Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn THCS

Khi nói khái niệm tư tưởng là nói đến một hệ thống quan điểm, lý luận mang giá trị như một học thuyết được xây dựng trên một thế giới quan và phương pháp luận nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, phù hợp với nhu cầu tiến hóa của thực tiễn nhất định, trở lại chỉ đạo và cải tạo thực tiễn đó.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đọc trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại."( Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 83).

Định nghĩa trên là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Người, đặc biệt là xác định nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn dân ta.

 

docx55 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9222 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của nhân dân ta với nhiều điều gần gũi:
+ Mọi người Việt Nam đều sẵn có lòng yêu nhà, yêu xóm, yêu quê:
 “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng
 Ôi Tổ quốc nếu cần sẽ chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi bờ sông”
 (Chế Lan Viên)
+ Lòng yêu nước của người Việt Nam chúng ta luôn được thử thách trong bom đạn chiến tranh: 
“Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông.
Đến lúc tột cùng là dòng huyết chảy”
 (Xuân Diệu). 
Bác đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Ngữ văn 7 – Tập 2). Người đã khẳng định: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”.
3.10. Giáo án mẫu tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong tiết ngữ văn 6 (tích hợp ở mức độ liên hệ).
	Dưới đây, tôi xin phép được chia xẻ một giáo án tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh ở mức độ liên hệ. Giáo án chắc chắn sẽ còn nhiều điều cần điều chỉnh, bổ sung. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp.
Ngày soạn: 15.8.2015 
Ngày dạy: 18.8.2015
Tuần 1- Bài 1- Tiết 1
 Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN
I. Mức độ cần đạt : 
1. Kiến thức: 
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. 
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện
* Nội dung tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên (Liên hệ) 
* Nội dung khai thác giáo dục môi trường: Tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường di tích lịch sử đền Hùng, phát huy xây dựng cảnh quan đất nước tươi đẹp.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.
II. C¸c kÜ n¨ng c¬ b¶n cÇn sö dông trong bµi.
 - KÜ n¨ng tù nhËn thøc; kn thÓ hiÖn sù tù tin, kn tư duy; kn kiÓm ®Þnh; kn qu¶n lý thêi gian; kn t×m kiÕm vµ sö lý th«ng tin.
 - Kỹ năng tổng hợp khái quát, kỹ năng hợp tác 
* KÜ n¨ng sèng
- Tù nhËn thøc vµ x¸c ®Þnh ®­îc nguån gèc tæ tiªn.
- X¸c ®Þnh gi¸ trÞ b¶n th©n: lßng biÕt ¬n tæ tiªn vµ cã tr¸ch nhiÖm víi viÖc ph¸t huy truyÒn thèng tèt ®Ñp cña d©n téc. 
III. Ph­¬ng ph¸p- Ph­¬ng tiÖn
- Phư¬ng ph¸p nghiªn cøu; Phư¬ng ph¸p gi¶i quyÕt vÊn ®Ò. Phương pháp học nhóm, phân tích, đàm thoại, bình giảng, thuyết trình.
- Kỹ thuật dạy học: động não, đặt câu hỏi, hỏi trả lời, chia nhóm, dùng hình ảnh trực quan 
Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
GV: Giáo án, sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN, sách tham khảo, tranh ảnh. Máy chiếu.
-Bức tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển.
-Tranh ảnh về đền Hùng hoặc về vùng đất Phong Châu, Ảnh câu nói của Bác.
 HS: SGK
 - Đọc văn bản “Con rồng cháu tiên”.
 - Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”.
IV.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp 
	Lớp 6a: 33/33 em 
	Lớp 6c: 32/32 em	
2. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới 
* Hoạt động 1
Bước1: Khám phá: 2 phút (Nhóm múa phụ họa): 3 em
Có phải mẹ Âu Cơ đã đi vòng trái đất
Để làm chỗ khai sinh con Lạc cháu Hồng
Mẹ đã tìm ra dải đất hình tia chớp  
Chọn vùng tâm bão để sinh con
 Cái dải đất giống như nàng Tiên múa
Lại có hình ngọn lửa lúc cuồng phong
Lịch sử thành văn trên mình ngựa
Con trẻ mà mang áo giáp đồng
(Trần Mạnh Hảo)
Đúng vậy! Nhắc đến giống nòi, mỗi người Việt nam đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình- nguồn gốc Rồng – Tiên. Đoạn thơ trên phần nào đã giới thiệu cho chúng ta về dòng máu Lạc Hồng. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu hơn về cội nguồn dân tộc, về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta từ miền xuôi đến miền ngược, để rồi từ đó chúng ta càng thêm yêu Tổ quốc mình các em nhé!
Bước 2: Kết nối
*Hoạt động 2
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung kiến thức
- GV: Hướng dẫn HS cách đọc: Đọc giọng kể chuyện, trầm, ấm, rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, thể hiện lời thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
*Giọng Âu Cơ: lo lắng, than thở.
 *Giọng Long Quân: tình cảm, ân cần, chậm rãi.
- GV đọc, gọi HS đọc – h/s nhận xét bạn đọc. Gv nhận xét và đọc mẫu lại 1 đoạn
? Em hãy kể tóm tắt văn bản “Con rồng cháu tiên”
H/s kể được cá ý sau:
Gv trình chiếu tóm tắt văn bản
- Nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Âu Cơ sinh con và hai người chia con 
- Tên nước Văn Lang, tên vua Hùng Vương, tục lệ nối ngôi mười mấy đời .
- Nhân dân ta tự hào về nguồn gốc tổ tiên của mình.
Nhận xét khi nghe HS kể
H/s đọc chú thích
? Nêu hiểu biết của em về truyền thuyết.
Gv cho h/s tìm hiểu một số từ khó SGK: Ngư Tinh, Thủy cung, Thần nông, tập quán, Phong Châu. 
H/s trả lời theo chú thích 1,2, 3,5,7 ở SGK
Hoạt động 3
?Bố cục văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung từng phần.
H/s nêu bố cục
?Truyền thuyết này kể về ai và về sự việc gì.
(Truyện kể về Lạc Long Quân nòi rồng kết duyên cùng Âu Cơ dòng tiên sinh ra cái bọc trăm trứng, nở trăm con từ đó hình thành nên dân tộc Việt Nam)
Gọi HS đọc đoạn 1
?Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu như thế nào?(Nguồn gốc, hình dáng, tài năng)
H/s hoạt động độc lập
?Tại sao tác giả dân gian lại không tưởng tượng Lạc long Quân và Âu Cơ có nguồn gốc từ các loài khác mà lại tưởng tượng LLQ và AC có dòng dõi thần tiên. 
? Điều đó có ý nghĩa gì
 H/s thảo luận nhóm nhỏ
Kỹ thuật khăn phủ bàn
Gv chốt: (Ý nghĩa: Rồng là một trong nhóm linh mà nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Tiên là vẻ đẹp tuyệt mĩ không gì sánh được. T/g dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn thế nữa muốn thần kỳ hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi của dân tộc Việt).
?Qua các chi tiết trên em thấy hình tượng LLQ và AC hiện lên ntn.
H/s đọc đoạn 2
?Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ.
 ?Chi tiết này có ý nghĩa gì
*GV: Chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn đẻ trứng. Tiên (chim) cũng đẻ trứng. Tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. DTVN chúng ta vốn khỏe mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh.
?Em hãy quan sát bức tranh trong SGK và cho biết bức tranh minh họa cảnh gì?
?Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào.
 ?Việc chia tay thể hiện ý nguyện gì
?Bằng sự hiểu biết của em về LS chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời căn dặn của thần sau này có được con cháu thực hiện không? 
 Gv tích hợp lịch sử, giáo dục kỹ năng sống, tìm hiểu lịch sử dân tộc.
Thảo luận nhóm lớn
Cử đại diện lên trình bày
*GV chốt: LS mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó.
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người
Việt Nam ơi! Ơi Việt Nam!
Việt Nam ta gọi tên người thiết tha.
?Trong truyện dân gian thường có chi tiết tưởng tượng kỳ ảo. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tưởng tượng kỳ ảo? 
H/s hoạt động độc lập
(Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo là chi tiết không có thật được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định.)
?Chi tiết nói về LLQ và Âu Cơ, việc Âu Cơ sinh nở kỳ lạ là những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo. Vai trò của nó trong truyện này như thế nào?
H/s hoạt động độc lập
*Gọi HS đọc đoạn cuối
?Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những sự việc nào? 
H/s hoạt động độc lập
?Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì. 
?Vậy theo em, cốt lõi sự thật LS trong truyện là ở chỗ nào.
*Gv: Là mười mấy đời vua Hùng trị vì, hàng năm vẫn diễn ra lễ hội rất lớn - lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày quốc giỗ của cả dân tộc:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
?Đoạn văn cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt Nam cổ xưa? 
H/s thảo luận nhóm nhỏ
Gv chốt: Ta được biết thêm nhiều điều lí thú, chẳng hạn tên nước đầu tiên của chúng ta là Văn Lang. Thủ đô đầu tiên của Văn Lang đặt ở vùng Phong Châu, Bạch Hạc. Người con trai trưởng của Long Quân và Âu Cơ lên làm vua gọi là Hùng Vương. Từ đó có phong tục nối đời cha truyền con nối, tục truyền cho con trưởng. Xã hội Văn Lang thời đại Hùng Vương đã là một xã hội văn hóa dù còn sơ khai.
Gv trình chiếu tranh Đền Mẫu Âu Cơ , và Đền Hùng cho HS quan sát .
?Em hãy cho biết đền Mẫu Âu Cơ và Đền Hùng nằm ở tỉnh nào trên đất nước ta? (Phú Thọ). 
?Em phải làm gì để bảo vệ di tích lịch sử này.
 Gv tích hợp môi trường Tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường di tích lịch sử Đền Mẫu Âu Cơ và Đền Hùng, phát huy xây dựng cảnh quan đất nước tươi đẹp.
Bước 4
?Trong truyện tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nào?
?Truyện thể hiện nội dung gì?
Gv trình chiếu ghi nhớ
H/s đọc ghi nhớ SGK- t/3
Bước 3:
?Khái quát hóa nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
Kỹ thuật sơ đồ tư duy
Gv trình chiếu
Bước 4:
1. Học xong truyện: Con Rồng, Cháu Tiên em thích chi tiết nào? Vì sao?
H/s thảo luận 
Kỹ thuật trình bày một phút theo sự cảm nhận của các em.
2. Kể tên một số truyện tương tự giải thích nguồn gốc của dân tộc VN mà em biết?
H/s hoạt động độc lập
I. Đọc – Chú thích
1. Đọc – Kể
* Đọc
* Kể
2. Tìm hiểu chú thích
a. Thế nào là truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
b. Từ khó
II. Tìm hiểu văn bản
1. Bố cục
Phần 1: Từ đầu đến .“Long Trang”- Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Phần 2: Tiếp đến “lên đường” – Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ và lạc Long Quân và Âu Cơ chia con.
Phần 3: Còn lại – Giải thích nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.
3. Phân tích
a. Giới thiệu Lạc Long Quân – Âu Cơ
Đặc điểm
Lạc Long Quân
Âu Cơ
Nguồn gốc
Nòi Rồng 
Con thần Long nữ
Dòng Tiên
Dòng họ thần Nông 
Hình dáng
Mình rồng, sống ở dưới nước
Xinh đẹp tuyệt trần sống ở trên cạn
Tài năng
Có nhiều phép lạ 
Phẩm chất
Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
Dòng họ thần Nông – vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy.
Yêu thiên nhiên, cây cỏ.
- Đẹp kì lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quí.
b. Âu Cơ sinh nở và hai người chia con
* Sinh nở kì lạ:
- Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi.
- Tưởng tượng sáng tạo diệu kỳ nhấn mạnh sự gắn bó keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt.
* Hai người chia con:
- 50 người con xuống biển
- 50 người con lên núi
- Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu phát triển DT: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất DT. Mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung một nguồn gốc, ý chí và sức mạnh.
* Ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kỳ ảo:
- Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện.
- Thần kỳ, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc.
- Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
c. Ý nghĩa của truyện:
- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước.
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của người VN là con Rồng, cháu Tiên.Thể hiện sự đoàn kết, thống nhất các dân tộc của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
- Cách kết thúc muốn khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có thật.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo như: Thần có nhiều phép lạ, diệt trừ ngư tinh, mộc tinh, các loài yêu quái Hay: bọc trăm trứng
2. Nội dung:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.
* Ghi nhớ: 
IV. Luyện tập:
 Kết hôn
LLQ ÂC
(rồng) (tiên)
 BỌC 100 TRỨNG
50 lên non 50 xuống biển
 NGUỒN GỐC DÂN TỘC
V. Vận dụng:
- Kinh và Ba Na là anh em
- Quả trứng to nở ra con người (Mường)
- Quả bầu mẹ (Khơ- me)
4. Củng cố: Gv đặt câu hỏi củng cố bài học theo nội dung liên hệ tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Gv trình chiếu câu hỏi, h/s trả lời (Hoạt động độc lập)
?Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm mục đích gì (Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt). 
?Truyện đã bồi đắp cho em những tình cảm nào (Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết, thân ái với mọi người). 
Sau đó, giáo viên hỏi câu hỏi liên hệ tích hợp gần gũi với vấn đề trao đổi ở trên: 
?Khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói như thế nào (Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước). 
?Trong công cuộc giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện lời hứa của Bác ra sao (Tinh thần đoàn kết giữa miền ngược và miền xuôi. Cùng đồng lòng xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam). 
?Còn là học sinh, em sẽ làm gì để thực hiện lời dạy đó của Bác (Chăm học chăm làm. Yêu thương, giúp đỡ bạn và mọi người xung quanh).
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc, kể diễn cảm lại truyện . 
- Nêu ý nghĩa của truyện.
- Vẽ lại sơ đồ tư duy theo các cách khác nhau vào giấy A4 (dùng màu sắc khác nhau).
- Viết đoạn văn hoàn thành bài tập 1 phần vận dụng ở trên.
* Bài mới 
 Soạn: Bánh chưng, bánh giầy
- Nhóm 1: Kể và nêu chủ đề của truyện “ Bánh chưng, bánh giầy”
- Nhóm 2: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Hình thức như thế nào?
-Nhóm 3: Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của truyện? –Học ý nghĩa truyện và tập kể lại câu chuyện.
 CHỈNH LÝ- BỔ SUNG
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
- Bản thân tôi đã từng ứng dụng tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong giờ Ngữ văn năm học 2014 - 2015 ở khối 6 gồm 66 em ở hai lớp 6a, 6c.
 - So với lớp 6a, 6c khóa trước năm học 2010 -2011 hiệu quả đem lại rất rõ rệt:
+ Ý thức đạo đức của học sinh tốt hơn, học sinh chấp hành tốt hơn nội qui của trường, lớp. Vệ sinh cá nhân, tham gia thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe một cách tự giác, thiết thực. Học sinh quan tâm đến học tập hơn, có ý chí, có nghị lực vượt khó để vươn lên. Học sinh có sự đối xử nhân ái với bạn bè hơn, vị tha hơn, khoan dung và nhân hậu hơn. Biết sống giản dị, chan hòa, khiêm tốn trước thầy cô và bạn bè về kết quả học tập và rèn luyện của mình. Đặc biệt học sinh biết tiết kiệm trong lối sống, cách ứng xử có văn hóa khi giao tiếp với bạn, với thầy cô, người thân, lời lẽ trong sáng, không nói tục, chửi bậy. Giao tiếp rất lịch sự, ý thức giữ gìn vệ sinh rất tốt, lớp học luôn sạch đẹp.
+ Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh tốt hơn. Đặc biệt kĩ năng lập luận rất tốt, kĩ năng viết đoạn văn miêu tả, cảm thụ văn học thành thạo...
2. Kết quả:
 Khóa học 2010- 2011(lớp 6 a,6c) Tổng số h/s 52 em.
 Khóa học 2014- 2015(lớp 6 a,6c) Tổng số h/s 66 em 
Năm học
Tổng số hs
Hạnh kiểm
Học lực
T
K
TB
G- K
TB
Y
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2010-2011
52
34
65,3
12
23
6
11,7
24
46,1
20
38,5
8
15,4
2014-2015
(Kì I)
65
48
73,7
17
26,2
0
0
20
30,7
39
60
6
9,3
* Kết quả hạnh kiểm, khảo sát học lực giữa kì II: Tổng số h/s: 66 em (01 em chuyển về ở kì II)
Năm học
(Giữa kì II)
Tổng số hs
Hạnh kiểm
Học lực
T
K
TB
G- K
TB
Y
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014-2015
66
58
87,8
8
12,2
0
11,7
48
72,7
15
22,7
3
4,6
Như vậy, việc kết hợp các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học vào tổ chức hoạt động dạy - học môn Ngữ văn ở trường THCS, kết hợp giáo dục kỹ năng sống, tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - GDMT trong giờ Ngữ văn đã nâng kết quả giờ dạy bộ môn và hai mặt giáo dục của học sinh rất tốt.
PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
	1. KẾT LUẬN
- Việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên dạy văn ở trường THCS. Đáp ứng mục tiêu môn học và mục tiêu cấp học, mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ của đất nước.
- Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng cho toàn bộ giáo viên dạy Ngữ văn 6 ở trường THCS. Giúp giáo viên ngữ văn thuần thục hơn trong việc sử tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong giờ dạy học; đáp ứng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Bài học kinh nghiệm rút ra: giáo viên cần xác định rõ địa chỉ bài, tên bài, mục đích, nguyên tắc, những chủ đề, những nội dung, mức độ tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; vận dụng linh hoạt để giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh một cách hiệu quả nhất mà không làm mất đi đặc trưng bộ môn. Nên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để tiết học sinh động, hiệu quả cao.
	2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
- Với lãnh đạo các cấp, kiểm tra việc thực hiện giáo dục tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của giáo viên giảng dạy bộ môn qua giáo án, qua cách thức tổ chức các hoạt động dạy học, qua kết quả rèn luyện của học sinh. Lấy đó làm tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên.
- Khi ra đề kiểm tra nên chú ý đề mở, gợi ý chấm, cách chấm vận dụng linh hoạt để giáo dục được tư tưởng đạo đức cho học sinh, phát hiện được học sinh năng khiếu, khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh để học sinh yêu thích môn Ngữ văn.
- Xếp loại đạo đức của học sinh, nên xem xét các kết quả rèn luyện về học tập mà học sinh thực hiện được.
- Quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị: máy chiếu ở các lớp cho giáo viên tiện sử dụng khi giảng dạy và tra cứu tài liệu.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nguyễn Văn Cự
Hương Canh, ngày 21 tháng 3 năm 2015
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 (Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hoàng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình Ngữ văn THCS (năm 2012 - 2013)
2. SGK, SGV Ngữ văn (T1,2 NXB GD 2005), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 Tập 1 và tập 2.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn ngữ văn THCS (NXB GD - Bộ GD & ĐT 2010). Đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực. 
4. Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy cấp THCS.
(Nhà xuất bản GDVN - Bộ giáo dục và Đào tạo 2010)
5. Thông tin trên mạng internet về các tài liệu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn ngữ văn cấp THCS" của Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản năm 2010.
6. Thông tin trên mạng internet về các tài liệu tâm lý lứa tuổi thiếu niên.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực là trung thực từ trong suy nghĩ, từ suy nghĩ tới việc làm, “nói phải đi đôi với làm”, đã nói thì phải làm. Trung thực là nghiêm túc với chính mình, đúng với người khác, không được hứa mà không làmể Vấn đề này, trong chủ đề năm 2013, đã phân tích nhiều.
Trung thực trong tự phê bình và phê bình; trung thực trong việc chấp hành nguyên tắc Đảng, kỷ luật Đảng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: tự phê bình và phê bình là phải thành khẩn, thành tâm, không được “giấu bệnh, sở thuốc”. Tự phê bình và phê bình phải trung thực. Bác nhấn mạnh tới việc không “đặt điều”, “không thêm bớt”.
Trung thực theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn nghĩa là “trung với Đảng”, “trung với nước”, “hiếu với dân”.
Tư tưởng Hồ Chỉ Minh về “trách nhiệm ”
Trách nhiệm thì bao gồm ỷ thức trách nhiệm và tinh thần trách nhiệm. Ý thức trách nhiệm: Nhận thức về trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm: Thực hiện trách nhiệm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là bổn phận mỗi người phải làm:

File đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_tu_tuong_dao_duc_Ho_Chi_Minh_trong_ngu_van_6.docx
Sáng Kiến Liên Quan