Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân ở trường THCS

Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học nói chung, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Bởi, môn Giáo dục công dân là một môn học đặc biệt, là một bộ phận của quá trình giáo dục các giá trị nhân cách (đạo đức, pháp luật, lối sống ) vì mục tiêu của môn học chính là thực hiện mục tiêu của quá trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh. Đó là vị trí đặc biệt của môn Giáo dục công dân so với các môn học khác ở trường THCS. Đặc biệt hiện nay, học sinh chưa thực sự quan tâm và coi trọng môn học này, vẫn coi đây là môn học phụ. Mặt khác, cùng với mặt trái của cơ chế thị trường, vấn đề đạo đức, lối sống trong học sinh, tình trạng bạo lực hoc đường và tỷ lệ tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng. Do đó, việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân là một trong những nội dung nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng học bộ môn cho học sinh. Đồng thời, giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi tổ chức hoạt động học nhằm đa dạng hóa các hình thức dạy học. Qua đó, rèn luyện tính tích cực, chủ động và phát huy khả năng sáng tạo trong học tập của các em.

Đó là lí do tôi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân ở trường THCS”. Với mục đích từng bước đáp ứng yêu cầu của chương trình đổi mới giáo dục lấy hoạt động học làm trung tâm, nhằm tiếp cận dần với mô hình trường học mới và thực hiện có hiệu quả chủ trương của Bộ GD&ĐT về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong các nhà trường.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2027 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 môn Giáo dục công dân. Qua tình huống hay câu chuyện, học sinh thảo luận theo nội dung câu hỏi mà giáo viên hướng dẫn để rút ra nội dung bài học.
 	Ví dụ: Khi tìm hiểu phần truyện đọc “ Truyện kể từ trang trại” trong bài 10 “ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ” lớp 7. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nội dung câu hỏi:
 	Nhóm 1: Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc thể hiện như thế nào?
 	Nhóm 2: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình?
 	Nhóm 3: Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng với mỗi con người như thế nào? Em tự hào điều gì về gia đình, dòng họ của mình?
 	Nhóm 4: Chúng ta phải sống như thế nào để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
 HS: Thảo luận để tìm ra những việc làm, biểu hiện để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình. Từ đó, rút ra được ý nghĩa và cách rèn luyện của bản thân để gìn giữ truyền thống gia đình, góp phần làm làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
 	Một số lưu ý:
 * Vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.
 	* Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề song phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với trình độ học sinh và thời lượng cho phép.
 	* Tùy từng trường hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp khác nhau.
 	1.2.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
 	Trải nghiệm và sáng tạo là tính chất hoạt động giáo dục nhằm hình thành chủ yếu năng lực tâm lý – xã hội và phẩm chất nhân cách ở học sinh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo: không thực hiện các nhiệm vụ trải nghiệm của từng môn học. Tuy nhiên, nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh tổng hợp kiến thức học được vào thực tiễn. Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ yếu tập trung vào năng lực tâm lý xã hội, các giá trị, niềm tin, tình cảm
Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm chia làm hai giai đoạn:
 	+ Giai đoạn giáo dục cơ bản:
 	- Hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống
- Học sinh được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các đề án, dự án, được tham gia các hoạt động thiện nguyện, hoạt động lao động cũng như tham gia các loại hình câu lạc bộ khác nhau như: câu lạc bộ văn học, toán học
+ Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
 	Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS 
 	Nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.
 - Về quy mô: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo những quy mô khác nhau: theo nhóm, theo lớp, theo khối, theo trường hoặc liên trường. Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm, lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt như tổ chức đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia nhiều hơn, có nhiều khả năng phát triển kĩ năng hơn.
 	- Về địa điểm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong và ngoài nhà trường: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, viện bảo tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhà các nghệ nhân, làng nghề, cơ sở sản xuất... Liên quan đến chủ đề hoạt động.
 	Sự phối hợp của lực lượng tham gia các Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, Giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách đội, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương các Hội, tổ chức, doanh nghiệp, các nghệ nhân, 
 	Tùy nội dung và tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì hoặc phối hợp, có thể là những mặt khác nhau: kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức, đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay ủng hộ tinh thần.
 	Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho học sinh được học tập và giao tiếp với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động.
 	Yêu cầu cần đạt về phẩm chất 
 	- Sống yêu thương: thể hiện ở sự sẵn sàng tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ đất nước, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam, các giá trị di sản văn hoá của quê hương, đất nước; tôn trọng các nền văn hoá trên thế giới, yêu thương con người, biết khoan dung và thể hiện yêu thiên nhiên, cuộc sống
 	- Sống tự chủ: là sống với lòng tự trọng, trung thực, luôn tự lực, vượt khó khăn và biết hoàn thiện bản thân.
 	- Sống trách nhiệm: quan tâm đến sự phát triển hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động cộng đồng, đóng góp cho việc giữ gìn và phát triển của cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. Luôn biết tuân thủ, chấp hành kỷ cương, quy định, hiến pháp và pháp luật và sống theo giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội.
 	Yêu cầu cần đạt về năng lực chung 
 	- Năng lực tự học: là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập; Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nền nếp; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập.
 	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: là khả năng nhận diện vấn đề, thiết lập không gian vấn đề, xác định được các phương pháp khác nhau từ đó lựa chọn và đánh giá được cách giải quyết vấn đề làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh cần thiết.
 	- Năng lực thẩm mỹ: là năng lực nhận diện và cảm thụ cái đẹp, biết thể hiện được cái đẹp trong hành vi, trong lời nói, trong sản phẩm và biết sáng tạo ra cái đẹp. 
 	- Năng lực thể chất: là khả năng sống thích ứng và hài hòa với môi trường; biết rèn luyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ tinh thần.
 	- Năng lực giao tiếp: là khả năng lựa chọn nội dung, cách thức, thái độ giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp và mang lại sự thỏa mãn cho các bên tham gia giao tiếp. 
 	- Năng lực hợp tác: là khả năng cùng làm việc giữa hai hay nhiều người để giải quyết những vấn đề nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên. 
 	- Năng lực tính toán: là khả năng sử dụng các phép tính và đo lường, công cụ toán học để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống.
 	- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): là khả năng sử dụng thiết bị kỹ thuật số, máy tính, phần mềm để tìm kiếm thông tin phục vụ tích cực và hiệu quả cho học tập và cuộc sống; là khả năng sàng lọc và tham gia truyền thông trên môi trường mạng. 
2. Khả năng áp dụng sáng kiến
Sáng kiến được thực hiện dựa trên tinh thần chỉ đạo qua các công văn, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT Ninh Bình; phòng GD&ĐT Nho Quan. Điều này đã tạo nên sự đồng thuận cao và nhận được sự hưởng ứng của nhà trường, của các ban ngành đoàn thể, của các cá nhân và toàn xã hội. 
Sáng kiến “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân ở trường THCS” đã được áp dụng hiệu quả trường THCS Gia Tường huyện Nho Quan.
Qua thực tế dạy học ở trường tôi khẳng định rằng sáng kiến “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân ở trường THCS” có đủ điều kiện để có thể áp dụng hình thức tổ chức hoạt động học rộng rãi không chỉ với môn Giáo dục công dân mà đối với tất cả các môn học ở các nhà trường THCS trên địa bàn huyện Nho Quan nói riêng và toàn tỉnh Ninh Bình nói chung.
Khả năng áp dụng của từng phương pháp phụ thuộc vào từng nội dung các chuẩn mực đạo đức và pháp luật nên khi tiến hành áp dụng sáng kiến này thì giáo viên phải chọn những hoạt động dạy học phù hợp với nội dung của bài học. Phải có kế hoạch dạy học cụ thể chi tiết cho từng nội dung, hình thức tổ chức dạy học. Bởi vì, mỗi hình thức hoạt động dạy học đều có ưu điểm và hạn chế, chính vì vậy cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc khi tiến hành bất cứ một hoạt động dạy học nào.
V. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Để thực hiện được việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân ở trường THCS đạt kết quả cao cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, của chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh
Ngoài các kiến thức trong tài liệu giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể, sưu tầm, tìm hiểu thêm tư liệu và có sự kết hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. 
 	Sự quan tâm đồng tình ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh.
 	Học sinh tích cực sưu tầm tư liệu, viết báo cáo theo sự phân công hướng dẫn của giáo viên. 
Nhà trường tạo điều kiện tổ chức tham quan du lịch (nếu có) hoặc tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế trong và ngoài nhà trường, để giúp các em hình thành những phẩm chất và kỹ năng cần thiết đáp ứng xu thế chung của thời đại. 
Mặt khác, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, ngành Văn hóa và toàn xã hội ủng hộ, đồng thuận tạo động lực cho việc triển khai tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông đạt hiệu quả và có sức lan toả, bền vững. 
Giáo viên cần tìm ra những bài học trong chương trình có liên quan đến những gương “ người tốt, việc tốt” ở thực tiễn cuộc sống. Những nội dung liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị ở địa phương. Hoặc tổ chức cho học sinh được đến trực tiếp xem các phiên tòa xét xử lưu động ở địa phương. Qua đó, giáo dục ý thức tự giác chấp hành những chuẩn mực về đạo đức và pháp luật đã đề ra.
VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC:
1. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân ở trường THCS là một trong những nhu cầu thực tế, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, phần nào đáp ứng việc hướng tới mục tiêu giáo dục Ba phẩm chất, tám năng lực cho học sinh.
Thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh được chủ động tiếp cận trực tiếp với nguồn tri thức thực tiễn, sinh động qua trò chơi, những gương “người tốt, việc tốt” những trải nghiệm tại thực tế là kết quả của quá trình tìm hiểu, học tập, trải nghiệm của bản thân, tổ, nhóm. Điều này giúp các em dễ dàng nắm bắt, tiếp thu lĩnh hội kiến thức theo năng lực cá nhân của mình. Con đường lĩnh hội kiến thức của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm được hình thành từ các hoạt động của học sinh. Kiến thức môn học mà học sinh được hình thành cũng được kết hợp từ kiến thức nhiều môn học. Do đó, việc lĩnh hội, hình thành kiến thức ở học sinh hoàn toàn khách quan, khoa học. Nội dung, kiến thức bài học được hình thành ở học sinh sẽ rất ấn tượng và rất sâu sắc, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.
Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân hình thành cho học sinh nhiều năng lực, kĩ năng sống một cách khách quan, khoa học.
Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học giúp hình thành ở học sinh những kĩ năng từ đơn giản đến phức tạp như: thu thập thông tin trong đó sưu tầm tư liệu, tài liệu, hiện tượng ...; Kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng chia sẻ; kĩ năng thu thập, phân tích tổng hợp, xử lí và báo cáo thông tin đó là liên hệ giữa kiến thức lí thuyết với thực tiễn, thống kê, sâu chuỗi thông tin liên quan (tổng hợp kiến thức các lĩnh vực Văn học, Mĩ thuật, điện ảnh, Sinh học, Địa lý.), hoàn thành viết, thuyết trình báo cáo sản phẩm. Bên cạnh đó học sinh được hình thành kĩ năng lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và tổ chức các hoạt động. Trong các hoạt động học tập học sinh cần có và biết thêm kĩ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin (máy tính, máy ảnh, điện thoại, máy ghi âm, trình chiếu). Những kĩ năng trên giúp các em dễ dàng chiếm lĩnh tri thức đồng thời mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập, các hoạt động tập thể và trong cuộc sống. 
Qua đó giúp học sinh được phát triển đầy đủ năng lực, phẩm chất, tự hoàn thiện nhân cách một cách khách quan: Thêm lòng yêu quê hương đất nước, biết chia sẻ, hợp tác trong cộng đồng và xã hội. Giúp học sinh biết sống yêu thương; sống tự chủ và sống trách nhiệm, đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chung chủ yếu là: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ; năng lực thể chất; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán và năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
Các kiến thức về pháp luật có phần trìu tượng, khó hiểu đối với học sinh. Cho các em trực tiếp tham gia vào các phiên tòa xét xử lưu động để các em hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật, giúp bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý. Từ đó, các em có ý thức học tập và rèn luyện để trở thành những người công dân tốt có ích cho xã hội.
2. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân ở trường THCS không chỉ mang lại hiệu quả trong việc học của học sinh mà việc đổi mới phương pháp, cách thức dạy học giúp giáo viên nâng cao năng lực quản lí, sáng tạo trong việc dạy – học theo hướng hiện đại, hội nhập.
Về kết quả đạt được trong công tác: Giáo viên có điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học. Thay vì lối truyền thụ kiến thức lí thuyết một chiều tẻ nhạt sang vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức. Quá trình hướng dẫn, tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp cho giáo viên củng cố thêm những kiến thức vốn có, ngoài ra còn tích luỹ thêm được vốn hiểu biết mới, đúc rút được nhiều kinh nghiệm phục vụ đắc lực cho giảng dạy, công tác. Giáo viên gặt hái được nhiều thành công hơn, được nhà trường, xã hội ghi nhận. 
 	Thực tiễn áp dụng Trường THCS Gia Tường tôi thấy: các em có hứng thú học tập hơn, hiểu bài hơn, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức, pháp luật theo quy định. Tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm loại khá, tốt tăng lên đáng kể, không có hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật nghiệm trọng. Theo số liệu thống kê học sinh Trường THCS Gia Tường cho thấy:
 Năm học
 Mức độ
2015-2016
(chưa áp dụng)
%
2016-2017
(khi áp dụng)
%
2017-2018
(Đang áp dụng học kỳ I)
%
Học sinh hứng thú học tập.
150/258
47
250/263
95
269/269
100
Học sinh chưa hứng thú với môn học.
108/258
53
13/263
5
0
Học sinh hiểu bài
150/258
47
250/263
95
269/269
100
Học sinh chưa chủ động tìm hiểu bài học theo yêu cầu.
108/258
53
13/263
5
3/269
5
Tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt
215/258
83
238/263
90
3. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân ở trường THCS mang lại hiệu quả trong công tác quản lí đối với nhà trường. 
Giúp nhà trường tiết kiệm được quỹ thời gian lớn, chi phí ít, dễ thực hiện trường nào cũng có thể tổ chức. Thay vì phải thực hiện cho nhiều môn học và cho các khối lớp bằng hình thức dạy học trên lớp thì chỉ cần một buổi học tập ngoại khóa có thể giải quyết được tất cả các vấn đề trên (Tích hợp kiến thức cho nhiều môn học: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Toán, Lí, Hóa, Sinh, Âm nhạc, Mỹ thuậtvà tích hợp kiến thức trong từng môn học ở tất cả các khối lớp).
Tóm lại: Kết quả trên đã cho thấy việc học tập gắn với thực tế đã mang lại hiệu quả giáo dục cao tạo nên hứng thú đặc biệt của học sinh. Không chỉ có vậy, hầu hết các em đã biết quý trọng môi trường sống quanh mình, có ý thức hơn trong việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa, hăng say nhiệt tình hơn trong các buổi hoạt động ngoại khóa. Học tập qua các hoạt động trải nghiệm giúp cho giáo viên và học sinh gần gũi hơn, phát huy được tính sáng tạo của các em.
Ngoài những hình thức tổ chức hoạt động học trên còn có thể lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chính trị dưới cờ đầu như: kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phối hợp với Đội TNTPHCM tổ chức các cuộc thi “ Rung chuông vàng”, “ Hội vui học tập”, thành lập các câu lạc bộTổ chức cho học sinh tham quan thực tế, học tập tại thực địa, viết báo cáo thu hoạch.
 	Trên đây là các hình thức tổ chức hoạt động học mà tôi đã áp dụng vào thực tế trong quá trình dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS Gia Tường. Bước đầu đã đạt được những kết quả đáng mừng trong dạy và học môn Giáo dục công dân.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Gia Tường, ngày 10 tháng 05 năm 2018
 NGƯỜI NỘP ĐƠN
 TÁC GIẢ
 Nguyễn Thị Bích Thảo
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG
 PHỤ LỤC 1 
SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG 
TIẾT DẠY
 Sản phẩm của học sinh Lớp 6 trong tiết Trải nghiệm sáng tạo “Tôi yêu nước sạch”
Sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh chủ đề bảo vệ hòa bình.
Học sinh thuyết trình về sản phẩm.
Học sinh đang hoàn thành sản phẩm.
PHỤ LỤC 2 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VỚI CHỦ ĐỀ “ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC”
I. Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” 
Buổi sáng ngày 01/02/2018
- Hoạt động gói bánh chưng xanh: Buổi sáng 7h15 đến 8h15.
- Thuyết trình cách gói bánh: 8h15 đến 8h30
- 8h30 nấu 4 nồi bánh
 - 9h30h đến 10h30 thi trang trí mâm mũ quả và thuyết trình về mâm mũ quả, về sự tích bánh chưng.
Buổi trưa ngày 01/02/2018: Nấu bánh chưng và giao lưu văn hóa ẩm thực.
Buổi chiều ngày 01/02/2018: 
1h30 đến 3h45 tổ chức chuyên đề: Tìm hiểu di sản văn hóa địa phương.
3h45 đến 4h Tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khỏ khăn.
4h đến 4h15 Tổng kết trao phần thưởng
Một số hình ảnh hoạt động trải nghiệm với chủ đề “ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” 
MỤC LỤC
Danh mục
Trang
TÊN SÁNG KIẾN
01
I. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN
01
II. THỜI GIAN ÁP DỤNG
01
III. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
01
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1. Nội dung sáng kiến 
1.1. Giải pháp cũ thường làm 
1.1.1. Nội dung giải pháp
1.1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ
1.1.3. Hạn chế của giải pháp cũ
1.2. Giải pháp mới cải tiến
1.2.1. Sử dụng chuyện kể để dạy học
1.2.2. Tổ chức trò chơi trong dạy học
1.2.3. Nghiên cứu trường hợp điển hình
1.2.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2. Khả năng áp dụng sáng kiến.
01
01
02
02
02
03
04
04
06
09
10
13
V. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
14
VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân ở trường THCS là một trong những nhu cầu thực tế, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, phần nào đáp ứng việc hướng tới mục tiêu giáo dục Ba phẩm chất, tám năng lực cho học sinh.
2. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân ở trường THCS không chỉ mang lại hiệu quả trong việc học của học sinh mà việc đổi mới phương pháp, cách thức dạy học giúp giáo viên nâng cao năng lực quản lí, sáng tạo trong việc dạy – học theo hướng hiện đại, hội nhập.
3. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Giáo dục công dân ở trường THCS mang lại hiệu quả trong công tác quản lí đối với nhà trường. 
14
14
16
17
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2
19
19
21
MỤC LỤC 
23

File đính kèm:

  • doc12. PGD NQ Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn giáo dục công dân ở trường THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan