Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Vật Lí chủ đề: An toàn - Sản xuất - Truyền tải - Sử dụng tiết kiệm điện năng với hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Trong chương trình cấp trung học phổ thông các kiến thức về an toàn, sản xuất và truyền tải điện nằm rải rác ở ba môn Vật lí 12, Kĩ thuật công nghiệp 12 và Nghề điện dân dụng 11. Cụ thể:

- Chương trình môn Vật lí 12 chương III “Dòng điện xoay chiều” gồm các nội dung: (6 tiết)

Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều

Bài 16: Truyền tải điện năng và máy biến áp

Bài 17: Máy phát điện xoay chiều

- Chương trình môn Công nghệ 12 gồm: (05 tiết )

Bài 22: Hệ thống điện quốc gia

Bài 23: Mạch điện xoay chiều 3 pha

Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha. Máy biến áp ba pha

- Chương trình nghề điện dân dụng 11 gồm: (05 tiết)

Bài 2: An toàn lao động trong giáo dục nghề điện dân dụng

Bài 7: Một số vấn đề chung về máy biến áp

Khi giảng dạy nội dung kiến thức trên, các giáo viên thường thực hiện bài dạy trong các tiết trong phân phối chương trình một cách độc lập, các nội dung các môn trùng lặp mất nhiều thời gian, học sinh thiếu sáng tạo, thụ động.

*) Ưu điểm:

 - Giáo viên có sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, giờ dạy tương đối sinh động, trực quan.

- Giáo viên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

- Tự chủ về phân phối chương trình môn học.

- Học sinh làm tốt bài tập tính toán.

*) Hạn chế:

- Những kiến thức này dạy ở những thời điểm khác nhau, có sự trùng lặp kiến thức và chưa logic ở ba môn học, chưa phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục.

- Kiến thức sản xuất và truyền tải điện tương đối nặng và khô khan làm cho học sinh khó lĩnh hội.

- Phương pháp tiếp cận kiến thức phần này còn truyền thống, chưa gây được sự hứng thú cho học sinh, học sinh không thích học.

 

doc84 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Vật Lí chủ đề: An toàn - Sản xuất - Truyền tải - Sử dụng tiết kiệm điện năng với hoạt động trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 năng lượng tái tạo, như: mặt trời, gió, sinh học, đại dương chúng ta cần nghiên cứu, tiếp  cận những công nghệ mới hơn, hiện đại hơn để loại bỏ được những nhược điểm của nguồn năng lượng tái tạo và đưa chúng trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính trong tương lai. từng bước loại bỏ rào cản về thể chế, cơ chế tài chính cho đầu tư năng lượng mới và tái tạo, khai thác hiệu quả nguồn thu từ cơ chế phát triển sạch. 
- Cần có chính sách đối với doanh nghiệp: Vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay đó là việc huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, Bộ Công Thương cần phối hợp với các sở, ban, ngành, các trung tâm tiết kiệm năng lượng tạo cơ chế nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn khi thực hiện các hoạt động tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí năng lượng trong bối cảnh sản xuất khó khăn và chi phí năng lượng đang tăng cao. Áp dụng các biện pháp khuyến khích và bắt buộc đổi mới công nghệ, thiết bị của các ngành sử dụng nhiều điện như thép, xi măng, hóa chất...; cấm nhập khẩu các thiết bị, máy móc, dây chuyền, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều điện năng
- Ngoài việc tuyên truyền rộng rãi, tăng cường tư vấn để người dân và doanh nghiệp có ý thức và nắm vững các giải pháp tiết kiệm năng lượng, Chính phủ phải có chế tài xử lý nghiêm minh, kiểm tra, giám sát tiêu thụ điện ở các doanh nghiệp. Có chính sách giá bán điện hợp lý theo giờ cao điểm, thấp điểm; giá điện theo mùa và theo nhóm đối tượng sử dụng.
- Cấp chứng nhận dán nhãn năng lượng cho các chủng loại sản phẩm để tạo ra sự minh bạch về hiệu suất năng lượng giữa các thương hiệu, tạo sự cạnh tranh giữa các thương hiệu lớn, cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp về đẳng cấp. 
2. Về phía doanh nghiệp, cơ quan nhà nước
  	- Cần thay đổi nhận thức về vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 
Coi tiết kiệm năng lượng là một hoạt động đem lại lợi nhuận không nhỏ trong bài toán thu-chi và tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm tiền cho chính doanh nghiệp. 
- Cần xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với trình độ công nghệ và cần có chiến lược dài hạn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với từng đơn vị.
- Chú trọng đầu tư các thiết bị mới, hiện đại; đảm bảo tối ưu hóa quy trình công nghệ sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến mà các nước trên thế giới đã áp dụng thành công. 
- Mỗi doanh nghiệp cần có cán bộ chuyên môn phụ trách về quản lý năng lượng. Đồng thời, tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ này.
- Thực hành sử dụng điện hợp lí và tiết kiệm ở các cơ quan và nơi công cộng, tích cực chống sử dụng điện lãng phí: thực hiện tắt tất cả các thiết bị dùng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc, tận dụng tối đa ánh sáng và hóng gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người làm việc trong phòng giảm; giảm ít nhất 50% số lượng đèn chiếu sáng chung ở các hành lang, khu vực sân, vườn, hàng rào. Khi thay đèn ống huỳnh quang, chỉ dùng đèn ống huỳnh quang “gầy” (T8, T5); thay bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact, chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật sự cần thiết và chỉ để chế độ làm mát và dùng quạt điện thay thế cho điều hòa khi trời không quá nóng. Máy vi tính chỉ được sử dụng cho công việc của cơ quan, xong công việc phải cắt điện, không được dùng việc khác cá nhân (chơi cờ, chơi game, đọc báo vv...) Chú ý tiết kiệm điện trong chiếu sáng đường phố.
- Thường  xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trong việc tiết kiệm điện. Nhắc nhở và có biện pháp đối với người sử dụng điện lãng phí, không đúng mục đích.
- Những sáng kiến về tiết kiệm điện có hiệu quả đều phải khen thưởng kịp thời và áp dụng ngay.
- Cần xây dựng một định mức về tiêu thụ điện cho các cơ quan trong toàn quốc.
3. Về phía người dân
Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng là cách vừa tiết kiệm vì lợi ích cho cá nhân, cho gia đình, cho con cháu mai sau, vừa làm giảm những nguy gây hại cho môi trường. Vì vậy, mỗi cá nhân ngoài việc tiết kiệm những nguồn năng lượng mà mình đang sử dụng, thì cần chung tay góp sức cùng cộng đồng, doanh nghiệp ủng hộ, tham gia các hoạt động tiết kiệm năng lượng, như: hưởng ứng Giờ Trái đất, thi đua “Gia đình tiết kiệm điện”
II. TRẢI NGHIỆM
- Học sinh được các kĩ sư nhà máy và các thầy cô giáo hướng dẫn đi thăm quan trải nghiệm các công đoạn sản xuất điện.
- Yêu cầu về nhà viết bài thu hoạch.
C. MỘT SỐ HÌNH ẢNH BUỔI HỌC TẬP VÀ THĂM QUAN TRẢI NGHIỆM
D. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU CHUYÊN ĐỀ
I. Bài thu hoạch của các nhóm.
Nhóm 1
	Ngày 10 tháng 3 năm 2017 là một ngày học đáng nhớ và ý nghĩa đối với tập thể lớp chúng em. Đây không phải là lần đầu tiên chúng em được tham gia học tập trải nghiệm thực tế nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được chủ động kiến thức, được thể hiện nội dung trước rất nhiều thầy cô trong toàn tỉnh và được các thầy cô khen ngợi rất nhiều. Rất vinh dự chúng em và các thầy cô trong trường THPT Yên Khánh B được đón rất nhiều các thầy cô là lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình, các thầy cô dạy Vật lý của các trường THPT trong tỉnh đã quan tâm về dự.
Nhóm 1 chúng em được giao nhiệm vụ tìm hiểu và trình bày nội dung 1: Chủ đề AN TOÀN ĐIỆN. Nhóm chúng em gồm 10 thành viên, sau thời gian 2 tuần làm việc dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo dạy Vật lý và công nghệ trong trường, nhóm chúng em đã đoàn kết thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Kết quả chúng em đã tìm hiểu được rất nhiều nội dung kiến thức ý nghĩa cho chủ đề, chúng em đã viết kịch bản, diễn tập thành 1 vở kịch về chủ đề AN TOÀN ĐIỆN. Mục đích là truyền tải tới tất cả mọi người các nội dung: Tại sao phải an toàn điện, các nguyên nhân gây ra tai nạn điện và các biện pháp để đảm bảo an toàn điện.
Khi tham gia trải nghiệm thực tế tại nhà máy nhiệt điện ninh bình chúng em được đi tham quan, được các kỹ sư nhà máy trực tiếp hướng dẫn các biện pháp đảm bảo antoàn, sơ cấp cứu khi có tai nạn điện. 
Đặc biệt trong chủ đề 2 SẢN XUẤT ĐIỆN chúng em đã được tìm hiểu thực tế quy trình sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện Ninh Bình mà trước đó chúng em chỉ biết học trong sách vở ( về máy phát điện, là hơi, tuapin). Chúng em hiểu rõ hơn về nguyên tắc tạo ra dòng điện là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, nguồn nhiên liệu của nhà máy nhiệt điện là than, than được đưa vào nhà máy qua các băng truyền sau đó được nghiền rất nhỏ và phun vào trong lò. Than cháy sinh ra nhiệt, nhiệt này nấu nước trong các lò hơi làm nước bay hơi, hơi nước được dẫn truyền đi và làm quay tuapin của máy phát điện, tuapin quay làm roto máy phát điện cũng quay theo và tạo ra điện. Nguồn điện tạo ra được truyền tải đi để sử dụng cho tỉnh Ninh Bình và hòa chung vào điện lưới quốc gia.
Chúng em cũng được các kỹ sư nhà máy cho tham quan hệ thống sử lý chất thải của nhà máy. Quả thật ban đầu chúng em nghĩ nhà máy gây ra ô nhiễm môi trường sẽ rất lớn nhưng đến đây chúng em mới được biết nhà máy là một điểm sáng trong công nghệ sử lý môi trường trong toàn quốc.
 Cuối cùng chúng em trân thành cảm ơn các thầy cô trong trường THPT Yên Khánh B đã cho chúng em các tiết học bổ ích.
Nhóm 2
Nhóm 2 nghiên cứu về các nội dung chủ đề 2 SẢN XUẤT ĐIỆN, được các thầy cô hướng dẫn các nội dung tìm hiểu cụ thể là: Các nguồn nguyên liệu để sản xuất điện, các nguồn sản xuất điện chính ở nước ta, nguyên tắc tọa ra dòng điện xoay chiều, các máy phát điện xoay chiều. Được đến nhà máy nhiệt điện trình bày các nội dung kiến thức trên và kiểm nghiệm kiến thức bằng thực tế sau buổi học chúng em thấy thật ý nghĩa.
Chúng em được hiểu sâu hơn về cách tạo ra dòng điện xoay chiều. Nguồn nguyên liệu để sản xuất điện của nhà máy là than, than được đưa vào nhà máy qua các băng truyền tải: 
Hệ thống băng tải kéo dài hàng trăm mét từ cảng than vào nhà máy:
	Các băng truyền đều được điều khiển tự động hóa và có các hệ thống theo giõi từ các phòng chức năng. Than đưa vào nhà máy được nghiền rất nhỏ và phun vào là đốt, nhiệt tạo ra nấu nước làm nước bay hơi, hơi nước được dẫn đi làm quay tuapin, tuapin quay kéo roto của máy phát điện quay và tạo ra dòng điện.
Đây là một số hình ảnh chúng em thu được về hoạt động của nhà máy
Nhóm 3
1. Về cảm nhận
Đây là lần trải nghiệm thực tế ý nghĩa nhất của thời học sinh chúng em. Được các thầy cô hướng dẫn chúng em tự chủ động về các nội dung và đặc biệt được các thầy cô trong tỉnh tham dự cùng chúng em trải nghiệm để đánh giá các công việc mà chúng em làm được và thu được, thật vui khi được các thầy cô đánh giá cao chúng em. Chúng em rất vui và luôn ước ao có nhiều giờ học như thế, chúng em được tự chủ động được kiểm nghiệm kiến thức của chuyên đề bằng thực tế. Không biết nói gì hơn chúng em xin trân thành cảm ơn các thầy cô.
2. Về những bài học rút ra sau trải nghiệm. 
- Chúng em đoàn kết hơn, có trách nhiệm hơn trong các công việc của mình.
	- Rèn luyện cho chúng em sự chủ động trong các nội dung kiến thức. Chúng em cảm thấy bản thân mình hoàn thiện hơn, trưởng thành hơn, tự tin hơn.
	- Kiến thức học trong sách vở được kiểm nghiệm qua thực tế gúp chúng em nhớ lâu hơn, và thích thú học tập hơn.
	- Chúng em cảm nhận thấy vai trò của điện năng, vai trò của những con người ngày đêm làm việc tạo ra nguồn năng lượng cho chúng ta sử dụng.
	- Chúng em cảm thấy có ước ao muốn được làm kỹ sư điện.
 3. Về nội dung câu hỏi nghiên cứu:
	- Nguyên tắc sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện Ninh Bình : Than đưa vào nhà máy được nghiền rất nhỏ và phun vào là đốt, nhiệt tạo ra nấu nước làm nước bay hơi, hơi nước được dẫn đi làm quay tuapin, tuapin quay kéo roto của máy phát điện quay và tạo ra dòng điện. Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ đã học.
	- Cảm nhận về chuyến đi này: Chúng em thấy thật ý nghĩa và bổ ích.
Nhóm 4
Nhà máy nhiệt điện tạo ra năng lượng điện theo 2 quá trình: Quá trình 1 chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng (đốt than tạo thành nhiệt, nhiệt này nấu nước làm nước bay hơi, hơi nước được dẫn đi làm quay tuapin). Quá trình 2: Chuyển hóa cơ năng thành điện năng ( khi tuapin quay kéo roto của máy phát điện quay và sinh ra dòng điện) điều này học sinh đã được học trong sách vở. Tuy nhiên, việc xây dựng, vận hành một nhà máy nhiệt điện cụ thể như thế nào, sự ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và các ngành kinh tế khác của vùng ra sao thì không phải ai cũng biết. Do vậy, trong chuyên đề liên môn giữa môn Vật Lí và Công nghệ, đã có một chuyến trải nghiệm thực tế tới Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình vào ngày 10/3 vừa qua.
Cách trường THPT Yên Khánh B chừng 8km về phía bắc, nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình được xây dựng dưới chân núi Cánh Diều một địa danh lịch sử và là một công trình tự hào của người Ninh Bình. 
 	Tới nhà máy Nhiệt Điện, lớp chúng tôi gồm 40 học sinh và rất vinh dự trong chuyên đề này được chào đón rất đông các thầy cô giáo là lãnh đạo sở giáo dục, lãnh đạo nhà máy và các thầy cô trong các trường về dự
 Trong hội trường của nhà máy lớp chúng em bước vào học tập tìm hiểu các nội dung kiến thức của chuyên đề: An toàn – Sản xuất – Truyền tải – Tiết kiệm điện. Nội dung của bốn chủ đề được các thầy cô trong môn Vật lý và Công nghệ hướng dẫn các nội dung và truyền đạt trong buổi học. Chúng em muốn truyền đạt tới mọi người những nội dung của bốn chủ đề sao cho có ý ngĩa nhất.
 	Sau khi tìm hiểu kiến thức lớp được các kỹ sư của nhà máy đi trải nghiệm thực tế để tìm hiểu, kiểm nghiệm lại các nội dung đã học. Sau khi kết thúc trải nghiệm, chúng em thấy thật ý nghĩa, chúng em được hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất điện của nhà máy Nhiệt điện, ý nghĩa của các công nhân, kỹ sư ngày đêm làm việc để tạo cho chúng ta nguồn năng lượng không thể thiếu. Chúng em ước ao hơn, phấn đấu hơn để được làm kỹ sư điện. Về môi trường, nhà máy nhiệt điện rất sạch, không khí trong nhà máy rất trong lành, nguồn nước thải trong xanh và có cả cá sống nữa. Chứng tỏ vấn đề môi trường không phải là điều lo ngại như mọi người vẫn nghĩ.	
Cuối cùng chúng em cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đã cho chúng em co buổi học đầy ý nghĩa và đáng nhơ.
II. Bài tập khảo sát sau chuyên đề.
Câu 1. Gặp người bị điện giật ta phải.
A. Báo cho người khác đến cứu.
B. Điện thoại báo cho điện lực cúp điện.
C. Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện và tiến hành sơ cứu hồi sinh 
D.Ngăn cản không cho người khác đến gần vì rất nguy hiểm
Câu 2. Người ta bị điện giật khi :
A. chạm vào vật mang điện 	B. Có điện trở người nhỏ 
C. Có dòng điện qua người	D. Tất cả đều đúng 
Câu 3. Khi sử dụng điện, để đảm bảo an toàn thì :
 	A. Luôn luôn mang găng tay
 	B. Thường xuyên kiểm tra vỏ thiết bị bằng bút thử điện để tránh hiện tượng chạm vỏ 
 	C. Nên lắp đặt mạng điện ngầm sẽ đảm bảo an toàn hơn
 	D. Cúp cầu dao trước khi cắm phích điện 
Câu 4. Khi lắp đặt điện, để đảm bảo an toàn ta phải :
 	A. Nên lắp đặt mạng điện ngầm
 	B. Tất cả các thiết bị điện đều phải nối đất 
 	C. Không dùng dây điện trần trong nhà, các mối nối, cầu dao phải được cách điện tốt 
 	D. Tất cả đều đúng.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về máy biến áp?
 	A.Cuộn dây sơ cấp và thứ cấp có thể có số vòng dây như nhau
 	B.Tỉ số điện áp hiệu dụng ở cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng tỉ số các cường độ dòng điện hiệu dụng trong mỗi cuộn dây tương ứng đó.
 	C. Cuộn sơ cấp của máy biến áp có số vòng dây ít hơn cuộn thứ cấp.
 	D. Khi ở chế độ làm việc không tải thì hầu như máy biếp áp không tiêu thụ điện năng.
Câu 6. Một máy phát điện xoay chiều có công suất 10MW. Dòng điện phát ra sau khi tăng thế lên đến 500kV được truyền đi xa bằng dây tải có điện trở 50. Công suất hao phí trên đường dây là:
	A.20kW	B.80V	C.20W	 	D.40kW
Câu 7. Trong máy điến áp lí tưởng, hệ thức nào sau đây đúng?
	A.	B. 	C. 	D. 
Câu 8. Một máy biến áp lí tưởng có N1 = 4000 vòng, N2 = 2000 vòng. Điện áp giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 110V. Điệp áp ở mạch thứ cấp.
	A.50V	B.60V	C.65V	D.55V
Câu 9. Một máy biến áp lí tưởng có N1=2000 vòng, N2 = 200 vòng.Cường độ dòng điện trong cuộn sơ cấp là 5A. Cường độ dòng điện ở mạch thứ cấp.
	A.50A	B.10A	C.20A	D.40A
Câu 10. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về máy biến áp. Máy biến áp có thể:
	A. tăng điện thế.	B. giam điện thế
	C. thay đổi tần số dòng điện	D. biến đổi cường độ dòng điện.
Câu 11. Hiện nay người ta thường dùng cách nào để làm giảm hao phí khi truyền tải điện năng
	A. Tăng tiết diện dây dẫn dùng để truyền tải	 
	B. Xây dựng nhà máy điện gần nơi tiêu thụ
	C. Làm dây dẫn bằng vật liệu siêu dẫn	 
	D. Tăng điện áp trước khi truyền tải điện năng đi xa.
Câu 12. Một máy biến áp có hiệu suất 100%, có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến thế này:
A. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp lên 10 lần	B. là máy tăng thế
C. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần	D. là máy hạ thế.
Câu 13. Trong quá trình truyền tải điện năng. Nếu tăng điện áp lên 100 lần trước khi truyền tải thì công suất hao phí trên đường dây:
A. tăng 100 lần	B. giảm 100 lần	C. tăng 10.000 lần 	D. giảm 10.000 lần.
Câu 14. Một máy biến áp lí tưởng. Phát biểu nào sau đây sai:
A. Nếu N1>N2 : là máy hạ thế	 B. Nếu N1<N2 : là máy hạ thế
C. Có thể làm thay đổi cường độ dòng điện D. Không làm thay đổi tần số dòng điện
Câu 15. Nguyên tắt hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa trên hiện tượng:
	A. hưởng ứng.	B. tác dụng của từ trường lên dòng điện
	C. cảm ứng điện từ	D. tác dụng của dòng điện lên nam châm
Câu 16. Nguyên tắt hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng:
	A. tác dụng của từ trường lên dòng điện không đổi	
 	B. cảm ứng điện từ
	C. cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay	
 	D. hưởng ứng tĩnh điện
Câu 17. Một máy phát điện xoay chiều tạo nên một suất điện động . Tốc độ quay của roto là 500 vòng/phút. Số cặp cực của roto là:
	A. 4 cặp	B. 5 cặp	C. 6 cặp	D. 7 cặp
Câu 18. Một máy phát điện xoay chiều một pha có số cặp cực là p, tần số dòng điện phát ra là f. Khi đó tốc độ quay của Roto là:
	A. n = f/p (vòng/s)	B. n = 60.f/p (vòng/s)	
 	C. n = p/f (vòng/s)	D. n = 60.p/f (vòng/s)
Câu 19. Một máy phát điện xoay chiều một pha có 4 cặp cực. Tần số dòng điện phát ra f = 50Hz. Rôto của máy phát quay với tốc độ:
	A. 200 vòng/phút	B. 12,5 vòng/phút	
 	C. 1200 vòng/phút	D. 750 vòng/phút
Câu 20. Trong máy phát điện xoay chiều một pha
A. phần cảm là phần tạo ra dòng điện	B. phần cảm là phần tạo ra từ trường
C. phần ứng được gọi là cổ góp	D. phần ứng là phần tạo ra từ trường.
Câu 21. Trong máy phát điện xoay chiều;
	A. phần cảm là bộ phận đứng yên và phần ứng là bộ phận chuyển động
	B. phần cảm là bộ phận chuyển động và phần ứng đứng yên.
	C. cả hai phần cảm và phần ứng đều đứng yên chỉ có bộ góp chuyển động
	D. Tùy thuộc cấu tạo của máy, phần cảm và phần ứng có thể chuyển động hay đứng yên.
Câu 22. Một cuộn dây gồm 50 vòng dây, diện tích 0,025m2, đặt trong từ trường đều có véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây, B = 0,6T. Từ thông qua cuộn dây là:
	A. 0,75Wb	B. 0,60Wb	C. 0,50Wb	D. 0,40Wb
Câu 23. Khi truyền tải điện năng của dòng điện xoay chiều ba pha đi xa ta phải dùng ít nhất 
	A. hai dây dẫn	B. ba dây dẫn	
 	C. bốn dây dẫn	D. năm dây dẫn
Câu 24. . Điện năng truyền đi xa bị tiêu hao chủ yếu do tỏa nhiệt trên đường dây. Gọi R là điện trở đường dây, P là công suất điện truyền đi, U là điện áp tại nơi phát, cos φ là hệ số công suất của mạch điện thì công suất tỏa nhiệt trên dây là
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 25. Dòng điện xoay chiều là dòng điện
	A. có chiều thay đổi liên tục.
	B. có trị số biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
	C. có cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian.
	D. tạo ra từ trường biến thiên tuần hoàn.
Câu 26.Những lợi ích về môi trường do việc sử dụng đèn Led mang lại là: 
	A. Tiêu thụ tiết kiệm điện năng; 
	B. Giảm lượng khí CO2 thải ra và góp phần bảo vệ môi trường;
	C. Không chứa thủy ngân, các chất độc hại, không phát sinh ra tia cực tím, bức xạ tia hồng ngoại và không gây ô nhiễm môi trường; 
	D. Tất cả các câu trên. 
Câu 27. Cường độ của một dòng điện xoay chiều có biểu thức . Dòng điện này:
A. có chiều thay đổi 120 lần trong 1s.	B. có tần số bằng 50 Hz.
C. có giá trị hiệu dụng bằng 2A.	 D.có giá trị trung bình trong một chu kỳ bằng 2A
Câu 28. Cường độ dòng điện trong mạch không phân nhánh có dạng . Cường độ hiệu dụng trong mạch là:
A. I = 4 A	B. I = 2,83 A	C. I = 2 A	D. I = 1,41 A1 
Câu 29. Tại sao phải tiết kiệm điện khi điện có nhiều ứng dụng hiệu quả trong sản xuất, sinh hoạt, dịch vụ, ... ?
A. Để tiết kiệm tiền điện cho gia đình, doanh nghiệp; 
B. Để tiết kiệm việc đầu tư và sản xuất điện; 
C. Để tiết kiệm nguồn năng lượng quốc gia; 
D. Cả 3 câu trên điều đúng.	
Câu 30. Loại đèn nào trên thị trường hiện nay sử dụng tiết kiệm điện năng nhiều nhất? 
A Compact; 	B Sợi đốt; 	C Led; 	D Huỳnh quang.
KẾT QUẢ BÀI LÀM 
Họ và tên
Số câu đúng
Họ và tên
Số câu đúng
Nguyễn Thùy Linh
28
Phạm Đình Nhật
28
Tạ Hà Ly
28
Phạm Thị Mai Anh
28
Lại Thị Thanh Phương
28
Đinh Thanh Huyền
30
Lê Quốc Lập
30
An Đức Nguyên
30
Đinh Ngọc Hoan
28
Tạ Mạnh Tuấn
30
Đỗ Đăng Quang
30
Đinh Thị Lan
28
Đinh Văn Đức
25
Phạm Hồ Nam
22
Đinh Thị Hiền Lương
30
Phạm Thu Huyền
20
Đào Thị Hồng Hạnh
22
Bùi Tràn Duy Tôn
22
Đinh Đức Anh
25
Đinh Ngọc Huyền
25
Phan Thị Mỹ
28
Đinh Thị Vân Anh
25
Mai Thùy Linh
22
Phạm Trung Kiên
28
Đinh Thị Liên
25
Hoàng Thu Huyền
28
Đinh Thị Thu Yên
28
Nguyễn Thị Nhung
28
Đinh Thị Thương
27
Tạ Duy Công
26
Nguyễn Thị Lan Anh
30
Đinh Thanh Hương
25
Lại Thị Thùy Linh
22
Phạm Thị Ngọc
22
Cao Thị Ngọc Thư
25
Trương Hoài Nam
26
Phan Thế Vinh
27
Vũ Minh Tuấn
28
Bùi Sinh Thọ
28
Đinh Văn Công
28
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến
1
2. Nội dung
2
2.1 Giải pháp cũ thường làm
13
2.2 Giải pháp mới cải tiến
13
3. Hiệu quả kinh tế xã hội đạt được
9
3.1 Hiệu quả kinh tế
9
3.2 Hiệu quả xã hội
10
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
11
5. Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến
12
PHỤ LỤC
A. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
13
B. BÁO CÁO VÀ TRẢI NGHIỆM
50
C. MỘT SỐ HÌNH ẢNH BUỔI HỌC TẬP VÀ THĂM QUAN TRẢI NGHIỆM
64
D. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU CHUYÊN ĐỀ
75

File đính kèm:

  • doc3. YKB Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Vật Lí chủ đề An toàn - Sản xuất - Truyền tải - Sử.doc
Sáng Kiến Liên Quan