Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất tài sản lớp học trường THCS Thị trấn Cát Bà

 Công tác quản lý nhà trường bao gồm rất nhiều nội dung, nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ đều có vị trí quan trọng riêng biệt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Quản lý CSVC nhà trường nói chung, quản lý tài sản phòng học , lớp học nói riêng là một trong số những nhiệm vụ đó. Trong công tác quản lý CSVC nhà trường, cũng như các trường học khác, trường THCSTT Cát Bà cần quan tâm việc quản lý cơ sở vật chất phòng học, lớp học . Vì các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh ( nhất là học sinh ) chủ yếu diễn ra ở các phòng học. Mọi tài sản trong phòng học từ phòng, bàn ghế, hệ thống bảng biểu trang trí lớp, bảng , hệ thống cửa sổ, hệ thống quạt là những tài sản có tần số sử dụng ( số lượt sử dụng, số người sử dụng ) cao nhất trong tất cả các tài sản của nhà trường. Tài sản lớp học do tập thể học sinh ( từ 30 đến 40 em ) sử dụng và quản lý. Thời gian sử dụng không phải chỉ một năm mà là nhiều năm

 Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý các tài sản này ? Đó là vấn đề từ trước tới nay, trường THCSTT Cát Bà chúng tôi nói riêng và một số trường trên địa bàn đã có một vài biện pháp nhưng hiệu quả việc quản lý vẫn còn hạn chế.

 Vì vậy, trường chúng tôi đã sử dụng giải pháp giao khoán CSVC – tài sản lớp học tới người sử dụng , nhằm phát huy quyền làm chủ của giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong việc quản lý, sử dụng CSVC phòng học, lớp học thay vì việc chỉ tuyên truyền, giao nhận chung chung. Việc giao khoán này thực sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong tập thể lớp (GVCN lớp, học sinh, cha mẹ học sinh ) với nhà trường trong việc bảo vệ tài sản chung .

 

doc13 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 22380 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất tài sản lớp học trường THCS Thị trấn Cát Bà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả việc quản lý vẫn còn hạn chế.
 Vì vậy, trường chúng tôi đã sử dụng giải pháp giao khoán CSVC – tài sản lớp học tới người sử dụng , nhằm phát huy quyền làm chủ của giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong việc quản lý, sử dụng CSVC phòng học, lớp học thay vì việc chỉ tuyên truyền, giao nhận chung chung. Việc giao khoán này thực sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong tập thể lớp (GVCN lớp, học sinh, cha mẹ học sinh ) với nhà trường trong việc bảo vệ tài sản chung . 
II. GIẢI PHÁP THAY THẾ
 Thực tế cho thấy, tài sản chung thường, nhanh hỏng, nhanh hết, mất mà không rõ nguyên nhân. Nhất là đối với các tài sản trong phòng học, lớp học. Những tài sản có tần số sử dụng cao nhất, có số người sử dụng nhiều nhất trong các tài sản của nhà trường, hơn nữa chủ sử dụng lại đang ở lứa tuổi học sinh THCS ( lứa tuổi đang tập làm người lớn ), ý thức bảo vệ tài sản nói chung, tài sản lớp học nói riêng còn nhiều hạn chế. Đại đa số các em chưa biết cách bảo vệ tài sản chung, hiếu độnghay làm hỏng, làm bẩn đồ dùng, bàn ghế, tài sản phòng học.Giáo viên chủ nhiệm đã có ý thức giáo dục học sinh giữ gìn tài sản chung nhưng mới chỉ dừng ở mực độ giáo dục, tuyên truyền, chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu. Vì thế mà tuổi thọ các CSVC phòng học không cao, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nhà trường . 
 Qua tham khảo và rút kinh nghiệm thực tế quản lý của một số trường trên địa bàn ( nhất là trường THPT Cát Bà), qua dự giờ, thăm lớp, tham khảo ý kiến của học sinh, phụ huynh, chúng tôi nhận thấy cách quản lý CSVC phòng học lớp học của nhà trường , của giaó viên chủ nhiệm chưa thực sự có hiệu quả.
 Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý CSVC phòng học, trường THCSTT Cát Bà đã sử dụng giải pháp giao khoán CSVC phòng học tới người sử dụng - tạo điều kiện cho người sử dụng (giáo viên chủ nhiệm , học sinh lớp )phát huy quyền làm chủ của mình trong việc quản lý, sử dụng CSVC được giao.
 Trong giải pháp này chúng tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây : 
 Việc giao khoán CSVC phòng học đến từng đơn vị lớp, đến người sử dụng có ích lợi như thế nào trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý CSVC phòng học nói riêng và CSVC nhà trường nói chung ?
 Bằng cách nào để thực hiện việc giao khoán CSVC phòng học đến từng đơn vị lớp có hiệu quả ? 
 Việc làm này có ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh,và giáo viên chủ nhiệm lớp hay không?
 Việc giao khoán tài sản ,CSVC phòng học là vấn đề không mới, nhưng chưa được nhiều người quan tâm và chú ý, chưa có nghiên cứu khoa học nào trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta nói về việc này. Ngoại trừ kinh nghiệm ngàn đời của người xưa để lại.
 Kết luận về ý thức con người trong việc nhìn nhận bảo vệ tài sản chung người xưa có câu : “ Cha chung không ai khóc” – Thành ngữ Việt Nam ; Nói về quan niệm , ý thức bảo vệ của chung và của riêng, tài sản của bản thân và tài sản của người khác thành ngữ Việt Nam cũng có câu “ Của người thì Bồ Tát , của mình thì lạt buộc”.
 Quan điểm về công tác quản lý của Đảng ta “ Tập trung , dân chủ”.Một số tài liệu về công tác thanh tra, công tac squản lý chỉ ra rằng : Tính dân chủ, công khai, minh bạch ( nhất là trong cong tác tài chính – tài sản ) càng cao thì hiệu quả quản lý càng lớn.
 III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu :
 Giải pháp này được áp dụng cho 18/18 lớp học trong nhà trường, với các đối tượng học sinh cấp trung học cơ sở tuổi từ 12 đến 15 -17. Thời gian áp dụng từ năm học 2007 – 2008 đến nay ( 5 năm học và vẫn đang còn áp dụng ). Kết quả kiểm kê tài sản phòng học, lớp học hàng năm của nhà trường : Tổng số tài sản phòng học bị hỏng ( bàn ghế học sinh 05/ 358 bộ, ghế nhựa nhỏ 24/ 700 ghế. Các tài sản khác vẫn đảm bảo . Điều đó chứng minh hiệu quả việc sử dụng giải pháp giao khoán CSVC tới người sử dụng - phát huy quyền làm chủ của người sử dụng trong việc quản lý, sử dụng tài sản lớp học nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CSVC lớp học - trường THCSTT Cát Bà nói chung.
2. Thiết kế nghiên cứu :
 Chúng tôi chọn lớp 9A3, 9A2 làm lớp đối chứng , 16 lớp còn lại trong nhà trường làm lớp thực nghiệm :
 Kết quả ;
 Bảng 2; Kiểm chứng xác định các nhóm tương đương :
TBC
Tên tài sản
( mới 100% )
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Lớp 9A3
Lớp 8A2
Lớp 7A3
Bàn ghế học sinh 
21 bộ
21 bộ
21 bộ
Ghế nhựa Học sinh 
35 cái 
35 cái 
35 cái 
Bảng chống lóa 
01 cái
01 cái
01 cái
Bảng biểu trang trí 
01 bộ
01 bộ
01 bộ
Phòng học
01 phòng
01 phòng
01 phòng
P
0
P = 0 Từ đó kết luận không có sự chênh lệch giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng Hai nhóm được coi là tương đương nhau . 
3.Quy trình giao khoán được tiến hành hành làm hai bước :
 Bước 1 – Bàn giao của nhà trường : Nhà trường giao khoán toàn bộ CSVC - tài sản mỗi phòng học cho từng lớp gồm phòng học, trang thiết bị trong phòng, địa phận ranh giới đầu khóa học. Mỗi năm học, nhà trường lại tiến hành kiểm kê, bàn giao tài sản, việc kiểm kê, bàn giao tài sản được thực hiện 02 lần/ năm ( lần thứ nhất vào đầu năm học từ 13 đến 15/8 năm trước, lần thứ 2 vào 20 đến 25/5 năm sau. Việc kiểm kê, bàn giao làn này nhằm đánh giá lại việc quản lý, sử dụng tài sản của lớp trong một năm qua và tính khấu hao tài sản sử dụng . Đồng thời nhận lại tài sản lớp học giao bảo vệ bảo quản trong mấy tháng hè, đến trung tuần tháng 8 lớp lại nhận lại tài sản phòng học từ nhà trường và thực hiện việc quản lý, sử dụng trong suôt năm học). Việc làm này đã trở thành quy định, được tiến hành liên tục từ năm học 2007 – 2008 đến nay.Thành phần tham gia bàn giao tài sản phòng học gồm BGH, kế toán nhà trường, GVCN lớp, đại diện phụ huynh lớp , bảo vệ nhà trường. Nội dung bàn giao bao gồm: Số lượng và thực trạng các tài sản phòng học ( phòng, tường, hành lang, địa phận không gian) và trang thiết bị trong phòng học . GVCN, đại diện phụ huynh học sinh trực tiếp nhận. Nội dung giao nhận – kiểm kê được ghi thành biên bản thông qua trước lớp , đại diện các bên tham gia ký xác nhận. Sau khi nhận bàn giao tài sản từ nhà trường xong, dưới sự quản lý chỉ đạo của GVCN tài sản phòng học hoàn toàn thuộc quyền quản lý, sử dụng của tập thể lớp. GVCN, phụ huynh và học sinh lớp có trách nhiệm bảo quản tài sản được giao, làm hỏng, làm mất tài sản phải kịp thời lập biên bản, báo bảo vệ nhà trường, chủ động tìm hiểu nguyên nhân, xác định trách nhiệm, báo cáo nhà trường đề xuất phương án xử lý, khắc phục, kết hợp với phụ huynh, học sinh lớp chủ động sửa chữa, đền bồi gia trị tài sản theo quy định . Tập thể làm hỏng, mất tài sản ngoài việc sửa chữa, đền bồi còn bị trừ điểm thi đua theo quy định. Nhà trường chỉ chịu trách nhiệm sửa chữa, bổ sung những tài sản hỏng mất do sự cố thiên tài, do tuổi thọ sử dụng, do các tình huống bất khả kháng khác. 
 Khi nhà trường, hay bất kỳ bộ phận, tổ chức nào trong nhà trường muốn sử dụng tài sản của lớp học phải thông qua GVCN lớp và thực hiện quy trình giao - nhận tài sản từ GVCN. Tài sản phòng học , mất ở thời điểm nào( theo biên bản giao – nhận ) thì tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng ở thời điểm đó phải chịu trách nhiệm. 
 Bước hai - Bàn giao của lớp : Sau khi nhận tài sản từ nhà trường , căn cứ vào nhiệm vụ, chức trách được phân công , và thực tế , GVCN tiến hành bàn giao tài sản cho từng cá nhân hoặc nhóm học sinh ( theo sơ đồ phân công chỗ ngồi ghi trong sổ chủ nhiệm ). Nội dung bàn giao này được thông báo tới phụ huynh học sinh trong hội nghị phụ huynh đầu năm. Học sinh có quyền sử dụng những tài sản trong lớp mà cô giáo chủ nhiệm đã giao cho đồng thời có trách nhiệm bảo vệ, làm vệ sinh quản lý tài sản đó. Nếu em nào làm hỏng phải sửa chữa , làm mất thì phải đền, bản thân không làm hỏng, làm mất mà do người khác làm thì phải phát hiện ra người đó đề nghị GVCN yêu cầu đền bồi và bị trừ điẻm thi đua theo quy định hoặc bị hạ hạnh kiểm tùy theo mức độ nặng, nhẹ.
 Cách làm trên, nhà trường đã chấm dứt quan niệm “ cha chung không ai khóc” 
của giáo viên, học sinh khi sử dụng và nhìn nhận tài sản chung của nhà trường.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu :
 Khảo sát trước và sau khi áp dụng giải pháp giao khoán CSVC- tài sản phòng học :
 Qua khảo sát ( xem bảng 1): chúng tôi nhận thấy việc giao khoán toàn bộ CSVC – tài sản lớp học tới người sử dụng là một cách làm thiết thực nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng, tuổi thọ của CSVC- tài sản chung nhà trường.Đồng thời góp phần vào việc giáo dục đạo đức ý thức bảo vệ cuả công cũng như tinh thần trách nhiệm của học sinh. Nội dung giao khoán việc quản lý sử dụng tài sản của lớp đến người sử dụng
 ( học sinh và giáo viên chủ nhiệm ) càng cụ thể , chặt chẽ hiệu quả quản lý, sử dụng càng cao. 
Bảng 1: So sánh thống kê số lượng tài sản hỏng – mất, hỏng trước và sau khi áp dụng giải pháp giao khoánquyền tự chủ quản lý và sử dụng tài sản lớp học :
Tên tài sản
Trước 
áp dụng
 giải pháp
Sau khi áp dụng giải pháp
Đối
tượng
làm
hỏng
2007 - 2008
2008- 2009
2009- 2010
2010-2011
Tổng
số
Hỏng
Tổng
số
Hỏng
Tổng
số
Hỏng
Tổng
số
Hỏng
Bàn
ghế
học sinh
358
Bộ
100%
05
Bộ
1.4%
353
Bộ
100
%
02 
Bộ 
0.56
%
353
Bộ
100
%
01
Bộ 
0.28%
353
Bộ
100
%
0
0%
Học sinh
Ghế
nhựa
Học
sinh
700
Cái
100%
24
Cái
3.36
%
676
Cái
100
%
10
Cái
6.76%
0%
676
Cái
100
%
08
Cái 
5.41
%
676
Cái
100
%
0
0%
Học sinh 34 cái 
UBND 08 cái 
Bảng
chống lóa
18
Cái
100%
01
Cái
5,5
%
18
Cái
100%
0
0%
18
Cái
100%
0
0%
18
Cái
100%
0
0%
Bảng biểu trang
trí
18
Bộ 
100%
01
Bộ 
5.5
%
18
Bộ 
100%
0
0%
18
Bộ 
100%
0
0%
18
Bộ 
100%
0
0%
Bàn
ghế giáo
viên
18
Bộ 
100%
0
0%
18
Bộ 
100%
0
0%
18
Bộ 
100%
0
0%
18
Bộ 
100%
0
0%
Cửa
108 
Bộ 
100 %
02
Bộ
1.1
0%
108 
Bộ 
100 %
01
Bộ
0.55
%
108 
Bộ 
100 %
01
Bộ
0.55
%
108 
Bộ 
100 %
01
Bộ
0.55
%
Học sinh 01bộ
Gió bão – 01 bộ 
Hệ
thống
điện
266
Cái
100
% 
66
Cái
17
%
266
Cái
100
%
40
Cái 
10.4
%
266
Cái
100
%
40
Cái
10.4
% 
266
Cái
100
%
10
Cái
2.51
% 
H sinh- 
58 cái
Già bóng
92 cái 
Bảng 2: Thống kê tài sản lớp học bị hỏng ( tính đến năm 2011);
Tên tài sản
Tổng số
2010 -2011
Ghi chú
Bàn ghế học sinh 
358
Bộ
08 Bộ
2.24 %
Ghế nhựa Học sinh 
700
Cái
46 cái
5.75%
Bảng chống lóa 
18
Cái 
0
0%
Bảng biểu trang trí 
108
Cái 
0
0%
Bàn ghế giáo viên 
18
Bộ 
0
0%
Cửa 
108 
Bộ 
05
2.75%
Hệ thống điện
266
Cái 
150
Cáí
37.51%
H sinh- 58 bóng , 92 bóng do già bóng
3. Bảng 3: So sánh số tài sản làm hỏng làm mất của hai lớp đối chứng với các lớp thực nghiệm :
Tên tài sản
Tổng số
Tài sản
18/18 lớp
Số tài sản hỏng
18/18 lớp
2011
Lớp 9A3
2009
Lớp 9A2
2010
Bàn ghế học sinh
358
Bộ
100%
08 Bộ
2.24 %
03 bộ
0.85%
02 bộ
0.56 %
Ghế nhựa Học sinh
700
Cái
100%
46 cái
6.44 %
12 cái
1.68 %
20 cái
2.8 %
Bảng chống lóa
18
Cái
100%
0
0%
0
0%
0
0%
Bảng biểu trang trí
108
Cái
100 %
0
0%
0
0%
0
0%
Bàn ghế giáo viên 
18
Bộ 
100%
0
0%
0
 0%
0
0%
Cửa 
108 
Bộ 
100%
05
2.75%
 04 
 2.2%
01
0.55%
Hệ thống điện
266
Cái 
100%
150
Cáí
37.51%
38
Cái
20
Cái 
 Tường nhà 
Bẩn 01 bức
 Nhận xét của cán bộ giáo viên- nhân viên và cấp trên .
 Sau khi thực hiện giao khoán quyền sử dụng quản lý tài sản cho lớp học, nhiều cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh nhà trường có nhận xét như sau :
- Bảo vệ nhà trường : Các cháu đỡ phá hơn nhiều, bảo vệ nhàn hẳn không phải liên tục xử lý điều tra, lập biên bản các vụ việc làm hỏng tài sản lớp học, đỡ hẳn việc phải cài các cửa sổ.
- Giáo viên chủ nhiệm : Chúng tôi thấy thoải mái hơn, thấy mình thực sự là chủ tài sản của lớp mình, ý thức bảo vệ tài sản của học sinh trong lớp được nâng cao. Chúng tôi không phải nay bị nhà trường gọi, mai bị nhà trường gọi về việc học sinh làm hỏng, mất tài sản, không mất nhiều công sức điều tra nguyên nhân làm hỏng tài sản và yêu cầu đền bù. Cái chủ yếu là chúng tôi nhàn hẳn khâu này. Bản thân thực sự có trách nhiệm hơn. Cứ hỏng đâu ai làm hỏng người đó phải sửa chữa, phải đền bồi. Thật đơn giản, nhàn bao nhiêu.
- Bản thân ban giám hiệu nhà trường chúng tôi không phải mất nhiều thời gian xử lý việc làm hỏng, mất tài sản . 
- Ý kiến của đồng chí Nguyễn Văn Trà – Phó giám đốc Sở Giáo dục tạo hải Phòng – Trưởng đoàn đánh giá ngoài công tác kiểm định chất lượng nhà trong buổi tổng kết đánh giá nhà trương đã nhận xét : Các đồng chí đã quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả 
Cơ sở vật chất nhà trường. Chỉ riêng hệ thống phòng học, sau 5 năm rồi mà các đồng chí còn giữ gìn được sạch sẽ như vậy là sự cố gắng rất lớn, ý thức các em học sinh khá tốt. 
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
 Tóm lại, các kết quả thực tế cho thấy việc áp dụng giải pháp giao khoán quyển tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản lớp học tới tận tay người sử dụng là một giải pháp hữu ích. 
 Khi áp dụng giải pháp này chúng tôi quan sát thấy: Học sinh tích cực, tự giác hơn trong việc giữ gìn của công. Các em chủ động quản lý tài sản của mình được giao. Khi tài sản bị hỏng, mất việc xác định nguyên nhân và trách nhiệm, xử lý đền bù được tiến hành chính xác và nhanh chóng. Học sinh tự theo dõi, nhắc nhở lẫn nhau . Tinh thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, bảo vệ nhà trường cũng tăng lên. Thay vì các báo cáo tài sản lớp em bị hỏng, bị mất , thì nay giáo viên chủ nhiệm báo cáo tài sản hỏng, mất do nguyên nhân nào, phương án và kết quả xử lý. Giáo viên bộ môn cũng tham gia vào công tác quản lý tài sản cùng giáo viên chủ nhiệm. Nhất là sự vào cuộc một cách tự giác tích cực của phụ huynh học sinh các lớp, của ban đại diện cha mẹ học sinh. Hiện tượng tranh luận trong việc tìm nguyên nhân hỏng, mất tài sản chấm dứt, các cuộc họp xử lý việc làm mất tài sản lớp học của nhà trường giảm hẳn, hầu như không còn. CSVC- tài sản các lớp học dảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Công tác quản lý của nhà trường, của GVCN lớp nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn. 
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 Giải pháp thực hiện của chúng tôi đã đem lại hiệu quả quản lý khá lớn trong nhà trường ở nhiều phương diện : quản lý cơ sở vật chất, giáo dục tư tưởng đạo đức – ý thức cho cán bộ giáo viên nhân viên, học sinh,nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý CSVC nhà trường nói chung, CSVC lớp học nói riêng : 
 Về việc quản lý cơ sở vật chất : Đảm bảo tuổi thọ của CSVC - tài sản, phát huy hết hiệu quả sử dụng tài sản., thực hành tiết kiệm. Tuổi thọ của CSVC - tài sản , hiệu quả sử dụng cao góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả dạy – học trong nhà trường, đồng thời tiết kiệm cho nhà trường hàng chục triệu đồng tu sửa CSVC mỗi năm để góp một phần kinh phí vào việc nâng cao hiệu qủa 
công tác dạy – học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
 Về việc giáo dục tư tưởng- đạo đức - ý thức : Xóa bỏ tư tưởng cố hữu từ ngàn xưa “ Cha chung không ai khóc”, xây dựng tinh thần, ý thức làm chủ, sáng tạo trong việc quản lý – sử dụng tài sản, lớp học của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, ý thức cộng đồng trách nhiệm trong việc bảo quản giữ gìn tài sản, vệ sinh môi trường lớp học nói riêng, tài sản nhà trường nói chung . Hình thành ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường nhà trường xanh – sạch – đẹp. 
 Về công tác quản lý : Đây là một hình thức phát huy quan điểm “ Dân chủ, tập trung” trong công tác quản lý nhà nước của Đảng ta. Giải pháp quản lý này phát huy cao độ tính dân chủ , huy động nhiều lực lượng như học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh.cùng tham gia làm công tác quản lý một cách tích cực, tự giác . Mỗi người, mỗi tổ trong lớp tự quản lý tài sản của mình được giáo viên chủ nhiêm giao cho.Giáo viên chủ nhiệm lớp chủ động, sáng tạo tìm giải pháp quản lý tài sản của lớp mình được nhà trường giao . Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ động kết hợp với GVCN lớp quán tài sản của lớp. Từng phụ huynh tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ tài sản của lớp cho con em mình. Các giáo viên bộ môn khi giảng dạy tại lớp nào chịu trách nhiệm quản lý tài sản lớp đó cùng với học sinh trong tiết dạy của mình. Bảo vệ nhà trường chịu trách nhiệm quản lý tài sản chung. Việc quản lý tài sản trong nhà trường không phải do một bộ phận, một cá nhân quản lý mà do tập thể tập thể quản lý, công khai minh bach, công khai số lượng, chất lượng tài sản, công khai sự hỏng hóc, mất mát, nguyên nhân và sự đền bù, đối tượng, hình thức đền bù. Vì vậy, tạo ra bầu không khí đoàn kết, thân thiện, hiệu quả quản lý cao hơn, khối lượng công việc quản lý được san xẻ. 
 Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý CSVC – tài sản lớp học, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây :
1. Đối với nhà trường : Cần xây dựng quy chế chung quy định về việc giao khoán quyền tự chủ trong việc sử dụng – quản lý CSVC- tài sản lớp học nói riêng, tài sản nhà trường nói chung. Hằng năm có tổng kết, biểu dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt , rút kinh nghiệm các tập thẻ, cá nhân thực hiện chưa tốt.
2. Đối với GVCN lớp : Cần cụ thể hơn, công bằng, khách quan trong việc giao khoán đến từng tổ, từng cá nhân trong lớp, tăng cường tính chặt chẽ, kịp thời , chính xác trong việc giao nhận tài sản cũng như xử lý những vi phạm . Đảm bảo chế độ thông tin hai chiều với nàh trường và phụ huynh học sinh . Thường xuyên biểu dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân trong lớp thực hiện tốt , rút kinh nghiệm các tập thẻ, cá nhân thực hiện chưa tốt.
3. Đối với phụ huynh học sinh : Tăng cường cộng đồng trách nhiệm với GVCN, với nhà trường trong việc giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, kịp thời xử lý, giải quyết những sai phạm theo quy định chung. 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Nhà xuất bản Đại học 
 quốc gia Hà Nội
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm - Nhà xuất bản đại học quóc gia Hà Nội.
âm lý học trẻ em - Ngô Công Hoàn - Đại học sư phạm Hà Nội.
Các nguyên tắc, phương pháp giáo dục trẻ em ở lứa tuổi thiếu niên - Nguyễn Đình Xuân - đại học quốc gia Hà Nội.
Hướng dẫn nghiệp vụ công tác công đoàn – LĐLĐ thành phố Hải Phòng.
Thành ngữ Việt Nam – NXB GD 
NHỮNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT 
TT
Tên SKKN
Thuộc thể loại 
Năm học 
01
Phát huy tính tích cực của học sinh trong bài dạy danh từ 
Tiếng việt 6
2003
02
Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong bài dạy chỉ từ 
Tiếng việt 6
2004
03
Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong bài dạy đọc – hiểu văn bản “ Buổi học cuối cùng” 
Văn 6
2005
04
Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc rèn đọc tác phẩm văn học. 
Văn 6
2006
05
Vài việc làm nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy tác phẩm văn học – tiết 30- đọc – hiểu văn bản “ Bạn đến chơi nhà” – Nguyễn Khuyến- Ngữ văn 7 – tập 1 
Văn 7 
2009
06 
Vài việc làm nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy tác phẩm văn học – tiết 117 - đọc – hiểu văn bản “ Viếng lăng Bác” – Viễn Phương- Ngữ văn 9 
Văn 9 
2010
07
Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCSTT Cát Bà .
GDNGLL
2011
08
Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CSVC lớp học – Trường THCSTT Cát Bà
Quản lý 
2012
MỤC LỤC
TÓM TẮT
GIỚI THIỆU
PHƯƠNG PHÁP 
 1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
 3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
 4. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
VI. TÀI LIÊỤ THAM KHẢO
NHỮNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT 
 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ..
TỔNG ĐIẺM 
 XẾP LOẠI 
T/M HĐKH
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ..
TỔNG ĐIẺM 
 XẾP LOẠI 
T/M HĐKH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. Tác giả :
Họ và tên : Nguyễn Thị Lan
Sinh ngày 30/ 10/ 1959
Đơn vị : Trường THCSTT Cát Bà
II/ Sản phẩm :
Nhừng giải pháp nâng cao hiẹu quả công tác quanr lý CSVC lớp học – Trường THCSTT Cát Bà.
III/ Cam kết :
Tôi xin cam kết đây là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị , lãnh đạo ngành.
 Cát Bà ngày 23 tháng 02 năm 2012
 NGƯỜI CAM KẾT 
 Nguyễn Thị Lan

File đính kèm:

  • docSKKN_CSVC.doc
Sáng Kiến Liên Quan