Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động thư viện trường học, xây dựng mô hình thư viện lớp học

Thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Giáo dục phổ thông cần đạt tới mục tiêu cụ thể là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tự học, phát triển khả năng sáng tạo, khuyến khích học tập suốt đời.

Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của trường.Thư viện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.Tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên.Đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong trường.

Trong những năm học vừa qua các văn bản chỉ đạo về kế hoạch nhiệm vụ của ngành đều đặt vấn đề về vị trí vai trò, tác dụng của thư viện trường học. Đặc biệt hai năm học 2015-2016; 2016-2017 sở giáo dục và đạo tạo đã có văn bản chỉ đạo việc triển khai hoạt động thư viện trường học nhất là triển khai thư viện lớp học trong các nhà trường.

Từ nhận thức về vai trò của thư viện trường học như trên, là người quản lý tôi nhận thấy cần phải quan tâm đặc biệt tới công tác chỉ đạo hoạt động thư viện. Trong những năm qua nhất là hai năm 2015-2016; 2016-2017 Trường THCS Quỳnh Lưu đã tập trung chỉ đạo thư viện đổi mới hình thức hoạt động và triển khai mô hình thư viện mở, thư viện lớp học. góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thư viện cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động thư viện trường học, xây dựng mô hình thư viện lớp học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung chỉ đạo thư viện đổi mới hình thức hoạt động và triển khai mô hình thư viện mở, thư viện lớp học. góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thư viện cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường.
Trong những năm qua, THCS Quỳnh Lưu đã áp dụng một số giải pháp: “Đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động thư viện trường học, xây dựng mô hình thư viện lớp học” nhằm tìm ra các biên pháp tổ chức, chỉ đạo hoạt động thư viện phù hợp, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhà trường và đã thu được thành công nhất định. Tôi xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp với hy vọng: sáng kiến sẽ góp một phần nhỏ vào việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. 
1.1. Giải pháp cũ thường làm
1.1.1. Nội dung giải pháp
Trước năm học 2015-2016 việc chỉ đạo tổ chức hoạt động thư viện ở các trường THCS nói chung và thư viện trường THCS Quỳnh Lưu nói riêng vẫn được tiến hành thường xuyên, nhưng cách tổ chức và hiệu quả của nó thì không được như mong đợi. Cụ thể những giải pháp cũ đã chỉ đạo thực hiện hoạt động thư viện của trường như sau:
- Bổ xung đầu sách cho thư viện
- Tuyên truyền giới thiệu sách chủ yếu qua bảng tin, và kết hợp trong các buổi chào cờ đàu tuần.
- Đầu năm học, đầu học kỳ tổ chức cho học sinh, giáo viên mượn sách
- Hàng tuần thư viện mở của cho giáo viên, học sinh đến mượn, đọc tại thư viện.
- Gần như tất cả các hoạt động của thư viện đều trong không gian chung đó là kho sách, phòng đọc của giáo viên, phòng đọc của học sinh. Đến thư viện - tra cứu - mượn- đọc - trả.
Không lôi cuốn, thời gian đến thư viện ít hiệu quả không cao.
	1.1.2. Nhược điểm của giải pháp cũ
- Với cách tổ chức hoạt động như trên, chưa thu hút được cán bộ giáo viên nhất là học sinh đến thư viện.
- Tỉ lệ đến thư viện đọc sách không cao.
- Thời gian xuống thư viện của giáo viên, học sinh ít. 
- Hình thức tuyên truyền giới thiệu sách chư phong phú chư thu hút được độc giả.
- Hiệu quả việc đọc, tra cứu tài liệu thấp.
1.2. Giải pháp mới cải tiến
1.2.1 Giải pháp 1: Tổ chức hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách theo hướng đổi mới
Giới thiệu sách là họat động chủ yếu thông qua những phương thức, công cụ riêng chủ yếu là các biện pháp trực quan tác động trực tiếp vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học sinh, lôi cuốn các em vào những hoạt động theo mục tiêu đã định. Nó bao gồm các hình thức:
           -  Giới thiệu sách bằng pa nô, mô hình
           -  Giới thiệu sách bằng các phương tiện thông tin đại chúng.
           -  Giới thiệu sách bằng các hình thức như giới thiệu sách hay, mời diễn giả đến giới thiệu tác phẩm 
Mỗi hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách đều rất quan trọng và có những ưu thế riêng. Tuy nhiên để sử dụng hình thức nào thì phải dựa trên yêu cầu, nội dung, tính chất của vấn đề, từng nội dung, điều kiện khả năng kinh tế, đối tượng, vùng miền của từng trường mà áp dụng, thực hiện.
Từ thực tế của việc tổ chức cũng như chỉ đạo hoạt động thư viện nói trên. Từ năm học 2015-2016 trường THCS Quỳnh Lưu đã rất quan tâm tâm đến việc tổ chức cũng như chỉ đạo hoạt động của thư viện nhà trường. Theo hướng đổi mới cụ thể là:
- Định kỳ mỗi tháng tổ chức ít nhất 01 buổi tuyên truyền giới thiệu sách
- Chủ đề của các buổi tuyên truyền được lên kế hoạch từ tháng trước, có nội dung tuyên truyền cụ thể và được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau như: 
Thi kể truyện sách thiếu nhi 
Câu chuyện dự thi là những mẩu chuyện đăng trong sách báo, tạp chí được phép lưu hành, phù hợp với lứa tuổi, có tác dụng giáo dục về tình yêu quê hương đất nước, đề cao tinh thần ham học, say mê học tập, nghiên cứu, tìm hiểu, phấn đấu vươn lên tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thiếu nhi, ca ngợi truyền thống hiếu học của dân tộc, tình cảm đối với cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Hình thức này dùng với học sinh.
Hội thảo, tọa đàm giới thiệu sách 
Hình thức này dùng trong tuyên truyền cho Thày cô và được thực hiện lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Thông qua các buổi nói chuyện giới thiệu sách, thư viện đã đem đến cho bạn đọc (Các Thày cô giáo trong trường) những tác phẩm có giá trị và góp phần dẫn dắt dư luận bạn đọc đối với tác phẩm và nhà văn. Giúp bạn đọc tìm đến tác phẩm nhiều hơn và đọc có suy ngẫm hơn, có chính kiến hơn.
Tuyên truyền trực quan 
Hình thức này giúp học sinh đọc nhận thức nhanh và nhớ lâu, kích thích hứng thú đọc nên được thư viện nhà trường thường xuyên sử dụng. Nhân những sự kiện lớn trong đời sống chính trị, văn hóa xã hội của đất nước nhà trường thường tổ chức triển lãm sách báo. Đây thực chất cũng là hình thức trưng bày nhưng quy mô lớn hơn, số lượng tài liệu nhiều hơn, được chuẩn bị tỷ mỉ chu đáo hơn. Để các cuộc triển lãm sách báo sống động hấp dẫn, thư viện thường kết hợp việc trưng bày các ấn phẩm với việc sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện nghe nhìn: các cơ sở dữ liệu dữ kiện có âm thanh, hình ảnh, các băng đĩa chuyên đề Có thể nói, các cuộc triển lãm sách báo như một hình thức phục vụ tài liệu dưới dạng kho mở theo chuyên đề. Vì vậy, mỗi khi thư viện trường tổ chức triển lãm giới thiệu sách đã thu hút được học sinh tham gia rất đông.
Cán bộ thư viện lên kế hoạch triển lãm chưng bày giới thiệu sách phổ biến tới học sinh các lớp
Cho các lớp đăng ký thực hiện cùng thư viện
Cung cấp sách cho các lớp theo chủ đề đăng ký (Có thể theo khối)
Học sinh theo lớp hoặc khối lựa chọn, sắp xếp sách theo các nội dung chủ đề dưới các hình thức xếp sách khác nhau để cuốn hút độc giả xem, đọc.
Thi đọc sách
Đây là hình thức tuyên truyền giới thiệu sách có tính chất tổng hợp dưới dạng trả lời câu hỏi nhằm thu hút bạn đọc vào việc đọc một số tác phẩm nhất định do thư viện đặt ra. 
Thường những cuộc thi đọc sách có câu hỏi liên hệ với địa phương, quê hương đất nước nên buộc bạn đọc phải quan tâm tới nhiều vấn đề thời sự, qua đó tăng cường lòng tự hào và tình yêu quê hương, có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt.         
Tuyên truyền giới thiệu sách dưới hình thức sân khấu hóa
Hình thức này đòi hỏi cán bộ thư viện phải hiểu biết sâu hơn phải có kịch bản chặt chẽ, có người dẫn chương trình và có nhân vật giao lưu. Để tổ chức được những cuộc giao lưu này cần 
+ xác định rõ chủ đề giao lưu, 
+ các tác phẩm tiêu biểu 
+ Ngoài ra còn phải tìm ra các nhân vật, các tình tiết làm nổi bật chủ đề. 
+ Tiếp đó là phải xây dựng được kịch bản tốt – khâu then chốt quyết định sự thành bại của cuộc giao lưu. Phương pháp này thường kết hợp với các đợt thi 
của liên đội.
Hội thi tuyên truyền giới thiệu sách 
Cũng là hình thức tuyên truyền miệng hấp dẫn được thư viện áp dụng. Hình thức tuyên truyền này thường được tổ chức dưới dạng sân khấu hóa gồm ba màn: màn chào hỏi, màn tuyên truyền giới thiệu sách, màn thi năng khiếu. Để tổ chức hội thi này thì cần phải thành lập các đội thi. Tiếp đó các đội thi phải lựa chọn một hoặc một chùm tác phẩm hay theo một chủ đề nhất định để giới thiệu... Hình thức tuyên truyền này rất lý thú bởi nó tạo cho bạn đọc cảm giác không những đang xem một cuộc trình diễn nghệ thuật mà còn được trực tiếp cảm nhận được tác phẩm sống động qua cách diễn suất. Thêm vào đó bạn đọc (Các học sinh) còn luôn bị cuốn hút vào màn tuyên truyền trên sân khấu bởi tâm lý ủng hộ cho đội mình thích. Hình thức tuyên truyền này là một sinh hoạt văn hóa lý thú và bổ ích: nó vừa là hoạt động nghiệp vụ vừa giống một buổi văn nghệ nhẹ nhàng. Một mặt nó rèn luyện khả năng tuyên truyền cho cán bộ thư viện, giới thiệu sâu rộng hơn những cuốn sách hay, sách tốt, nâng cao văn hóa đọc.
Nhận thức đúng và làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu sách giúp thư viện phát triển, góp phần tích cực vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, Tuyên truyền giới thiệu sách cũng là biện pháp quan trọng mà thư viện trường học dùng để kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các khâu công tác khác của thư viện, làm tốt chức năng lãnh đạo việc đọc. Sự vận dụng các hình thức tuyên truyền một cách  sáng tạo, phù hợp với thực tế từng thời kỳ và đạt hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền giới thiệu là thành tích đáng được ghi nhận của thư viện nhà trường.
Giải pháp 2: Triển khai xây dựng, phát huy hiệu quả thư viện lớp học
Từ đầu năm học 2015-2016 nhà trường đã triển khai mô hình thư viện lớp học 
Đến nay trường đã xây dựng được 11 tủ sách lớp học (Góc thư viện trên lớp) ở 11 lớp học,
Mỗi tủ sách chứa khoảng từ 40 đến 50 đầu sách, với nhiều cách huy động sách khác nhau trong các tủ sách lớp học:
Từ mượn sách theo tuần, tháng của thư viện nhà trường.
Từ huy động của học sinh và cha mẹ học sinh: Kêu gọi học sinh và cha mẹ học sinh trong lớp góp sách, góp tiền, góp công xây dựng tủ sách cho con em mình.
Huy động từ các nhà hảo tâm, các cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội tài trợ.
Huy động tờ cựu học sinh của trường: kêu gọi các em học sinh cũ của trường đưa sách về trường cũ.
Trên các yêu cầu và qua thực tế việc xây dựng tủ sách lớp học ở trường THCS Quỳnh Lưu:
+ Các tủ sách đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ và rất thuận tiện 
+ Mỗi tủ sách có danh mục sách để học sinh dễ lựa chọn có những khẩu hiệu ngắn gọn để kêu gọi, khuyến khích học sinh đọc sách.
+ Có sổ ghi chép, mượn và quản lý sách trng tủ sách lớp học (Do em học sinh của lớp là cộng tác viên thư viện của trường phụ trách).
Để việc đọc của học sinh ở lớp có hiệu quả nhà trường rất trú trọng và quan tâm đến việc lựa chọn sách cho mỗi tủ sách.
+ Sách phù hợp với lứa tuổi ở từng khối lớp, đảm bảo tính giáo dục
+ Các đầu sách được quan tâm nhiều là các đầu sách về giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính. Vì sách về các môn học thường được cha mẹ các em quan tâm và trang bị nhiều, đầy đủ. Còn các loại sách về kỹ năng sống và giáo dục giới tính thì rất ít mà lại rất cần cho các em.
Nhà trường rất quan tâm đến số đầu sách hơn là số bản sách bởi vì cùng một số tiền học sinh được đọc nhiều sách hơn.
Hình thức làm tăng số lượng đầu sách trong tủ sách lớp học bằng cách đổi sách giữa các lớp trong khối, trong trường.
Để tố chức tốt hoạt động tủ sách lớp học nhà trường đã làm tốt công tác tư tưởng và tạo được sự đồng thuận, quyết tâm cao của các thày, cô giáo 
Ngay từ đầu năm khi xây dựng kế hoạch giáo dục, nhà trường quan tâm đến quỹ thời gian đọc sách của các em học sinh và có quy định cụ thể về thời gian đọc sách trong tuần, để việc đọc sách ban đầu là quy định sau trở thành thói quen đối với học sinh.
Trường THCS Quỳnh Lưu có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức đọc sách đầu giờ
+ Tuần 1 , tuần2 của tháng để học sinh đọc tự do. Tự do lựa chọn sách mình yêu thích, để đọc.
+ Tuàn 3, tuần 4 tổ chức cho học sinh giới thiệu hoặc viết cảm nhận về cuốn sách mình đã đọc dựa trên những câu hỏi gợi ý. Cũng có thể cả lớp nghe một bạn đọc cuốn sách, hoặc một phân cuốn sách do giáo viên lựa chọn, sau đó tổ chức cho học sinh thảo luận chia sẻ về cuốn sách đó.
Nhà trường đã tăng cường tổ chức các hoạt động khuyến đọc trên cả quy mô trường và lớp như: tổ chức giới thiệu sách vào buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần, sinh hoạt lớp; hướng dẫn và tổ chức cho các em viết cảm nhận mỗi khi đọc xong một cuốn sách, chia sẻ vào hòm thư điều em muốn nói, giáo viên đọc lựa chọn những bài viết hay giới thiệu và khen thưởng các em trước toàn lớp, toàn trường; cho các em giao lưu thông qua các trò chơi như “tôi giỏi, bạn giỏi”, “ai hiểu biết hơn”, “tìm nhà thông thái”, Phần thưởng cho học sinh chỉ là những chiết thước kẻ, bút màu, kẹp tóc, bộ sưu tập các nhân vật hoạt hình, sản phẩm của câu lạc bộ Khéo tay hay làm, câu lạc bộ Khoa học, .nhưng lại làm cho các em vô cùng yêu thích.
 Thư viện lớp học ở trường THCS Quỳnh Lưu phát huy được hiệu quả cao  xuất phát từ tinh thần làm chủ của các em học sinh, tự các em quản lý và tổ chức các hoạt động. Cán bộ thư viện và giáo viên chỉ đóng vai trò tham mưu, hướng dẫn. Các em trong Ban thư viện (Cộng tác viên thư viện của các lớp) đã biết tổ chức cho các bạn đọc sách vào giờ quy định của nhà trường, hướng dẫn các bạn viết cảm nhận sau khi đọc xong một cuốn sách, tổ chức thiệu sách và đánh giá, nhận xét, đề nghị khen thưởng các bạn chăm chỉ đọc vào giờ sinh hoạt cuối tuần, quản lý mượn trả sách của các bạn trong lớp, hướng dẫn và nhắc nhở
các bạn trong lớp sắp xếp sách sau khi đọc.
 	Giải pháp 3:Thu hút bạn đọc (Giáo viên, học sinh) đến với phong trào đọc sách.
	Để thu hút học sinh đến với phòng trào đọc sách trường THCS Quỳnh Lưu đã chỉ đạo hoạt động thư viện đổi mới các hình thức hoạt động như:
	Tạo không gian thoải mái để thu hút học sinh nhỏ tuổi ( khối 6,7) vì các em khối 6 nhỏ chưa ý thức được sự cần thiết phải đọc sách nhưng các em rất thích nghe những câu chuyện cổ tích, thần tiên khi được người khác kể cho nghe từ đặc điểm đó trường đã tạo điều kiện cho cán bộ thư viện và cộng tác viên thư viện của các lớp thu hút các bạn đến thư viện (phòng đọc hoặc góc thư viện trên lớp) bằng cách dán các hình nhân vật nộ nghĩnh vào góc sách của khối 6,7. Khi các em tới thư viện có thể đi lại tự do, lựa chọn những sách mình yêu thích.
	Thu hút bằng cách đổi mới hình thức giới thiệu sách: Ngoài việc giới thiệu sách theo chủ đề hàng tháng, giới thiệu sách theo bảng thi tổ chức giới thiệu bằng bảng cheo di động khi có sách mới về hoặc phục vụ các đợt thi của đoàn, độivới cách thức: Nhân viên thư viện chuẩn bi các bảng phụ (bảng có thể cheo được) cùng với cộng tác viên thư viện của các lớp lựa chọn sách, hoặc viết bài giới thiệu gắn lên sau đó cho cheo ở những nơi thuần tiện như chuyển đến góc thư viện của các lớp, cheo ở bảng tin, có thể ở góc cây nơi sân trường để các em có thể xem một các thuận tiện.
 	Giải pháp 4: Phối hợp với các tổ chức như đoàn, đội hay có điều kiện phối hợp với các nhà sách, các đơn vị kết nghĩa tổ chức tuần lễ sách.
	Từ năm học 2015-2016 để thu hút học sinh đến với sách nhà trường đã tổ chức tuần lễ sách ít nhất 2 lần trong năm.
	Đầu năm nhà trường tổ chức tuần lễ sách để tuyên truyền giới thiệu cho học sinh, phụ huynh những sách hay sách cần thiết cho các em theo từng khối lớp trong năm học.
Nhằm đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường, Thư viện trường đã phối hợp với thư viện tỉnh, đơn vị kết nghĩa tổ chức tuyên truyền và giới thiệu sách theo chủ đề chủ để vào các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn.
Thực hiện: Năm học 2015-2016 nhà trường phối hợp với thư viện tỉnh, đơn vị bộ đội kết nghĩa tổ chức triển lãm, tuyên truyền giới thiệu sách. Nội dung triển lãm giới thiệu sách gồm nhiều đầu sách tập trung giới thiệu các chủ đề: "Văn học - nâng cánh ước mơ" gồm các tác phẩm văn học kinh điển của thế giới và Việt Nam;  "Sách - hành trang vào đời" gồm các sách có nội dung đề cập đến các vấn đề như kĩ năng sống, giao tiếp ứng xử, tâm lý... của tuổi trẻ; "Tri thức là biển cả" gồm sách có nội dung kiến thức tổng hợp, văn hóa xã hội, khoa học tự nhiên,...; “Sách của em” gồm sách lịch sử, truyện ngắn giáo dục đạo đức, sống đẹp, danh nhân lịch sử, gia đình, gương tốt; “Bác Hồ kính yêu” gồm một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, nhằm góp phần thực hiện công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam, giáo dục cho các em học sinh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Thư viện còn phối hợp với thư viện đơn vị bộ đội kết nghĩa trưng bày giới thiệu những cuốn sách về Biển đảo như: “Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim Tổ quốc”, “Lẽ phải luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, “Hải chiến Trường Sa những người con bất tử”, “Biển và đảo Việt Nam”, “Hoàng Sa lời biển hát”, “Tổ quốc nhìn từ biển”Những cuốn sách về chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch Điện Biên Phủ.
Qua đợt triển lãm tuyên truyền giới thiệu sách học sinh trong trường có hứng thú đọc sách hơn, hiệu quả giáo dục tốt hơn các em tìm đến với sách nhiều hơn, hiểu biết và tự hào truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Triển lãm giới thiệu sách của trường đã thu hút được nhiều lực lượng tham gia.
Qua triển lãm giới thiệu sách đã lôi cuốn được độc giả (Thầy cô, học sinh) tìm đến với sách nhiều hơn. 
Sau triển lãm thư viện nhà trường đã tiếp nhận được nhiều đầu sách hay về từ phụ huynh học sinh, đơn vị kết nghĩa tặng.
(Có hình ảnh minh họa cho các hoạt động- Phần phụ lục )
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Những giải pháp “Đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động thư viện trường học, xây dựng mô hình thư viện lớp học” đã được áp dụng hiệu quả ở trường THCS Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan.
Các giải pháp về “Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách” đã được phòng GD&&ĐT Nho Quan phổ biến tại hội nghị của cấp THCS năm học 2015-2016, và khuyến khích các trường trong huyện áp dụng. 
Qua thực tế chỉ đạo và thực hiện, chúng tôi có thể khẳng định: sáng kiến có thể áp dụng được với các trường học trong huyện Nho Quan cũng như trong tỉnh Ninh Bình và các địa phương khác, đồng thời có thể áp dụng được với Các cấp học.
	IV. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Sáng kiến sẽ được được áp dụng hiệu quả khi:
- Cán bộ quản lý các trường phải là những người có năng lực, có trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng tổ chức và quản lý tốt, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, luôn sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, là người tiên phong trong việc thực hiện đổi mới giáo dục.
- Lãnh đạo và cán bộ quản lý các trường phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể, đồng thời phải nắm bắt được tâm tư, tình cảm và những nhu cầu cần thiết bồi dưỡng về chuyên môn của cán bộ thư viện, từ đó có những giải pháp, đúng mục đích, thiết thực thì mới có hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trường học, nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
- Các cơ quan quản lí và cán bộ quản lí giáo dục các cấp luôn quan tâm, coi trọng đúng mức vai trò của hoạt động thư viện trường học.
- Các nhà trường được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại: máy chiếu, máy tính kết nối mạng  cho thư viện.
V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC	
 1. Hiệu quả kinh tế 
Sau khi nghiên cứu và áp dụng sáng kiến trên tại trường THCS Quỳnh Lưu huyện Nho Quan, Tôi nhận thấy rằng sáng kiến mà trường nghiên cứu áp dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng họat động thư viện trường học, nâng cao văn hóa đọc cho cho đội ngũ giáo viên, học sinh trong các nhà trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS. 
Lợi ích kinh tế lớn nhất mà sáng kiến mang lại không phải là số tiền làm lợi mà là thu hút được nhiều giáo viên, học sinh tham nghiên cứu tài liệu, đọc sách. Đây chính là đã tạo nguồn lợi kinh tế về tri thức vô giá, rất khó có thể kiểm đếm được.
2. Hiệu quả xã hội
Trong thời gian thử nghiệm, áp dụng các giải pháp nêu trên, cho thấy đã thu được kết quả rất tốt trong việc đẩy mạnh việc đọc sách trong giáo viên, học sinh của trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. 
	Một số hiệu quả cụ thể:
	+Số lượng tủ sách trên lớp
Năm học 2015-2016: Không
Năm học 2016-2017: 11 tủ
	+Số lượng đầu sách về kỹ năng sống, sách về giá dục giới tính
Trước năm học 2015-2016: ít
Năm học 2016-2017: đã huy động từ phụ huynh, học sinh, và tiếp nhân từ nhà tài trợ nhiều trị giá khoảng gần 30 triệu đồng.
	+Số lượng bạn đọc trong trường ngày càng tăng
Bạn đọc 
Tỉ lệ đọc sách thường xuyên năm học 2014-2015
Tỉ lệ đọc sách thường xuyên năm học 2015-2016
Tỉ lệ đọc sách thường xuyên năm học 2016-2017
Giáo viên
45%
85%
90%
Hóc sinh
52%
80%
95%
Cán bộ, công nhân viên
40%
75%
87%
- Danh sách những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
(Có danh sách cán bộ,, giáo viên, công nhân viên và học sinh trường THCS Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan kèm theo)
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị./.
 Nho Quan, ngày 17 tháng 4 năm 2017
 NGƯỜI NỘP ĐƠN
Trần Thị Kim Oanh
TRƯỜNG THCS QUỲNH LƯU
XÁC NHẬN
CÁC HÌNH ẢNH MNH HỌA
Góc thư viện trường
Tủ sách tại lớp học
Khai mạc triển lãm sách
Học sinh tham gia triển lãm sách
Hình ảnh trừng bày giới thiệu sách
Hình ảnh trưng bày và giới thiệu sách
Giáo dục truyền thống qua sách

File đính kèm:

  • doc1. PGD NQ Đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động thư viện trường học, xây dựng mô hình thư vi.doc
Sáng Kiến Liên Quan