Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS

Bước vào tuổi thiếu niên, trong độ tuổi học sinh THCS các em bắt đầu muốn tự mình xem xét các sự việc, không muốn sự can thiệp của người khác, kể cả bố mẹ, sự phát triển của “tự ý thức” đòi hỏi học sinh luôn muốn thoát khỏi mối quan hệ phụ thuộc trước kia để trở thành cá thể độc lập, đây là lứa tuổi dễ bốc đồng và khó tự chủ thường bị bạn bè kích động, phát triển chưa hoàn thiện về tâm sinh lý, thiếu khả năng kiềm chế bản thân, các em dễ rơi vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, nhiều hành vi bạo lực và bị bạo hành của các em thường xuyên xảy ra nó để lại cú sốc tinh thần cho học sinh.

Từ những lý do trên là một cán bộ quản lý, tôi thấy mình cần phải triển khai sâu rộng, thường xuyên tăng cường việc Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung, học sinh trường THCS Sơn Hà nói riêng ngay trong năm học này và những năm học tiếp theo, đây là giải pháp mang tính bền vững lâu dài, thường xuyên mà mỗi nhà trường cần phải thực hiện, phải quan tâm không lơ là được.

Tình hình thực tế việc giáo dục kỹ năng sống của trường THCS Sơn Hà trong những năm qua chúng tôi đã thu được những thành công nhất định. Sơn Hà là một địa bàn khó khăn ở vùng núi của huyện Nho Quan, cách trung tâm huyện Nho Quan khoảng 18km về phía Nam, dân cư được phân bổ thành 10 thôn, với tổng số dân là 5325 nhân khẩu, với 1251 hộ, là một xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản, nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ bước đầu phát triển nhất là mộc truyền thống đã và đang phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân tương đối ổn định, nhiều phụ huynh học sinh quan tâm đến việc giáo dục con cái, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục học sinh tương đối chặt chẽ, kịp thời, đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân.

 

doc43 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận chăm sóc đài tưởng niệm xã Sơn Hà, phát động thu gom rác thải, phế liệu làm quỹ kế hoạch nhỏ, vì vậy học sinh rất có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
* Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, Đoàn viên kết hợp cùng tổ khoa học tự nhiên tổ chức đề giáo dục giới tính, cách “phòng chống HIV/AIDS" cho các em học sinh khối 7,8, 9. Bằng hình thức học sinh xem phim các tình huống trong thực tế, học sinh được chia theo nhóm, thảo luận đưa ra ý kiến của mình ví dụ tình huống “ Khi có người lạ chạm vào cơ thể em, em phản ứng thế nào” hoặc tình huống “Một người lớn tuổi hơn, rủ cùng xem phim đồi truỵ trên điện thoại di động, Bạn sẽ làm gì?,  những hoạt động đó đã trang bị cho các em những kiến thức về cách phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng cũng như những kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi các em.
* Đoàn thanh niên cũng phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ xã, trung tâm chăm sóc sức khỏe vị thành niên tổ chức buổi truyền thông về “Sức khoẻ sinh sản vị thành niên” cho học sinh khối 8,9 nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản và quan trọng trong vấn đề “tự bảo vệ mình và mọi người”, xây dựng cho các em những kiến thức thiết yếu để chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa “làm người lớn”.
* Nhà trường và Liên đội :
Phối hợp tổ chức đợt phát động phong trào ủng hộ từ thiện nhân đạo, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ học sinh khuyết tật,  từ đó hình thành trong tâm hồn các em lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, biết sẽ chia giúp đỡ mọi người trong khó khăn, hoạn nạn.
Có thể nói, những hoạt động ngoại khóa, các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống của trường THCS Sơn Hà đóng vai trò quan trọng trong giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh của nhà trường. Những hoạt động này luôn được tập thể giáo viên ủng hộ cũng như sự đồng tình và hỗ trợ của phụ huynh học sinh về vật chất lẫn tinh thần, vì vậy tạo nên sự gắn bó giữa gia đình và nhà trường trong việc hình thành nhân cách của các em.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc trang bị cho các em học sinh những kĩ năng sống là một việc rất quan trọng và cần thiết. Với mục đích xây dựng môi trường giáo dục thân thiện thì những hoạt động ngoại khóa của nhà trường đã phần nào giúp các em học sinh hình thành những kĩ năng sống cần thiết để bước vào một cấp học mới với sự tự tin và năng động hơn.
Khả năng áp dụng của sáng kiến
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về kỹ năng sống của học sinh THCS; việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS ở các nhà trường hiện nay cũng đã và đang thực hiện, nhưng tất cả mới chỉ ở mức độ đơn giản, chưa quan đi sâu và vấn đề này. 
Qua tìm hiểu những kết quả tích cực của quá trình giáo dục kỹ năng sống đem lại đối với quá trình giáo dục, quản lý học sinh trong nhà trường, Trường THCS Sơn Hà đã tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể những vấn đề đó tại nhà trường và đưa ra những biện pháp cụ thể, sát thực hơn, nhằm khắc phục hạn chế và thực sự nâng cao được hiệu quả của công tác này, nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện, góp phần đưa chất lượng giáo dục chung của nhà trường đi lên, không chỉ hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà trên hết là trang bị cho các em học sinh khả năng thích ứng với cuộc sống xung quanh và một vốn sống phong phú để có thể tự tin bước vào đời.
Sáng kiến này cũng có thể áp dụng rộng rãi đối với các trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX, đối với các trường THPT, Trung tâm GDTX các em học sinh lớn hơn, độ tuổi trưởng thành hơn, có những suy nghĩ sâu sắc hơn, việc kèm cặp của các thầy cô và các tổ chức trong nhà trường sẽ đỡ công sức hơn, nhiều kỹ năng các em đã có, có thể không cần sử dụng đến nhưng cơ bản vẫn là hướng tới giáo dục học sinh đạt được 3 phẩm chất, 8 năng lực đã quy định.
V. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Đối với các cấp quản lý
Các nhà tâm lý giáo dục cho biết, có thể bắt đầu giáo dục kỹ năng sống không chỉ từ lứa tuổi THCS mà hãy bắt đầu từ lứa tuổi mầm non và tiểu học bởi lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân. Việc làm quen với các môn học về kỹ năng sống như: Phục vụ bản thân, giao tiếp, thuyết trình, giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, vấn đề môi trường, hoả hoạn, và biết bảo vệ mình trước người lạ để không bị xâm hại, lạm dụng... , những môn học này sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em, vì vậy, chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần được thực hiện một cách có đồng bộ, tránh hình thức, có sự kiểm tra đôn đốc kịp thời từ cấp trên để công tác này đạt hiệu quả thực sự.
2. Đối với Ban giám hiệu các nhà trường 
Để chương trình giáo dục kỹ năng sống nói chung đi vào chương trình giáo dục của nhà trường có hiệu quả thì cần phải có sự chỉ đạo cụ thể của Ban giám hiệu nhà trường, sự thống nhất cao của cả Hội đồng Sư phạm và sự hợp tác thực hiện nhịp nhàng của các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường. Phải xây dựng được một kế hoạch cụ thể và lâu dài, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận chuyên môn một cách phù hợp, phải biết kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để cùng chung tay thực hiện.
Đối với giáo viên: 
Nhiều người vẫn nghĩ rằng các em học sinh lớp 6, lớp 7, thậm chí lớp 8, lớp 9 vẫn là trẻ con. 
Việc đưa các kiến thức nhạy cảm có quá sớm với các em hay không? Sự thực là nếu không đưa ra cho các em, chờ đến khi các em 18 tuổi thì sẽ là quá muộn chúng ta phải giáo dục sớm nghĩa là đón bắt sớm cho học sinh, điều này càng thể hiện rõ trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, chúng ta không chỉ dạy cho các em cách phản ứng, ứng xử với những tình huống mà các em đã và đang gặp phải, mà với tư cách là những người đi trước, dù ít hay nhiều, khi này hay khi khác đã có lúc phải trả giá cho những hành động và lời nói do thiếu hụt kỹ năng sống, các thầy cô còn cần phải dự liệu rất nhiều tình huống có thể xảy đến với các em để tư vấn kịp thời cho các em, đừng để các em lặp lại những sai lầm mà chúng ta đã gặp.
Vì vậy mỗi người giáo viên, trước hết phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, đó là mẫu mực về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành luật pháp và những qui định của nhà nước, nắm vững đường lối quan điểm lý luận giáo dục, biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục thế hệ trẻ, làm tốt công tác giáo dục, vũ trang tri thức khoa học, phát triển trí tuệ của học sinh. Đồng thời, chú trọng giáo dục những phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực để học sinh trở thành những công dân tốt mai sau, người giáo viên phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội với tư cách là lực lượng tri thức trong công cuộc đổi mới, giác ngộ học sinh từ bỏ những thói hư tật xấu, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao nhận thức, tình cảm, tham gia có hiệu quả vào công cuộc xây dựng đất nước văn minh hiện đại, người giáo viên, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì bản thân không chỉ là người thầy là tấm gương sáng về nhân cách cho học sinh noi theo mà còn phải là một người bạn thực sự gần gũi của các em.
* Riêng đối với các thầy cô Tổng phụ trách:
Chương trình giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép gắn với hoạt động Đội trong nhà trường, vai trò của Tổng phụ trách phải được nâng cao, giáo viên tổng phụ trách Đội phải có nhiệt huyết, sáng tạo, có sự tham mưu kịp thời với Ban giám hiệu trong việc tổ chức các hoạt động, phải có khả năng tổ chức, điều khiển chương trình hoạt động làm sao để các hoạt động Đội, các nội dung giáo dục kỹ năng sống cuốn hút được nhiều em tham gia và phát huy tối đa tác dụng.
4. Đối với cha mẹ học sinh
Cha mẹ học sinh phải biết được: 
Học kỹ năng sống để thành công, lý thuyết vẫn phải đi đôi với thực tế, không nên hiểu kỹ năng sống là vấn đề to tát đưa ra "lên lớp" cho trẻ, mà phải hiểu kỹ năng sống là cách ứng xử trước những tình huống nhỏ nhất trong cuộc sống. Nhiều phụ huynh đã hiểu nhầm rằng chỉ những kỹ năng như thuyết trình, giao tiếp ứng xử, tư duy, đồng đội, khám phá và thay đổi bản thân mới là những kỹ năng sống, còn những hành động, lối sống sinh hoạt thường ngày như sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, tự chăm sóc mình không phải là kỹ năng sống. Hãy hiểu rằng trẻ có thể học kỹ năng sống ngay tại nhà, thầy cô chính là cha mẹ mình, là cách học hay nhất, hiệu quả nhất, vì nó gắn với thực tế, đi liền với cuộc sống của trẻ. Học kỹ năng sống cũng không đơn giản là các kỹ năng nói chung mà còn là việc tạo ra nhân cách con người. Đó là thái độ sống, giá trị sống căn bản như tạo cho trẻ tính thật thà, dũng cảm, biết cách thương yêu và biết cách vượt lên hoàn cảnh sống, kỹ năng sống sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong chính những môi trường hoạt động cụ thể. Do đó, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, gia đình cũng nên lên kế hoạch định hướng thời gian học tập giữa kỹ năng sống và năng khiếu cho các em. 
Như vậy, để mọi người có thể ủng hộ và tự giác thực hiện việc đưa nội dung giáo dục  kỹ năng sống vào trường học thì cần thiết phải hiểu đơn giản là chúng ta hãy  để cho học sinh được hoạt động trong lớp qua từng giờ học, qua từng buổi sinh hoạt, hãy để cho học sinh cơ hội tự giải quyết vấn đề, cơ hội làm việc theo  nhóm, hãy hướng dẫn cho học sinh liên hệ nội dung bài học với cuộc sống  thực tế, ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Mục tiêu giáo dục không chỉ là giảng dạy kiến thức cho học sinh mà cần làm thế nào để học sinh có thể tìm kiến thức và tự giải quyết vấn đề trong cuộc  sống, làm thế nào để học sinh biết phát huy sức mạnh nhóm, tăng cường sự  hợp tác trong giải quyết vấn đề. Đối với học sinh, chúng ta phải cho các em hiểu rằng, việc học tập và rèn luyện của các em hôm nay là các em đang hoàn thiện mình để hướng vào tương lai tươi đẹp.
VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC.
Qua việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động giáo dục, chúng tôi đã bước đầu giúp đỡ học sinh rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát biểu trước đám đông, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe....Các em đã có ý thức tốt hơn trong hoạt động nhóm, đã giúp các em tiến bộ về kỹ năng hợp tác, lắng nghe, đánh giácó trách nhiệm, có kỹ năng quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn.... bước đầu các em đã biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, giải thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an toàn, biết vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo hơnChương trình giáo dục kĩ năng sống thông qua công tác Đội như một luồng gió mới thổi vào phong trào Đội của nhà trường, làm cho các buổi sinh hoạt của liên Đội trở nên phong phú hơn, thu hút được các em nhiều hơn, đặc biệt, đa số các em đã có ý thức hơn trong việc tự rèn luyện kỹ năng sống nhằm tự hoàn thiện mình.
Khi tôi mới bắt tay vào xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, chúng tôi đã làm một cuộc điều tra nhỏ về nhận thức cũng như việc thực hiện những kỹ năng sống cơ bản của các em thì nhận thấy rằng, hầu như các em chưa nhận thức được sự quan trọng phải học kỹ năng sống (80%); hoặc thấy không cần phải rèn kỹ năng sống cơ bản( 50%); và có đến hơn một nửa số học sinh trong trường thiếu những kỹ năng cần thiết đơn giản như: Biết chào hỏi khi gặp người quen hay khách đến nhà, biết mời khách vào nhà và hỏi chuyện một cách tự tin, biết tự phục vụ bản thân(tắm giặt, vệ sinh cá nhân, nấu cơm đơn giản), biết can ngăn khi bạn đánh nhau
Tính đến thời điểm này khi tôi hoàn thành sáng kiến, qua khảo sát 100 em học sinh của nhà trường, tôi đã thu được một số kết quả khả quan về nhận thức của các em đối với chương trình như sau:
1. Nhận thức về chương trình giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của nhà trường.
Gặp những tình huống khó sử trong gia đình hoặc những tình huống riêng tư, bố mẹ các em không dám nói nhưng các em đã tìm đến các thầy cô giáo mong được chia sẻ và giúp đỡ, đó phải chăng là những kết quả ban đầu của quá trình rèn kỹ năng sống cho các em học sinh tai trường THCS Sơn Hà cụ thể tình huống sau: Bạn H học sinh lớp 8B, bố mẹ bỏ nhau, bố H bỏ đi một thời gian sau đó quay về hay đánh đập mẹ và lấy các đồ đạc trong nhà tự ý đi bán, bạn H rất đau khổ đến cầu cứu cô giáo: “Em thương mẹ em lắm! cô bảo bây giờ em phải làm như thế nào?”
 Hoặc có một học sinh nữ khác mắc phải trường hợp bị một anh bạn của anh trai “quấy rối”. Em không biết chia sẻ với ai, Bố mẹ thì em không dám nói, hoặc một tình huống của hai em học sinh nữ em D học lớp 8A, em S học lớp 9B, tuy rằng khác lớp nhưng hai em cùng đường đi học, hai lớp học cùng một dãy phòng, một bạn tên X thích cả hai bạn, bạn S cùng lớp thì chỉ là tình bạn, chơi thân với nhau thôi, còn bạn D thì X cũng thích, ngược lại bạn D cũng thích bạn X, mâu thuẩn âm ỉ của hai bạn S và D đã lâu, một hôm hết giờ tan học bạn D lớp 8A đã ở lại và tâm sự với tôi về mối quan hệ này và em cũng nói rằng “em cũng có tình cảm với bạn X, em phải làm thế nào để em không nghĩ đến bạn nữa và để mối quan hệ của em và chị S trở lại bình thường, .” 
Với tình huống trên liệu mối quan hệ này học sinh có dám tâm sự với bố mẹ hay không, nếu tâm sự với Bố mẹ chắc chắn rằng em sẽ bị mẹ em đánh không cho đi học nữa, như vậy học sinh đã nhận thức được kỹ năng sống rất quan trọng và học sinh biết tin tưởng thầy cô của nhà trường những điều mà các em lo lắng, các em không giải quyết được đặc biệt là chuyện tình cảm.
2. Kết quả sau khi được giáo dục kỹ năng sống:
Trong quá trình thực hiện giáo dục KNS ở trường THCS Sơn Hà chúng tôi đã phần nào hoàn thiện được cho học sinh 3 phẩm chất đó là: Sống tự chủ; Sống yêu thương; Sống trách nhiệm và 8 năng lực đó là: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thể chất; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. 
Ngoài ra, nhà trường kết hợp linh hoạt 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh trung học cơ sở, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người giáo viên nên kết hợp đó là: Kỹ năng tự phục vụ bản thân; Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời; Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả; Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc; Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân; Kỹ năng giao tiếp và ứng xử; Kỹ năng hợp tác và chia sẻ; Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông; Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống; Kỹ năng đánh giá người khác.
Kết quả cụ thể: 
+ Biết tự phục vụ bản thân (tắm giặt, vệ sinh cá nhân, nấu cơm đơn giản): đạt 95%
+ Biết quét nhà, phòng học, sân trường, : đạt 100%
+ Biết chào hỏi khi gặp người quen hay khách đến nhà: đạt 100%
+ Biết thưa gửi khi trả lời mọi người, không nói trống không: đạt 90%
+ Biết giúp đỡ bố mẹ nhường nhịn em bé: đạt 95%
+ Biết mời khách vào nhà và hỏi chuyện một cách tự tin..: đạt 80%
+ Biết can ngăn khi bạn đánh nhau: đạt 75%
+ Biết báo người lớn hay thầy cô giáo khi bị đe dọa, hay có nguy cơ bị vi phạm thân thể (dọa đánh, lấy tư trang, trêu ghẹo ): em đạt 90%
+ Biết ăn uống hợp vệ sinh: Đạt 80%
+ Biết xử lý khi thiên nhiên đe dọa (Mưa bão, lũ lụt, điện giật): đạt 86%
+ Biết thăm bạn khi ốm đau và đồng cảm khi gặp người bị hoạn nạn: Đạt 100%
+ Biết giúp đỡ bạn: Đạt 100%
+ Biết quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình: Đạt 70% 
+ Biết phối hợp trong cá hoạt động chung (phối hợp làm bài thực hành, tập văn nghệ, lao động): Đạt 88%
+ Làm kế hoạch nhỏ, từ thiện : Đạt 100%
+ Biết xây dựng được mục đích học tập: Đạt 84%
Những kết quả trên đây có thể chưa được thuyết phục do còn phải kiểm nghiệm trong quá trình thực hành ở trường và ở lớp của các em, nhưng chúng tôi vẫn thấy được những tín hiệu đáng mừng qua quá trình thực tiễn ở trường và ở ý thức của các em thông qua việc trả lời các câu hỏi.
	Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta đều học ăn bằng cách ăn, học đi bằng cách đi, học nói bằng cách nói, học viết bằng cách viết,... và trẻ em học kỹ năng sống bằng cách sống với các kỹ năng đó, điều này đồng nghĩa với việc trẻ không chỉ học lý thuyết mà còn phải được trải nghiệm, tập thành thạo, giúp trẻ có những bài học thực tế, chứ không chỉ ghi chép các kiến thức.
Trong quá trình thực hiện, tôi xác định rằng kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, rất gần gũi với các em, đây là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập trong học tập, vui chơi giải trí và sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống cần phải có quy trình, có thời gian và theo kiểu “mưa dầm thấm đất”, chứ không thể có kết quả ngay trong một thời gian ngắn. Vì vậy tôi tin rằng, với những phương pháp mà chúng tôi đang thực hiện trong thời gian qua và sắp tới, kỹ năng sống của các em sẽ ngày càng được nâng cao hơn, dần đáp ứng được nhu cầu đạo tạo những con người mới cho đất nước, trong những năm học gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “...Triển khai tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục. Phổ cập kỹ năng bơi an toàn và chống đuối nước cho học sinh. Ngăn chặn các tác động tiêu cực của Internet, đặc biệt là trò chơi điện tử trực tuyến (game online) đối với học sinh. Có các giải pháp phối hợp tích cực ngăn chặn hiện tượng học sinh đánh nhau. Tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội trong nhà trường...”. 
Từ nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra, dưới sự chỉ đạo của ngành giáo dục, chúng tôi mong muốn các nhà trường cấn thực hiện có bài bản việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nếu chúng ta không làm, người quản lý không quyết tâm thì khó thành công, một năm không làm, hai năm, ba năm,... chúng ta không quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì tự chúng ta đã đánh mất đi một thế hệ học trò. 
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS” mà tôi giới thiệu trên đây, không ngoài mục đích được đưa ra để cùng tham bàn với đồng nghiệp về cách giáo dục trẻ trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, với mong muốn thật đơn giản: Mỗi học sinh của chúng ta hôm nay sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước- thực sự là những con người mới, có sức khỏe, có tri thức và kinh nghiệm cuộc sống, đủ năng lực để có thể đứng vững trước mọi sóng gió của cuộc sống hiện đại.
Trong thời gian nghiên cứu có thể còn chưa được đầy đủ, còn những thiếu khuyết cần bổ sung. Tôi rất mong sẽ nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp cũng như sự đánh giá khách quan của Hội đồng thẩm định sáng kiến các cấp để kinh nghiệm của tôi được đầy đủ hơn, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong các nhà trường trong những năm tiếp theo.
ơ Sơn Hà, ngày tháng 4 năm 2017
 NGƯỜI NỘP ĐƠN
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
TÁC GIẢ
 Nguyễn Thị Oanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2016-2017 của Sở giáo dục và Đào tạo Ninh Bình.
Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống của Unicef (2004)
Kỹ năng sống dành cho bạn trẻ.
Những giá trị sống cho Tuổi trẻ (Diane TillMan - NXB TP.HCM - 2000)
Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho trẻ em
Những bí quyết giao tiếp tốt (Larry King)
Các sách báo, tư liệu Internet liên quan đến đề tài.
MỤC LỤC
Nội dung
TT trang
Tên sáng kiến
1
I. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
II. Chủ đầu tư sáng kiến
1
III. Thời gian áp dụng
1
IV. Mô tả bản chất của sáng kiến
1
1. Nội dung sáng kiến
1
1.1. Giải pháp cũ thường làm
5
1.1.1. Nội dung giải pháp
5
1.1.2. Nhược điểm của giải pháp cũ
5
1.2. Giải pháp mới cải tiến về đổi mới phương pháp trong dạy học
7
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
26
V. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
27
VI. Hiệu quả dự kiến đạt được
29
HỌC SINH SAY MÊ SÁNG TẠO KHO HỌC KỸ THUẬT
1. Máy thái khoai sắn:
2. Máy hỗ trợ tập cầu lông
3. Hoạt động nhóm lồng ghép trong giờ học và tổ chức trò chơi 
Hoạt động của Liên đội với các phong trào của địa phương
Hoạt động trải nghiệm thực tế tại Lăng Bác, Văn Miếu, Quốc Tử Giám
Lăng Bác
ơ
 Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học
Phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT 
Hoạt động thể dục thể thao
Tham gia các sân chơi trí tuệ khám phá nghiên cứu khoa học

File đính kèm:

  • doc1. PGD NQ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS_THCS Sơn Hà.doc
Sáng Kiến Liên Quan