Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong tình hình hiện nay

Trong bất kì xã hội nào cũng phải có giáo dục. Giáo dục chiếm vị thế vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển xã hội. Giáo dục để tiếp thu, lĩnh hội tri thức, giáo dục để rèn luỵên kĩ năng, kĩ xão và đặc biệt, giáo dục để hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người.

 Ở trường tiểu học, mỗi giáo viên đều dạy hầu hết các môn học và tham gia quản lí học sinh theo sự phân công của nhà trường. Mặc dù ở mỗi lớp đều có tổ chức tự quản của học sinh nhưng giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí tập thể học sinh phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của nhà trường tiểu học. Mà mục tiêu đó là gì? Đó (Mục tiêu đó chính) là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài và đúng đắn về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học. Vì thế nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm không chỉ tổ chức, quản lí quá trình thực hiện dạy và học mà còn có nhiệm vụ giáo dục học sinh trong phạm vi lớp mình phụ trách. Cụ thể là: xây dựng tổ chức lớp thành một đơn vị giáo dục tích cực, chủ động và sáng tạo; tổ chức, điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục và tự giáo dục, rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng và phát triển quan hệ giáo dục với các lực lượng trong và ngoài nhà trường theo phương châm xã hội hoá giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục học sinh.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3106 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong tình hình hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
Trong bất kì xã hội nào cũng phải có giáo dục. Giáo dục chiếm vị thế vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển xã hội. Giáo dục để tiếp thu, lĩnh hội tri thức, giáo dục để rèn luỵên kĩ năng, kĩ xão và đặc biệt, giáo dục để hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người.
 Ở trường tiểu học, mỗi giáo viên đều dạy hầu hết các môn học và tham gia quản lí học sinh theo sự phân công của nhà trường. Mặc dù ở mỗi lớp đều có tổ chức tự quản của học sinh nhưng giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí tập thể học sinh phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của nhà trường tiểu học. Mà mục tiêu đó là gì? Đó (Mục tiêu đó chính) là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài và đúng đắn về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học. Vì thế nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm không chỉ tổ chức, quản lí quá trình thực hiện dạy và học mà còn có nhiệm vụ giáo dục học sinh trong phạm vi lớp mình phụ trách. Cụ thể là: xây dựng tổ chức lớp thành một đơn vị giáo dục tích cực, chủ động và sáng tạo; tổ chức, điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục và tự giáo dục, rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng và phát triển quan hệ giáo dục với các lực lượng trong và ngoài nhà trường theo phương châm xã hội hoá giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục học sinh.
 Thiết nghĩ, đã có giáo dục là phải có kỉ cương. Bất kì hoạt động nào nếu thiếu kỉ cương đều không thể hoàn thành tốt được. Có lẽ vì thế mà trong các cuộc họp hội đồng của giáo viên, trong các buổi chào cờ hay tiết sinh hoạt lớp của học sinh, việc nhận xét đầu tiên bao giờ cũng là nhận xét về kỉ cương, nền nếp. Kỉ cương, nền nếp là điều kiện tất yếu để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đó là lí do vì sao tôi chuyên tâm vào công tác chủ nhiệm. Đặc biệt, trong công tác chủ nhiệm tôi lại đầu tư nhiều thời gian, sức lực vào việc xây dựng tổ chức kỉ cương, nền nếp lớp cũng như việc giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong tình hình hiện nay.
II. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT: 
Lớp: 5B - Trường tiểu học số 1 Triệu Độ (năm học 2012-2013)
Sĩ số : 24 em (15 nữ)
Học sinh là con mồ côi : 3 em.
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 1 em 
Học sinh có ý thức cao : 16 em.
Học sinh có ý thức : 6 em
Học sinh thiếu ý thức : 2 em
Xếp loại học lực lớp 4 (năm 2011-2012): 
 Giỏi : 8 em .
 Khá : 6 em .
 Trung bình : 10 em .
 Xếp loại: Lớp Tiên tiến
B. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I.TÌM HIỂU ĐỂ NẮM VỮNG ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC: 
Ngay từ lúc bắt đầu nhận lớp, tôi đã khảo sát, nghiên cứu hồ sơ từng em. Đặc biệt, thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp của những năm trước (cô Ninh, cô Hà...) để nắm hoàn cảnh gia đình từng em, đặc điểm cá nhân, năng lực, sở trường, quá trình học tập của những năm trước cũng như sức khoẻ của từng em để theo dõi mức độ phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động chung của từng em để có phương pháp giáo dục thích hợp.
 Ví dụ: Ngay từ những ngày đầu nhận lớp, tôi đã nắm bắt được:
- Một số học sinh ngoan và học giỏi: em Hoài Vy, em Thanh Hiền, em Hồng Lành, em Quốc Việt, ...
- Một số em học yếu và lười học: em Khánh Ngọc, em Bích Hoài, em Bài, em Đức Quý, ...
- Em Oanh, em Sương, em Thùy Trang là học sinh ngoan hiền nhưng học trung bình. 
- Em Hằng, em Trang, em Như mồ côi cha. 
- Em Như mồ côi cha, mẹ đi làm xa, ở nhà chỉ có 3 chị em.
- Một số em sức khoẻ yếu, hay nghỉ học: Sương.
II. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC KỶ CƯƠNG NỀ NẾP LỚP: 
Đây là công việc chính của tôi.
1. Theo tôi, đây là công việc mang tính thiết thực, cần phải làm ngay từ những ngày đầu năm học. Theo nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học, ở lứa tuổi này, học sinh sống hồn nhiên, các em không những rất tin vào uy tín và năng lực của cô giáo chủ nhiệm mà còn rất tin vào đội ngũ cán bộ lớp. Muốn không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trong suốt năm học thì phải xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp giỏi, có uy tín, có năng lực.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ học sinh, thăm dò và phân loại đối tượng học sinh, ngay từ những ngày đầu tiên tập trung học sinh, tôi đã chọn những em học giỏi, có ý thức, tích cực hoạt động quản lí mọi hoạt động của lớp dưới sự quản lí, theo dõi của giáo viên. Sau vài tuần học, trong đại hội chi đội, học sinh lớp được quyền lựa chọn để bầu đội ngũ cán sự lớp. Đội ngũ cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, ...) có trách nhiệm thay mặt giáo viên chủ nhiệm điều hành công việc ở lớp như: tổ chức làm vệ sinh lớp, làm vệ sinh trường hàng ngày, tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu ngày với nhiều hình thức (kiểm tra đồ dùng học tập, kiểm tra việc làm bài tập về nhà, chữa bài tập về nhà, kiểm tra bài cũ, tập nghi thức đội, ...)
2. Tôi Hướng dẫn tổ trưởng làm sổ theo dõi mọi mặt:
- Họ và tên
- Mặt tốt: điểm tốt; bài về nhà.
- Mặt xấu: điểm xấu; bài về nhà; đồ dùng học tập; ăn quà; nói chuyện.
(+ điểm tốt, điểm xấu: theo dõi điểm trên lớp)
Hướng dẫn tổ trưởng cách xếp loại các bạn trong tổ theo từng tuần với cách thức: lấy tổng điểm mặt tốt trừ đi tổng điểm mặt xấu.
Nếu > 10 điểm: xếp loại tốt.
Từ 5 đến 9 điểm: xếp loại khá.
Từ 0 đến 4 điểm: xếp loại trung bình.
Dưới 0 điểm: xếp loại yếu. 
Ví dụ: 
Họ tên
Mặt tốt
Mặt xấu
Tổng kết
Điểm tốt
Bài về nhà
Điểm xấu
Bài về nhà
ĐDHT
Ăn quà
Nói chuyện
Vy
xxxxx
xxxxx
xxxxx
xx
13
 tốt
Sơn
xxxxx
xxxx
x
x
xx
xx
3
tbình
Quý
xxxx
xxx
xxx
xx
xx
x
-1
yếu
Họ và tên
Mặt tốt
Mặt xấu
Tổng kết
Điểm tốt
Bài về nhà
Điểm xấu
Bài về nhà
ĐDHT
Ăn quà
Nói chuyện
Vy
xxxxxxxx
xxxxxxx
xx
13 tốt
Sơn
xxxxx
xxxx
x
x
xx
xx
3 Tbình
Quý
xxxx
xxx
xxx
xx
xx
x
-1 Yếu
Ngoài ra, tôi luôn giúp đỡ, động viên học sinh tập luyện, xây dựng các nền nếp thói quen tốt như: giờ nào việc nấy; không nản lòng khi gặp bài khó; học hành, vui chơi, giải trí điều độ; không a dua theo những thói hư tật xấu như nói tục, chửi thề, ... Trong giờ sinh hoạt lớp cán bộ lớp lên nhận xét về các mặt, tự đánh giá khen, chê, tuyên dương các bạn, các bạn tự phê và phê bình lẫn nhau để bình bầu điểm tốt trong tuần. Trong giờ chơi, hướng dẫn học sinh không chơi các trò chơi nguy hiểm như leo trèo, ném đá, các đồ chơi có tính bạo lực, ... mà tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi theo qui trình sư phạm như đá cầu, cầu lông, nhảy dây, ... và có nghỉ ngơi thích hợp trước khi vào học.
Thiết nghĩ, chỉ có xây dựng và tổ chức tốt nền nếp lớp thì tổ chức mọi hoạt động cho học sinh (trong đó hoạt động học là quan trọng) mới đạt được kết quả khả quan.
III. KẾT HỢP VỚI GIÁO VIÊN DẠY BUỔI CHIỀU:
Bắt đầu từ năm học 2011- 2012 đến nay, nhà trường đã tiến hành dạy 2 buổi vào các buổi chiều thứ 2, thứ 3, thứ 5, thứ 6. Tuy nhiên, tâm lí học sinh tiểu học vốn chỉ nghe lời cô giáo chủ nhiệm nên tôi phải thường xuyên kết hợp với giáo viên dạy buổi chiều để chấn chỉnh nề nếp và nắm bắt kịp thời diễn biến tâm lý của các em. Cụ thể:
Giới thiệu cho giáo viên dạy buổi thứ hai buổi chiều làm quen với học sinh, tìm hiểu và nắm vững từng đối tượng học sinh.
Kết hợp với giáo viên buổi dạy buổi thứ hai buổi chiều theo dõi học sinh, thông báo những sự việc diễn ra vào buổi học chiều hôm trước với giáo viên chủ nhiệm.
Thường xuyên nhắc nhở học sinh cần phải vâng lời thầy, cô giáo cần phải tuân theo đúng theo nội qui của trường, của lớp.
Kịp thời xử lí những tình trạng học sinh vô ý thức, thiếu kỉ luật như: viết bản kiểm điểm (có bố mẹ kí vào); phê bình trước lớp; đánh dấu vào ô mặt xấu ở bảng theo dõi hàng tuần để xếp loại đạo đức cuối mỗi tuần...
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: 
1. Tổ chức hoạt động học ở lớp:
Ngay từ khi mới được phân lớp, tôi đã tìm hiểu và được biết đây là lớp có số học sinh giỏi không nhiều, học sinh trung bình nhiều (thậm chí có cả học sinh yếu, lười học). Ngay từ những ngày đầu tiên, tôi đã hình thành cho học sinh tính tự lập, tự giác hoàn thành nhiệm vụ với phương pháp học tập đúng đắn, động cơ trong sáng. Hướng dẫn học sinh học theo phương pháp “học bài nào - xào bài nấy”. Sắp xếp những em học giỏi ngồi cạnh những em học yếu để tranh thủ thời gian giúp bạn, giảng bài cho bạn. (tuy nhiên đến lúc làm bài kiểm tra, bài thi tách các em học giỏi ngồi riêng, yếu ngồi riêng để tránh hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra). Thành lập “đôi bạn cùng tiến”, đặc biệt là có sự thi đua giữa các đôi bạn cùng tiến - đôi bạn nào tiến bộ nhất sẽ được tuyên dương, khen thưởng. Chính vì thế, phong trào học tập của lớp luôn sôi nổi, đạt chất lượng cao hơn với các năm học trước.
2. Tổ chức hoạt động tự học:
Nếu không tổ chức hoạt động tự học cho học sinh thì không thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. Đầu năm học, tình trạng học sinh không ôn bài, làm bài diễn ra khá phổ biến (đặc biệt là trong tình hình hiện nay, các em thường tụ tập chơi bời, rủ nhau đánh điện tử ...)
Xuất phát từ tình hình trên, không thể để cho học sinh mải chơi mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là học, tôi đã hướng dẫn các em cách học sau:
- 7 19 giờ đến 8 20 giờ tối: làm tất cả những bài cô giao về nhà, ôn lại các bài cô đã dạy trên lớp. 
- 8 20 giờ đến 20 giờ 30 phút 8 giờ 30 phút tối: chuẩn bị bài cho ngày hôm sau.
Để học sinh làm quen với nề nếp học tập, ngay từ đầu năm, tôi đã yêu cầu học sinh mỗi em có thêm một quyển “vở chữa bài” để làm lại tất cả những bài sai, trước giờ học cán bộ lớp kiểm tra và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm .
Ví dụ: - toán, luyện từ và câu: làm ở vở chữa bài
 - Ôn lại: khoa học, địa lý, lịch sử, đạo đức.
 - chuẩn bị bài ngày mai: chuẩn bị các môn theo thời khóa biểu
V. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY: 
Giáo dục trí tuệ luôn gắn bó mật thiết với giáo dục đạo đức vì đạo đức bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở thế giới quan và niềm tin đạo đức con người. trí dục được thực hiện tốt sẽ có tác dụng tốt, có tính chất quyết định đối với các mặt giáo dục khác như mĩ dục, giáo dục lao động kĩ thuật và thể dục, nhất là với giáo dục đạo đức. Giáo dục cho học sinh nắm vững các nguyên tắc và những chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa yêu nước, lòng nhân ái, lòng yêu lao động, ý thức, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân thông qua 5 Điều Bác Hồ dạy, Điều lệ Đội, Sổ tay Đội viên. Đặc biệt là lấy môn đạo đức trong chương trình làm kim chỉ nam. Qua truyện kể đạo đức, qua nhận xét về thái độ, hành vi của các nhân vật, qua tiết thực hành, các chuẩn mực đạo đức dần dần được hình thành. Ngoài ra, giáo dục đạo đức cho học sinh còn thông qua các môn học khác như tập đọc, kể chuyện, lịch sử, địa lí... thông qua các buổi chào cờ, những buổi sinh hoạt chủ điểm: 20/11; 22/12; 3/2; 26/3, ...
C. HIỆU QUẢ:
I. VỀ ĐẠO ĐỨC: 
Đầu năm, khi nhận lớp, nền nếp lớp chưa có, số học sinh thiếu ý thức chiếm đa số. Đội ngũ cán sự lớp chưa phát huy hết vai trò của mình. Nhưng chỉ trong vòng một tháng, do có sự nỗ lực của cả thầy cô và trò nên tổ chức lớp dần đi vào nền nếp. Học sinh đã biết thực hiện “giờ nào việc nấy”. Đội ngũ cán bộ lớp nhận thức rõ vai trò của mình nên phát huy vai trò rất tích cực, học sinh luôn có ý thức cố gắng, cố không vi phạm lỗi.
Ví dụ:
- Đầu năm, những lỗi như ăn quà vặt, quên khăn quàng, thiếu đồ dùng học tập, nói chuyện riêng trong giờ học, bài tập về nhà không làm, ... thì sau khoảng gần một tháng, những tình trạng trên hầu như chấm dứt. 
- Đầu năm, tính tự quản của học sinh rất thấp (nhất là những khi giáo viên không có trong lớp, thời gian học buổi chiều thứ hai, thời gian lao động hoặc vệ sinh khu vực đầu giờ học). Nhờ cán sự lớp theo dõi, nhắc nhở kịp thời, giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh đánh giá, bình bầu, xếp loại nên tính tự quản của học sinh nâng cao dần. Hầu hết học sinh đều cố gắng không vi phạm lỗi.
Kết quả:
Học sinh có ý thức cao: 19 em.
Học sinh có ý thức: 5 em.
Học sinh thiếu ý thức: 0 em.
Cuối năm lớp đạt danh hiệu: Lớp nề nếp.
II.VỀ HỌC TẬP: 
 Đầu năm học sinh lười học, đến lớp thường chưa chuẩn bị bài tập về nhà, không nghiên cứu trước bài mới, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học. Nhưng rồi ý thức của các em tiến bộ dần. Tình trạng không làm bài về nhà hoàn toàn chấm dứt (dù một số em làm sai vẫn cố gắng làm đầy đủ trước khi đến lớp), 15 phút đầu ngày các em biết chữa bài, giảng bài và dò bài cho nhau. Các tiết học sôi nổi dần, học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài do về nhà đã có sự chuẩn bị trước.
Kết quả:
Giỏi : 10 em (tăng 2 em so với năm học trước)
Khá : 7 em (tăng 1 em so với năm học trước)
Trung bình : 7 em (giảm 2 em so với năm học trước)
Yếu : 0
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để làm tốt công tác chủ nhiệm, không chỉ có những vấn đề tôi đã nêu trên mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như phải xây dựng bộ máy của lớp với mối quan hệ công tác Đoàn Đội; xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với nhà trường, gia đình và xã hội; giáo dục học sinh cá biệt ...
Ngoài ra, để làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức vào mọi hoạt động , nhằm khơi gợi tính tích cực, tính hoạt động sáng tạo của học sinh. Ở tiểu học, thái độ nhiệt tình, quan tâm săn sóc đến từng loại đối tượng học sinh của giáo viên chủ nhiệm có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc. Giáo viên chủ nhiệm như người mẹ thứ hai của các em, cần phải có tấm lòng bao dung, bỏ qua những lỗi lầm mà học sinh mắc phải, biết phát hiện những điểm tốt, sự cố gắng của học sinh để động viên, khích lệ kịp thời. Đó cũng chính là động lực để các em cố gắng phấn đấu hoàn thiện mình. Do đó, phẩm chất và năng lực của giáo viên chủ nhiệm là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của việc hình thành nhân cách học sinh, đảm bảo mục tiêu vầ chất lượng giáo dục nói chung.
Tôi viết đề tài này nhằm góp một vài ý kiến nhỏ để phục vụ cho công tác chủ nhiệm với mục đích nâng cao chất lượng đạo đức, văn hoá cho học sinh. Rất mong nhận được sự góp ý của toàn thể hội đồng nhà trường để sáng kiến kinh nghiệm thêm tính thiết thực và hiệu quả.
	Triệu Độ, ngày 5 tháng 12 năm 2012
	NGƯỜI VIẾT 
	 TRỊNH THỊ KIM CÚC

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan