Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn đối với đối tượng học sinh yếu

Môn ngữ văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình của cấp học THCS . Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn ngữ văn còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tương tình cảm cho các em, biết yêu thương quí trọng gia đình, bạn bè hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp lòng nhân ái, biết tôn trọng lẽ phải- sự công bằng căm ghét trước cái xấu, cái ác. Vì vậy việc bồi dưỡng vốn sống thông qua tác phẩm văn học có giá trị nhân văn cao cả là một yêu cầu lớn trong việc dạy và học văn. Thế nhưng trong tình hình thực trạng hiện nay đa số các em chán học môn văn với nhiều nguyên nhân khách quan- chủ quan từ đó ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng dạy và học môn văn. Số học sinh học yếu môn ngữ văn còn nhiều trước thực trạng đó là người giáo viên nhiều năm trong nghề bản thân tôi luôn trăn trở và cố tìm được giải pháp giúp các em nhất là đối tượng học sinh yếu học tốt môn văn

doc12 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11837 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn đối với đối tượng học sinh yếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p
PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI
 TÊN ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC MÔN NGỮ VĂN ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH YẾU
Người thực hiện : Nguyễn Thị Tuyết Trinh
 Chuyên ngành : Ngữ văn
Đakpơ, ngày 09 tháng 03 năm 2010
MỤC LỤC
Tên đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn đối với đối tượng học sinh yếu
 A. PHẦN MỞ ĐẦU 
 I. Lí do chọn đề tài
 II. Mục đích nghiên cứu
 III. đối tượng và khách thể nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
khách thể nghiên cứu
 IV. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
 V. Tình hình thực tiễn( Thực trạng)
 VI. Phương pháp nghiên cứu
 B.NỘI DUNG
 I. Biện pháp thực hiện
 1. Giảng dạy lí thuyết
 2. Giảng dạy phần luyện tập
 II. Bài học kinh nghiệm và kết quả đạt được
 C. KẾT LUẬN CHUNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn ngữ văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình của cấp học THCS . Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn ngữ văn còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tương tình cảm cho các em, biết yêu thương quí trọng gia đình, bạn bè hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp lòng nhân ái, biết tôn trọng lẽ phải- sự công bằng căm ghét trước cái xấu, cái ác. Vì vậy việc bồi dưỡng vốn sống thông qua tác phẩm văn học có giá trị nhân văn cao cả là một yêu cầu lớn trong việc dạy và học văn. Thế nhưng trong tình hình thực trạng hiện nay đa số các em chán học môn văn với nhiều nguyên nhân khách quan- chủ quan từ đó ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng dạy và học môn văn. Số học sinh học yếu môn ngữ văn còn nhiều trước thực trạng đó là người giáo viên nhiều năm trong nghề bản thân tôi luôn trăn trở và cố tìm được giải pháp giúp các em nhất là đối tượng học sinh yếu học tốt môn văn 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Khi đặt ra vấn đề: Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học văn đối với đối tượng học sinh yếu ,thông qua kinh nghiệm này tôi muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi, bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực nhất, khả thi nhất nhằm tạo điều kiện giúp các em học tốt hơn môn ngữ văn .Mục đích cuối cùng của người viết kinh nghiệm là mỗi giáo viên sẽ đào tạo cho đất nước- những thế hệ học sinh không chỉ thành thạo về kĩ năng mà còn giàu có về cảm xúc- có tâm hồn cao sáng biết vươn tới các chân thiện mĩ của cuộc sống
- Hiểu rõ vai trò của môn học trong nhà trủờng và nhất ở bậc THCS việc nâng cao chất lương trong học sinh yếu bộ môn, tạo mặt bằng chung chất lương bộ môn là việc làm cấp thiết.
- Một số kinh nghiệm trong việc dạy học sinh yếu bộ môn ngữ văn 
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu : Dạy môn ngữ văn đối với học sinh yếu 
Khách thể nghiên cứu: là học sinh bậc THCS trường THCS Mạc Đĩnh Chi
IV. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Môn ngữ văn có vị trí rất đặc biệt và quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường phổ thông nói chung và bật THCS nói riêng. Là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Môn văn có tầm qưuan trọng trong viêc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh, đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với môn học khác. Học tốt môn văn sẽ có tác dụng tích cực tới các môn học khác và ngược lại. Điêù đó đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng trong việc dạy và học môn văn nói chung và đặt biệt chú ý đến đối tượng yếu môn văn nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết đối với người giáo viên dạy văn.
2. Phạm vi nghiên cứu
Môn văn- đối tương học sinh yếu bậc THCS trường THCS Mạc Đĩnh Chi
V. TÌNH HÌNH THỰC TIỄN( THỰC TRẠNG)
Qua những năm giảng dạy trường THCS Mạc Đĩnh Chi tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về tình hình về học sinh bộ môn văn như sau:
Năm học 2006-2007
STT
KHỐI LỚP
YẾU MÔN VĂN( TỈ LỆ 5%)
GHI CHÚ
01
6
22,7%
Chưa áp dụng đề tài
02
7
20,9%
03
8
19,7%
02
9
15,9%
Năm học 2007-2008
STT
KHỐI LỚP
YẾU MÔN VĂN( TỈ LỆ 5%)
GHI CHÚ
01
6
20,5%
Bắt đầu áp dụng đề tài
02
7
18,2%
03
8
15%
02
9
13,2 %
Năm học 2008-2009
STT
KHỐI LỚP
YẾU MÔN VĂN( TỈ LỆ 5%)
GHI CHÚ
01
6
17,3%
Tiếp tục áp dụng đề tài
02
7
15,4%
03
8
11,3%
02
9
10%
Năm học 2009-2010( học kì I)
STT
KHỐI LỚP
YẾU MÔN VĂN( TỈ LỆ 5%)
GHI CHÚ
01
6
15,1%
Tiếp tục áp dùng đề tài và kết thúc dề tài
02
7
12%
03
8
9,4%
02
9
8,5%
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Căn cứ vào mục tiêu tình chất và nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng các phưưong pháp sau đây để nghiên cứu:
- Khảo sát- so sánh
- Đánh giá- Tổng kết thực tiễn
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Giảng dạy lí thuyết
a. Giáo viên chỉ nên truyền đạt kiến thức trọng tâm:Trong một bài học ngoài nội dung kiến thức trọng tâm, người giáo viên còn cần mở rộng nâng cao ở một số kiến thức cần thiết để học sinh phát huy khả năng nhận thức ở những lĩnh vực khác. Thế nhưng đối với đối tượng học sinh yếu, chỉ cần nên hướng dẫn học sinh nắm kiến thức trọng tâm trong bài để đảm bào tính “ vừa phải” trong việc tiếp thu. Có như vậy học sinh sẽ không bị rối, khi vấn đề trọng tâm chưa nắm được thì phái tiếp nhận vấn đề mở rộng để rồi việc không hiểu bài dẫn đến chán học và không học được môn văn là tất yếu
Ví dụ: Khi dạy bài phép ẩn dụ ( Tiếng việc 6)
Giáo viên làm thế nào hình thành cho học sinh khái niệm : Phép ẩn dụ là một biện pháp tu từ trong đó tên gọi sự vật này được thay thế bằng tên gọi sự vật khác có mối quan hệ tương đồng
 Tên gọi sự vật A thay thế tên gọi sự vật b
 Tương đồng
- Sau khi nắm được khái niệm về ẩn dụ, học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt được các kiểu ẩn dụ. Trong quá trình giảng dạy chỉ nên cho những ví dụ cụ thể ,dễ hiểu
Ví dụ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 AD ( Viếng Lăng Bác- Viễn Phương)
b. Trong quá trình giảng dạy hình thành bằng cách ghi bài học ngắn gọn dễ thuộc ,dễ nhớ: Việc ghi bài đối vớ học sinh cũng là vấn đề cần thiết, nên cô động kiến thức trọng tâm, ngắn gọn, dễ nhớ có thể dùng so đồ kiến thức cho những giờ học có nội dung kiến thức nhiều.
Ví dụ: trong văn bản Em bé thông minh (truyện cổ tích - ngữ văn 6) để hệ thống kiến thức của một phần học tương đối nhiều, giáo viên có thể dùng sơ đồ sau để định hướng cho học sinh đi vào kiến thức trọng tâm
 EM BÉ THÔNG MINH
Người thử tài
QUAN- VUA- SỨ THẦN
Ngươì trổ tài
EM BÉ
Ngựa đi mấy bước
Trâu cày mấy đường
Ba trâu đực đẻ thành chín trâu con
Bố đẻ em bé
Một chim sẻ làm ba cổ thức ăn
Rèn kim mổ chim
Câu hát dân gian
Sợi chỉ sâu qua con ốc
TRÍ THÔNG MINH
c. Sử dụng đồ dùng dạy học: Đây là một trong những yếu tố cần thiết để thực hiện tốt tiết dạy. Việc sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp với đặt trung bộ môn và nhất là phù hợp với từng bài học, sẽ giúp học sinh hứng thú trong giờ học. Có thể dùng tranh ảnh- sơ đồ kiến thức, minh họa cho HS dễ tiếp thu bài học.
 Ví dụ: Khi dạy bài thơ “viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương giáo viên có thể cho học sinh nghe bài hát ở đĩa ,giúp học sinh có sự rung cảm ban đầu để tiếp thu bài tốt
2. Giảng dạy phần luyện tập: 
a. Giảm bớt lượng bài tập- chỉ tập trung kiến thức cơ bản sao cho học sinh có cảm giác học tập thoải mái. Bài tập vừa với sức học sinh, từ dễ đến trung bình từ đó tạo sự yêu thích, hứng thú học tập môn ngữ văn hơn ,giáo viên cần kiên trì nhắc lại và ôn lại những kiến thức cũ mà học sinh đã quên, tạo cho học sinh tính chủ động trong giải bài tập. Nhằm giúp học sinh nhớ lâu và dần dần sẽ hình thành nơi học sinh thói quen giải bài tập 
b. Cách xây dựng câu hỏi và hệ thống bài tập cho đối tượng học sinh yếu: 
- Câu hỏi phải có tính khoa học : đây là yêu cầu đòi hỏi mỗi câu hỏi bài tập được đặt ra phải chính xác về nội dung phải hợp lí về cách trình bày sắp xếp, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh .Muốn vậy khi đặt ra câu hỏi phải hiểu rõ đối tượng học sinh và vấn đề trọng tâm về kiến thức
Câu hỏi bài tập phải có tính sư phạm : Ngôn ngữ chính xác, trong sáng, dễ hiểu tránh cách diễn đạt cầu kì, vòng vo. Các nhiệm vụ đặt ra phải rõ ràng ngắn gọn 
Ví dụ: Sau khi kết thúc tác phẩm không nên đặt câu hói chung chung mơ hồ 
?. Điều khắc sâu của bài học hôm nay là gì 
 	Nên hỏi một cách cụ thể rõ ràng 
?. Kết thúc tác phẩm như vậy có ý nghĩa gì
?. Nhân vật chính gợi cho em bài học gì về cách sống
- Câu hỏi phái có tính hệ thống : Yêu cầu này đặt ra nhằm nhấn mạnh mối quan hệ làm thông giữa các câu hỏi. Giữa các mạch kiến thức câu hỏi trước gợi mở dẫn dắt đến câu hỏi sau. Câu hỏi sau bổ sung hoàn thiên cho câu hỏi trước. Câu hỏi cùng chi phối ràng buộc lẫn nhau nhưng đồng thời cũng giữ vị trí nhất định không thể thay thế hoặc đảo vị trí cho nhau
 	Ví dụ hệ thống câu hỏi trong bài đối ngữ ( tiếng việc 8)
 	Câu hỏi 1 đọc kĩ bài tập tìm hiểu bài nhận xét sự tương xứng giữa :
 Người lên ngựa với kẻ chia bào
 Người về với kẻ đi
 Nửa in gối chiếc với nửa soi dặm trường
Câu hỏi 2 Cách dùng các cặp từ tương xứng có tác dụng gì trong biểu đạt nội dung câu thơ 
Câu hỏi 3 Cách sử dụng từ ngữ như vậy gọi là đối ngữ , em hiểu thế nào là đối ngữ hãy trình bày ngắn gọn ,đầy đủ khái niệm đối ngữ 
-Câu hỏi phải tạo tình huống hập dẫn, tư duy phù hợp với đối tượng học sinh nhằm tạo hứng thú trong gờ họcvăn- thông qua việc xây dựng hệ thống các câu hỏi chúng ta phát huy được hiệu quả trong giờ dạy 
- việc chuẩn bị bài ở nhà cũng rất quan trọng, giáo viên cần hướng dẫn kĩ và định hướng kiến thức ở bài sau, khuyến khích học sinh tự giác làm bài tập ở nhà .Đặc biệt là đối với đối tượng học sinh yếu ,cần động viên quan tâm hơn trong việc chuẩn bị bài học ở nhà và làm các bài tập ở nhà.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
. Qua thời gian nguyên cứu và áp dụng đề tài trên, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
1. Bài học kinh nghiệm:
Mặc dù công việc nâng cao chất lượng cho học yếu là một việc hết sức khó khăn và phức tạp. Trước xu thế chung của xã hội, việc dạy và học ngữ văn là một việc chúng ta nói đến nhiều. Học sinh không thích học văn , học sinh chán học văn, học văn quá khó và nhất là đối với học sinh yếu thì việc học văn càng khó khăn hơn .Do vậy việc chú trọng đến đối tượng học sinh yếu, nâng mặt bằng về chất lượng bộ môn môn ngữ văn là một nhiện vụ vô cùng quan trọng và nặng nề. Nhưng với sự cố gắng đầu tư nghiên cứu để tìm ra giải pháp giảng dạy, vận dụng một cách linh hoạt trong từng tiết học, thì việc nâng cao chất lượng đối với học sinh học yếu môn văn là vấn đề có thể thực hiện được 
- Mối giáo viên dạy văn phải biết tôn trọng ý tưởng riêng, phải biết rèn kĩ năng cảm thụ một tác phẩm văn chương của từng học sinh .Nên hướng dẫn cho từng đối tượng học sinh yếu biết cách cảm thụ tác phẩm đúng hướng
- Phải mạnh dạn cải tiến, sáng tạo trong tiết học. Vận dụng các phương pháp dạy học một cáhc linh hoạt, tránh thói quen theo đường cũ lối mòn . Đổi mới trong cách kiểm tra, đổi mới trong cách truyền thụ, làm sao tạo không khí cởi mở thân thiện tạo niềm tin trong các em tránh sự mặt cảm trong các em
- Bản thân mỗi giáo viên đứng trên lớp ,đa phần thường dành những thiện cảm đối với học sinh học tập tốt và ngược lại đôi lúc cũng vô tình, thiếu sự quan tâm đối với học sinh yếu hoặc nếu có cũng chỉ là những lời quở trách mà chúng ta không nghĩ rằng những vô tình ấy đã đẩy các em vào đường cùn ngõ cụt . việc không hiểu bài dẫn tới việc học yếu từ đó luôn bị mặc cảm và kết hợp với những cái ‘ Vô tình” của một số giáo sẽ làm cho các em đã yếu càng yếu thêm . Do vậy theo tôi đối với những giáo viên daỵ văn hãy dành cho các em học yếu một tình cảm lớn- hãy quan tâm hơn gần gũi hơn và tìm hiểu rõ hoàn cảnh, tâm tư tình cảm để kịp thời động viên và luôn mở rộng vòng tay năng đỡ để các em vững bước trên con đường học tập
b. Kết quả đạt được khi nghiên cứu đề tài
STT
NĂM HỌC
YẾU MÔN VĂN( TỈ LỆ %)
GHI CHÚ
01
2006-2007
25,2%
Số liệu được tính bình quân từng năm học của 4 khối lớp
02
2007-2008
16,5%
03
2008-2009
13,5%
02
2009-2010(hk 1)
8,75%
C. KẾT LUẬN CHUNG
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân toi trong nhỉều năm dạy văn ở trường THCS MDC của huyện Đakpơ. Tuy kết quả đạt được chưa được mỹ mãn mhư ý muốn nhưng nhiều năm qua khi áp dụng đề tài này vào dạy học việc nâng mặt bằng về chất lượng có những chuyển biến nhất định số học sinh yếu đã có tiến bộ hơn các em đã có nhiều cố gắng vươn lên trọng việc học tập môn văn. 
 	Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù được sự giúp đỡ của ban lãnh nhà trường THCS và của các đồng nghiệp nhưng chác chắn rằng chưa thỏa màn được hết như ý muốn chung. Tôi mong muốn các đồng nghiệp chân thành góp ý để tôi có điều kiện phát triển đề tài được trọn vẹn và góp phần nhỏ bé đưa chất lượng môn văn của nhà trường từng bước đi lên
Đakpơ ngày 09 tháng 03 năm 2010
	Người viết 
	Nguyễn Thị Tuyết Trinh

File đính kèm:

  • docSKKN_Van.doc
Sáng Kiến Liên Quan