Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục giới tính cho học sinh khối 8 về giữ gìn vệ sinh cơ thể và quan hệ bạn bè trong tuổi dậy thì

 Thực hiện theo chỉ thị của ngành: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Nhưng làm sao để phát huy tính tích cực của học sinh đang là vấn đề lớn cần giải quyết.

 Thực tế giảng dạy đã cho thấy rằng chỉ khi nào học sinh tích cực chủ động tiếp thu kiến thức thì kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh mới đạt kết quả cao nhất.

 Vậy làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập? Đây là vấn đề không hề đơn giản nhưng lại rất cấp thiết trong thực tế giảng dạy hiện nay.

 Sinh học là một trong những bộ môn khoa học thực nghiệm. Trong quá trình giảng dạy giáo viên thường sử dụng phương pháp thí nghiệm, vấn đáp để giúp học sinh tìm ra kiến thức. Sinh học lớp 8 chủ yếu nghiên cứu về cơ thể người. Nếu sử dụng phương pháp dạy học đó để truyền đạt kiến thức cho học sinh thì hiệu quả giảng dạy đôi khi chưa cao. Vậy giáo viên phải kết hợp sử dụng phương pháp như thế nào để học sinh có thể tiếp thu dễ dàng và cảm thấy thích thú học tập bộ môn?

 

doc20 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 14103 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục giới tính cho học sinh khối 8 về giữ gìn vệ sinh cơ thể và quan hệ bạn bè trong tuổi dậy thì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y thì chính thức ở người con gái, tuổi đã có khả năng sinh con. 
 * Thụ tinh –Thụ thai: 
 Nếu trứng gặp được tinh trùng trong ống dẫn trứng ( ở 1/3 phía ngoài), sẽ xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử. Hợp tử phân chia và bám vào lớp niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn để làm tổ và phát triển thành thai gọi là sự thụ thai. 
 3.2. Phương pháp giảng giải.
 Đây cũng là phương pháp dùng lời nói, thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. GV nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về giới tính. 
 VD: Khi nói về cấu tạo cơ quan sinh dục nam Giáo viên có thể giải thích cho học sinh vị trí của tinh hoàn là nằm ngoài cơ thể vì việc sản xuất tinh trùng tại ống sinh tinh cần nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể (330C– 340C).
 3.3. Phương pháp vấn đáp.
 Trong phương pháp này GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời, cũng có khi HS hỏi GV trả lời hoặc giữa HS và HS
 Ví dụ: Các biện pháp giữ gìn vệ sinh cơ thể trong tuổi dậy thì:
 1/ Đối với nam giới: 
 + Hỏi: Tuổi dậy thì của nam giới xuất hiện ở lứa tuổi nào? 
 + Đáp: Khoảng 11 – 12 tuổi. 
+ Hỏi: Dấu hiệu nào đánh dấu dậy thì chính thức ở nam? 
+ Đáp: Xuất tinh lần đầu. Quanh quy đầu là nơi đọng các chất dịch sinh dục, vài giọt nước tiểu, mồ hôi. Cần giữ gìn vệ sinh: kéo bao quy đầu ra sau, rửa sạch sẽ bằng nước sạch và xà phòng. 
 * Giảng giải: Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác: 
 - Lớn nhanh, cao vượt, cơ bắp phát triển, vai rộng ngực nở. Chọn quần áo kích cở phù hợp với cơ thể.
 - Mọc ria mép, lông nách, lông mu. Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển. Cần thường xuyên vệ sinh thân thể, nếu không tốt gây ra các bệnh về da liễu hay là nơi trú ẩn của những vi khuẩn gây ra các chứng bệnh như hôi nách. 
 - Cơ quan sinh dục to ra. Phải mặc quần lót, nhất là những em thường tham gia các hoạt động TDTT. Nên chọn quần thấm ẩm, thoáng mát và khi mặc cảm thấy dễ chịu. Quần pha nhiều ni lông bí ẩm khiến cơ quan sinh dục dễ mẫn ngứa khó chịu. Quần bó quá mức khiến tinh hoàn luôn dính chặt vào người nên bị nóng, có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng. 
 2/Đối với nữ giới: 
+ Hỏi: Tuổi dậy thì của nữ giới xuất hiện ở lứa tuổi nào? 
+ Đáp: Khoảng 10 – 11 tuổi. 
+ Hỏi: Dấu hiệu nào đánh dấu dậy thì chính thức ở nữ? 
+ Đáp: Bắt đầu hành kinh. 
 Máu kinh vốn rất sạch, nhưng ra ngoài cơ thể nó trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn hoạt động. Nên phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh. Chú ý trong thời gian này nên ít vận động, không được ngâm mình ở những nơi nước dơ bẩn, nên thường xuyên tắm rửa bằng nước ấm và xà phòng. Một số bạn gái bị đau bụng, đau lưng, đau đầu, trước và trong khi hành kinh. Đó là do chất prostaglandin mà cơ thể tạo ra để gây co bóp tử cung giúp niêm mạc bong và thải ra ngoài. Nếu có nhiều prostaglandin, bạn đau nhiều, thậm chí có thể buồn nôn và đi ngoài nữa. Nhưng đau hành kinh không phải là bệnh, bạn gái mới lớn có thể đau bụng vì các chất nội tiết trong cơ thể còn chưa ổn định. Trong thời gian đau có thể dùng Cao ích mẫu hoặc thuốc điều kinh của Đông y; ngoài ra khi đau nhiều cũng có thể dùng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin, alaxan 
* Giảng giải: Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác: 
 - Lớn nhanh; da trở nên mịn màng; hông nở rộng; mông, đùi phát triển. Cũng như nam nên chọn quần áo kích cở phù hợp với cơ thể. 
 - Mọc lông nách, lông mu. Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển.Cũng như nam nên thường xuyên vệ sinh, nếu không tốt gây ra các bệnh về da liễu hay là nơi trú ẩn của những vi khuẩn gây bệnh. 
 - Bộ phận sinh dục và vú phát triển. Phải chọn và mặc quần áo lót phù hợp với cơ thể đồng thời phải kín đáo và không gây khó chịu cho cơ thể. 
 Trong thời gian dậy thì cả nam và nữ đều có hiện tượng xuất hiện mụn trứng cá. Đó là vì các tuyến nhờn bên dưới da tăng cường hoạt động, đào thải nhiều qua da. Khi một chút bã nhờn không thoát khỏi mặt da nó dần dần tích lại thành một “cục” nhỏ màu trắng trắng vàng vàng, chính là trứng cá. Không nên nặn mụn, vì nặn khiến mụn lan ra. Còn nếu “không thể dừng được” bạn chỉ nặn các nốt “đã chín” và dễ nặn. Trước khi nặn nên rửa tay sạch để tránh gây nhiễm trùng. Nên ăn nhiều rau, quả, thức ăn nhiều chất xơ giúp bài tiết dễ dàng; cũng nên rửa mặt sạch sẽ, chà xát mặt nhẹ nhàng giúp máu lưu thông, nhưng chớ rửa quá nhiều khiến da mặt khô, các tuyến tiết thêm chất nhờn, có thể làm trứng cá nặng thêm. 
 Ngoài ra, trong thời gian này cả nam và nữ thường mắc một chứng “bệnh” mà dễ bị người khác phát hiện nhất, đó là bệnh hôi nách. Thực ra đây không phải là bệnh gì, mà cũng có cách xử lý được. Dậy thì làm cho các tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động, nách ẩm ướt hơn. Mùi ở nách là do các vi khuẩn phân hủy mồ hôi này. Mỗi người một mùi, có người coi là đặc điểm nhận dạng, là sự hấp dẫn riêng. Nhưng cũng có bạn thấy mùi hôi khó chịu. Bạn có thể giảm mùi bằng cách mặc áo vải cô-tông thấm ẩm và thoáng khí để mồ hôi dễ bay hơi và quan trọng là tắm rửa, thay quần áo thường xuyên thì nách không kịp hôi. Có bạn dùng chanh hoặc phèn chua xát vào nách sau khi tắm thấy đỡ mùi hôi, bạn thử xem. Ngoài ra còn có thể dùng thuốc khử mùi.
 3.4. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
 Các phương tiện trực quan như: tranh ảnh, băng hình, phim ảnh... Đó là các phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy các kiến thức về giáo dục giới tính gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho HS. 
 VD: GV khi dậy bài “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai” GV có thể dùng một số hình ảnh có liên quan như:
 Dân số tăng nhanh	 Sức ép đến môi trường
Ý nghĩa của việc tránh thai:
	Gia đình ấm no hạnh phúc
Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên:
 Mẹ 16 tuổi sinh con Những bé trai được sinh vào tuần 22 4 tháng tuổi nặng 300g đến tuần 27 có tỉ lệ chết yểu cao nhất
Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam: Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15 - 19, trong đó 60 - 70% là học sinh, sinh viên .
 Với con số kỷ lục này, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới.
Vậy nếu lỡ mang thai mà không muốn sinh thì giải quyết như thế nào?
Và kết quả là:
+ GV đưa một loạt các hình ảnh đau thương. 
+ Sau đó GV tổng kết – nêu ý chính của bài theo mục đích.
 Những ngôi mộ ảo dựng lên từ nỗi ăn năn của những người mẹ tuổi teen
 Dù còn nguyên vẹn hay không các em vẫn có tên, ngày sinh ra cũng là ngày mất.
Em nghĩ như thế nào khi hiện nay số lượng trẻ em vị thành niên có thai ngày càng nhiều?
 HS: Đây là một hiện tượng xấu, cần phải tránh. Muốn vậy phải trang bị cho bản thân mình kiến thức về sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên, tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi này. Phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn bản thân, đó là tiền để cho cuộc sống sau này .
Thông tin bổ xung:
 Hiện nay, hàng năm trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em gái từ 15 – 19 tuổi sinh con, chiếm 10% tổng số trẻ em sinh ra trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, hằng năm ở lứa tuổi vị thành niên có khoảng 120000 trường hợp phá thai (chiếm 10% tổng số người nạo phá thai) và đang có chiều hướng gia tăng.
Từ đó GV có thể chốt về cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:
Nguyên tắc tránh thai
 - Ngăn trứng chín và rụng.
 - Tránh không để tinh trùng gặp trứng.
 - Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
 2. Biện pháp tránh thai
 3.5. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
 Lớp được chia thành các nhóm nhỏ (4-6 HS) được duy trì trong cả tiết học hay thay đổi tuỳ theo hoạt động. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc khác nhau. Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí để ghi chép các ý kiến thảo luận. 
 Các bước tiến hành:
 * Làm việc chung cả lớp: GV nêu vấn đề, phân công nhiệm vụ cho các nhóm, cung cấp tài liệu.
 * Làm việc theo nhóm: + Từng cá nhân làm việc độc lập.
 + Trao đổi ý kiến trong nhóm.
 + Các nhóm thảo luận dưới nhiều hình thức.
 *Thảo luận tổng kết trước toàn lớp:
 Các nhóm lần lượt báo cáo kết quảThảo luận chungGV tổng kết ý kiến các nhóm.
 VD: Khi dậy bài “Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục” GV có thể yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức toàn bài bằng phương pháp thảo luận nhóm.
* Làm việc theo nhóm:
 - Mỗi nhóm 6 HS: các nhóm thảo luận và trình bày lên khổ giấy lớn.
 - Cử đại diện trình bày về ý tưởng và sản phẩm của nhóm.
* Tổng kết: GV tổng kết trên cơ sở kết quả thảo luận của nhóm rồi có thể giới thiệu sơ đồ minh họa:
 3.6. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
 * Đặt vấn đề: - Tạo tình huống có vấn đề.
 - Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
 - Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
 * Giải quyết vấn đề: - Đề xuất các giả thuyết.
 - Lập kế hoạch giải.
 - Thực hiện kế hoạch giải.
 * Kết luận: - Thảo luận kết quả và đánh giá.
 - Phát biểu kết luận.
 - Đề xuất vấn đề mới.
Ví dụ: Bài “ Đại dịch AIDS: Thảm họa của loài người ”
Tạo tình huống có vấn đề: 
GV cho HS quan sát một số hình ảnh về con đường lây nhiễm HIV/AIDS và yêu cầu HS nêu được các con đường lây nhiễm HIV/AIDS là gì?
 * Giải quyết vấn đề: HS quan sát hình ảnh kết hợp hiểu biết thực tế nêu ra các con đường lây nhiễm HIV/AIDS là: 
- Qua đường máu.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Lây từ mẹ sang con.
 GV hướng dẫn HS thảo luận để bảo vệ giả thiết của mình, bác bỏ các giả thiết khác.
 Tiếp theo GV cho HS xem một số hình ảnh mà còn không ít người hiểu nhầm là sẽ lây nhiễm HIV/AIDS:
 Bắt tay Tiếp xúc thông thường Dùngchung bát đĩa Muỗi đốt
*Kết luận: 
 + Các con đường lây nhiễm HIV/AIDS là: 
- Qua đường máu.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Lây từ mẹ sang con.
+ Các con đường không lây nhiễm HIV/AIDS là:
- Giao tiếp thông thường: ôm hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi,...
- Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế,...
- Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,... 
- Côn trùng đốt như muỗi. 
- Hiến máu an toàn 
 3.7. Phương pháp giao cho HS làm các bài tập ở nhà
 Các bài tập giúp cho HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.Vì vậy hình thành cho HS kĩ năng học tập, kĩ năng “Giáo dục giới tính cho học sinh khối 8 về giữ gìn vệ sinh cơ thể và quan hệ bạn bè trong tuổi dậy thì”
 Ví dụ: Bài “ Đại dịch AIDS: Thảm họa của loài người ”
 GV cho HS quan sát một hình ảnh về biểu tượng Ruy băng đỏ, biểu tượng đó đại diện cho cuộc chiến nào? Em đã làm gì để thực hiện cuộc chiến đó?
 HS dựa vào kiến thức của bài học và hiểu biết của bản thân về nhà phải nêu được biểu tượng Ruy băng đỏ được dùng đại diện cho cuộc chiến chống AIDS trên thế giới. Từ đó đề ra được những việc làm góp phần thực hiện cuộc chiến chống AIDS trên thế giới như:
Không tiêm trích ma túy.
Không dùng chung kim tiêm.
Không quan hệ tình dục bừa bãi.
Khi cần truyền máu thì phải kiểm tra máu trước khi truyền máu.
Tuyên truyền giáo dục cho mọi người cùng làm theo.
 3.8. GV lồng ghép giáo dục cho học sinh về quan hệ bạn bè trong tuổi dậy thì khi dạy sinh học 8 và đặc biệt là chương sinh sản: 
 Ở tuổi đang lớn này, giao lưu bạn bè rất phát triển, quan hệ mở rộng ra nhiều. Bạn trẻ đang làm quen dần với cuộc sống xã hội, tập giao tiếp với mọi người. Bạn bè trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống. 
 1/ Quan hệ bạn bè rộng rãi và sâu sắc hơn: 
 Bạn trẻ chúng ta có một hình thức chơi bạn bè đặc biệt phổ biến đó là nhóm bạn, hội bạn. Nhóm, hội có nhiều loại rất đa dạng, có thể là gần nhà nhau, cũng có thể là “cùng chí hướng” như hóm học tập, hội đá bóng, hội âm nhạc, Các nhóm bạn chơi đóng vai trò quan trọng trên bước đường trưởng thành của mỗi bạn trẻ, bởi đây là bước đầu ta tập hòa mình vào một tập thể, học tập ở các bạn những đức tính tốt, học cách quan hệ và yêu quí mọi người. Nhóm bạn là nơi nâng đỡ tinh thần, chia sẻ mọi vui buồn và giúp bạn trẻ tự tin hơn. Đôi khi “tinh thần hội” trở thành cực đoan, phát triển thành hiện tượng “bè phái”, coi thường các bạn ngoài hội một cách vô lý, gây đố kỵ giữa các nhóm bạn, đôi khi còn dẫn đến xô xát. 
 2/ Ý thức về giới tính, những xao động tình cảm của tuổi mới lớn: 
 Đến tuổi này ý thức của chúng ta về giới tính trở nên rõ rệt hơn trước. Có thể bạn chú ý hơn đến cách ăn mặc, kiểu đầu tóc sao cho đẹp trai, xinh gái. Trong các cuộc chuyện trò, bạn thích bàn luận về giới kia. Ý thức về giới len lỏi vào trong quan hệ bạn bè. Gán ghép bạn này với bạn khác là một trò đùa khá được ưa chuộng, nhiều khi làm cho người bị gán ghép phải bối rối. Một số bạn ở tuổi này bắt đầu để ý đến những bạn khác giới. Giữa đám đông bạn bè, có thể có một bạn nào đó trở thành “đối tượng”, mà bạn hay nghĩ tới, thích lại gần. Đó là những rung động trong sáng buổi ban đầu, có thể khiến bạn muốn hoàn thiện mình để đẹp hơn trong mắt “người ta”. Sự hấp dẫn có thể khá mạnh mẽ, làm bạn xúc động, nhưng bạn hãy tin rằng tình cảm lúc này phần nhiều là cảm tính, rồi nó sẽ qua đi tự nhiên như nó đến vậy thôi. Tình cảm tuổi học trò rất đáng quý, ta hãy nâng niu nó, nhưng hãy chờ đợi những tình cảm thật sự sâu sắc sau này. 
 3/ Một hiện tượng đáng chê trách: 
 Đa số các bạn gái thường phẫn nộ đối với việc một số bạn nam quấy nhiễu bạn gái bằng những lời lẽ, hành vi xấu. Họ túm tụm đứng chắn ngoài cổng trường, chọc ghẹo trên đường đến trường hoặc quấy nhiễm ngay trong lớp khiến các bạn gái luôn nơm nớp lo sợ. Làm một số bạn gái không dám đến trường hoặc về nhà. Còn những người không bao giờ biết ân hận vì những hành động xấu của mình khi lớn lên sẽ mãi mãi không biết cách sống với người khác giới. Không những mọi người không có cảm tình với họ, mà trong cuộc sống lứa đôi họ sẽ mất đi nhiều hạnh phúc. Hãy học tính tốt bụng và thương yêu người thân, bạn bè và mọi người xung quanh. Điều đó mang lại cho bạn vẻ đẹp tâm hồn không dễ gì có được. 
 4/ Một số tri thức bạn trẻ cần biết: 
 4.1/ Tình dục an toàn:
 Lời khuyên hàng đầu đối với tuổi mới lớn là đừng vội yêu và nhất thiết không nên quan hệ tình dục. Tuy vậy không thể phủ nhận sự thật là có những bạn vội vàng trong việc ấy, kết quả là những sự cố phá thai hoặc sinh con rất đau lòng. Lại cũng có những bạn mắc bệnh mà giấu diếm rất tội nghiệp, không chữa trị nên có thể bị hậu quả về sau. Đang ở tuổi học tập, bạn trẻ chúng ta cần xây dựng cho mình một nhân cách tốt và không ngừng trau dồi tri thức. Bổ sung cho mình những hiểu biết về tình dục an toàn, đây là những kiến thức cần thiết cho cả cuộc đời của bạn. Những hiểu biết này không hề làm mất đi sự trong trắng hồn nhiên của bạn. Hiểu biết là chuẩn bị tốt cho tương lai. 
 4.2/ Hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn: 
 4.2.1/Về sức khỏe: 
 Vị thành niên nữ chưa phát triển toàn diện về thể chất. Xương chậu nhỏ dễ gây đẻ khó và con dễ bị ngạt, dễ bị mất máu, nhiễm trùng hoặc gây tử vong cho mẹ hoặc con đôi khi cả hai. Nữ vị thành niên mang thai dễ có nguy cơ sẩy thai, đẻ non, ngôi thai bất thường, thai chết lưu hơn so với phụ nữ tuổi 20 trở lên. Nữ vị thành niên sinh con lần đầu có rủi ro cao hơn những lần sinh sau, nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén (phù, huyết áp cao và nguy cơ sản giật) ảnh hưởng đến tính mạng. Con của các bà mẹ đó thường thiếu cân và nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với con của các bà mẹ đã trưởng thành. 
 4.2.2/ Về kinh tế và xã hội: 
- Bị hạn chế cơ hội học tập. 
- Ít cơ hội phát triển nghề nghiệp, khó tìm việc làm. 
- Là gánh nặng về kinh tế cho bản thân và gia đình. 
- Cha mẹ trẻ dễ bị ức chế, tự ti và tuyệt vọng, nhất là người mẹ. 
- Con cái của cha mẹ vị thành niên dễ phải gánh chịu khó khăn về kinh tế, tâm lí, xã hội. 
 4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
 Nhờ giáo dục giới tính thông qua bộ môn mà học sinh nắm được những kỹ năng sống cơ bản. Trong từng tiết dạy nhờ giáo dục, uốn nắn, động viên, nhắc nhở mà các em tiến bộ rõ rệt về kỹ năng giao tiếp. Cách xưng hô với bạn bè có cải thiện, thân mật hơn. Mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè gần gũi hơn, thân thiết hơn. Kỹ năng nói của các em cũng tiến bộ rõ nét. Các em không còn rụt rè, e ngại khi học về giới tính hay cấu tạo cơ quan sinh dục nữa.
 Hơn nữa các em đã biết giải thích những hiện tượng xảy ra chính trên cơ thể mình, các em đã biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp, nhà cửa. Không kì thị, xa lánh những người chẳng may bị bệnh HIV-AIDS. 
 Các em đã biết được những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở độ tuổi dậy thì giúp các em không phải hốt hoảng lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu thay đổi bất thường. Từ đó các em biết cách rèn luyện thân thể, các em nữ biết cách giữ vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh các bệnh phụ khoa. Giúp các em nhận thức rõ về giới từ đó tránh được các điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị thành niên. 
 Đặc biệt chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt qua các lần kiểm tra cụ thể như sau: 
 Năm học 2014 – 2015: Bài kiểm tra lần 1:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
8A
33
4
12,12%
15
45,45%
14
42,43%
0
	 Bài kiểm tra lần 2:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
8A
33
6
18,18%
19
57,58%
8
24,24%
0
0
 Kết quả thu được về chất lượng giáo dục kỹ năng sống qua các năm ( lớp 8) 
Năm học
Tự tin vào bản thân
Xử lý tốt tình huống trong cuộc sống
2012-2013(chưa lồng ghép giáo dục giới tính)
50%
35%
2013-2014 (lồng ghép giáo dục giới tính )
87%
72%
2014-2015 (lồng ghép giáo dục giới tính )
89%
75%
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
 Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra được trong quá trình dạy môn sinh học 8. Đối với việc giáo dục giới tính cho học sinh chúng ta phải tiến hành thường xuyên, kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở. Do ý thức của mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi được. 
 Do vậy trong từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghép giáo dục giới tính sao cho phù hợp, tránh tình trạng ôm đồm lo xoáy vào giáo dục giới tính mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài học. 
 Giáo viên giảng dạy thông qua bộ môn tìm biện pháp lồng ghép linh hoạt, nhẹ nhàng, hiệu quả nhằm giáo dục giới tính cho học sinh mà không ảnh hưởng đến nội dung kiến thức của bài học. Do đặc trưng bộ môn nên việc thực hiện đề tài này mang tính khả thi. Sau gần một năm thực hiện các em học sinh có chuyển biến rõ rệt từ thái độ chuyển thành hình vi, quan hệ bạn bè, nếp sống có văn hóa. 
2. Kiến nghị
Đối với Giáo viên:
 Để lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh một cách có hiệu quả, người thầy phải thực sự kiên trì, nhẫn nại, lòng yêu nghề, hết mình với học sinh, có trách nhiệm cao trong công việc, không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm.. chỉ có điều đó mới thật sự giúp người thầy hoàn thành tốt công việc, đồng thời giúp các em yêu thích hơn, tích cực hơn trong từng tiết học.
 Cần có sự đồng thuận cao của các thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn.
 Đối với nhà trường: 
 Tăng cường công tác dự giờ, thao giảng, hội giảng, sinh hoạt chuyên đề cấp tổ, cấp trường dạy minh họa chuyên đề kỹ năng sống cho học sinh, nhằm trao đổi kinh nghiệm nâng cao giáo dục giới tính cho các em thông qua bộ môn nói chung và bộ môn sinh học 8 nói riêng.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ môn sinh học, Đại học Y khoa, Hà Nội (1998). Bài giảng Sinh lí học, tập 1. NXB Y học, Hà Nội
2. Lê quang Long, Trương Xuân Dung, Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan, Nguyễn Quang Mai, Quách Thị Tài (1996). Bài giảng sinh lí người và động vật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Lê Quang Long (1986). Sinh lí người và động vật, NXB Giáo dục, Hà Nội
4. Nguyễn Quang Mai, Trương Xuân Dung, Trần Thị Loan, Quách Thị Tài, (2000). Giải phẫu sinh lí người, Tập 1. NXB Giáo dục, Hà Nội
5. Trần Xuân Nhĩ (1983) Giải phẩu sinh lí người. NXB Giáo dục, Hà Nội
6. Tạ Thuý Lan, Võ Văn Toàn (2002). Một số vấn đề về sinh lí sinh dục và sinh sản. NXB ĐHQG Hà Nội.
7. Nguyễn Quang Vinh, Trần xuân Nhĩ (1987). Giải phẫu sinh lí người. NXB Giáo dục, Hà Nội
8. Nguyễn Quang Vinh, Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng. Sinh học 8, NXB Giáo dục
9. Đinh Quang Báo (1998). Sinh học. NXB Giáo dục
10. Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh (2001). Sinh lí người và động vật, NXB Khoa học và kĩ thuật
11. Nguyễn Như Hiền, Chu Văn Mẫn (2002). Sinh lí người, NXB Khoa học và kĩ thuật
12. Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan (2004). Giải phẫu sinh lí người. NXB Đại học sư phạm.

File đính kèm:

  • docSKKN_mon_Sinh_hoc_8_Giao_duc_gioi_tinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan