Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục định hướng nghề nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất và kinh doanh cơm cháy ở Ninh Bình

a. Giải pháp cũ thường làm

Theo học đại học truyền thống hay học nghề là câu hỏi mà bất cứ bạn học sinh nào cũng phân vân sau 12 năm đèn sách. Từ trước đến nay, lựa chọn học đại học luôn là mục tiêu hàng đầu, đó gần như mệnh lệnh duy nhất, ước mơ duy nhất và là con đường duy nhất.

Nên việc định hướng nghề nghiệp trước đây được làm dưới dạng là tư vấn việc chọn trường đại học nào với ngành nghề gì cho phù hợp với học sinh.

Dạy học, kiểm tra đánh giá các môn nghề phổ thông như: nghề làm vườn hay nghề điện dân dụng với mục đích duy nhất là cộng điểm để xét tốt nghiệp THPT cho học sinh.

Thông thường khi thực hiện giờ dạy hướng nghiệp, giáo viên sẽ thực hiện theo các bước:

Bước 1. Thiết kế giáo án (theo phương pháp truyền thống).

Bước 2. Thực hiện giờ dạy học theo tiến trình:

- Giáo viên cho HS nghiên cứu tài liệu.

- Giáo viên truyền thụ kiến thức.

- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.

- Giáo viên giải đáp thắc mắc.

* Ưu điểm của giải pháp cũ:

- Giáo viên thực hiện đúng tiến trình lên lớp theo kế hoạch đề ra.

- Rèn tư duy khoa học hàn lâm và tư duy logic, rèn luyện kĩ năng ghi nhớ.

- Tốn ít thời gian hơn và chi phí do sử dụng bảng phấn, sách vở và không phải chuẩn bị nhiều.

- Về tổ chức thì có tính ổn định và an toàn hơn, sử dụng lớp học sĩ số đông.

 

docx35 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục định hướng nghề nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất và kinh doanh cơm cháy ở Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ sở sản xuất kinh doanh.
Trải nghiệm thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh, các địa điểm trải nghiệm.
Tuần 2
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đi trải nghiệm.
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá HS trong quá trình thực hiện dự án.
- Hỗ trợ học sinh: Cơ sở vật chất, điều an toàn, thuận lợi để học sinh tiến hành dự án.
- Thự hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã phân công: tiến hành hoàn thiện báo cáo lý thuyết, làm sản phẩm cơm cháy tại gia đình hoặc tại xưởng sản xuất.
- Thường xuyên cập nhật tình hình, phản hồi, thông báo thông tin, tiến độ công việc cho giáo viên và nhóm bạn.
Bước 3
Thảo luận để hoàn thiện
Hoàn thiện nội dung báo cáo sản phẩm
Tuần 3
- Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
- Chỉnh sửa, bổ sung nội dung lần cuối.
- Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm bằng powerpoint, video.
- Bước đầu hoàn thiện việc đánh giá sản phẩm dự án của nhóm, đánh giá sản phẩm dự án của nhóm bạn theo tiêu chí đã đưa ra.
Năng lực tự học và tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác. 
- Chia sẻ, hợp tác, có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học .
Bước 4
Báo cáo
 sản phẩm
Báo cáo sản phẩm tại trường.
Tuần 4
- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án.
- Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
- Tiến hành báo cáo sản phẩm thảo luận các vấn đề thu hoạch được tại buổi trải nghiệm
- Trả lời bộ câu hỏi định hướng.
- Giới thiệu một số giai đoạn sản xuất cơm cháy.
- Video tổng kết.
Năng lực khám phá bản thân, giao tiếp, hợp tác.
Định hướng ban đầu về nghề nghiệp trong tương lai
	Trên đây là kế hoạch xây dựng bài học dự án “Dạy học định hướng nghề nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất và kinh doanh cơm cháy ở Ninh Bình””. Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ của Chi bộ, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường và các em học sinh, các bậc phụ huynh để giúp chúng tôi hoàn thành tốt bài học học này.
	Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
PHỤ LỤC III
LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP GẮN VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT, 
KINH DOANH CƠM CHÁY Ở NINH BÌNH
I. Thiết kế bài học
1. Mô tả ngắn gọn về bài học 
Sáng kiến được thiết kế với mục tiêu gắn lý thuyết với thực hành, liên hệ thực tiễn tình hình sản xuất và kinh doanh cơm cháy ở địa phương Ninh Bình. Từ đó, giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn.
Sáng kiến được xây dựng trên cơ sở một chủ đề hướng nghiệp ngoại khóa, do học sinh tự nghiên cứu, tự xây dựng và báo cáo sản phẩm.
Chủ đề dạy học “Giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh cơm cháy ở Ninh Bình” do nhóm Địa lí trường THPT Gia Viễn C, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình và học sinh thực hiện. 
Địa điểm dạy học: trường THPT Gia Viễn C, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Bài học được thực hiện trong thời gian từ 10/09/2018 đến 14/11/2018. 
2. Thời gian thực hiện (khoảng 02 tháng)
- Ngày bắt đầu: 10/09/2018.
- Ngày kết thúc: 14/11/2018
- Địa điểm thực hiện chủ đề tại trường THPT Gia Viễn C, huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình và xã Trường Yên – huyện Hoa Lư – tỉnh Ninh Bình.
3. Mục tiêu học tập
Sau khi hoàn thành chủ đề học tập này, học sinh có thể:
3.1. Kiến thức 
- Biết được đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.
- Hiểu được tỉnh Ninh Bình có nhiều thuận lợi để phát triển nghề làm cơm cháy.
- Biết được quy trình làm cơm cháy.
- Biết được thực trạng phát triển nghề làm cơm cháy tại địa phương Ninh Bình.
- Biết cách đưa ra những định hướng phát triển và mở rộng nghề làm cơm cháy trong tương lai.
- Biết đặt ra cơ hội việc làm cho bản thân, gia đình và xã hội qua nghề sản xuất và kinh doanh cơm cháy.
3.2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê.
- Nâng cao kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.
- Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm, lưu giữ và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (internet, sách, báo, phỏng vấn,) và rút ra kết luận.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin như: xử lí âm thanh, hình ảnh; xây dựng các đoạn video clip; xử dụng word, powerpoint, poster,
- Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, kĩ năng đánh giá và kĩ năng giao tiếp xã hội.
3.3. Thái độ
- Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động sản xuất của quê hương, từ đó biết trân trọng hơn nghề truyền thống của quê hương.
- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội.
- Có ý thức xây dựng tình bạn tốt đẹp trong nhà trường, tôn trọng luật pháp, giữ gìn truyền thống lao động sản xuất.
- Nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, ý thức phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của địa phương.
3.4. Định hướng hình thành năng lực
	Sau khi thực hiện bài học học sinh sẽ hình thành được những năng lực sau:
- Năng hợp tác: Các em sẽ hình thành được kỹ năng làm việc theo nhóm, đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm.
- Năng lực giao tiếp: Giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, ứng xử nhất là khi đi phỏng vấn và trình bày trước mọi người.
- Năng lực tự học: Qua bài học các em sẽ phát triển được năng lực tự học tốt hơn thông qua việc tự tìm tòi và lựa chọn các tài liệu phù hợp cho bài họchọc tập.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Học sinh hình thành được năng lực phân tích, tổng hợp các vấn đề từ đó đưa ra các cách giải quyết thích hợp cho từng vấn đề.
- Năng lực tính toán: Các em sẽ biết cách tra cứu thông tin và phân tích số liệu từ đó biết cách quan sát, tư duy so sánh, phân tích tổng hợp số liệu.
II. Đối tượng dạy học 
- Tổng số học sinh tham gia: học sinh khối 12, trường THPT Gia Viễn C - Tỉnh Ninh Bình. 
- Học sinh theo học chương trình cơ bản. Lực học của học sinh có sự phân hóa từ cao đến thấp. 
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
1.1. Thiết bị, đồ dùng dạy học
- Máy tính có kết nối internet, máy chiếu.
- Dự án mẫu, các phiếu đánh giá dự án (bảng kiểm quan sát, phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu tự đánh giá cá nhân,).
- Buổi báo cáo sản phẩm cần chuẩn bị máy quay phim, ghi hình.
1.2. Công nghệ, phần mềm
- Cơ sở dữ liệu, ấn phẩm, đa phương tiện, trình duyệt Web.
- Các phần mềm: Word, Excel, Powerpoint, mindmap,
- Khai thác tài liệu qua các trang web:
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ninh_B%C3%Acnh
2. https://hoanggiang.com.vn/com-chay-ninh-binh-nen-chon-mua-loai-nao-la-ngon-nhat-nha-hang-hoang-giang/
3. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1m_ch%C3%A1y
4. https://vtv.vn/trong-nuoc/dac-san-com-chay-ninh-binh-khong-co-phu-gia-chat-bao-quan-20170519081428061.htm
2. Học sinh
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất và kinh doanh cơm cháy trên địa bàn huyện Hoa Lư và Gia Viễn.
- Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, sổ theo dõi dự án.
- Tranh ảnh, video, nội dung sưu tầm có liên quan đến nội dung của dự án (các tài liệu, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền,) về cơm cháy.
- Máy vi tính, máy quay, máy ghi âm, máy ảnh.
- Các phần mềm: Magic Video Converter, Word, Powerpoint,
IV. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học dự án (phương pháp chính).
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại gợi mở.
- Quan sát.
V. Tiến trình dạy học
1. Khái quát chung về tiến trình dạy học
Bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giao 
nhiệm vụ
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng.
- Thiết kế dự án: Xác định nội dung, tên dự án, ý nghĩa thực tế của dự án.
- Thiết kế nhiệm vụ cho học sinh.
- Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều kiện thực tế.
- Cùng học sinh xây dựng tiêu chí đánh giá dự án.
- Xây dựng nhóm: phân công nhiệm vụ đến từng thành viên.
- Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành.
2. Trải nghiệm
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đi trải nghiệm.
- Liên hệ cơ sở, khách mời, xưởng sản xuất cơm cháy trên địa bàn địa phương.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện an toàn, thuận lợi cho học sinh đi trải nghiệm.
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm đúng kế hoạch: đặc biệt người quay phim, người phỏng vấn nghệ nhân, thư kí ghi chép
- Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần.
- Thu thập thông tin, xử lý thông tin.
3. Học sinh thực hiện 
dự án
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá HS trong quá trình thực hiện dự án.
- Hỗ trợ học sinh: Cơ sở vật chất, điều an toàn, thuận lợi để học sinh tiến hành dựa án.
- Thự hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã phân công: tiến hành hoàn thiện báo cáo lý thuyết, làm sản phẩm cơm cháy tại gia đình hoặc tại xưởng sản xuất.
- Thường xuyên cập nhật tình hình, phản hồi, thông báo thông tin, tiến độ công việc cho giáo viên và nhóm bạn.
4. Thảo luận để hoàn thiện
- Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
- Chỉnh sửa, bổ sung nội dung lần cuối.
- Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm.
- Bước đầu hoàn thiện việc đánh giá sản phẩm dự án của nhóm, đánh giá sản phẩm dự án của nhóm bạn theo tiêu chí đã đưa ra.
5. Báo cáo
 sản phẩm
- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án.
- Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
- Tiến hành báo cáo sản phẩm thảo luận: trả lời bộ câu hỏi định hướng.
- Giới thiệu một số giai đoạn sản xuất cơm cháy.
- Video tổng kết.
2. Kế hoạch dạy học chi tiết
A. LẬP KẾ HOẠCH
* Mục tiêu
- Giới thiệu được dự án dạy học giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh cơm cháy ở địa phương.
- Biết được bộ câu hỏi định hướng của dự án.
- Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ học tập và phân công trong nhóm.
* Thời gian 
- Tuần 1: 10/09/2018 – 16/09/2018.
- Thời gian: 45 phút.
* Các bước thực hiện
Bước
thực hiện
Hoạt động của
giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Bước 1: Giới thiệu về dạy học theo dự án
(5 phút)
- Giới thiệu khái quát về dự án lớn:"giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất - kinh doanh tại địa phương".
1. Giới thiệu khái quát về dự án dạy học
Bước 2: Thảo luận nội dung dự án
(25 phút)
- Tên dự án, mục tiêu của dự án.
- Đưa ra bộ câu hỏi định hướng.
2. Tên dự án
- Giáo viên và học sinh cùng thảo luận tên dự án.
- Dự kiến tên dự án: "Giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh cơm cháy ở Ninh Bình".
3. Mục tiêu của dự án
- Giáo viên và học sinh cùng thảo luận mục tiêu dự án.
- Dự kiến mục tiêu:
+ Học sinh biết được đặc điểm địa lí của địa phương.
+ Học sinh hiểu được nguồn gốc của nghề sản xuất cơm cháy tại địa phương.
+ Học sinh biết được nghề làm cơm cháy tại Ninh Bình, đề ra phương hướng mở rộng, phát triển nghề làm cơm cháy trong tương lai.
+ Học sinh có định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai.
4. Bộ câu hỏi định hướng
* Câu hỏi khái quát: Cơ hội phát triển việc làm tại địa phương em?
* Câu hỏi bài học: Cơ hội phát triển việc làm qua tìm hiểu sản xuất và kinh doanh cơm cháy.
* Câu hỏi nội dung:
Câu 1: Khái quát về đặc điểm địa lí địa phương?
Câu 2: Hãy trình bày nguồn gốc của nghề sản xuất cơm cháy ở tỉnh Ninh Bình?
Câu 3: Những thuận lợi để phát triển sản xuất và kinh doanh cơm cháy tại Ninh Bình?
Câu 4 : Quy trình sản xuất cơm cháy?
Câu 5: Thực trạng sản xuất cơm cháy tại Ninh Bình?
Câu 6: Phương hướng phát triển nghề sản xuất và kinh doanh cơm cháy trong tương lai?
Câu 7: Hoàn thiện phiếu khảo sát.
Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện dự án
(10 phút)
- Thời gian thực hiện.
- Phân nhóm hoạt động.
5. Thời gian thực hiện
- Tuần 1: Lập kế hoạch thực hiện dự án.
- Tuần 2: Trải nghiệm thực tế.
- Tuần 3 - 5: Thực hiện nhiệm vụ.
- Tuần 6: Báo cáo sản phẩm.
6. Phân nhóm hoạt động
Giáo viên chia nhóm học sinh ở các lớp. Bao gồm 2 nhóm:
* Nhóm 1: Cơm cháy quê hương
- Lập kế hoạch thực hiện dự án.
- Tham quan trải nghiệm thực tế tại xưởng, cơ sở sản xuất cơm cháy.
- Thu thập các thông tin, tổng hợp kết quả, xử lí thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Đặc điểm chung về địa lí tỉnh Ninh Bình ?
Câu 2: Nguồn gốc của cơm cháy ở Ninh Bình?
Câu 3: Để sản xuất cơm cháy cần có những công đoạn nào? 
Câu 4: Chúng ta cần đưa ra những giải pháp nào để sản xuất và kinh doanh cơm cháy phát triển hơn nữa trong tương lai?
Câu 5: Hoàn thiện phiếu khảo sát.
- Xây dựng nội dung báo cáo bằng poster hoặc powerpoint, video, tập san,...
* Nhóm 2: Cơm cháy Bái Đính
- Lập kế hoạch thực hiện dự án.
- Tham quan trải nghiệm thực tế tại các cơ sở bán cơm cháy như bến thuyền Tràng An, chùa Bái Đính,
- Thu thập các thông tin, tổng hợp kết quả, xử lí thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Tỉnh Ninh Bình có những thuận lợi gì để phát triển sản xuất và kinh doanh cơm cháy ?
Câu 2: Thực trạng sản xuất và kinh doanh cơm cháy tại Ninh Bình?
Câu 3: Chúng ta cần đưa ra những giải pháp nào để sản xuất và kinh doanh cơm cháy phát triển hơn nữa trong tương lai?
Câu 4: Hoàn thiện phiếu khảo sát.
- Xây dựng nội dung báo cáo bằng poster hoặc powerpoint, video, tập san,...
Bước 4: Giáo viên đưa ra bảng tiêu chí
(5 phút)
- Bảng tiêu chí đánh giá kế.
- Bảng đánh giá mức độ tham gia các hoạt động của các thành viên trong nhóm.
Phụ lục.
B. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Triển khai thực hiện dự án (4 tuần)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Theo dõi học sinh thực hiện, hướng dẫn học sinh, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc.
- Giáo viên hỗ trợ cho học sinh các tài liệu hỗ trợ thêm (nếu có).
- Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc.
- Thực hiện dự án: thu thập thông tin dưới nhiều hình thức và viết báo cáo.
- Trao đổi với giáo viên về những khó khăn trong quá trình thực hiện qua điện thoại, email.
- Sửa chữa, hoàn chỉnh sản phẩm.
2. Kế hoạch thực hiện các công việc
 Thời gian
Công việc
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Thứ
2 – 4
Thứ
 5 – 7
Thứ
2 – 4
Thứ
 5 – 7
Thứ
 2 – 7
Thứ
 2 – 7
Tìm kiếm và thu thập tài liệu
x
Tổng hợp kết quả thu thập
x
Phân tích và xử lí thông tin
x
Viết báo cáo
x
x
Thảo luận để hoàn thiện
x
Trình bày sản phẩm
x
3. Hoạt động ngoại khóa (một buổi)
Giáo viên cùng với học sinh tham gia một buổi hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về: Cơ hội việc làm thông qua sản xuất và kinh doanh cơm cháy tại cơ sở sản xuất cơm cháy “Trường An” thuộc Trường Yên - Hoa Lư - Ninh Bình và khu du lịch Tràng An - Bái Đính. Học sinh có thể chụp ảnh, quay phim và phỏng vấn, để có thêm tư liệu hoàn thành dự án của nhóm một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
* Giáo viên yêu cầu học sinh viết báo cáo kết quả thu hoạch được sau buổi ngoại khóa làm rõ các nội dung sau:
Câu 1: Khái quát về đặc điểm địa lí địa phương?
Câu 2: Hãy trình bày nguồn gốc của nghề sản xuất cơm cháy ở tỉnh Ninh Bình?
Câu 3: Những thuận lợi để phát triển sản xuất và kinh doanh cơm cháy tại Ninh Bình?
Câu 4 : Quy trình sản xuất cơm cháy?
Câu 5: Thực trạng sản xuất cơm cháy tại Ninh Bình?
Câu 6: Phương hướng phát triển nghề sản xuất và kinh doanh cơm cháy trong tương lai?
Câu 7: Hoàn thiện phiếu khảo sát?
PHIẾU KHẢO SÁT ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
(Dành cho học sinh)
Họ tên học sinh:.
Nhóm:..Lớp:Trường THPT Gia Viễn C – Ninh Bình
Địa chỉ:......
1. Sau khi tốt nghiệp THPT, em sẽ:
 Thi vào đại học, cao đẳng. Tên trường: ............................
 Học nghề. Tên nghề.
 Tự sản xuất, kinh doanh. Nghề cụ thể..
2. Sau trải nghiệm khi tham gia dự án: Cơm cháy. Em có muốn góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh cơm cháy ở địa phương không?
 Có.	 Không.
3. Để phát triển sản xuất và kinh doanh cơm cháy tại địa phương, bản thân em sẽ làm gì trong tương lai?
 Mở một cơ sở sản xuất cơm cháy tại gia đình.
 Học nấu ăn để góp phần quảng bá cơm cháy qua các món ăn ngon.
 Học về công nghệ thực phẩm.
 Học bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy, hải sản.
 Học Maketing để quảng bá sản phẩm.
 Học nông nghiệp để phát triển nguồn nguyên liệu..
Ý kiến khác:.
C. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM TRƯỚC TOÀN TRƯỜNG
1. Sản phẩm của học sinh gồm có:
- Sản phẩm 1: Video giới thiệu về nhóm, lí do chọn đề tài. Và các hoạt động của nhóm đã thực hiện trong suốt quá trình hoàn thành sản phẩm của dự án.
- Sản phẩm 2: Sổ theo dõi dự án.
- Sản phẩm 3: Bản báo cáo các kết quả thu hoạch được sau khi đi hoạt động ngoại khóa.
- Sản phẩm 4: Trình bày về dự án: “GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP GẮN VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT, KINH DOANH CƠM CHÁY Ở NINH BÌNH”.
- Sản phẩm 5: Phiếu đánh giá kết quả thực hiện dự án của nhóm học sinh
2. Các hoạt động 
Hoạt động 1: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện dự án
* Bước 1: Nhóm cơm cháy quê hương
- Trình bày 1 bài báo cáo bằng video ngắn giới thiệu về:
+ Quê hương Ninh Bình.
+ Nguồn gốc của cơm cháy Ninh Bình.
+ Các công đoạn sản xuất cơm cháy.
+ Buổi trải nghiệm thực tế tại cơ sở sản xuất cơm cháy Trường An – Trường Yên – Hoa Lư – Ninh Bình.
- Trình diễn trực tiếp trên sân khấu:
+ Công đoạn dàn cơm.
+ Công đoạn chiên cơm.
* Bước 2: Nhóm cơm cháy Bái Đính
- Trình bày 1 bài báo cáo bằng powerpoint giới thiệu về:
+ Những thuận lợi để phát triển sản xuất và kinh doanh cơm cháy ở Ninh Bình.
+ Thực trạng sản xuất và kinh doanh cơm cháy ở Ninh Bình.
- Trò chuyện trực tiếp trên sân khấu để phân tích các vấn đề: giải pháp phát triển nghề sản xuất và kinh doanh cơm cháy trong tương lai.
Hoạt động 2: Tổng hợp thông tin và đánh giá kết quả học tập theo dự án
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, rút kinh nghiệm sơ bộ
D. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1. Nhóm “Cơm cháy quê hương”
- Ưu điểm.
- Hạn chế.
2. Nhóm “Cơm cháy Bái Đính”
- Ưu điểm.
- Hạn chế.
PHỤ LỤC IV
Sản phẩm của các nhóm học sinh
1. Sản phẩm 1: Video, powerpoint giới thiệu về nhóm, lí do chọn đề tài, các hoạt động của nhóm đã thực hiện trong suốt quá trình hoàn thành sản phẩm của dự án.
2. Sản phẩm 2: Sổ theo dõi dự án.
3. Sản phẩm 3: Bản báo cáo các kết quả thu hoạch được sau khi đi hoạt động ngoại khóa.
4. Sản phẩm 4: Trình bày về dự án: “GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP GẮN VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT, KINH DOANH CƠM CHÁY Ở NINH BÌNH”.
5. Sản phẩm 5: Phiếu đánh giá kết quả thực hiện dự án của nhóm học sinh
PHỤ LỤC V
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện của nhóm học sinh
1. Nhóm “Cơm cháy quê hương”
- Ưu điểm: 
+ Ý thức tự giác trong công việc tốt.
+ Hoàn thành khá tốt công việc được giao.
+ Các thành viên trong nhóm nhiệt tình, đoàn kết và có tính xây dựng cao.
- Hạn chế: Nội dung tìm hiểu còn nhiều hạn chế.
2. Nhóm “Cơm cháy Bái Đính”
- Ưu điểm:
+ Chăm chỉ, nhiệt tình, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhóm được giao.
+ Đã rất nỗ lực để liên hệ với cơ sở sản xuất cơm cháy “Trường An”, xin được đến tham quan và trải nghiệm trực tiếp với một buổi sản xuất cơm chát tại cơ sở.
+ Nội dung kiến thức tìm hiểu phong phú, đa dạng.
+ Xây dựng buổi báo cáo sáng tạo, mang lại tính hiệu quả cao.
- Hạn chế: Đôi khi vẫn phải đôn đốc, nhắc nhở để hoàn thành công việc.
PHỤ LỤC VI
Hình ảnh quá trình thực hiện dự án
1. Trải nghiệm làm cơm cháy tại xưởng sản xuất cơm cháy Trường An 
Hình ảnh 1: Vo gạo
Hình ảnh 2: Dàn cơm ra khay
Hình ảnh 3: Mang cơm đi sấy
Hình ảnh 4: Cơm đã sấy xong
Hình ảnh 5: thử độ sôi của dầu
Hình ảnh 6: chiên cơm
2. Trải nghiệm khảo sát các cơ sở kinh doanh cơm cháy
Hình ảnh 1:
Tham quan các gian hàng trên chùa Bái Đính
Hình ảnh 2:
Gian hàng bán cơm cháy trên chùa Bái Đính
3. Báo cáo sản phẩm
Hình ảnh 1: chuẩn bị chiên cơm
Hình ảnh 2: Chiên cơm
Hình ảnh 3: Một học sinh trải nghiệm chiên cơm trên sân khấu
Hình ảnh 4: Thành phẩm
Hình ảnh 5: Mời sản phẩm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. Lí luận dạy học địa lí. NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
[2] Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà. Dạy và học tích cực. NXB Đại học sư phạm.
[3] Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Kim Hồng. Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông. NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
[4] Trần Thị Tuyết Oanh. Giáo dục học tập 1. NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
[5] Các website: 
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ninh_B%C3%Acnh
2. https://hoanggiang.com.vn/com-chay-ninh-binh-nen-chon-mua-loai-nao-la-ngon-nhat-nha-hang-hoang-giang/
3. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1m_ch%C3%A1y
4. https://vtv.vn/trong-nuoc/dac-san-com-chay-ninh-binh-khong-co-phu-gia-chat-bao-quan-20170519081428061.htm
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docxSK GDHN gắn với thực tiễn SX và KD cơm cháy.docx
Sáng Kiến Liên Quan