Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT

Từ ngàn đời nay, Biển Đông cùng với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của mọi người dân đất Việt. Quyết tâm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đã thôi thúc nhân dân Việt Nam đoàn kết hơn, chung sức, đồng lòng vì biển đảo thân yêu.

Việt Nam là đất nước trải qua nhiều thăng trầm, đau thương và mất mát. Có đi dọc những nghĩa trang liệt sỹ ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước; có gặp, nói chuyện với những người đã gửi một phần tuổi trẻ, thanh xuân cho đất nước; có tận mắt nhìn những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam., thì mới thấm thía giá trị của hòa bình, mới quý trọng vô cùng máu xương của cha anh đã dâng hiến cho Tổ quốc.

 Thế hệ trẻ hôm nay chưa đi qua cuộc chiến, sẽ chưa hiểu hết sự khốc liệt của chiến tranh. Nhưng chúng ta có thể thấy ở những quốc gia đang hàng ngày phải hứng chịu bom rơi đạn nổ, có thể gặp các thế hệ đi trước, để biết rằng, không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đại thắng mùa xuân 1975 trở thành dấu son chói lọi đối với dân tộc và mỗi người con quê hương đất Việt. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn quyết tâm bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Với biển đảo quê hương, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán được xác lập tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trải qua nhiều mất mát, đau thương nên Việt Nam luôn thực tâm mong mỏi và quyết tâm gìn giữ hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông. Song, Việt Nam cũng bằng mọi biện pháp để luôn mạnh mẽ đấu tranh không khoan nhượng trước hành vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình đã được công nhận theo luật pháp quốc tế.

Trong bối cảnh các thế lực thù địch, phản động chưa từ bỏ âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình, can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới biển đảo của nước ta thì bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biên giới quốc gia trên biển là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

 

doc42 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện. 
Ví dụ: Có thể biên soạn nội dung “Chiến dịch giải phóng quần đảo Trường Sa trong Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975” dùng cho việc dạy tiết Lịch sử địa phương và lồng ghép bài Lịch sử dân tộc cho HS lớp 12.
Bố cục của bài như sau:
Kế hoạch của ta
a. Hoàn cảnh: 
Sau khi chiến dịch Tây Nguyên, Trị - Thiên Huế, Đà Nẵng thắng lợi, một loạt vị trí chiến lược quan trọng dọc duyên hải miền Trung nằm trong tay quân giải phóng, chính quyền và quân đội Sài Gòn lâm vào tình trạng suy sụp toàn diện. Thời cơ để giải phóng quần đảo Trường Sa đã xuất hiện.
b. Chủ trương, kế hoạch của ta:
Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chủ trương nhằm thời cơ có lợi nhất giải phóng các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông mà quân đội Sài Gòn đang chốt giữ. Đặc biệt là với quần đảo Trường Sa ở xa đất liền, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Việc triển khai chiến dịch giải phóng được giữ bí mật và khẩn trương để không cho các lực lượng nào khác lợi dụng cơ hội chiếm các đảo từ tay quân lực Việt Nam Cộng hòa. 
Tư tưởng mà những người tham gia chiến dịch giải phóng Trường Sa được xác định là phải hành động "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ". 
2. Diễn biến chiến dịch 
a. Diễn biến trận đánh đảo Song Tử Tây đêm 13 rạng ngày 14-4-1975:
b. Diễn biến trận đánh giải phóng đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa từ ngày 21 đến ngày 29-4-1975
3. Kết quả và ý nghĩa lịch sử 
a. Kết quả: 
Với cách đánh táo bạo, bất ngờ và sáng tạo, chỉ trong vòng 20 ngày vừa hành quân vừa chiến đấu (từ 9-4 đến 29-4), lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam đã lần lượt giải phóng các đảo trọng yếu mà quân đội Sài Gòn đồn trú: Song Tử Tây (14-4); Sơn Ca (25-4); Nam Yết (27-4); Sinh Tồn (28-4) và Trường Sa lớn (29-4)... Chiến dịch giải phóng Trường Sa đã hoàn toàn thắng lợi. 
 	b. Ý nghĩa:
Thắng lợi của chiến dịch giải phóng Trường Sa đã động viên tinh thần quyết thắng cho quân và dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; cùng với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tạo nên một thắng lợi trọn vẹn của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Quần đảo Trường Sa và các đảo trên Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt. Do vậy, giải phóng Trường Sa và các đảo đã mở ra cho ta những khả năng thuận lợi to lớn cho Việt Nam: 
Về quân sự, giải phóng quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ quan trọng của Tổ quốc, tạo khả năng cho quốc phòng có điều kiện phòng thủ từ xa, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 
Về kinh tế, giải phóng, làm chủ Trường Sa là làm chủ vùng lãnh hải có tài nguyên phong phú, có khả năng góp phần xây dựng và phát triển đất nước, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và vị thế đất nước. 
Về chính trị, việc giải phóng Trường Sa thể hiện rõ ý thức về chủ quyền đối với vùng biển và hải đảo thiêng liêng của nhân dân Việt Nam. Chứng minh sự kế tục chiếm hữu, thực thi chủ quyền lãnh thổ của các thế hệ người Việt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo vệ và khẳng định chủ quyền Trường Sa của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là vùng Châu Á - Thái Bình Dương.
Chiến dịch giải phóng Trường Sa và làm chủ biển, đảo trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá. Đó là phải nắm bắt tốt tình hình và có phương án tác chiến hợp lý, cùng với sự mưu trí, sáng tạo trong việc chọn mục tiêu và hướng đánh cho từng đảo; là giải phóng và bảo vệ biển, đảo phải bằng sức mạnh của toàn dân, trực tiếp là lực lượng trên biển, trên đảo, ven bờ, trên bờ; là nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn”, lấy vũ khí thô sơ để đánh lại vũ khí mạnh và hiện đại hơn của đối phương... 
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP MỚI VÀ ỨNG DỤNG
VÀO THỰC TIỄN CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
3.1. Giải pháp mới
Để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh trong dạy học lịch sử đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, thường xuyên phải cập nhật những kiến thức mới đồng thời phải học hỏi nâng cao kĩ năng nghiệp vụ và thao tác sư phạm. Tự bản thân mỗi giáo viên phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với chủ quyền biển, đảo bằng những hành động cụ thể như: tham gia các hoạt động tuyền truyền, các cuộc thi “tìm hiểu về biển, đảo quê hương” 
Giáo viên phải có lập trường kiên định, biết khai thác những thông tin chính xác, kết hợp với các phương pháp sư phạm phù hợp tạo hiệu quả cao trong giáo dục ý thức cho học sinh trách nhiệm đối với Tổ quốc, đối với chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc.
 Giáo viên phải đóng vai trò chủ động phối hợp với nhà trường, Đoàn thanh niên, giáo viên các môn học khác tổ chức các hoạt động học tập trong giờ nội khóa và ngoại khóa để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử.
Để vấn đề giáo dục ý thức biển, đảo Tổ quốc trong dạy học môn Lịch sử thực sự đem lại kết quả như mong muốn, đòi hỏi người giáo viên phải làm tốt vai trò của người hướng dẫn và tổ chức. Giáo viên phải thực sự gần gũi với học sinh, nắm bắt được từng điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh để có sự phân công và điều chỉnh nhiệm vụ một cách hợp lý, giúp các em có thể hoàn thành tốt nội dung được giao. Việc hướng dẫn và tổ chức học sinh chỉ đạt kết quả khi giáo viên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, đầu tư về thời gian, công sức. Giáo dục ý thức biển, đảo Tổ quốc trong dạy học môn Lịch sử đã được chứng minh là có khả năng phát huy tính sáng tạo và chủ động của học sinh. Vì vậy việc áp dụng nó vào việc dạy học chính là chúng ta đang thực hiện đổi mới việc dạy học. 
3.2. Ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT 
3.2.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm là cơ sở để khẳng định tính đúng đắn, phù hợp hay không của cơ sở lí luận về giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho HS trong dạy học lịch sử, của những hình thức biện pháp tổ chức giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho HS trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT được nêu ra trong đề tài nghiên cứu này.
Thực tiễn khi tiến hành thực nghiệm, từ kết quả kiểm tra và lấy ý kiến phản hồi từ GV, HS là căn cứ phân tích, xác định tính hiệu quả, khả thi và mở rộng triển khai những biện pháp tổ chức giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho HS trong dạy học lịch sử cũng như khả năng vận dụng thực tiễn.
Kết quả thực nghiệm là cơ sở đánh giá và kết luận khái quát về vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho HS trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Qua đó bổ sung, làm phong phú thêm nhận thức của GV và HS về vấn đề chủ quyền biển, đảo, góp phần làm nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử trong trường phổ thông.
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm
Căn cứ vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành lựa chọn đối tượng thực nghiệm như sau:
- Đối với HS các lớp thực nghiệm và đối chứng, tôi chọn HS khối 10 và khối 12 của trường. 
- Yêu cầu: Để có kết quả thực nghiệm khách quan, mỗi khối tôi chọn 2 lớp thực nghiệm, 2 lớp đối chứng có điều kiện học tập, sĩ số, giới tính, trình độ nhận thức tương đương nhau. 
- Lớp thực nghiệm, tôi sử dụng giáo án có vận dụng nội dung và biện pháp giáo dục chủ quyền biển, đảo mà đề tài đã đưa ra trong quá trình lên lớp. Lớp đối chứng, tôi dạy bình thường theo nội dung giáo án và phương pháp truyền thống, không vận dụng nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo trong quá trình lên lớp.
- Đối tượng thực nghiệm cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Đối tượng thực nghiệm của đề tài
STT
Thực nghiệm
Đối chứng
Lớp
Số lượng HS
Lớp
Số lượng HS
1
12B1
40
12B2
40
2
12B3
40
12B4
40
3
10B1
45
10B2
45
4
10B3
45
10B4
45
3.2.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm
Tôi chọn hai bài để tiến hành dạy thực nghiệm. Bài 23, lớp 10: “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII” và Bài 23, lớp 12: “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)”.
Để chuẩn bị cho bài thực nghiệm, tôi tiến hành theo các bước như sau:
Thứ nhất, lựa chọn bài thực nghiệm phù hợp với nội dung, chương trình của các khối, lớp.
Thứ hai, soạn giáo án thực nghiệm. Trước khi soạn giáo án tôi tìm hiểu tình hình học tập của HS qua GV bộ môn. 
Thứ ba, báo cáo với Ban giám hiệu, Tổ bộ môn của trường mà mình sẽ tiến hành thực nghiệm về nội dung, mục đích, ý nghĩa để được nhà trường, Tổ giúp đỡ tạo điều kiện.
Ở lớp đối chứng, giờ học được tiến hành chủ yếu thông qua thuyết trình, học sinh ghi chép kết hợp với vấn đáp. Khảo sát ý kiến của học sinh sau giờ học cho thấy học sinh dù nắm được kiến thức cơ bản, nhưng chưa được khắc sâu và học sinh chưa có hứng thú với bài học vì các hoạt động học tập còn chưa phong phú.
Giờ học thực nghiệm được triển khai với việc sử dụng đa dạng nhiều phương pháp dạy học khác, trong đó học sinh là người chủ động lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đều hứng thú với bài học. Đặc biệt là với những kiến thức mới mà trong sách giáo khoa còn đưa vào một cách hạn chế như vấn đề xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của vương triều Tây Sơn, tôi đã sử dụng đa dạng các phương pháp như: sử dụng tài liệu tham khảo, tường thuật, miêu tả, đồ dùng trực quan (bản đồ lịch sử, lược đồ, tranh ảnh, bảng biểu), làm việc nhóm.... (Phụ lục 3).
Thứ tư, để đánh giá kết quả cuối cùng của bài học, tôi tiến hành bài kiểm tra nhanh vào cuối tiết dạy đó. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức giữa các lớp có nội dung hoàn toàn giống nhau, bám sát vào nội dung bài học và có đáp án cụ thể cũng như barem chấm điểm. (Phụ lục 4).
Trên cơ sở trên, tôi lấy kết quả kiểm tra HS để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá kết quả bài thực nghiệm.
3.2.4. Kết quả thực nghiệm
2.5.4.1. Kết quả định lượng
Sau khi chấm bài kiểm tra, xếp loại HS qua các mức giỏi, khá, trung bình, yếu - kém, tôi thu được kết quả thực nghiệm như sau:
Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lớp
Số HS
Điểm số (%)
ĐTB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN12B1
40
100%
0
0%
0
0%
0
0%
0
0%
2
5%
6
15%
13
32.5%
12
30%
5
12.5%
2
5%
7.45
ĐC12B2
40
0
0%
0
0%
0
0%
3
7.5%
6
15%
12
30%
15
37.5%
2
5%
2
5%
0
0%
6.4
TN12B3
40
100%
0 
0%
0 
0%
0
0%
0
0%
5
12.5%
7
17.5%
12
40%
8
20%
5
12.5%
3
7.5%
7.55
ĐC12B4
40
100%
0 
0%
0 
0%
0
0%
4
10%
6
 12%
13
32.5%
11
27.5%
3
7.5%
2
5%
1
2.5%
6.5
TN10B1
45
100%
0 
0%
0 
0%
0
0%
0
0%
4
10%
12
30%
15
37.5%
3
7.5%
7
17.5%
4
10%
7.4
ĐC10B2
45
100%
0 
0%
0 
0%
0
0%
6
15%
8
20%
7
17.5%
10
25%
8
20%
5
12.5%
1
2.5%
6.5
TN10B3
45
100%
0 
0%
0 
0%
0
0%
1
2.5%
7
15%
12
30 %
11
27.5%
5
12.5%
6
15%
3
5%
70
ĐC10B4
45
100%
0 
0%
0 
0%
0
0%
8
20%
7
17.5%
9
22.5%
10
25%
5
12.5%
4
8%
1
2.5%
6.2
(Chú giải: TN - Thực nghiệm ; ĐC - Đối chứng 
 Số HS - Số học sinh; ĐTB - Điểm trung bình).
Sau khi tiến hành chấm bài của HS, tính điểm, xử lí phần trăm để thấy rõ sự chênh lệch về kết quả học tập của HS các lớp TN và các lớp ĐC, tôi có được bảng kết quả như sau:
Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rõ mức độ đạt được điểm trung bình giữa các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, sự chênh lệch giữa điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả dạy học của lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng.
	Đây là kết quả hoàn toàn trùng khớp với thực tiễn dạy học. Ở lớp thực nghiệm (cả 10 và 12), có vận dụng nội dung kiến thức về chủ quyền biển, đảo và các biện pháp dạy học được đề ra trong đề tài của tác giả, không khí học tập của HS sôi nổi và rất hào hứng. Ở lớp đối chứng (cả 10 và 12), không vận dụng nội dung kiến thức về chủ quyền biển, đảo và các biện pháp dạy học được đề ra trong của tác giả, không khí học tập của HS ít sôi nổi hơn, hiệu quả bài học không cao. Kết quả trên đã khẳng định tính khả thi của đề tài cũng như các biện pháp tôi đã đề xuất.
2.5.4.2. Kết quả định tính
	Bên cạnh việc đánh giá định lượng bằng cách cho điểm số để xem xét mức độ nhận thức của HS, tôi còn kiểm tra những chuyển biến về mặt thái độ, suy nghĩ của HS bằng cách phân tích phần trả lời câu hỏi của HS: Em có nhận xét gì về những việc làm của các vua Quang Trung với chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam?
	Thông qua phần trả lời của HS, tôi nhận thấy:
	Hầu hết các em đều trả lời được đáp án của câu hỏi là: Thể hiện ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung và chủ quyền biển, đảo nói riêng. Nhằm xác lập thật sự và thực thi chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Là những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí khẳng định chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trước thế giới.
 Đề tài này tôi đã nghiên cứu từ năm học 2018 – 2019 và áp dụng ở lớp 10, sau khi dạy thí điểm tôi có trao đổi với các GV dạy và nói chuyện với các em HS về bài học. Kết quả tôi nhận được đó là cả GV và HS đều thấy hứng thú đối với tiết học, sẵn sàng thực hiện tiếp các tiết học có vận dụng nội dung kiến thức về chủ quyền biển, đảo và các biện pháp dạy học được đề ra, nên tôi mạnh dạn nghiên cứu tiến hành ở lớp 11, 12, đến năm học 2019 – 2020 tôi đã áp dụng ở nhiều lớp học ở trường tôi giảng dạy và một số trường THPT trên địa bàn.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
Qua quá trình nghiên cứu nội dung chương trình SGK phần LSVN ở trường THPT hiện hành, thực tiễn dạy học cũng như vấn đề chủ quyền biển đảo hiện nay ở biển đông, tôi đã nghiên cứu đề tài “giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho HS thông qua dạy học lịch sử Việt Nam trường THPT” theo các bước: Xuất phát từ những nghiên cứu lí luận và thực tiễn là cơ sở đề xuất các biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh THPT gồm các biện pháp sử dụng tài liệu về chủ quyền biển, đảo làm tài liệu tham khảo để giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh; GV hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan để giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh. Đồng thời, tích hợp kiến thức các bộ môn khoa học xã hội trong dạy học lịch sử theo nguyên tắc liên môn; giáo viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Các biện pháp được lựa chọn, vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và trình độ của HS.
Bên cạnh đó, kết quả thực nghiệm sư phạm là căn cứ bước đầu khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp được nêu ra trong nghiên cứu này. Các biện pháp sư phạm giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh được nêu ra trong nghiên cứu vận dụng cho toàn bộ quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông với những nội dung khai thác cụ thể phù hợp với từng lớp học, cấp học một cách linh hoạt, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
2. Ý nghĩa của đề tài
Thông qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm tôi nhận thấy việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo có ý nghĩa rất lớn. Với HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử và vận dụng vào đời sống thực tế, rèn luyện được kĩ năng tư duy, kĩ năng thực hành, phát triển trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và khả năng sáng tạo ở học sinh, các em có được các năng lực cốt lõi: Phát hiện, giải quyết vấn đề, bồi dưỡng thế giới quan khoa học và các phẩm chất như: Yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm, đam mê với môn học. Góp phần giáo dục cho HS lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 
 Ngoài ra còn giúp cho bản thân, đồng nghiệp hiểu và vận dụng nội dung kiến thức về vấn đề chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT vào quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng và tính hiệu quả trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.
Đề tài còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn thể hiện trên các mặt: giáo dục, giáo dưỡng và phát triển, khắc phục tình trạng chất lượng học tập bộ môn Lịch sử có phần giảm sút như hiện nay, góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử, đặc biệt là bài học có nội dung về chủ quyền biển, đảo, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm lý luận dạy học về vấn đề giáo dục chủ quyền biển, đảo cho HS qua phần LSDT và LSĐP ở trường THPT.
Đối với nghành giáo dục đề tài phù hợp với đối mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường THPT hiện nay, chuẩn bị những nền tảng cần thiết trong việc thực hiện chương trình GDPT mới sắp tới.
 3. Đề xuất, kiến nghị 
Để nâng cao hiệu quả giáo dục nội dung chủ quyền biển, đảo cho HS trường THPT tỉnh Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đề tài, tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau đây:
Về việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử: Việc đưa nội dung về sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; kiến thức về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đặc biệt quan trọng và mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, việc chỉnh lý sách giáo khoa đòi hỏi cần phải có thời gian và sự nghiên cứu của các nhà giáo dục, chuyên môn, các cấp ngành...Do đó, trước hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có công văn hướng dẫn, phát hành tài liệu lưu hành nội bộ; và Bộ cần yêu cầu Vụ Giáo dục trung học soạn thảo và ban hành bộ tài liệu hướng dẫn dạy học về chủ quyền biển, đảo; Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần đầu tư xây dựng một trang mạng riêng nhằm mục đích hỗ trợ dạy học lịch sử. Với quan điểm “chương trình là pháp lệnh” nên cần có văn bản bổ sung thay đổi phân phối chương trình trong đó nêu cụ thể tiết tăng thêm dạy học về biển, đảo hay hướng dẫn ngoại khóa về biển, đảo để giáo viên có cơ sở pháp lý thực hiện, có thể đưa nội dung chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa vào các đề thi, đề kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm. Để HS có ý thức học tập và nâng cao nhận thức về lịch sử chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia nói chung và chủ quyền biển, đảo của Việt Nam nói riêng. 
Về công tác tập huấn thường xuyên cho giáo viên: Cần đưa nội dung về chủ quyền biển, đảo quốc gia vào công tác tập huấn thường xuyên cho GV. Điều này rất cần thiết cho GV trong việc cập nhật những kiến thức mới về chuyên môn, đặc biệt là những kiến thức mới về nội dung biển, đảo của Việt Nam để nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm. Bồi dưỡng cho giáo viên những kỹ năng vận dụng các phương pháp dạy học mới, phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh hiện nay như: cách thức sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy và học, kiểm tra đánh giá.
Với các trường THPT: Nên thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá về vấn đề chủ quyền biển, đảo cho HS, nếu các trường trên đia bàn có biển, đảo tổ chức hướng dẫn HS tham quan, học tập thực địa tại bảo tàng, nhà trưng bày, đặc biệt nếu có điều kiện tổ chức cho HS tham quan thực tế. Điều đó đòi hỏi phải có sự phối hợp của cơ quan các ban ngành có liên quan với các cấp lãnh đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo cùng nhà trường, có sự đầu tư về kinh phí để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho HS học tập, tham quan ngoại khoá.
Về phía giáo viên: Giáo viên phải có lập trường kiên định, biết khai thác những thông tin chính xác, kết hợp với các phương pháp sư phạm phù hợp tạo hiệu quả cao trong giáo dục ý thức cho học sinh trách nhiệm đối với Tổ quốc, đối với chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc. Giáo viên phải đóng vai trò chủ động phối hợp với nhà trường, Đoàn thanh niên, giáo viên các môn học khác tổ chức các hoạt động học tập trong giờ nội khóa và ngoại khóa để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử.
Đề tài “Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT” (chương trình chuẩn) có giá trị thực tiễn rất cao, nếu được nghiên cứu kỹ và áp dụng thì chắc chắn sẽ góp phần to lớn trong việc thay đổi SGK và thực hiện chương trình GDPT mới trong những năm tới.
Trên đây là một số ý kiến của tôi về vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc vào dạy học môn LSVN ở Trường THPT. Với những lí do khách quan và chủ quan khác nhau nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của hội đồng khoa học, quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này để đề tài của tôi có thể được hoàn thiện hơn nữa.
 Xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • doc112_SKKN_VaN_MoI_NHaT_tuong_sua_264abaaa6e.doc
Sáng Kiến Liên Quan