Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh kĩ năng phân tích biểu đồ địa lý 7

A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài:

1. Cơ sở lí luận

Nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề cấp bách của sự nghiệp

giáo dục hiện nay . Với mục tiêu đào tạo lên những con người có giá trị về tư

tưởng đạo đức, lối sống phù hợp , có kiến thức phổ thông cơ bản, có kĩ năng

vận dụng kiến thức vào cuộc sống để kịp thời đáp ứng được sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước . Do vậy cần phải đổi mới phương pháp

dạy học .

Trong nghị quyết trung ương lần thứ hai khóa 8 đã nêu rõ “ Ngành giáo

dục cần phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông cho

phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước”

Một trong các vấn đề đổi mới đó là đổi mới phương pháp dạy học theo

hương tích cực.

Phương pháp dạy học tích cực là tích cực hóa hoạt động nhận thức của

học sinh, lấy học sinh làm trung tâm , giáo giáo viên chỉ là người hướng dẫn học

sinh học tập tích cực để làm được điều đó dòi hỏi ngường giáo viên phải lỗ lực

rất nhiều trong việc nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy học cho từng bài ,

phù hợp từng đối tượng học sinh , phải đa dạng hóa các phương pháp và đặc biệt

chú trọng đến phương pháp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm ,

pdf16 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh kĩ năng phân tích biểu đồ địa lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1/16
MỤC LỤC 
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................. 2 
I. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................... 2 
II. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................... 3 
III. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 
IV.Phương pháp thí nghiệm và kế hoạch nghiên cứu .......................................... 3 
PHẦN THỨ HAI ............................................................................................... 4 
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................... 4 
I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 4 
II.Phân tích các giải pháp ................................................................................... 5 
III. Kết quả thực hiện. ...................................................................................... 14 
C.PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................... 15 
I. Kết luận ........................................................................................................ 15 
II Khuyến nghị ................................................................................................. 15 
 2/16
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KĨ NĂNG PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ 
ĐỊA LÝ 7 
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. Lý do chọn đề tài: 
1. Cơ sở lí luận 
Nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề cấp bách của sự nghiệp 
giáo dục hiện nay . Với mục tiêu đào tạo lên những con người có giá trị về tư 
tưởng đạo đức, lối sống phù hợp , có kiến thức phổ thông cơ bản, có kĩ năng 
vận dụng kiến thức vào cuộc sống để kịp thời đáp ứng được sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước . Do vậy cần phải đổi mới phương pháp 
dạy học . 
Trong nghị quyết trung ương lần thứ hai khóa 8 đã nêu rõ “ Ngành giáo 
dục cần phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông cho 
phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước” 
Một trong các vấn đề đổi mới đó là đổi mới phương pháp dạy học theo 
hương tích cực. 
Phương pháp dạy học tích cực là tích cực hóa hoạt động nhận thức của 
học sinh, lấy học sinh làm trung tâm , giáo giáo viên chỉ là người hướng dẫn học 
sinh học tập tích cực để làm được điều đó dòi hỏi ngường giáo viên phải lỗ lực 
rất nhiều trong việc nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy học cho từng bài , 
phù hợp từng đối tượng học sinh , phải đa dạng hóa các phương pháp và đặc biệt 
chú trọng đến phương pháp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm ,. 
2. Cơ sở thực tiễn 
Từ thực tiễn của việc thực hiện giảng dạy chương trình - sách giáo khoa 
Địa lí lớp 7 ở trường THCS trong các năm vừa qua, nhằm góp phần nâng cao 
khả năng phân tích các loại biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho giáo viên và học 
sinh đồng thời giúp học sinh qua các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa có khả 
năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức về các môi trường tự nhiên. 
Tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng 
 3/16
mưa trong dạy học địa lí nói chung và địa lí 7 nói riêng và đưa ra những nguyên 
tắc chung trong việc rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa 
là hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi đã lấy đề tài “Hướng dẫn 
học sinh kĩ năng phân tích biểu đồ địa lý 7 ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 
II. Mục đích nghiên cứu: 
- Giúp học sinh có kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa một 
cách thành thục. 
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến thức 
trong và sau bài học. 
- Góp phần thực hiện chủ nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ 
môn. 
III. Đối tượng nghiên cứu 
 Giới hạn nghiên cứu: đề tài này tôi nghiên cứu ở một số bài học địa lí 7 
trong chương trình- sách giáo khoa bậc THCS và giới hạn trong việc tạo kĩ năng 
phân tích biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa cho học sinh. 
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 7 Trường THCS Phan Đình Giót. 
IV.Phương pháp thí nghiệm và kế hoạch nghiên cứu 
1. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp thử nghiệm 
- Phương pháp phân tích hệ thống 
- Phương pháp bản đồ, biều đồ. 
- Phương pháp khảo sát, thống kê. 
 2. Thời gian nghiên cứu: 
Đề tài này đã được nghiên cứu trong thời gian năm học 2014 – 2015. 
 4/16
PHẦN THỨ HAI 
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
1. Cấu trúc của biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa 
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện tình hình khí hậu của một địa 
phương qua hai yếu tố: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của các tháng trong 
năm. Biểu đồ gồm có hai trục tung hai bên và một trục hoành. Trục tung bên 
phải có các vạch chia đều về nhiệt độ, tính bằng độ C( 0C); trục tung bên có các 
vạch chia đều về lượng mưa, tính bằng milimet (mm). Trục hoành chia làm 12 
phần, mỗi phần là một tháng và lần lượt ghi đều từ trái sang phải, từ tháng 1 đến 
tháng 12 bằng số hoặc chữ. 
Đường biểu diễn biến thiên nhiệt độ hàng năm được vẽ bằng đường cong 
màu đỏ nối liền các tháng trong năm. Sự biến thiên lượng mưa hàng tháng được 
thể hiện thông thường bằng hình cột màu xanh (hoặc đường cong màu xanh nối 
lượng mưa trung bình các tháng trong năm). 
2. Định lượng chỉ số nhiệt độ, lượng mưa và tham chiếu với môi 
trường khí hậu. 
Qua chỉ số nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng, ta biết được 
diễn biến khí hậu của địa phương đó như thế nào dựa vào chi tiết sau: 
* Về nhiệt độ: 
+ Trên 200C là tháng nóng. 
+ Từ 100C đến 200C là tháng mát ( tương ứng với tháng ấm áp xứ lạnh). 
+ Từ 50C đến 100C là tháng lạnh ( tương ứng với tháng mát mẻ ở xứ lạnh). 
+ Từ - 50C đến 50C là rét đậm. 
+ Dưới -50C là quá rét. 
Nếu mùa nóng vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 9 thì đó là một địa 
điểm ở Bắc bán cầu (Mùa nóng từ 21/3 đến 23/9). Nếu mùa nóng vào các tháng 
từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thì đó là địa điểm ở Nam bán cầu (mùa nóng từ 
 5/16
23/9 năm trước đến 21 tháng 3 năm sau). Nếu địa điểm đó nóng quanh năm, 
biên độ nhiệt nhỏ thì đó là một địa điểm ở vùng xích đạo. 
Nếu trường hợp trong một năm đường biểu diễn nhiệt độ nhô cao hai đỉnh 
(một năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh) thì địa điểm đó thuộc khu vực nội 
chí tuyến. 
* Về lượng mưa: 
+ Trên 100mm là tháng mưa ( Trung bình năm từ 1200 – 2500mm). 
+ Từ 50mm - 100mm là tháng khô ( Trung bình năm từ 600 – 1200mm). 
+ Từ 25mm - 50mm là tháng hạn ( Trung bình năm từ 300mm – 600mm). 
+ Dưới 25 mm là tháng kiệt ( Chỉ có ở hoang mạc và bán hoang mạc – 
Trung bình năm dưới 300mm). 
* Tham chiếu các chỉ số nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm 
khí hậu của một địa phương thuộc kiểu khí hậu nào. 
+ Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm: Môi trường xích đạo ẩm . 
+ Mưa tập trung một mùa, nhiệt độ lớn hơn 200C, thời kỳ khô hạn kéo 
dài: Môi trường nhiệt đới 
+ Mùa đông ấm, hè mát, mưa quanh năm và mưa nhiều vào thu đông: 
Môi trường ôn đới hải dương. 
+ Mùa đông rét, hè mát, mưa nhiều vào hè: Ôn đới lục địa . 
+ Mưa ít, nhiệt độ cao quanh năm, đông lạnh: Môi trường hoang mạc. 
+ Mùa hạ nóng và khô. Mùa đông không lạnh lắm. Mưa nhiều vào thu 
đông: Khí hậu Địa Trung Hải. 
II.Phân tích các giải pháp 
1. Nguyên tắc chung: 
Đọc đại lượng nhiệt độ cần khai thác: 
+ Tháng nóng nhất là tháng mấy, nhiệt độ là bao nhiêu? Tháng lạnh nhất 
là tháng mấy, nhiệt độ là bao nhiêu? 
+ Mùa nóng từ tháng nào đến tháng nào, mùa lạnh từ tháng nào đến tháng nào? 
+ Một năm có mấy lần nhiệt độ lên cao? 
+ Chênh lệch nhiệt độ ( biên độ nhiệt) ? Nhiệt độ trung bình năm? 
 6/16
+ Qua đó biết đặc điểm chế độ nhiệt thuộc kiểu khí hậu nào. 
Đọc đại lượng lượng mưa cần khai thác: 
+ Mưa nhiều nhất vào tháng nào? Lượng mưa là bao nhiêu? Mưa ít nhất 
là tháng nào? Lượng mưa là bao nhiêu? 
+ Mùa mưa từ tháng nào đến tháng nào, mùa khô từ tháng nào đến tháng nào? 
+ Sự phân bố mưa như thế nào? mưa đều quanh năm hay tập trung theo 
mùa? 
+ Tổng lượng mưa cả năm là bao nhiêu? 
(Để xác định mùa mưa và mùa khô, học sinh cần tính tổng lượng mưa, 
chia cho 12 tháng. Tháng nào mưa nhiều hơn hoặc bằng lượng mưa trung 
bình thì là tháng mùa mưa, tháng nào nhỏ hơn lượng mưa trung bình thì đó 
là tháng mùa khô). 
2. Cách làm cụ thể: 
Để xác định được tháng nóng nhất, cần hướng dẫn học sinh làm theo cách 
sau: Học sinh xác định đỉnh cao nhất của đường biểu diễn màu đỏ, đó là thời 
điểm nhiệt độ cao nhất. Các em cần đặt thước kẻ của mình trùng với điểm nhô 
lên cao nhất đó nằm ngang song song với trục hoành cắt trục tung bên phải tại 
một điểm. Đọc trị số nhiệt độ tại điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng cao 
nhất. Sau đó học sinh quay thước kẻ hạ vuông góc từ điểm đó xuống trục hoành. 
Đọc số chỉ tháng ở trục hoành để xác định tháng nóng nhất. 
Để xác định nhiệt độ tháng thấp nhất, học sinh cần tìm được điểm thấp 
nhất trên đường biểu diễn màu đỏ. Sau khi xác định được điểm đó, đặt thước kẻ 
ngang với điểm đó song song với trục hoành, cắt trục tung bên phải tại một 
điểm. Đọc trị số nhiệt độ ở điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng thấp nhất. 
Biên độ nhiệt năm được tính bằng hiệu của tháng nóng nhất với tháng 
lạnh nhất. 
Để xác định lượng mưa tháng cao nhất và tháng thấp nhất, học sinh cần 
tìm cột màu xanh cao nhất và cột thấp nhất. Đối với lượng mưa, dưới chân cột 
đã được đánh số tháng nên học sinh có thể đọc được ngay. Đặt thước lên đầu cột 
cao nhất hoặc thấp nhất đó, nằm ngang song song với trục hoành, cắt trục tung 
 7/16
bên trái tại một điểm. Đọc trị số tại trục tung bên trái sẽ xác định được tháng 
mưa nhiều nhất hay ít nhất đó là bao nhiêu. 
3. Các ví dụ cụ thể: 
Ví dụ 1: 
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Singapo (Địa lí 7 trang 16): Xác định 
đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. 
Hỏi: 
Đường biểu diễn trung bình của các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ 
của Singapo có đặc điểm gì? 
Lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu? Sự phân bố lượng mưa trong năm 
ra sao? Sự chênh lệch giữa lượng mưa tháng thấp nhất và lượng mưa tháng cao 
nhất là khoảng bao nhiêu milimet? 
Qua những nhận xét trên hãy rút ra đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm? 
Trả lời: 
Đường biểu diễn trung bình các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ của 
Singapo nóng quanh năm (tất cả các tháng đều trên 200C), biên độ nhiệt rất thấp, 
khoảng 20C. Một năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh. 
 8/16
Lượng mưa trung bình cả năm rất lớn, khoảng trên 2000mm. Mưa nhiều 
quanh năm. Sự chênh lệch lượng mưa giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất là 
khoảng 70 - 80mm. 
Đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới ẩm là: Nóng quanh năm, biên độ 
nhiệt năm rất nhỏ. Lượng mưa lớn, mưa quanh năm. 
Ví dụ 2: (Dùng cho câu hỏi bài cũ sau khi dạy bài “Môi trường đới ôn 
hòa”). 
Đọc hai biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây, cho biết biểu đồ nào thuộc 
kiểu khí hậu ôn đới hải dương, biểu đồ nào thuộc kiểu kí hậu ôn đới lục địa? 
 9/16
Trả lời: 
* Biều đồ A: 
- Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiệt độ khoảng 180C. Tháng có 
nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ là 80C. Biên độ nhiệt năm là 100C. 
 10/16
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm là 820 mm. Mưa nhiều 
đều quanh năm. 
* Biểu đồ B: 
- Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiệt độ là 200C. Nhiệt độ tháng 
thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ là -120C. Biên độ nhiệt năm là 320C. 
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm nhỏ: 442 mm. Mưa ít đều 
quanh năm. 
Kết luận: 
Biểu đồ A là thuộc kiểu môi trường ôn đới hải dương, biểu đồ B thuộc 
kiểu môi trường ôn đới lục địa. 
Ví dụ 3: (Bài tập 4 trang 22 SGK Địa lý 7) 
Quan sát hai biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đới dưới đây 
và cho biết thuộc bán cấu nào, tại sao? 
 11/16
Trả lời: 
Biểu đồ A: 
- Nhiệt độ cao, tất cả các tháng đều lớn hơn 200C. Tháng cao nhất là tháng 
6 nhiệt độ khoảng 310C, thấp nhất là tháng 12, nhiệt độ khoảng 210C. Biêm độ 
nhiệt năm là 100C. 
- Mùa nhiệt độ cao từ tháng 4 đến tháng 10, mùa nhiệt độ xuống thấp từ 
tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. 
- Đường biểu diễn nhiệt độ hai lần tăng cao trong một năm (hai lần Mặt 
Trời lên thiên đỉnh). 
- Tổng lượng mưa nhỏ, mưa tập trung vào một mùa từ tháng 5 đến tháng 10. 
Kết luận: Biểu đồ A thuộc Bắc bán cầu. 
Biểu đồ B: 
- Nhiệt độ cao, tất cả các tháng đều có nhiệt độ từ 200C trở lên. Nhiệt độ 
tháng cao nhất là tháng 1, khoảng 330C, tháng thấp nhất là tháng 6 khoảng 200C. 
Biên độ nhiệt năm là 130C. 
- Mùa nhiệt độ cao từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa nhiệt 
độ thấp từ tháng 4 đến tháng 9. 
- Tổng lượng mưa nhỏ. Mưa nhiều vào các tháng từ tháng 10 năm trước 
đến tháng 4 năm sau. 
Kết luận: Biểu đồ B thuộc Nam bán cầu. 
 12/16
Ví dụ 4: 
Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa theo trình tự: 
a. Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Biên độ nhiệt trong năm. 
Nhận xét chung về chế độ nhiệt. 
b. Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ 
mưa. 
c. Xác định kiểu khí hậu của từng trạm. Cho biết lý do. 
 13/16
d. Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (A, B, C ) với các lát cắt 
thảm thực vật (D, E, F) thành từng cặp sao cho phù hợp. 
Trả lời: 
 Trạm 
Nội dung 
A B C 
* Nhiệt độ 
+ Tháng I 
+Tháng VII 
+ Biên độ nhiệt 
+ Chế độ nhiệt 
-30C 
200C 
230C 
Mùa hạ nóng, 
mùa đông rất 
lạnh 
70C 
200C 
130C 
Mùa hạ nóng, 
mùa đông 
không lạnh 
lắm, 
50C 
170C 
120C 
Mùa hạ mát, 
mùa đông 
không lạnh lắm. 
 * Lượng mưa: 
 + Các tháng mưa 
nhiều 
 + Các tháng mưa ít 
 + Chế độ mưa 
+ T5 - T8 
+ T9 - T4 năm 
sau 
+ Mưa nhiều vào 
mùa hạ 
+ T9 - T1 năm 
sau 
+ T2 - T8 
+ Mưa nhiều 
vào thu đông 
+ T8 - T5 năm 
sau 
+ T6 – T4 
+ Lượng mưa 
rất lớn quanh 
năm. 
Kiểu khí hậu Ôn đới lục địa Môi trường 
Địa Trung Hải 
Ôn đới hải 
dương 
Lát cắt thảm thực vật 
phù hợp 
D F E 
 14/16
III. Kết quả thực hiện. 
Qua việc nghiên cứu đề tài và thực hiện tinh thần đổi mới phương pháp 
day học theo hướng tích cực tôi đã đạt được những kết quả sau: 
1. Đối với giáo viên: 
 - Giáo viên tích cực đầu tư nghiên cứu để xây dựng các bài học sử dụng 
hiệu quả biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa có trong chương trình Địa lý 7. 
 - Giáo viên thành thạo được kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và 
lượng mưa đồng thời có kĩ năng sử dụng máy tính để phục vụ cho việc giảng 
dạy của mình (các bài dạy bằng máy chiếu sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng biểu 
đồ) giúp nâng cao năng lực chuyên môn. 
 2. Đối với học sinh: 
Giảng dạy các lớp 7 (có sử dụng máy chiếu projector) thì việc sử dụng 
biểu đồ nhiều hơn, thuận tiện hơn. Học sinh nắm và hiểu nội dung qua sơ đồ 
nhanh hơn, phát huy được tính tích cực sáng tạo của các em. 
 Sau thời gian giảng dạy với phương pháp mà đề tài này đề ra với 
kết quả đạt được thể hiện rõ ở cuối kì học là số lượng học sinh nắm vững được 
kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tăng lên rõ rệt. 
*Khảo sát đầu năm: 
Lớp 
Sĩ 
số 
Biết đọc và phân tích biểu 
đồ 
Chưa biết đọc và phân tích 
biểu đồ 
7A1 45 12 (26,6%) 33(73,4%) 
7A2 46 11(24%) 35(76%) 
*Khảo sát cuối năm: 
Lớp Sĩ số Biết đọc và phân tích 
biểu đồ 
Chưa biết đọc và phân tích 
biểu đồ 
7A1 45 39(86,6%) 6(13,4%) 
7A2 46 38(82,6%) 8(17,4%) 
 15/16
C.PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
I. Kết luận 
Việc đổi mới phương pháp trong dạy - học địa lí là cấp thiết nhưng việc 
áp dụng để đạt hiệu quả cao là cần thiết hơn, chính vì vậy đối với giáo viên cho 
dù có sử dụng bất kì phương tiện dạy học nào đi nữa cũng cần nắm vững kiến 
thức cơ bản, đầu tư kiến thức theo chiều sâu và đồng thời chuẩn bị tốt tất cả các 
phương án dạy học trong quá trình soạn bài ở nhà. Trong quá trình lên lớp giáo 
viên cần kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp cũng như các kĩ thuật dạy học 
tích cực để tăng thêm sự hứng thú và động lực học tập của học sinh.Vì vậy, việc 
nắm vững kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cũng góp một phần 
trong quá trình dạy học tích cực đó. 
Trong quá trình làm đề tài do sự hạn chế của bản thân chắc chắn khó tránh 
khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bạn bè đồng 
nghiệp để cho đề tài tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn . 
II Khuyến nghị 
Để áp dụng thành công đề tài này vào thực tiễn dạy học Địa lý lớp 7, giáo 
viên phải thật sự hiểu rõ tầm quan trọng của bản đồ, biểu đồ nói chung, biểu đồ 
nhiệt độ và lượng mưa nói riêng cũng như nắm vững các phương pháp phân tích 
các loại biểu đồ địa lý. Qua thực tế dạy học, tôi rút ra một số bài học sau đây: 
1. Đối với giáo viên: 
- Kết hợp nhiều phương pháp dạy học với phương pháp dạy học trực quan 
có bản đồ, biểu đồ nhằm gây hứng thú với học sinh và giúp học sinh chủ động 
nắm bắt kiến thức. 
- Giáo viên có thể sử dụng biểu đồ nhiệt độ lượng mưa trong khi khai thác 
nội dung bài học, trong củng cố bài học, kiểm tra bài cũ và cả rèn luyện kĩ năng 
khi kiểm tra định kì. 
- Tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh trong suốt quá trình học. 
 16/16
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là một thành tố quan trọng của dạy học 
địa lý tự nhiên song không nên quá lạm dụng sẽ dẫn đến nhàm chán và mất thời 
gian trong quá trình giảng dạy. 
2. Đối với học sinh: 
- Trong quá trình học tập, học sinh cần phải tích cực hoạt động, chủ động 
tìm tòi và sáng tạo để quá trình lĩnh hội kiến thức có hiệu quả. 
- Trong quá trình phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, học sinh cần 
khả năng liên hệ với đặc điểm môi trường về sông ngòi, thực vật có một biểu 
tượng sâu hơn vể môi trường địa lý đang học. 
- Học sinh phải luôn luyện tập thực hành để những kiến thức mình lĩnh 
hội được thành kĩ năng thuần thục trong cuộc sống. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • pdfDiaLy_7_TranThiThuyHa_THCS Phan Dinh Giot.pdf
Sáng Kiến Liên Quan