Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp làm tốt công tác xây dựng "Đội nghi thức vững mạnh"

*Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, không phân biệt nam nữ, tôn giáo trong độ tuổi từ 9-14 điều có quyền tham gia sinh hoạt trong tổ chức.

*Nói đến Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tất cả mọi người đều nghĩ đến chiếc khăn quàng đỏ mà các em mang trên vai mỗi khi đến trường. Ngoài ra nói đến Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là nói đến Nghi thức Đội. Có thể nói Nghi thức Đội cũng là một biểu tượng của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

*Nhưng trên thực tế vì nhiều lí do khác nhau mà một số liên đội còn chưa quan tâm, chưa đầu tư đúng mức việc hướng dẫn các em thực hiện tốt nội dung quan trọng này.

*Trường Tiểu học Cẩm Long đóng trên địa bàn nông thôn thuộc xã Cẩm Giang, gia đình học sinh đa số còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. 100% học sinh học lớp 2 buổi/ngày. Chính vì vậy việc tập trung các em tham gia các hoạt động phong trào của Liên đội nói chung, sinh hoạt tập dợt Nghi thức Đội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong những năm qua các mặt hoạt động Đội và phong trào Thanh thiếu nhi của Liên Đội Trường Tiểu học Cẩm Long luôn đạt được những thành tích rất xuất sắc. Bên cạnh việc đạt được thứ hạng cao trong các hội thi do Hội đồng Đội tỉnh, Hội đồng Đội huyện và Hội đồng Đội xã tổ chức thì việc thực hiện công tác xây dựng Đội nghi thức vững mạnh ở cấp Liên đội cũng như Chi đội luôn được quan tâm chú trọng, từng bước được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Các em học sinh đã ngày càng ý thức hơn, chấp hành nghiêm chỉnh hơn các hướng dẫn qui định của nhà trường cũng như Liên đội.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5393 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp làm tốt công tác xây dựng "Đội nghi thức vững mạnh"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thành chương trình “Rèn luyện Đội viên” và đạt thứ hạng cao trong các hội thi Nghi thức Đội trong năm học này. 
3/Phạm vi nghiên cứu:
-Vì đây là đề tài gắn liền với chương trình hoạt động trong năm của Liên đội, còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện, sử dụng các phương pháp nghiên cứu và được thực hiện lần đầu tiên tại đơn vị. Nên việc nghiên cứu đề tài “ Giải pháp làm tốt công tác xây dựng đội Nghi thức vững mạnh” chỉ giới hạn trong 36 em đội viên được tuyển chọn từ các chi đội khối 4 và khối 5.
4/Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp khảo sát-quan sát.
-Phương pháp kiểm tra-đánh giá.
-Phương pháp trò chuyện.
-Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng.
*Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong đề tài này. Vì mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời 
điểm thích hợp thì hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài: “ Giải pháp làm tốt công tác xây dựng đội Nghi thức vững mạnh”
B.NỘI DUNG:
1/Cơ sở lí luận:
-Trong năm học này, năm học 2009-2010 Hội đồng đội tỉnh Tây Ninh và Hội đồng Đội huyện Gò Dầu tiếp tục hướng dẫn các Liên đội thực hiện chương trình “Rèn luyện Đội viên” với nhiều nội dung trong đó có việc qui định đội viên phải hoàn thành chuyên hiệu “Nghi thức Đội” hạng III. 
-Mặc khác trong công tác giáo dục, hướng dẫn đội viên hoàn thành các chuyên hiệu trong đó có chuyên hiệu “Nghi thức Đội” là nhiệm vụ không của riêng tổng phụ trách, của Liên đội... Mà là nhiệm vụ chung của Hội đồng đội các cấp, của hội đồng nhà trường của các giáo viên phụ trách Chi đội, của liên đội và Tổng phụ trách.
-Năm học 2009-2010, Liên đội trường tiểu học Cẩm Long có tổng số học sinh là 479/219 nữ. Trong đó đội viên là 214/89 nữ, số lượng tương đối nhiều. Vì vậy nếu kiểm tra để công nhận từng em đội viên sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian để hoàn thành. 
-Có thể nói đây là một trong những chỉ tiêu thi đua mà Liên đội thực hiện trong năm học này. Vì thế trong đề tài nghiên cứu này không những hướng dẫn Đội viên thực hiện nghiêm túc chuyên hiệu “Nghi thức Đội”, từng ngày các em sẽ hình thành ý thức tổ chức, ý thức kỹ luật, tinh thần đồng đội, tính kiên trìvì nghi thức Đội là đội hình gồm nhiều học sinh tạo thành nên tính đoàn kết, tuân thủ kỷ luật chung.
*Tương lai của xã hội, của đất nước chính là những mầm non đang sinh hoạt học tập và rèn luyện trong các ngôi trường phổ thông của chúng ta. Những việc làm tưởng chừng như đơn giản của chúng ta hiện nay như: Giáo dục tính kỷ luật, kiên trì, tinh thần đoàn kết, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân Nhưng lại có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sống của các em sau này.
2/Cơ sở thực tiễn:
-Đối với học sinh trong quá trình hình thành nhân cách thì trường học chính là nơi các em chính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất. Bước vào trường học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện của mình.
-Trong môi trường mới các em tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa dạng, nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng. Song, bên cạnh đó các em hầu như chưa thật sự nổ lực, phấn đấu để trở thành người học sinh toàn diện, mà bên cạnh những cái hay, cái đẹp, vẫn còn tồn tại những cái xấu, cái chưa hoàn hảo. Hay nói cách khác học sinh khá, giỏi về học lực, tốt về đạo đức rất nhiều nhưng học sinh yếu về học lực, có đạo đức chưa tốt, không có ý thức kỷ luật, không tuân thủ nội qui của tập thể vẫn còn. 
-Như đã nói ở trên, những học sinh cá biệt có tầm hiểu biết hạn chế nhưng kinh nghiệm “xấu” trong cuộc sống hàng ngày lại rất phong phú, có thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh, lập trường sống ít kỷ, luôn chống đối các tác động giáo dục của tập thể. Các em thường lập thành một nhóm riêng không thích hoà đồng với mọi người, dửng dưng trước mọi hoạt động của lớp, của trường. Nhìn chung những học sinh này thường có những hành vi không tốt với mọi người như: Quậy phá, chọc ghẹo bạn bè, hổn hào với thầy cô, thích nghỉ học, không tuân theo nội qui của trường, của lớp, thậm chí đánh nhau với bạn bèvà còn rất nhiều những thói hư tật xấu khác.
-Theo tôi những hành động trên là những hành động có ý thức, nhưng do nhận thức bị sai lệch. Vì thế trách nhiệm của người thầy không kém phần quan trọng, nên xem việc giáo dục hình thành nhân cách, ý thức tổ chức, hoà đồng cùng bạn bè, thầy cô là công việc quan trọng. Muốn thực hiện tốt việc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, bền bỉ, khéo léo để từng bước uốn nắn giúp đỡ cho các em.
Vì vậy điểm tựa vững chắt nhất của các em là gia đình và nhà trường, trong đó đặc biệt quan trọng là giáo viên phụ trách Chi đội.
3/Nội dung vấn đề:
-Trong những năm qua việc thực hiện và duy trì phong trào Nghi thức Đội ở các chi đội và Liên đội ngày càng được cải thiện đáng kể. Từng bước tạo được sân chơi bổ ích cho các em trong giờ chơi, các buổi sinh hoạt đội. Nhưng bản thân tôi vẫn chưa hài lòng vì vẫn còn một vài hạn chế trong công tác xây dựng đội nghi thức vững mạnh như sau:
+Đa số ít giáo viên phụ trách chi đội chưa nắm vững kỷ năng về nghi thức đội. Ít tác động, nhắc nhở, hướng dẫn các em hoàn thành các nội dung, chỉ tiêu mà Hội đồng Đội các cấp cũng như Liên đội đã đề ra.
+Trang thiết bị phục vụ trong công tác xây dựng đội Nghi thức mạnh còn nhiều thiếu thốn như: Ao quần nghi thức thường thì các em tự trang bị. Calô-dây đai chưa đầy đủ 
-Trường tiểu học Cẩm Long nằm trên địa bàn nông thôn, đời sống kinh tế của một số gia đình còn nhiều khó khăn. Vì thế sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến con em mình còn nhiều hạn chế, nên các em rất dễ tiếp súc với những tác động xấu bên ngoài xã hội.
*Những tác hại có thể dẫn đến
-Đối với xã hội: Với những cá thể không có kỷ luật, tính kiên trì, tinh thần đoàn kết, thụ động sau này trưởng thành sẽ làm xã hội chậm phát triển, mất trật tự xã hội.
-Đối với gia đình: Những học sinh này là mối lo ngại lớn, ảnh hưởng đến các thành viên còn lại trong gia đình. Nói chung những em này luôn mang đến cho gia đình nhiều phiền toái.
-Đối với nhà trường: Gây trở ngại lớn đến nề nếp, chất lượng, nội qui của lớp. Làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, thậm chí còn để lại tai tiếng cho trường, cho lớp.
-Đối với tập thể bạn bè: Các em này thường lôi kéo bạn bè tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của mình, gây ảnh hưởng lớn đến gia đình, nhà trường và xã hội.
-Đối với giáo viên: Luôn phải bận tâm với những hoc sinh chưa ngoan này, phải luôn tìm ra biện pháp phù hợp để hướng thiện cho các em, nó còn gây ảnh hưởng đến việc đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên.
-Đối với bản thân: Các em này sẽ bị ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sự tiến thân của các em sau này.
*Tiến trình thực hiện 
-Khái quát về kỷ năng nghi thức đội các hoạt động hàng ngày của các em thông qua việc sử dụng các phương pháp đã nêu ở phần I để tiến hành nghiên cứu.
+Đọc tài liệu, tham khảo sách báo. Cụ thể: 
-Báo Người phụ trách (Tạp chí lí luận nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi)
-Nghi thức đội-Nhà xuất bản Thanh Niên.
+Phương pháp trao đổi-trò chuyện:
-Tìm hiểu trực tiếp với học sinh được nghiên cứu để nắm bắt được những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.
+Phương pháp quan sát: 
-Thông qua hoạt động học tập, vui chơi. Người giáo viên nắm rõ hơn những biểu hiện kỷ năng về công tác Đội của các em. Qua đó làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu.
*Biện pháp khắc phục:
-Về phía nhà trường: Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo nhiều sân chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở các em “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái thông qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động giúp đở bạn nghèo, các phong trào hội thi do nhà trường và Liên đội tổ chức phát độngQua đó có thể giúp các em hình thành ý thức tổ chức, ý thức kỹ luật, tinh thần đồng đội, tính kiên trì.
-Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần phải thường xuyên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, động viên kịp thời trong mọi hoạt động, giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra giáo viên cần phải biết một số kỷ năng cơ bản về công tác đội nhằm phân tích lí giải những ý kiến của các em.
-Về phía gia đình: Cần phải luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em, giúp các em. Gia đình cần nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Không nên quá lo về kinh tế mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc với nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình. Những thành viên trong gia đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em tham gia tốt các hoạt động ngoại khoá, các buổi sinh hoạt đội của các em.
*Biện pháp thực hiện: 
-Ngay từ đầu năm học, Tổng phụ trách tiến hành củng cố Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy các Chi đội tạm thời tiến hành tổ chức phân công đội cờ đỏ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các nề nếp của từng lớp cụ thể như việc thực hiện nếp: Đi học đúng giờ, nếp truy bài đầu giờ, nếp tập thể dục. Đặc biệt việc hướng dẫn các chi đội thực hành các động tác, các đội hình hàng dọc-hàng ngang-chữ U và đội hình vòng tròn, các yêu cầu về Nghi thực Đội. 
-Đến đầu tháng 10 tiến hành tổ chức đại hội Liên-Chi đội qua đó bầu ra ban chỉ huy Liên – Chi đội mới có năng lực quản lý, có kỷ năng về công tác đội, về nghi thức độiQua đó Tổng phụ trách tiến hành mở lớp tập huấn cho các em này.
-Qua lớp tập huấn các em sẽ được củng cố và nâng cao hơn nữa về những kỹ năng cơ bản của Nghi thức Đội, có thể tự đứng ra tổ chức, hướng dẫn chi đội mình sinh hoạt.
-Tuy nhiên mỗi tuần một lần Tổng phụ trách vẫn sẽ trực tiếp hướng dẫn từng chi đội, qua đó sữa chữa những sai sót mà các em chưa thực hiện được. 
-Đầu tháng 12, tiến hành tổ chức thi nghi thức vòng trường, nên thông báo trước 1 tháng để các chi đội có thời gian tập luyện và chuẩn bị tốt hơn. 
-Có thể nói việc tổ chức hội thi nghi thức vòng trường là rất quan trọng và cấn thiết. Ngoài việc tổ chức một sân chơi bổ ích cho các em, tạo điều kiện cho các em có dịp trao đổi, thi thố cùng nhau mà qua hội thi còn giúp ích tổng phụ trách tiến hành tuyển chọn những em có năng khiếu vào đội nghi thức mẫu. Qua hội thi, nên tuyên dương-khen thưởng động viên kịp thời các Chi đội đạt giải cũng như các Chi đội chưa đạt giải nhằm khích lệ các em tiếp tục tập luyện và duy trì tốt phong trào.
*Giải pháp trong việc tuyển chọn đội hình Nghi thức mẫu:
-Về chỉ huy: Đây là thành viên quan trọng nhất trong đội hình Nghi thức, có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích của toàn đội. Người chỉ huy phải thuần thục các động tác, phải biết chọn địa điểm hợp lí nhất để rót từng đội hình, phải có giọng nói chuẩn, rỏ ràng, mạch lạt, dứt khoát và phải có ngoại hình dễ nhìn. Vì thế chúng ta cần tuyển chọn từ 3 đến 5 em để huấn luyện và luân phiên điều khiển đội hình, sau đó mới chọn lại duy nhất một em làm chỉ huy chính thức
-Về đội trống-gồm 5 thành viên: Trong nghi thức Đội thì đội trống là quan trọng nhất. Để huấn luyện được một đội trống là rất khó khăn. Vì đánh trống ngoài việc đam mê đòi hỏi phải có năng khiếu, phải biết cảm âmCó thể nói Đội trống là linh hồn của toàn đội nghi thức, vì chỉ cần đánh đánh sai một nhịp, hoặc chậm một chút, nhanh một chút thì đội hình nghi thức không thể nào thực hiện tốt bài thực hành của mình. Ngoài ra người giáo viên phụ trách phải biết đưa ra các giáo án hướng dẫn hợp lý như: Hướng dẫn các em từ bài dễ, có nhịp đánh đơn giản (Trống chào cờ) đến bài khó có nhịp đánh phước tạp hơn (Trống hành tiến, trống chào mừng). Không được nóng vội hướng dẫn nhiều bài cùng một lúc, mà nên để các em tập nhuần nhuyễn từng bài theo độ khó tăng dần. Kinh nghiệm cho thấy một số liên đội bạn chỉ chọn 5 đến 7 em để tập trống và thời gian tiếp xúc với trống rất ích, như thế rất khó huấn luyện được một đội trống hay. Vì vậy việc tập luyện đội trống phải 
mở lớp rộng rãi ở các khối 3, 4 và 5. Không nên thu hẹp ở một vài đối tượng, phải để các em tự do tập luyện thoải mái trong các buổi ra chơi, các buổi sinh hoạt. Lâu ngày cổ tay của các em sẽ dịu dần, tiếng trống đánh nghe linh hoạt hơn, hay hơn.
-Về đội kèn-gồm 5 thành viên: Ngoài đội trống, tổng phụ trách còn phải tuyển chọn và huấn luyện thêm đội kèn Trum-bet. Có thể nói đây là nhiệm vụ nặng nề nhất trong việc xây dựng đội hình nghi thức. Vì đội kèn đòi hỏi các em phải có năng khiếu và tập luyện lâu dài nên chúng ta phải tuyển chọn và tập dợt ngay từ đầu năm học. Để có một đội kèn tốt, người thầy giáo phải tuyển chọn thật kỹ những em có năng khiếu, có nguồn hơi tốt, có năng khiếu về âm nhạc, phải cảm âm tốt và phải thật đam mê. Vì thực tế có những em tham gia tập luyện đã bỏ cuộc giữa chừng vì nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên với sự nổ lực, quyết tâm cùng với phương pháp huấn luyện hợp lí, Liên đội vẫn thành lập được đội kèn gồm 5 thành viên và tham gia tốt trong đội hình Nghi thức của Liên Đội.
-Về đội hình gồm 21 em: Trong một đội hình Nghi thức mẫu có tất cả 21 em được chia thành 3 phân đội, trong quá trình tuyển chọn chúng ta nên chọn khoảng 40 học sinh. Để trong quá trình tập dợt chúng ta có thể tuyển chọn lại đợt hai nhằm tạo được một đội hình đồng đều và đẹp nhất.
-Về đội cờ gồm 3 thành viên: Đây là đội hình dễ tập dợt nhất trong đội nghi thức, nhưng đây là đội hình dẫn đầu khi đi diễu hành. Vì thế chúng ta cần tuyển chọn những em thật linh hoạt, biết điều khiển và dẫn dắt đội hình đi theo hướng hợp lí, không đi quá gần hoặc quá xa với Ban giám khảo.
*Kết quả thực hiện: 
-Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trong đề tài này. Tôi rất phấn khởi vì ý thức của các em trong việc tham gia tập luyện ngày càng được nâng cao.
-Trong quá trình tham gia tập luyện “Nghi thức Đội”, từng ngày các em đã hình thành ý thức tổ chức, ý thức kỹ luật, tinh thần đồng đội, tính kiên trì, tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè ngày càng được nâng cao.
-Trong các hội thi Nghi thức Đội vòng xã và vòng huyện năm học 2009-2010, đội nghi thức của trường đều giành được giải nhất, và đạt giải khuyến khích vòng tỉnh.
-Có 100% đội viên đạt yêu cầu và được công nhận hoàn thành chuyên hiệu Nghi thức Đội hạng III do Hội đồng Đội qui định.
*Tự đánh giá kết quả:
-Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu cơ sở lí luận, tìm ra biện pháp khắc phục và áp dụng thực hiện trong đội nghi thức mẫu nói riêng, các em đội viên nói chung. Tôi thật sự hài lòng về kết quả thu được, các em đã gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn với thầy cô, không còn hằn học, không nói tục, chửi thề. Các em ngày càng lễ phép hơn với người lớn, với thầy cô Bên cạnh đó, đề tài này còn giúp cho người giáo viên nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến việc các em chưa tích cực tham gia các hoạt động phong tràovà đề tài còn đề ra những phương pháp giải quyết hữu hiệu giúp người giáo viên có thể từng ngày uốn nắn, giúp đỡ, hướng dẫn các em trở thành người học sinh tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi-Đội viên tốt-Cháu ngoan Bác Hồ.
C. KẾT LUẬN:
-Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế việc xây dựng “Đội nghi thức vững mạnh” ở Trường tiểu học Cẩm Long. Tôi thấy rằng, việc hướng dẫn các em thực hiện các yêu cầu về nghi thức Đội không chỉ giúp các em hoàn thành tốt chương trình “Rèn luyện Đội viên do Hội đồng Đội qui định mà còn góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Vì vậy nó đòi hỏi người thầy giáo phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tin tưởng tuyệt đối với giáo viên.
-Muốn cho học sinh tích cực tham gia tốt các hoạt động phong trào của Liên đội và tích cực tập luyện nghi thức đội thì người thầy phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các phương pháp thích hợp cho từng cá nhân nhằm làm thay đổi suy nghĩ sai lệch ở từng đối tượng.
-Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hổ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi- Đội viên tốt-cháu ngoan Bác Hồ mà cả xã hội đang mong chờ. Kinh nghiệm mà tôi tâm đắc nhất là mỗi khi đề ra các kế hoạch, hoạt động tôi đều tranh thủ tham mưu cùng Ban giám hiệu nhà trường, được sự thống nhất của Ban giám hiệu, chúng ta sẽ tranh thủ được sự hỗ trợ của các đoàn thể còn lại trong nhà trường, đặc biệt là Hội đồng Sư phạm.
-Đề tài này chúng ta có thể vận dụng tốt cho tất cả các Liên đội, bản thân người phụ trách Đội phải biết cách giải thích hợp lý và chọn cách truyền đạt đến học sinh thông qua nhiều lực lượng như giáo viên chủ nhiệm, cùng Ban chỉ huy Liên-Chi đội.
-Giải pháp này chúng ta có thể áp dụng rộng rãi trong các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh. Dù đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu, nhưng trong qua trình vận dụng không tránh khỏi sai sót. Chính vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các cấp quản lý nhất là các anh chị đồng nghiệp đã từng làm công tác Phụ trách Đội để giải pháp của tôi được hoàn chỉnh hơn và có hướng áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao hơn.
-Nếu giải pháp của tôi được Hội đồng khoa học các cấp chấp thuận và nghiệm thu cũng là cơ sở và là tạo điều kiện để tôi tiếp tục nghiên cứu và xây dựng giải pháp với tên gọi “Giải pháp Xây dựng Liên đội vững mạnh trong trường tiểu học Cẩm Long”. 
Cẩm Long, ngày 15 tháng 03 năm 2010
 Người thực hiện
 Phan Duy Ngọc
D.NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA :
1.Hội đồng khoa học Trường, đơn vị:
-Nhận xét:
....
-Đánh giá:
....
2. Hội đồng khoa học Phòng Giáo dục:
-Nhận xét:
...
-Đánh giá:
...
3. Hội đồng Khoa học Ngành:
-Nhận xét:
.....
-Đánh giá:
...
E. BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
-Tên đề tài: Giải pháp làm tốt công tác xây dựng “Đội nghi thức vững mạnh” Trường Tiểu học Cẩm Long.
-Họ và tên tác giả: Phan Duy Ngọc.
-Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Cẩm Long.
1/ Lí do chọn đề tài:
-Thực hiện chương trình “Rèn luyện Đội viên” trong đó có nội dung hoàn thành chuyên hiệu Nghi thức Đội hạng III. do Hội đồng Đội qui định.
-Giúp các em phấn đấu rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi-Đội viên tốt-Cháu ngoan Bác Hồ.
 2/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
-Đội viên khối 4 và khối 5 
-Hướng dẫn Đội viên hoàn thành chương trình “Rèn luyện Đội viên” và đạt thứ hạng cao trong các hội thi Nghi thức Đội trong năm học này. 
-Phương pháp khảo sát-quan sát.
-Phương pháp kiểm tra-đánh giá.
-Phương pháp trò chuyện.
-Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng.
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:
-Giúp giáo viên hoạt động ngoài giờ biết được thực trạng, nguyên nhân dẫn đến việc học sinh chưa tích cực tham gia hoạt động Đội và phong trào Nghi thức Đội. Qua đó có những phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh và đạt giải cao trong các hội thi Nghi thức Đội. 
4/ Hiệu quả ứng dụng:
-Giúp các em học sinh cá biệt, chưa ngoan dần dần hoà nhập với mọi người xung quanh, tạo không khí học tập và thi đua của từng lớp luôn sôi nổi, các em học sinh ngày càng đoàn kết hơn.
-Hoàn thành chuyên hiệu “Nghi thức Đội” hạng III do Hội đồng Đội qui định. 
5/ Phạm vi áp dụng:
-Làm nền tảng cho việc thực hiện đề tài “xây dựng Liên Đội vững mạnh trong những năm tiếp theo của Trường tiểu học Cẩm Long”.
Tây Ninh, ngày 15 tháng 3 năm 2010
 Người thực hiện.
 Phan Duy Ngọc
F.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/-Báo Người phụ trách (Tạp chí lí luận nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi).
2/-Nghi thức đội-Nhà xuất bản Thanh Niên.
3/-Sổ tay đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh-Nhà xuất bản Thanh Niên
]
MỤC LỤC
aaaaabbbbb
A.MỞ ĐẦU.
1/ Lý do chọn đề tài.
2/Đối tượng nghiên cứu.
3/Phạm vi nghiên cứu.
4/Phương pháp nghiên cứu
B.NỘI DUNG.
1/Cơ sở lý luận.
2/Cơ sở thực tiển.
3/Nội dung vấn đề.
C.KẾT LUẬN.
D.NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HĐKH 
E.BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI

File đính kèm:

  • docSKKN_Nghi_thuc_doi.doc
Sáng Kiến Liên Quan