Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí

Ngay từ thời cổ đại, vấn đề phát huy tính tích cực của HS đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm như Xôcrát, thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, ông đã đưa ra phương pháp vấn đáp Ơristic buộc người học phải tích cực suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Tiếp đó là nhiều nhà giáo dục khác như J.A.Komenxki (Tiệp Khắc), JJ. Rausseau (Pháp), A. Dixtecve (Đức), K.D.Usinxki (Nga), K.F.Kharlamop (Nga) các nhà giáo dục này đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học.

 Ở nước ta, vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của HS đã được quan tâm từ những năm 1960. Nhiều nhà giáo dục trong nước cũng đã khẳng định phải cần thiết phát huy tính tích cực trong học tập của HS. Đây là một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

 Từ năm 2000 trở lại đây, với việc thực hiện chương trình đổi mới giáo dục ở nước ta, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu hơn nữa đến vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức trong học tập của HS. Các tác giả đều nhấn mạnh đến tính tích cực và vấn đề phát huy tính tích cực của người học trong quá tình dạy học.

Trong quá trình nghiên cứu về tính tích cực và vấn đề phát huy tính tích cực cho HS, các tác giả đã đề cập đến biện pháp phát huy tính tích cực cho HS. Một trong những biện pháp mang lại hiệu quả đó chính là áp dụng các PPDH tích cực nhất là việc sử dụng các KTDH trong tổ chức các hoạt động nhận thức để tích cực hóa quá trình nhận thức của HS. Kĩ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.

 

docx52 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất 
A. Tròn.	B. Đường.	C. Cột	.	D. Miền.
Ví dụ 12. Cho bảng số liệu:
Quy mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá
phân theo nhóm hàng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014
Mặt hàng
2000
2005
2010
2012
2014
- Quy mô (triệu USD)
14 482,7
32 447,1
72 236,7
114 529,2
150 217,1
- Cơ cấu (%)
100%
100%
100%
100%
100%
+ Hàng CN nặng và khoáng sản
37,2
36,1
31,0
42,1
44,0
+ Hàng CN nhẹ và TTCN
33,9
41,0
46,1
37,8
39,3
+ Hàng nông-lâm-thuỷ sản 
28,9
22,7
22,9
20,1
16,7
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta giai đoạn 2000 – 2014, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất 
A. Tròn.	B. Đường.	C. Cột	.	D. Miền.
Ví dụ 13. Cho bảng số liệu:
Tình hình xuất – nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2014
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
2005
2014
Giá trị xuất khẩu
32,4
150,2
Giá trị nhập khẩu
36,8
147,8
Tổng số
69,2
298
Để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta năm 2005 và 2014, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất 
A. Tròn.	B. Đường.	C. Cột	.	D. Miền.
Ví dụ 14. Cho bảng số liệu: 
Giá trị nhập khẩu hàng hoá phân theo khu vực kinh tế
trong giai đoạn 2000 – 2014
	 (Đơn vị: triệu USD)
Năm
2000
2014
Khu vực kinh tế trong nước
11284,5
63638,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
4352,0
84210,9
Tổng
15636,5
147849,1
	Để thể hiện quy mô, cơ cấu kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong hai năm 2000 và 2014, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền.	 B. Tròn.	 C. Cột.	 D. Đường.
2. Kỹ năng bảng số liệu
2.1. Cách làm việc với bảng số liệu thống kê
- Cần biết tính toán một số phép tính địa lí cơ bản (tính tỷ trọng/tỷ lệ/cơ cấu; tính tốc độ tăng trưởng; tính mật độ dân số; gia tăng tự nhiên của dân số; năng suất; cán cân xuất nhập khẩu; bình quân thu nhập/lương thực theo đầu người; tính cân bằng ẩm, độ che phủ rừng, nhiệt độ trung bình năm, tổng lượng mưa, biên độ nhiệt năm...)
- Chú ý sự biến động của số liệu.
- Biết phân tích mối quan hệ hàng dọc, hàng ngang.
- Giải thích được nguyên nhân của sự biến động số liệu...
2.2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm liên quan số liệu thống kê trong đề thi THPT quốc giá.
* Dạng 1: Tìm nhận xét sai từ bảng số liệu:
VD 1. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
Vùng
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
2005
2014
2005
2014
Đồng bằng sông Hồng 
1186,1
1122,7
6398,4
7175,2
Đồng bằng sông Cửu Long 
3826,3
4249,5
19298,5
25475,0
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
VD 2. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
1995
2000
2005
2014
Tổng sản lượng
1584,4
2250,5
3432,8
6332,5
Khai thác
1195,3
1660,9
1995,4
3413,3
Nuôi trồng
389,1
589,6
1437, 4
2919,2
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nxb Thống kê 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng sản lượng thuỷ sản tăng liên tục.
B. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
C. Sản lượng khai thác tăng nhanh hơn nuôi trồng. 
D. Sản lượng khai thác tăng 2,9 lần.
VD 3. Cho bảng số liệu:
QUY MÔ VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU PHÂN THEO NHÓM HÀNG
CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2015
Chỉ tiêu
2000
2015
Tổng giá trị nhập khẩu (triệu USD)
15 637
147 849
Cơ cấu:
- Máy móc, thiết bị (%)
30,6
38,1
- Nguyên, nhiên, vật liệu (%)
63,2
53,0
- Hàng tiêu dùng (%)
6,2
8,8
(Nguồn: Niên giám thông kê, Tổng cục thống kê 2017)
Nhận xét nào dưới đây không đúng về tình hình hoạt động nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2015?
A. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu hàng tiêu dùng thấp nhất trong cơ cấu giá trị nhập khẩu.
B. Tổng giá trị nhập khẩu năm 2015 so năm 2000 tăng hơn 900%.
C. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu cao nhất và xu hướng giảm.
D. Cơ cấu giá trị nhập khẩu phân theo nhóm hàng có sự thay đổi theo hướng tăng lên.
* Dạng 2: Tìm nhận xét đúng từ bảng số liệu:
VD 1. Cho bảng số liệu: 
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014
 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2005
2009
2010
2014
Khai thác
1987,9
2280,5
2414,4
2920,4
Nuôi trồng
1478,9
2589,8
2728,3
3412,8
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 -2014? A. Khai thác tăng, nuôi trồng giảm. B. Nuôi trồng tăng, khai thác giảm.
C. Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác. D. Khai thác tăng nhanh hơn nuôi trồng.
VD 2. Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2016 
(Đơn vị: nghìn cái)
Năm
2010
2014
2015
2016
Máy in 
23 519,2
27465,8
25820,1
25847,6
Điện thoại cố định 
9405,7
5439,5
5868,1
5654,4
Ti vi lắp ráp 
2800,3
3425,9
5512,4
10838,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2010 – 2016?
A. Máy in giảm, điện thoại cố định tăng.	
B. Ti vi lắp ráp tăng nhanh hơn máy in.
C. Điện thoại cố định tăng, ti vi lắp ráp giảm.
D. Điện thoại cố định tăng nhanh hơn máy in.
	VD 3. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ KHÍ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
Năm
2000
2005
2010
2015
Dầu thô (nghìn tấn)
16 291
18 519
15 014
18 746
Khí tự nhiên (triệu m3)
1 596
6 440
9 402
10 660
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu thô và khí tự nhiên của nước ta, giai đoạn 2000 - 2015?
A. Sản lượng dầu thô tăng gấp 1,15 lần. B. Khí tự nhiên luôn nhỏ hơn dầu thô.
C. Khí tự nhiên tăng chậm hơn dầu thô. D. Dầu thô và khí tự nhiên luôn tăng.
VD 4. Cho bảng số liệu: 
CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005- 2015
( Đơn vị: %)
Năm
2005
2010
2012
2015
Tổng diện tích
100,0
100,0
100,0
100,0
Cây hàng năm
34,5
28,4
24,7
23,9
Cây lâu năm
65,5
71,6
75,3
76,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2005- 2015?
A. Tỉ trọng cây hàng năm lớn hơn cây lâu năm. 
B. Tỉ trọng cây lâu năm ngày càng lớn.
C. Tỉ trọng cây hàng năm ngày càng tăng.
D. Tỉ trọng cây lâu năm nhỏ hơn cây hàng năm.
3. Kỹ năng sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam.
3.1. Cách sử dụng số Átlát Địa lí Việt Nam.
- Đọc bản chú giải chung ở trang đầu tiên để hiểu chú giải ở các trang bản đồ tiếp theo.
- Lựa chọn đúng trang Átlát đề yêu cầu để trả lời.
- Phân tích bản đồ chính, bản đồ phụ, lát cắt, biểu đồ, bảng số liệu, đọc chú giải trong trang Átlát.
- GV lưu ý cho HS có một số câu hỏi lí thuyết học sinh có thể dùng Átlát để làm bài khi không nhớ kiến thức.
3.2. Các câu hỏi trắc nghiệm liên quan Átlát Địa lí Việt Nam trong đề thi THPT quốc gia.
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Vinh thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Thanh Hóa.	B. Nghệ An.	C. Quảng Bình.	D. Quảng Trị.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất lớn nhất?
A. Việt Trì.	B. Phúc Yên.	C. Hải Phòng.	D. Hà Nội.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trong số những trung tâm công nghiệp dưới đây trung tâm nào có giá trị sản xuất nhỏ nhất?
A. Cần Thơ.	B. Biên Hòa.	C. Sóc Trăng.	D. Thủ Dầu Một.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có cơ cấu ngành đa dạng nhất nhất?
A. Việt Trì.	B. Phúc Yên. C. Hải Phòng.	D. Thái Nguyên.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có số lượng ngành ít nhất?
A. Hà Nội.	B. Hải Phòng.	C. Biên Hòa. D. Nha Trang.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường 1A không đi qua thành phố nào sau đây?	
A. Cần Thơ. 	B. Hải Phòng. 	C. Đà Nẵng. 	D. Biên Hoà. 
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các cảng biển của nước ta theo thứ tự từ bắc vào nam là:
A. Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Cái Lân. 
B. Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất. 	
C. Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Dung Quất. 
D. Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất. 
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, nhóm hàng nhập khẩu nào của nước ta chiếm tỉ trọng cao nhất năm 2007? 
A. Lương thực, thực phẩm. 	B. Nguyên, nhiên vật liệu. 
C. Máy móc thiết bị. 	D. Hàng tiêu dùng. 
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường săt Thống Nhất không đi qua vùng nào sau đây?	
A. Đồng bằng sông Hồng. 	B. Bắc Trung Bộ. 	
C. Tây Nguyên. 	D. Đông Nam Bộ. 
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt – Trung?
A. Móng Cái.	B. Cầu Treo.	C. Bờ Y.	D. Mộc Bài.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết quốc lộ nào sao đây nối Hà Nội với Hải Phòng?
A. Quốc lộ 1.	B. Quốc lộ 2.	C. Quốc lộ 3.	D. Quốc lộ 5
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, nhóm hàng xuất khẩu nào của nước ta chiếm tỉ trọng cao nhất năm 2007? 
A. Công nghiệp nặng và khoáng sản. 	B. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. 
C. Nông – lâm sản. 	D. Thủy sản. 
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, trung tâm du lịch nào sau đây ở nước ta thuộc cấp vùng?
A. Cần Thơ.	B. Hà Nội.
C. Đà Nẵng.	D. TP. Hồ Chí Minh.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết quốc gia nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến nước ta năm 2007?
A. Nhật Bản.	B. Hàn Quốc.	C. Trung Quốc.	D. Hoa Kì.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết bãi biển Cửa Lò thuộc tỉnh nào?
A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Hà Tĩnh. D. Thừa Thiên Huế.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết trong các sân bay sau, những sân bay nào thuộc Bắc Trung Bộ? 
A. Đà Nẵng, Phù Cát. 	B. Đà Nẵng, Phú Bài. 
C. Phú Bài, Vinh. 	D. Phù Cát, Cam Ranh.
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng nào sau đây có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng. 	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Vùng Bắc Trung Bộ.	D. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng nông nghiệp nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. 	 B. Tây Nguyên. 
C. Vùng Bắc Trung Bộ.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây có cây chè là cây trồng chuyên môn hóa?
A. Trung du và iền núi Bắc Bộ. 	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.	 D. Đồng bằng Sông Hồng.
Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có số lượng trâu bò (năm 2007) lớn nhất nước ta là 
A. Quảng Ninh, Thanh Hóa.      	B. Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Thanh Hóa , Bình Định.      	D. Nghệ An, Quảng Nam.
Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60 %? 
A. Bình Thuận. B. Ninh Thuận. C. Tây Ninh. 	 D. Bình Phước. 
Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết, tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?
A. Sơn La. B. Cao Bằng. C. Quảng Bình. D. Tuyên Quang. 
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết vùng nào có giá trị sản xuất thủy sản trong tống giá trị sản xuất nông- lâm - thủy sản dưới 5% năm 2007?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. 	B. Tây Nguyên.
D. Vùng Bắc Trung Bộ.	D. Đông Nam Bộ.
VI. Thực nghiệm sư phạm
1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm là một quá trình rất cần thiết khi chúng ta tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì thực nghiệm sẽ cho biết được tính ứng dụng, tính khả thi của đề tài nghiên cứu. 
Đối với đề tài SKKN này, quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc áp dụng lược đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Địa lí lớp 12. Từ đó chứng minh được tính khả thi của đề tài SKKN.
Để đạt được mục đích đề ra là tính hiệu quả và khả thi của đề tài thì nhiệm vụ không chỉ là tổ chức dạy mà cần thiết phải tiến hành so sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Có như vậy mới thấy rõ được tính hiệu quả khi áp dụng các kĩ thuật dạy học mang lại.
2. Phương pháp thực nghiệm 
Khi tiến hành thực nghiệm đề tài này thì phương pháp được sử dụng đó là phương pháp loại suy: phương pháp tương tự theo mô hình xã hội. Các lớp tiến hành thực nghiệm được chia làm hai nhóm:
- Lớp thực nghiệm: Tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.
- Lớp đối chứng: Tổ chức các hoạt động nhận thức không sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.
3. Nội dung thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm đó là các kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong quá trình dạy môn Địa lí 12 - THPT như thuật lược đồ tư duy, kĩ thuật “các mảnh ghép”, kĩ thuật “khăn trải bàn”...
4. Tổ chức thực nghiệm
* Chọn bài thực nghiệm
Căn cứ vào mục tiêu cũng như nội dung chương trình môn Địa lí lớp 12 và để đáp ứng được hiệu quả của việc sử dụng lược đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học tích trong tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh, thì yêu cầu đặt ra đối với bài thực nghiệm phải phong phú về nội dung và hình thức. Vì vậy tôi đã chọn bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta (giáo án thực nghiệm ở trang 21)
* Chọn đối tượng thực nghiệm
Để kết quả thực nghiệm thu được mang tính khách quan và khoa học, tôi đã chọn đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12 - THPT ở trường THPT Hoàng Mai, Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An.
Lớp thực nghiệm: 12A13
Lớp lớp đối chứng: 12 A10
Các lớp trên đảm bảo những yêu cầu:
 Trình độ học sinh tương đương
 Không gian và điều kiện học tập tương đồng
5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau bài thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của học sinh bằng các phiếu kiểm tra. Nội dung mỗi phiếu kiểm tra bao gồm cả kiểm tra kiến thức và kĩ năng của học sinh, kết hợp với phiếu điều tra thái độ, tâm lí, hứng thú của học sinh sau mỗi tiết học, thu được kết quả sau:
Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm Xi trở xuống sau bài thực nghiệm.
Lớp
Sĩ số
Phương án
Điểm Xi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
 Phân phối kết quả kiểm tra 
12A13
38
TN
0
1
2
3
3
8
8
7
4
2
12A10
43
ĐC
0
3
5
6
7
9
6
6
1
0
% học sinh đạt điểm Xi trở xuống 
12A13
38
TN
0
2.63
7.89
15.79
23.68
44.74
65.79
84.21
94.74
100.00
12A10
43
ĐC
0
6.98
18.6
32,56
48.84
69.77
83.72
97.67
100.00
Dùa trªn c¸c kÕt qu¶ thùc nghiÖm s­ ph¹m cho thÊy chÊt l­îng häc tËp cña häc sinh líp thùc nghiÖm cao h¬n häc sinh líp ®èi chøng, ®iÒu ®ã thÓ hiÖn ë c¸c ®iÓm sau:
+ Tû lÖ häc sinh yÕu kÐm cña líp thùc nghiÖm thÊp h¬n so víi líp ®èi chøng.
+ Tû lÖ % häc sinh ®¹t trung b×nh ®Õn kh¸, giái cña líp thùc nghiÖm lµ cao h¬n so víi víi líp ®èi chøng.
+ §iÓm trung b×nh céng cña häc sinh líp thùc nghiÖm ®­îc n©ng cao vµ lu«n cao h¬n so víi líp ®èi chøng.
- Từ kết quả trên có thể khẳng định rằng, việc sử dụng lược đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc không sử dụng các kĩ thuật dạy học. Hiệu quả mang lại cả về mặt kiến thức và kĩ năng, học sinh nắm tri thức vững vàng hơn, thái độ học tập được cải thiện rõ ràng.
- Cùng với việc tiến hành thực nghiệm về mặt định lượng, tôi có tiến hành khảo sát về mặt định tính bằng cuộc phỏng vấn, quan sát và các phiếu hỏi ý kiến của giáo viên bộ môn và học sinh sau bài thực nghiệm. Qua đó tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc GV sử dụng lược đồ tư duy, các KTDH đã có tác dụng lớn trong việc tạo hứng thú, sự chủ động, tích cực, trách nhiệm trong hoạt động học tập của HS. 
Như vậy, việc GV sử dụng các KTDH trong dạy học Địa Lí lớp 12 - THPT sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, đạt được các mục tiêu dạy học đề ra.
PHẦN III. KẾT LUẬN 
Qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận, thực tiễn của việc sử dụng lược đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học cũng như đi vào thực nghiệm đề tài sáng kiến kinh nghiệm tác giả rút ra một số kết luận sau:
Việc đổi mới giáo dục nhất là đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông nói chung và môn Địa lí 12 - THPT nói riêng là rất cần thiết. Sự đổi mới này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh; Góp phần bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề; Phát triển năng lực hoạt động độc lập, tăng cường tính tương tác giữa thầy với trò và trò với trò. Tất cả điều đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông.
	 - Dạy học bằng hoạt động và thông qua hoạt động là một trong số những biện pháp đổi mới PPDH. Do đó, việc GV tổ chức cho HS các hoạt động nhận thức để chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng trong quá trình học tập là rất cần thiết.
 Sử dụng bản đồ tư duy, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Địa lí lớp 12 - THPT, đã góp phần bồi dưỡng ở học sinh những nếp tư duy sáng tạo, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực hành động độc lập cũng như hợp tác để giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập và thực tiễn. Khắc phục tình trạng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác trong công việc chung. Đây là một nội dung quan trọng trong chiến lược giáo dục mới, đào tạo những con người Việt Nam thông minh, sáng tạo, nhạy bén, chủ động trong học tập, lao động và sản xuất, vừa có tri thức khoa học vừa có kĩ năng thực hành.
Việc hướng dẫn HS ôn tập các kĩ năng địa lí và cách xác định các dạng câu hỏi trắc nghiệm liên quan tới kĩ năng địa lí là rất cần thiết, góp phần nâng cao kết quả kì thi THPT quốc gia trong các năm học vừa qua và những năm tiếp theo. 
- Với kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao chất lượng dạy học Địa lí lớp 12 THPT bằng bản đồ tư duy, các kỹ thuật dạy học tích cực, cách phân dạng câu hỏi phần kĩ năng đia lí. Tác giả hy vọng đây là chia sẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn và ôn thi THPT quốc gia hiện nay.
Việc đổi mới phương pháp dạy học không chỉ một cá nhân thực hiện, tác giả đề nghị cần thực hiện đồng loạt, cần có sự trao đổi chuyên môn giữa các đồng nghiệp trong trường và ngoài trường. Về phía các nhà trường cần hỗ trợ giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường trang thiết bị và phương tiện dạy học. 
Xin cảm ơn và mong nhận được những ý kiến quý báu từ các đồng nghiệp.
Hoàng Mai, tháng 3/2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí, Nxb Giáo dục.	
 Prof. Bernd Meier, TS. Nguyễn Văn Cường (2011). Lí luận dạy học hiện đại. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông. Potsdam – Hà Nội.
Dự án phát triển giáo dục THPT: Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh THPT. Một số ví dụ cho các môn học.Tài liệu sản phẩm dự án của nhóm chuyên gia PPDH. (2006)
 Dự án Việt – Bỉ. Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. (2010)
 Đặng Văn Đức - Nguyễn Thị Thu Hằng (1999), Kỹ thuật dạy học địa lí ở trường Trung học, Nxb Giáo dục. 
 Đặng Văn Đức (2006), Lý luận dạy học địa lí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
 Nguyễn Bá Kim (1998). Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trần Đức Tuấn, (2006), Công nghệ dạy học Địa lí – Chuyên đề cho học viên cao học chuyên ngành phương pháp dạy học Địa lí,
 Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen (2005). Đổi mới dạy học địa lí trung học cơ sở, Nxb Giáo dục.
Trần Kiều - Bùi Phương Nga (2018). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về dạy học tích cực, Hà Nội 2018.

File đính kèm:

  • docx56_Sang_kien_2020_Them_f9db5dc02d.docx
Sáng Kiến Liên Quan