Sáng kiến kinh nghiệm Đọc văn bản thơ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Dạy và học văn bản thơ như thế nào để đạt tới kết quả cuối cùng như mong

muốn tưởng chừng đơn giản nhưng lại là cả một quá trình, một nghệ thuật của

người giáo viên dạy văn. Muốn chuyển tải thông điệp trong bài thơ đến người đọc,

đầu tiên người thầy phải chú ý khâu đọc. Bởi lẽ làm nên tình cảm, cảm xúc của tác

giả, ngoài ngôn từ, cấu tứ, vần điệu thơ còn truyền cảm bởi nhịp thơ, giọng thơ.

Nói cái chất giọng thì có thể do thiên phú con người, nhưng nói đến nhịp điệu thì

phải kể đến quy tắc. Trong bài viết này tôi chỉ đi sâu vào cách ngắt nhịp câu thơ

trong văn bản thơ khi giảng dạy.

II. NỘI DUNG:

1. Thực trạng của vấn đề:

Nhiều năm quản lí chuyên môn của tổ chuyên môn, tôi đã có dịp dự giờ thăm

lớp của nhiều giáo viên dạy văn trong và ngoài trường của huyện. Và từ những

thực tế dạy văn bản thơ, tôi rút ra được một điều tâm niệm: “Đọc” là khâu quan

trọng tác động lớn dẫn học sinh vào cảm thụ tác phẩm thơ. Dạy văn bản thơ đòi

hỏi người giáo viên phải truyền được tình cảm, cảm xúc của tác giả tạo ra được sự

đồng cảm, rung động trong tâm hồn người đọc khi họ được tiếp nhận văn bản.

Không chỉ thế, đọc còn để biết và khám phá tài năng của các nhà thơ như người ta

thường nhận xét: Thi trung hữu họa, thi trung hữu hình,

Trong nhà trường, việc học thuộc lòng thơ đối với các em hiện nay là một việc

khó. Đây cũng là một ảnh hưởng lớn đến kĩ năng làm bài văn nghị luận thơ của

các em. Trong nhịp sống hối hả hiện tại, học sinh thiếu đi sự cần mẫn để đọc, để

học thuộc thơ. Hơn nữa, ngày nay học sinh học văn bản thơ một cách quá hời hợt

thì làm sao cảm thấy hứng thú để khám phá và rung động cảm xúc qua thơ được?

pdf4 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đọc văn bản thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM ĐỌC VĂN BẢN THƠ
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Dạy và học văn bản thơ như thế nào để đạt tới kết quả cuối cùng như mong 
muốn tưởng chừng đơn giản nhưng lại là cả một quá trình, một nghệ thuật của 
người giáo viên dạy văn. Muốn chuyển tải thông điệp trong bài thơ đến người đọc, 
đầu tiên người thầy phải chú ý khâu đọc. Bởi lẽ làm nên tình cảm, cảm xúc của tác 
giả, ngoài ngôn từ, cấu tứ, vần điệu thơ còn truyền cảm bởi nhịp thơ, giọng thơ. 
Nói cái chất giọng thì có thể do thiên phú con người, nhưng nói đến nhịp điệu thì 
phải kể đến quy tắc. Trong bài viết này tôi chỉ đi sâu vào cách ngắt nhịp câu thơ 
trong văn bản thơ khi giảng dạy.
 II. NỘI DUNG:
 1. Thực trạng của vấn đề:
 Nhiều năm quản lí chuyên môn của tổ chuyên môn, tôi đã có dịp dự giờ thăm 
lớp của nhiều giáo viên dạy văn trong và ngoài trường của huyện. Và từ những 
thực tế dạy văn bản thơ, tôi rút ra được một điều tâm niệm: “Đọc” là khâu quan 
trọng tác động lớn dẫn học sinh vào cảm thụ tác phẩm thơ. Dạy văn bản thơ đòi 
hỏi người giáo viên phải truyền được tình cảm, cảm xúc của tác giả tạo ra được sự 
đồng cảm, rung động trong tâm hồn người đọc khi họ được tiếp nhận văn bản. 
Không chỉ thế, đọc còn để biết và khám phá tài năng của các nhà thơ như người ta 
thường nhận xét: Thi trung hữu họa, thi trung hữu hình, 
 Trong nhà trường, việc học thuộc lòng thơ đối với các em hiện nay là một việc 
khó. Đây cũng là một ảnh hưởng lớn đến kĩ năng làm bài văn nghị luận thơ của 
các em. Trong nhịp sống hối hả hiện tại, học sinh thiếu đi sự cần mẫn để đọc, để 
học thuộc thơ. Hơn nữa, ngày nay học sinh học văn bản thơ một cách quá hời hợt 
thì làm sao cảm thấy hứng thú để khám phá và rung động cảm xúc qua thơ được?
 2. Thực tiễn giảng dạy:
1
 Với học sinh, không phải các em đều không biết đọc diễn cảm. Số em đọc khá 
thì rất ít, còn đa số chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt nhiều học sinh đã học lớp 9 vẫn 
không đọc trôi chảy chứ chưa nói đến việc đọc có đúng nhịp hay không.
 Khi dạy văn bản thơ, tôi rất hài lòng vì các em lắng nghe một cách chăm chú. 
Điều đó chứng tỏ trong các em có một cái gì làm say mê dù chỉ bước đầu. Khi 
kiểm tra bài cũ, tôi luôn yêu cầu các em đọc một đoạn thơ và yêu cầu lớp nhận xét 
cách đọc của bạn để từ đócác em tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình, tự điều 
chỉnh cách đọc dần dần tạo cho các em có thói quen không những đọc thuộc mà 
còn phải đọc diễn cảm theo nhịp thơ.
 2. Phương pháp thực hiện để đạt hiệu quả:
 Khi giảng dạy văn bản thơ, người giáo viên tiếp xúc với rất nhiều thể loại như 
thơ Đường luật (đã được dịch) thơ Tiếng Việt theo luật Đường, thơ lục bát, song 
thất lục bát, thơ tự dokhâu đầu tiên là phải “đọc”- món khai vị trước khi phân 
tích cảm thụ.
 *. Đối với thơ lục bát, vần điệu tương đối dễ nhớ, dễ thuộc, song học sinh có thói 
quen đọc nhip 2/2/2 đều đặn:
 Ví dụ 1: Đầu lòng / hai ả / tố nga
 Thúy Kiều / là chị / em là / Thúy Vân
 Mai cốt / cách tuyết / tinh thần
 Mỗi người / một vẻ / mười phân / vẹn mười
 Thực ra câu thơ thứ ba phải được đọc theo nhịp 3 /3 : Mai cốt cách / tuyết tinh 
thần ; Hay câu thơ thứ tư cần đọc theo nhịp 4 / 4 : Mỗi người một vẻ / mười phân 
vẹn mười.
 Ví dụ 2: Văn bản " Sau phút chia ly" (Ngữ Văn 7 tập một), học sinh, kể cả giáo 
viên thường đọc sai nhịp của câu thơ : Đoái trông / theo đã / cách ngăn.
Câu thơ phải được ngắt nhịp 3 / 3 mới đúng ý nghĩa người chinh phụ đang dõi 
bước theo chồng ra trận trong vô vọng : Đoái trông theo / đã cách ngăn.
2
 Ví dụ 3 : Văn bản "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy, những dòng thơ kết làm 
nhiều giáo viên nhầm lẫn khi ngắt nhịp :
 Mai sau..
 Mai sau...
 Mai sau...
 Đất xanh / tre mãi / xanh màu / tre xanh.
Câu thơ kết phải được đọc theo nhịp 3 / 3 /2 mới đúng ý nghĩa.
 Đất xanh tre / mãi xanh màu / tre xanh.
 *. Thơ tự do của Bằng Việt:Trong bài thơ "Bếp lửa" có câu:
Mẹ cùng cha công tác bận không về.
Câu thơ này phải đọc theo nhịp 3 /2 /3 sẽ hay hơn nhịp 3 /3 /2
 *. Bài thơ "Lượm" của Tố Hữu viết theo thể thơ bốn chữ, khi đọc giáo viên cần 
lưu ý những câu thơ thường bị chúng ta ngắt nhịp sai theo thói quen : 
 - Ngày Huế / đổ máu
 - Chú Hà / Nội về
 - Đến nay tháng sáu
 - Chợt nghe / tin nhà
 - Bỗng lòe / chớp đỏ
 - Thôi chào / đồng chí
 Hãy đọc theo nhịp như sau để so sánh:
 - Ngày / Huế đổ máu...
 - Chợt / nghe tin nhà
 - Bỗng / lòe chớp đỏ
 - Thôi / chào đồng chí
 Rõ ràng cách ngắt nhịp sau hợp lí hơn cách ngắt nhịp trước.
 Như vậy, ngoài việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thơ còn là tự sự. Và đọc như thế 
nào, ngắt nhịp ra sao để hiểu được ý tứ của thơ cũng là của tác giả là do người 
giáo viên thao tác trên bục giảng. Đây cũng chính là nghệ thuật sáng tạo của người 
3
thầy hướng tới mục đích dạy văn bản thơ. Và đây cũng là cách giúp học sinh đồng 
cảm, rung động tâm hồn khi học, đọc thơ.
 4. Khả năng ứng dụng, triển khai kinh nghiệm:
 Việc làm trên cũng dễ thực hiện nếu người dạy chú tâm rèn cách đọc văn bản thơ 
trước khi lên lớp. Nhưng đây là việc không hề dễ đối với những ai hời hợt, qua 
loa, thiếu nhiệt tình và thiếu trách nhiệm khi đến với văn bản thơ. Kinh nghiệm 
này được phổ biến rộng rãi trong tổ chuyên môn, đến với mỗi giáo viên đang trực 
tiếp đứng trên bục giảng. Một việc làm tưởng như rất nhỏ nhưng lại là cả kinh 
nghiệm áp dụng lâu dài trong quá trình giảng dạy của thầy cô giáo để đạt tới mục 
đích của việc dạy văn bản thơ.
 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
 Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi chia sẻ cùng thầy cô giáo yêu 
văn chương. Rất mong chúng ta cùng có tiếng nói chung để hoàn thành nhiệm vụ 
dạy tác phẩm văn chương nói chung và dạy văn bản thơ nói riêng trong trường 
phổ thông.
 Đề tài cần được tổ chức triển khai rộng rãi trong tổ chuyên môn trong huyện để 
cùng nhau trao đổi vấn đề và có kinh nghiệm riêng cho bản thân trong quá trình 
dạy văn bản thơ.
 Giá Rai, ngày 26 tháng 02 năm 2014
 Người viết
 Đỗ Thị Thu
4

File đính kèm:

  • pdfthu graib1.pdf
Sáng Kiến Liên Quan