Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp giải toán có lời văn dạng:tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó cho học sinh lớp 4

1) Đặc điểm:

- Trong các môn học ở Tiểu học môn Toán là môn học đóng vai trò hết sức quan trọng vừa phát huy tính tích cực sáng tạo, suy luận, phán đoán vừa thể hiện tính cẩn thận, chính xác rất cao khi tiếp xúc với con số. Trong các khối lớp, khối lớp Bốn là khối giáo viên cần hết sức quan tâm đến dạng toán có lời văn, vì đây là khối lớp các em phải tiếp xúc với nhiều dạng toán có lời văn.

- Trường lớp sạch đẹp đảm bảo vị trí dạy của giáo viên và học tốt của học sinh. Ban giám hiệu rất quan tâm, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ.

- Học sinh của trường đã có nề nếp ngay từ khi học lớp 1.

- Dụng cụ học tập khá đầy đủ.

2) Chất lượng:

- Sau 01 tháng giảng dạy tôi đã có kế hoạch khảo sát và nhận thấy học sinh của lớp như sau: Đa số các em chưa nắm vững cách tìm các bước giải đúng (phần số học và hình học) về tìm đơn vị của phép tính.

 

doc6 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3233 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp giải toán có lời văn dạng:tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
 DẠNG:TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ 
 CHO HỌC SINH LỚP 4 
TÌNH HÌNH:
Đặc điểm: 
Trong các môn học ở Tiểu học môn Toán là môn học đóng vai trò hết sức quan trọng vừa phát huy tính tích cực sáng tạo, suy luận, phán đoán  vừa thể hiện tính cẩn thận, chính xác rất cao khi tiếp xúc với con số. Trong các khối lớp, khối lớp Bốn là khối giáo viên cần hết sức quan tâm đến dạng toán có lời văn, vì đây là khối lớp các em phải tiếp xúc với nhiều dạng toán có lời văn.
Trường lớp sạch đẹp đảm bảo vị trí dạy của giáo viên và học tốt của học sinh. Ban giám hiệu rất quan tâm, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Học sinh của trường đã có nề nếp ngay từ khi học lớp 1.
Dụng cụ học tập khá đầy đủ.
Chất lượng:
Sau 01 tháng giảng dạy tôi đã có kế hoạch khảo sát và nhận thấy học sinh của lớp như sau: Đa số các em chưa nắm vững cách tìm các bước giải đúng (phần số học và hình học) về tìm đơn vị của phép tính.
Trình độ: 
Phần đông là học sinh nông thôn, vùng sâu ít được cha mẹ quan tâm.
Qua thời gian giảng dạy về những kinh nghiệm của bản thân. Tôi nhận thấy các em chưa biết tìm các bước giải và tìm đơn vị của phép tính mà chương trình toán khối Bốn dạng toán có lời văn chiếm đa số.
Để đạt được những chỉ tiêu trên đòi hỏi người giáo viên có những chuyển biến tích cực trong việc thực hành đổi mới phương pháp, phát huy tốt tác dụng của đồ dùng dạy học, tổ chức cho học sinh tích cực hoạt động, chủ động. nắm vững kiến thức và rèn luyện kĩ năng đối với phương pháp dạy học Tiểu học, cần theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Đây là vấn đề thiết thực hưởng ứng cuộc vận động sâu rộng trong toàn ngành về đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học.
Sau đây là cách thức cũng như biện pháp mà tôi áp dụng đã thành công về đổi mới phương pháp giải toán có lời văn dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
NỘI DUNG:
Biện pháp thực hiện: 
Phương pháp dạy học mới là coi trọng học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học. Trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển đúng khả năng của các em.
Trong lớp giáo viên nói ít, giảng ít, làm mẫu ít nhưng phải thường xuyên làm việc với cá nhân học sinh, để các em đều hoạt động, các em phải độc lập suy nghĩ và làm việc – Học sinh có nhiều cơ hội để bộc lộ khả năng của mình.
Giáo viên phải có nhiều hình thức hoạt động.
+	Học cá nhân.
+	Học theo nhóm: Có thể nhóm hỗn hợp, nhóm trình độ.
+ Nhóm sở trường.
Giáo viên nêu cho học sinh trao đổi và sử dụng nhiều phương pháp như: 
Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
Phương pháp trực quan
Phương pháp luyện tập 
Phương pháp làm việc theo nhóm 
Phương pháp sử dụng trò chơi hỗ trợ nội dung
Phương pháp tạo tình huống
Đây là một số biện pháp thực hiện một số tiết dạy thành công.
Nội dung và phương pháp hình thức dạy:
Bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
MỤC TIÊU:
Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
HSKT: Đọc được phép tính và kết quả trong bài.
ÑOÀ DÙNG DẠY HỌC: 
Thầy: Vẽ sơ đồ tóm tắt bài tập.
Trò: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động:
Giới thiệu 
Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu cảu hai số đó.
MT: Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Nêu bài toán: Tổng của hai số là 70. hiệu của hai số đó là 10. tìm hai số đó.
- Gọi học sinh nêu.
Tổng của hai số đó là bao nhiêu ?
- Hiệu của hai số là bao nhiêu ?
- GV gợi ý học sinh tóm tắt
- Bài toán yêu cầu làm gì ?
- Yêu cầu học sinh
- Hướng dẫn giải
Muốn tìm hai lần số bé ta làm như thế nào ?
Muốn tìm số bé ta làm sao ?
- Có số bé muốn tìm số lớn em làm như thế nào ?
GV nhận xét: Số bé = (tổng - hiệu):2
- Tương tự: 
- Hướng dẫn hs rút ra nhận xét.
Lưu ý: Khi giải bài toán có thể giải bằng một trong hai cách như SGK.
Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành
MT: Vận dụng làm được các bài tập
Bài 1: 
- Gọi hs đọc đề bài:
- Hướng dẫn bằng câu hỏi
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán yêu cầu tìm gì ? 
+ Bài toán thuộc dạng gì ?
Yêu cầu hs: 
Tóm tắt
58
tuoåi
Tuoåi boá 
Tuoåi con 
Khẳng định 
Bài 2: Yêu cầu hs.
Chấm một số bài – nêu nhận xét.
Lưu ý: Nhận dạng được bài toán.
- Củng cố - dặn dò
Trò chơi
Hoạt động: Cả lớp 
Học sinh nêu lại bài toán
Tổng của 2 số là 70
Hiệu của 2 số là 10
1 học sinh lên bảng tóm tắt.
Soá lôùn: 
70 
Soá beù: 
Tìm hai số đó
Học sinh chỉ hai lần số bé trên sơ đồ.
Thực hiện phép tính 70 – 10 = 60
HSKT: Đọc phép tính và kết quả.
HS nêu: 60:2=30
HS nêu: 30 + 10= 40
1 HS lên bảng giải – lớp làm vào vở.
HS nhắc lại
HS giải bài toán bằng cách hai: Tìm số lớn trước
HS rút ra nhận xét: 
Số lớn = (tổng + hiệu):2
Hoạt động nhóm
HS đọc đề bài
Hs lần lượt trả lời câu hỏi.
Bài toán cho biết: Tuổi bố  38 tuổi.
Tìm tuổi bố và tuổi con.
Bài toán dạng : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
Trao đổi trình bày bài giải
Hai lần tuổi con là:
58 – 38 = 20 (tuổi)
Tuổi con là:
20 : 2 = 10 (tuổi)
Tuổi của bố là:
58 – 10 = 48 (tuổi)
Đáp số: Bố 48 tuổi
 Con 10 tuổi
HSKT: Đọc các phép tính và kết quả.
Cả lớp trao đổi – nhận xét.
Hoạt động cả lớp
HS đọc đề bài, xác định đề toán và tự giải.
Từ những biện pháp và hình thức dạy trên, đến cuối học kỳ I đạt được kết quả như sau:
Bài kiểm tra.
Bài 1: Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi. em kém chị 8 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi ?
Bài 2: Một trường học có 672 học sinh, số học sinh nữ nhiều hơn học sinh nam là 92 em. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam ?
Kết quả:
TSHS
Điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Kém
29
18
7
4
0
KẾT QUẢ:
Quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, tôi nhận thấy lớp học sinh động hơn, học sinh hứng thú hơn. Các em làm toán dạng: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” đạt kết quả rất cao.
Chất lượng giữa học kỳ I: 
TSHS
Điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Kém
29
11
8
6
4
Bài học kinh nghiệm:
Muốn đạt kết quả cao khi giải toán có lời văn dạng: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu cuûa hai số đó” giáo viên cần chú ý các việc như sau;
+	Đổi mới hình thức dạy học.
+	Cần nắm vững trình độ hs để phân hoá từng đối tượng.
+	Trong giảng dạy cần rèn kỹ năng tư duy cho hs vì thế giải toán có lời văn lớp 4 theo một trình tự hợp lí từ các dạng toán điển hình cơ bản lại chia thành những dạng toán nhỏ kết hợp với dạng toán khác theo hướng nâng cao dần hoạt động sáng tạo của hs. Cách dạy này tạo cho hs có điều kiện tích cực, vận dụng linh hoạt trí tưởng tượng, óc sáng tạo của mình để giải quyết yêu cầu của tiết học.
Trên đây là một sáng kiến nhỏ có thể góp một phần cho cuộc đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một vài thiếu sót mong sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
	Xuân Hiệp, ngày 15 tháng 12 năm 2010
	Người viết 
	Nguyễn Thị Ngọc Hiền
Ý kiến của khối trưởng
Duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lop_4.doc