Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để duy trì và nâng cao hiệu quả Mô hình trường học mới (VNEN) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

Đảng ta đã xác định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.

Những năm gần đây, toàn ngành Giáo dục nước ta nói chung và giáo dục tiểu học tại huyện Trà Bồng nói riêng đã thực hiện nhiều dự án về sư phạm, mỗi một dự án đều có nét riêng, hiệu quả riêng của nó nhưng chung quy lại thì các Dự án đều tập trung cho mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục, trong đó việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu.

Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Trong đó đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học được xác định là một nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá của các nhà trường, các giáo viên.

Và Dự án mô hình trường học mới (VNEN) đã được lựa chọn là Dự án về sư phạm với trọng tâm đổi mới phương pháp, tổ chức lớp học và đánh giá học sinh theo xu hướng của giáo dục hiện đại.

Mô hình VNEN là mô hình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người đóng vai trò tổ chức hoạt động, hướng dẫn các em hoạt động để thu nhận kiến thức. Giáo viên không trực tiếp cung cấp kiến thức có sẵn trong sách. Học sinh tự thảo luận theo nhóm, phân công nhiệm vụ cho nhau và khi gặp vấn đề khó không giải đáp được mới yêu cầu sự trợ giúp của giáo viên bằng thẻ cứu trợ.

 Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, tài liệu học tập, phương pháp dạy học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học

 Dạy học theo Mô hình VNEN là cách tổ chức lớp học theo nhóm, mỗi nhóm có 4 - 6 học sinh. Lớp học sẽ có Hội đồng tự quản và các ban, phụ trách từng nhiệm vụ riêng. Mỗi nhóm sẽ có một nhóm trưởng phụ trách triển khai các hoạt động khi được giáo viên yêu cầu. Nhóm trưởng sẽ giúp giáo viên theo sát các bạn trong nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng bạn ở đầu tiết học, hướng dẫn hỗ trợ cho các bạn trong học tập.

 Với mô hình này, học sinh sẽ có nhiều cơ hội thể hiện mình, chủ động hơn trong mọi hoạt động học tập cũng như sinh hoạt, trên tinh thần hợp tác cùng nhau. Học sinh hình thành thói quen làm việc theo 10 bước học tập của mô hình, biết cách tự quản lớp học, rèn luyện cho các em thói quen tự học, tự khám phá và lĩnh hội kiến thức. Ngoài ra, học sinh được tiếp thu với nhiều ý kiến trong nhóm, được tranh luận, giải đáp, bày tỏ những suy nghĩ của mình với các thành viên; phát triển cho các em kĩ năng tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn đề xuất ý kiến và làm chủ được các hoạt động ngoại khóa của lớp, của nhóm Trong kiểm tra đánh giá, coi trọng cả đánh giá trong quá trình dạy học với đánh giá kết quả thực hiện học tập của học sinh theo tinh thần vì sự tiến bộ của học trò. Chính việc kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học đó giúp giáo viên phát hiện những nhân tố tích cực, những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, tạo hứng thú học tập, đồng thời phát hiện những khó khăn mà học sinh có thể không vượt qua được để hướng dẫn các em khắc phục.

 

doc23 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 13114 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để duy trì và nâng cao hiệu quả Mô hình trường học mới (VNEN) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giáo dục ở địa phương, Hiệu trưởng đều phải tham mưu cụ thể các biện pháp thực hiện.
Hiệu trưởng không nên báo cáo, gặp gỡ lãnh đạo các cấp vào lúc họ đang phải tập trung lo những công việc lớn. Phải kiên trì, tham mưu một lần chưa được hãy lặp lại nhiều lần. Trình bày với một đồng chí chủ chốt chưa đạt, Hiệu trưởng cần tìm gặp nhiều đồng chí trong cấp ủy, chính quyền để được tập thể ủng hộ, đồng tình với đề xuất của nhà trường. Thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục (các chủ trương của ngành, các hoạt động của các đơn vị .) đến các cán bộ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương. Việc tham mưu phải thuận theo ý Đảng, lòng dân và được thể hiện bằng các nghị quyết của cấp ủy, văn bản chỉ đạo của địa phương mới được toàn cộng đồng ủng hộ.
3.4. Thành lập Hội đồng tự quản học sinh – khâu then chốt để tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới, nhằm quản lý lớp học giúp học sinh phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục:
Việc xây dựng Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm:
- Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh.
- Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường.
- Tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.
- Giúp các em phát triển kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và kỹ năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.
Hội đồng tự quản là do các em học sinh tổ chức và thực hiện; Hội đồng tự quản học sinh bao gồm các thành viên là học sinh. Hội đồng tự quản được thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường.
Sơ đồ tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh bao gồm: 
1 Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh.
2 Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản. 
Và các ban tham gia Hội đồng tự quản (Ban học tập; Ban quyền lợi; Ban sức khoẻ, vệ sinh; Ban văn nghệ, thể dục; Ban thư viện; Ban đối ngoại)
Ảnh: Sơ đồ tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản
Tuy nhiên, để thành lập được Hội đồng tự quản học sinh quả là một việc làm không mấy dễ dàng và càng khó khăn hơn để đạt được mục đích của Hội đồng tự quản học sinh nhất là đối với học sinh miền núi nơi đây. Bởi lẻ, học sinh nơi đây hầu hết là học sinh dân tộc thiểu số nên đặc điểm tâm sinh lý của các em cũng có những nét rất riêng, rất đặc trưng:
Do còn nghèo về ngôn ngữ tiếng Việt và ít có cơ hội giao tiếp với xã hội nên nét tính cách điển hình của các em là rất rụt rè, ít nói và hay tự ti. Một phần là do tính cách, một phần là do sự hiểu biết về kiến thức còn hạn chế, nói ra sợ sai, sợ thầy cô và các bạn cười nên các em rất ngại phát biểu ý kiến trong lớp. Sự tự ti rụt rè khiến các em ngại va chạm, không dám đấu tranh với những biểu hiện sai trái của bạn bè xung quanh, đồng thời cũng không muốn ai động chạm đến mình. Tính cách bảo thủ này đã ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của đại đa số các em học sinh DTTS. Do đó, trong quá trình dạy học, giáo viên phải “vừa dạy – vừa dỗ”, không phê phán quá đáng hoặc cách nói của giáo viên có ý đe nạt, coi thường thì sẽ dẫn tới kết quả là các em sẽ bỏ học. Thông thường, nếu một học sinh trong lớp bỏ học thì kéo theo vài học sinh nữa cũng bỏ học theo.
Chính vì vậy, việc thành lập Hội đồng tự quản học sinh đã được nhà trường triển khai căn cứ trên tinh thần hướng dẫn chung của các cấp quản lý vừa kết hợp với nét riêng, nét đặc trưng của địa phương, đơn vị và của từng lớp để phát huy hiệu quả Hội đồng tự quản học sinh. Và sau đây là cách thức, quy trình tiến hành thành lập Hội đồng tự quản học sinh tại Trường Tiểu học và THCS Trà Hiệp:
Cách xây dựng Hội đồng tự quản: Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tổ chức bầu Hội đồng tự quản và thành lập các ban để lập kế hoạch và thực thi các hoạt động, các dự án của lớp và của trường. Nhà trường khuyến khích sự tham gia của phụ huynh học sinh vào các hoạt động và dự án của học sinh. Cụ thể:
- Trước khi thành lập Hội đồng tự quản học sinh (HĐTQHS): Thành lập Hội đồng tự quản học sinh đòi hỏi phải có sự tham gia đầy đủ của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh cũng như những tổ chức khác. Sẽ là rất tốt nếu phụ huynh học sinh được thông báo về những thay đổi này ở trong nhà trường. Vì vậy, bất kỳ mối lo ngại, băn khăn nào cũng sẽ được nêu lên ngay từ đầu chứ không phải đợi đến khi Hội đồng tự quản học sinh đã đi vào hoạt động, bởi vì những tuần đầu tiên hoạt động là thời điểm mà Hội đồng tự quản học sinh dễ bị tổn thương nhất. Giáo viên cũng cần chuẩn bị để thích ứng dần với vai trò hỗ trợ, định hướng của mình, khi học sinh được tin tưởng trao nhiều quyền lực hơn.
Tạo cơ hội cho học sinh thảo luận cùng nhau về các vấn đề thế nào là HĐTQ, tại sao học sinh nên tham gia HĐTQ, những lợi ích có thể có của HĐTQHS tới cuộc sống của chính các em trong nhà trường và những vai trò, trách nhiệm mà các em sẽ gánh vác.
Giáo viên cùng học sinh trao đổi và thống nhất kế hoạch bầu cử, giáo viên tạo cơ hội để học sinh tham gia ý kiến về kế hoạch này. Học sinh được tư tư vấn đầy đủ trong quá trình lập kế hoạch. Với việc bầu cử HĐTQ của trường, quá trình được thực hiện thông qua một ban học sinh chuyên trách, đại diện của mỗi lớp.
- Quá trình thành lập HĐTQHS:
+ Trước bầu cử: Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh, giáo viên cùng học sinh thảo luận về cơ cấu HĐTQ (1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch). Tuy nhiên, số lượng Phó chủ tịch tuỳ vào đặc điểm của mỗi lớp khác nhau. Học sinh, dưới sự định hướng của giáo viên trao đổi về những phẩm chất, năng lực cần có của các bạn trong HĐTQ. Sau đó học sinh lập danh sách ứng cử và danh sách đề cử để bỏ phiếu bầu HĐTQHS. Ban kiểm phiếu cũng là học sinh, bao gồm trưởng ban và một số thành viên khác, dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiến hành kiểm phiếu. Các học sinh trong danh sách ứng cử, đề cử sẽ có thời gian để chuẩn bị phần ứng cử của mình với nội dung: Giới thiệu về bản thân, những mong muốn của em về lớp học, những việc em sẽ làm nếu như em trở thành Chủ tịch HĐTQ. Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho học sinh thực hiện quyền dân chủ, công bằng, bình đẳng và được học cách thuyết trình trước đám đông.
+ Bầu cử: Một học sinh dưới sự hỗ trợ của giáo viên sẽ điều hành bầu cử. Các ứng cử viên lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình đã được chuẩn bị trước. Học sinh không được cầm giấy đọc mà chủ động thể hiện khả năng thuyết trình của mình. Ban kiểm phiếu làm việc sau khi các ứng cử viên đã thuyết trình xong. Học sinh nào có số phiếu cao nhất từ trên xuống sẽ trúng cử vào vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐTQHS. Chủ tịch và Phó Chủ tịch ra mắt trước lớp.
+ Thành lập các ban chuyên trách: Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐTQHS cùng bàn bạc với giáo viên để quyết định thành lập các ban chuyên trách và thông báo rõ về vai trò của các ban như: Học tập, sức khoẻ và vệ sinh, quyền lợi học sinh, lao động, thư viện... Số lượng các ban tuỳ theo tình hình lớp học và sự thống nhất giữa Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐTQ và học sinh trong lớp quyết định. HĐTQ cùng giáo viên chủ nhiệm, có sự hỗ trợ của phụ huynh khuyến khích học sinh đăng kí vào các ban theo nguyện vọng, sở thích. Sau khi thành lập các ban, tiến hành bầu trưởng ban, thư kí và xây dựng kế hoạch hành động, động viên các bạn cùng tham gia hoạt động. Để làm việc có hiệu quả, mỗi ban đều có sự hỗ trợ, tư vấn của một phụ huynh và giáo viên.
Có thể nói, quá trình thành lập HĐTQHS giúp các em hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ của đất nước, của địa phương; giúp học sinh có thể nảy sinh đề xuất những ý tưởng mới của chính các em. Thông qua hoạt động này học sinh tự giác hơn, phát huy tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo trong quản lý và chỉ đạo những công việc được giao. 
3.5. Tổ chức nề nếp công tác bán trú; thực sự quan tâm đến các đối tượng học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh con gia đình chính sách để tạo điều kiện cho học sinh tham gia tốt các hoạt động học tập cũng như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Ngay từ đầu năm học, nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm điều tra thật kỹ hoàn cảnh học sinh, tranh thủ thời gian đến thăm nhà các em, nhờ đó, mới có thể tìm được phương pháp giáo dục thích hợp. Gần gũi chia sẻ hoàn cảnh đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, nhất là các em mồ côi cha mẹ, trẻ khuyết tật, con em gia đình chính sách, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Tranh thủ mọi sự hỗ trợ của cấp trên để tạo điều kiện cho các em có chỗ dựa vững chắc khi đến trường. Tổ chức thật tốt phong trào: “Giúp bạn đến trường”, “Đôi bạn cùng tiến” Nhân dịp các ngày Lễ lớn trong năm, huy động sức mạnh tập thể tổ chức Đêm văn nghệ gây quỹ khuyến học, khuyến tài trong nhà trường, nhằm hỗ trợ cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh thuộc đối tượng gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng, học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt.
Tổ chức nề nếp công tác ăn, ở bán trú cho học sinh, giúp học sinh có điều kiện ở lại trường, đảm bảo việc học cũng như tích cực tham gia các hoạt động (bình thường học sinh đi học và quay về nhà rất mất thời gian, do đó, học sinh không mặn mà với các hoạt động của nhà trường).
Một mặt chăm lo cho các em có hoàn cảnh khó khăn, mặt khác giáo dục tinh thần tương thân tương ái cho các em qua những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách thiết thực. Học sinh vui mỗi khi cắp sách đến trường, các em có hoàn cảnh khó khăn lại được nhà trường giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để học tập tốt hơn, phụ huynh vui, phấn khởi và nhiệt tình ủng hộ, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, phát động, kể cả đóng góp công sức, tiền của để xây dựng trường lớp.
4. Kết quả đạt được:
Qua kiểm định hiệu quả của việc áp dụng hệ thống các biện pháp trên, kết quả thu được rất khả quan, một cảnh quan môi trường sư phạm với nhiều thay đổi, cơ sở vật chất trường lớp luôn được tăng cường, những yêu cầu tối thiểu đối với công tác quản lý, giảng dạy dần được đáp ứng và quan trọng hơn cả là ấn tượng về một “ngôi nhà chung” Tiểu học và THCS Trà Hiệp được đông đảo nhân dân, phụ huynh học sinh, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương Trà Hiệp cảm tình và luôn ủng hộ mọi hoạt động, phong trào do nhà trường tổ chức, phát động. Hiệu quả các hoạt động giáo dục của nhà trường đã nâng lên đáng kể. Sau gần ba năm áp dụng mô hình VNEN, phải nói rằng đội ngũ giáo viên của nhà trường đã nỗ lực hết mình, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để mang đến cho học sinh những tiết học bổ ích đầy lí thú. Từ đó, chất lượng học tập của các em đã có chuyển biến rõ rệt. Tỉ lệ học sinh đạt khá, giỏi nhiều hơn những năm học trước. Các em đã chủ động trong việc tự học, mạnh dạn, tự tin trao đổi với bạn bè, với thầy cô giáo để tìm kiến thức mới, được hướng dẫn học tập dưới sự điều hành của nhóm trưởng, cùng nhau chia sẻ những điều đã biết hoặc chưa biết, phát huy vai trò tự giác, ý thức tập thể và tinh thần tự quản trong từng hoạt động học tập. Những kỹ năng giao tiếp, hợp tác và tự quản, giúp học sinh từng bước tự khẳng định mình. 
Ảnh: Trong một tiết học của học sinh
Việc triển khai mô hình VNEN đã giúp trường, lớp có nhiều đổi thay. Tất cả các lớp học đều được trang trí hấp dẫn, cuốn hút các em học sinh, khiến cho mỗi em đều có tâm trạng háo hức chờ đón một ngày mới để đến trường. Điều đó đã trở thành niềm hạnh phúc, niềm tự hào của mỗi giáo viên, tạo được sự tin cậy, yên tâm của phụ huynh và chính quyền địa phương.
 Chất lượng giáo dục được nâng lên, minh chứng cho việc nâng cao kết quả học tập qua hai năm học như sau:
 * Năm học 2012-2013: Toàn trường có 226 em. Trong đó: 
 Tổng số học sinh tham gia học chương trình VNEN: 97 em, được chia ra:
 - Khối lớp 2 : 51 em; Đạt HS trung bình trở lên 50 em, chiếm tỉ lệ 98%
 - Khối lớp 3 : 46 em; Đạt HS trung bình trở lên 45 em, chiểm tỉ lệ 97,8% . 
 * Năm học 2013-2014: Toàn trường có 236 em. Trong đó: 
 Tổng số học sinh tham gia học chương trình VNEN: 143 em, được chia ra:
 - Khối lớp 2: 48 em đạt HS trung bình trở lên, chiếm tỉ lệ 100%
 - Khối lớp 3: 50 em đạt HS trung bình trở lên, chiểm tỉ lệ 100% . 
 - Khối lớp 4: 45 em đạt HS trung bình trở lên, chiếm tỉ lệ 100% 
 	Nhận thấy rõ hiệu quả của việc tổ chức dạy học theo mô hình VNEN mang lại, năm học 2014-2015, Ban Giám hiệu Trường TH&THCS Trà Hiệp đã tiến hành nhân rộng một số nội dung về tổ chức lớp học, thư viện và cách trang trí lớp học, đổi mới phương pháp dạy học,đến khối lớp 1 và khối lớp 5, từng bước hướng học sinh toàn trường đến một nền giáo dục tiên tiến hơn, góp phần nâng cao hiệu quả mô hình trường học mới, nâng cao chất lượng giáo dục trong Nhà trường.
5. Tiểu kết:
Thay cho lời kết, tôi muốn gửi đến các đồng nghiệp và cộng đồng những lời tâm sự hết sức chân thành từ các bậc cha mẹ học sinh của Trường Tiểu học và THCS Trà Hiệp đó là những cảm nhận về mô hình trường học mới đã được triển khai thực hiện thành công tại Trường Tiểu học và THCS Trà Hiệp: “Con trai tôi trước đây cháu chưa đọc thông, viết thạo nhưng vào học lớp 3 năm nay cháu đã đọc – viết rất tốt. Kiểm tra kết thúc học kỳ I, năm học 2014-2015, con trai tôi đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ cô giáo. Điều làm tôi thích thú hơn nữa là cháu đã rất tự tin trong giao tiếp, không còn bám theo chân mẹ như ngày trước nữa, dám trình bày những suy nghĩ, chính kiến của mình trước đám đông Đặc biệt, khi được cô giáo mời dự tham gia hoạt động ngoại khóa nhân ngày 8/3 do chính Hội đồng tự quản và tập thể lớp 3A tổ chức, không chỉ riêng tôi mà nhiều phụ huynh có mặt hôm đó đều thật sự khâm phục. Bởi cô giáo chỉ như một người khách ngồi dự, 12 học sinh của lớp đã vô cùng chủ động trong chương trình, thể hiện các tiết mục gồm: hát, múa, hái hoa dâng chủ, Tôi hiểu rằng sự tự tin, năng động ấy của con tôi, của các cháu học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học và THCS Trà Hiệp bắt đầu được hình thành từ những ngày học theo chương trình VNEN và cũng tin tưởng mạnh mẽ rằng đó là hành trang quý giá của các cháu khi bước vào đời”.
PHẦN III.
KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động dạy – học, sự phát triển của nhà trường:
  	Mô hình trường học mới (VNEN) đã được Trường Tiểu học và THCS Trà Hiệp chúng tôi tổ chức triển khai có hiệu quả, đem lại những thay đổi tích cực trong nhà trường từ hình thức (quang cảnh môi trường sư phạm) cho đến nội dung (chất lượng học tập, giảng dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục,).
2. Nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:
Hy vọng với những nghiên cứu, sáng kiến của bản thân có thể là những giải pháp hữu ích cho các đơn vị bạn trong toàn Ngành, bản thân mong nhận được sự góp ý từ phía Hội đồng khoa học các cấp để có thể hoàn thiện đề tài, sáng kiến kinh nghiệm này làm cơ sở nhân rộng và phát triển trong phạm vi toàn huyện.
Ngoài ra, trong năm học 2015-2016 sắp tới rất mong các cấp quản lý chỉ đạo sâu sát các trường THCS tích cực đăng ký triển khai mô hình VNEN để các em học sinh được tiếp cận một nền giáo dục tiên tiến, để mô hình VNEN tiếp tục phát huy hiệu quả và đảm bảo tính bền vững. Đối với những đơn vị chưa đủ khả năng, điều kiện để áp dụng mô hình trường học mới thì chúng ta vẫn có thể thực hiện chuyển đổi từng phần theo mô hình này, điều quan trọng là chúng ta phải biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt không rập khuôn thì ắt sẽ thành công.
3. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình trải nghiệm, thực tiễn công tác, tôi rút ra một số kinh nghiệm để duy trì và nâng cao hiệu quả mô hình trường học mới (VNEN) như sau: 
- Người Hiệu trưởng phải gần gũi nhân dân, liên hệ mật thiết với nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân để có được những kinh nghiệm, hiểu biết cần thiết, phục vụ cho công tác quản lý của mình; phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; phải tạo được uy tín đối với các bậc cha mẹ, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; có mối quan hệ mật thiết với các tổ chức đoàn thể ở địa phương; phải là người có uy tín với tập thể sư phạm. Có được tất cả những nhân tố này sẽ giúp cho công việc của nhà trường có nhiều thuận lợi, và từ đó công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường cũng sẽ đem lại kết quả cao.
 	- Nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo uy tín với cộng đồng bằng việc nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động, trân trọng sự đóng góp của cộng đồng, quan tâm chăm lo đến mọi đối tượng học sinh, đồng thời phải chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo được môi trường học tập tốt cho học sinh, có như vậy, phụ huynh và cộng đồng mới quan tâm ủng hộ.
	- Việc áp dụng một chương trình, dự án mới nào lúc ban đầu nhà trường cũng sẽ gặp phải không ít khó khăn, để cán bộ, giáo viên, phụ huynh an tâm, tin tưởng, cụ thể ở đề tài này là việc thực hiện mô hình trường học mới thì người Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giải thích, hướng dẫn cặn kẽ để cán bộ, giáo viên và phụ huynh hiểu sâu, thông suốt và đồng tình hưởng ứng, tạo thuận lợi cho nhà trường trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, có như vậy thì việc áp dụng các chương trình, dự án mới đem lại hiệu quả và thành công thực sự.
	- Trong mọi hoạt động, phong trào, người Hiệu trưởng cần tiên phong, đi đầu trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện để tiếp sức mạnh, làm gương cho cán bộ, giáo viên học tập, làm theo; phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu đổi mới đang đặt ra.
	Tất cả những điều đó chính là những yếu tố làm nên thắng lợi của việc áp dụng mô hình trường học mới trong Trường Tiểu học và THCS Trà Hiệp.
4. Đề xuất:
Để mô hình thực sự là tiền đề cho đổi mới căn bản giáo dục, trong thời gian tới, ngành giáo dục cần có giải pháp nhân rộng mô hình, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm để phát huy hiệu quả; tăng thời lượng dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. 
Ngoài ra, cần chú trọng đến công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các công cụ dụng cụ cần thiết cho học sinh và giáo viên nghỉ trưa tại trường, đáp ứng với yêu cầu dạy học của mô hình, bảo đảm đầy đủ tài liệu phục vụ dạy và học. Xây dựng hệ thống nước sạch ở các điểm trường lẻ phục vụ cho học sinh và giáo viên sinh hoạt hằng ngày.
Trên đây là một số kinh nghiệm của đơn vị chúng tôi đã được đúc kết trong suốt quá trình dạy học theo Mô hình VNEN. Khi cái mới ra đời thì tất nhiên sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức, không chỉ ở Trường TH&THCS Trà Hiệp mà ở tất cả các đơn vị trường bạn khi tham gia bất kỳ một dự án giáo dục nào, rất mong các bạn đồng nghiệp cùng với Ban Giám hiệu nhà trường quyết tâm thực hiện thành công dự án, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới. 
Để làm được điều này, không chỉ có sự nỗ lực riêng của Ban Giám hiệu, của giáo viên trong trường mà cần có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, các ban ngành liên quan, có như vậy thì việc triển khai thực hiện chương trình dạy học theo "Mô hình trường học mới - VNEN " nói riêng và các dự án khác về giáo dục trong huyện Trà Bồng nói chung mới đem lại kết quả tốt đẹp. 
 Trà Hiệp, ngày tháng 3 năm 2015
 Người viết
 Võ Thị Tư
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH

File đính kèm:

  • docSKKN mo hinh truong hoc moi VNEN_Vo Thi Tu.doc
Sáng Kiến Liên Quan