            “Hãy bước ra từ bóng tối của quá khứ, bắt đầu làm lại từ hôm nay, cố gắng làm những việc mà các em muốn làm nhất trong cuộc đời này, các em sẽ trở thành những người xuất chúng...”. Câu chuyện kết thúc bằng câu nói của cô giáo, cũng chính là câu văn tôi tâm đắc nhất. Có ai đó đã nói rằng, khi quay ngược trái tim mình lên, trái tim sẽ có hình ngọn lửa. Có ngọn lửa bùng cháy rực rỡ nhưng trong phút chốc lại tắt lịm, chỉ để lại những làn khói mờ mờ. Nhưng cũng có những ngọn lửa lúc le lói tưởng như sắp tàn lụi, lại bất ngờ lung linh cháy sáng. Làm ngọn lửa nào là do mỗi con người lựa chọn. Mỗi chúng ta khi bước khỏi quá khứ, đều có thể chạy cùng một đường đua. Hãy chạy thật vững, thật nhanh để giành lấy giải vô địch. Lời bài hát trong cuộn băng đi kèm cuốn sách vẫn vang mãi trong tôi- một bài hát mang tên “Into the new world”
"Cùng nhau bước vào một thế giới mới”
            Phải! Cùng với những cố gắng không ngừng, niềm tin và ý chí, tôi đã sẵn sàng bước vào thế giới mới. Thông điệp này sẽ được ngành Bưu chính gìn giữ và gửi đến tôi năm 2046. Cảm ơn những con người lao động thầm lặng đã truyền thông điệp, nghị lực, niềm vui cho mọi người và cho mọi nhà...                         
  Chào thân ái và tin tưởng- con người của tôi ba mươi năm sau!
                                                                                       Nguyễn Thị Diệu Linh
7. Kết quả đạt được
 Sau khi áp dụng đề tài, tôi nhận thấy:
 Khi học sinh được hướng dẫn cụ thể về phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội thì chất lượng nâng lên đáng kể. Cụ thể, khi làm bài dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần hình dung cho rõ sự việc, hiện tượng. Cần nêu được sự việc, hiện tượng cần nghị luận, gọi tên nó ra, kể ra các biểu hiện của nó, mức độ phổ biến của nó đến đâu. Việc gọi tên sự việc, hiện tượng đòi hỏi phải có năng lực khái quát nhất định. Tên gọi có thể trở thành nhan đề của bài viết. Phải phân tích, đánh giá tính chất tốt - xấu, lợi - hại, hay - dở của sự việc, hiện tượng, chỉ ra nguyên nhân của sự việc, hiện tượng và bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.
Học sinh đã có tiến bộ rõ rệt, các em đã hứng thú hơn trong các giờ học phân môn Tập làm văn, đặc biệt các tiết học về nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Học sinh có ý thức tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập theo sự gợi ý, hướng đẫn, yêu cầu của giáo viên. Biết vận dụng một cách sáng tạo hướng dẫn của thầy, cô để làm tốt kiểu bài. Sử dụng hiệu quả các tài liệu, sách tham khảo
Đó thực sự là sự động viên, khích lệ đối với giáo viên tiếp tục đem nhiệt huyết của mình trong sự nghiệp trồng người.
8. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
8.1. Đối với giáo viên
	Giáo viện cần phải tiếp thu, học hỏi những cái mới, luôn trau dồi kiến thức chuyên môn và công tác nghiệp vụ.
	Thực hiện, tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy trên lớp theo phân phối chương trình và các tiết học bồi bưỡng.
8.2. Đối với học sinh
	Nhận thức được tầm quan trong, ý nghĩa của việc làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để luyện tập tốt.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
 Theo Luật giáo dục: Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến chất lượng giáo dục, hoạt động quản lí. Cùng với các môn học khác, Ngữ văn đã đổi mới chương trình và phương pháp dạy học tích cực. 
 Trong đó Tập làm văn là một phân môn của môn Ngữ văn, nó có vị trí đặc biệt quan trọng. Từ xưa đến nay việc kiểm tra, thi cử nhằm đánh giá năng lực của học sinh, bộ môn Ngữ văn chủ yếu là Làm văn dù đó là thi hết học kì, thi học sinh giỏi, thi tuyển sinh THPT, ... 
 Hiểu được thực tế đó, trong một thời gian áp dụng đề tài, tôi nhận thấy cách triển khai, Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống đã có kết quả khả quan: những giờ học, các em hứng thú, sôi nổi trong học tập. Các em biết chọn lọc thông tin của đời sống để đưa vào bài viết tốt hơn. Các em hiểu được bản chất của sự việc, hiện tượng đời sống, biết nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng. Và điều đáng mừng là các em nhận thức đúng vấn đề, đưa ra hướng giải quyết hoặc liên hệ bản thân thiết thực hơn. Các em xác định được sự việc, hiện tượng tiêu cực cần nhắc nhở, phê phán, lên tránh; sự việc, hiện tượng tích cực cần học tập, biểu dương.
 Dạy học nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng vừa là một môn khoa học vừa là nghệ thuật. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi đưa ra một sáng kiến nhỏ mà bản thân đã tìm tòi và áp dụng có hiệu quả. Tôi mong tiếp tục nhận được sự góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp để tôi được học tập và vận dụng đề tài có hiệu quả hơn.
2. Khuyến nghị
	Đề xuất kiến nghị: Nhà trường cần quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa về trang thiết bị dạy học hiện đại để những tiết dạy môn Ngữ văn nói chung, dạy phân môn Tập làm văn nói riêng có chất lượng cao hơn. Nhà trường cần tăng cường số lượng sách tham khảo của bộ môn, tài liệu liên quan khác để sự cập nhật thông tin, dữ kiện, số liệu minh chứng tốt nhất. Giáo viên trong nhóm, tổ chuyện môn thường xuyên trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ nhau để dạy học tốt hơn.
	Điều kiện mở rộng sáng kiến: Với đề tài này, tôi áp dụng khi giảng dạy phần nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống thuộc học sinh lớp 9. Tuy nhiên sáng kiến có thể mở rộng, giới thiệu cho học sinh lớp 7, khi các em học về văn lập luận chứng minh, lập luận giải thích.
- Giáo viên cần nghiên cứu để nắm vững chương trình, yêu cầu nội dung của phân môn và cần vận dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khi giảng bài.
- Cần tăng cường các loại tài liệu, sách tham khảo, báo chí,... để có nguồn tư liệu phong phú giảng dạy và học tập cho học sinh.
SÁCH THAM KHẢO
 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 7, 9.
 2. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng môn Ngữ văn Tập 1, Tập 2 (NXB Giáo dục Việt Nam, XB tháng 2/2010).
 3. Giáo dục kĩ năng sống của môn Ngữ văn ở trường THCS (NXB Giáo dục Việt Nam, XB tháng 8/2010).
 4. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7, 9 (Tác giả: Nguyễn Văn Đường).
 5. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì Ngữ văn Tập 1, 2 lớp 7, 9 (NXB Giáo dục Việt Nam, XB tháng 4/2010).
 6. Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 7, 9 Tập 2 (NXB Hà Nội).
 7. Các loại sách nâng cao Ngữ văn THCS.

File đính kèm:

  • docvan-9-thu-thcs_khuongdinh_16120189.doc
Sáng Kiến Liên Quan