Sáng kiến kinh nghiệm Dạy phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt

Thực tế cho thấy giáo dục tiểu học là một bậc học nền tảng của cả một quá trình giáo dục nói chung và chương trình giáo dục tiểu học nói riêng.

 - Khi bước vào học lớp 1 là sự khởi đầu cho việc hình thành và phát triển tư duy mà những tư duy này được dựa trên cơ sở tiếp thu những bài học và những kiến thức đạt được của các em trong một quá trình học tập lâu dài. Vì vậy, học tập đạt hiệu quả sẽ mang lại cho các em một tư duy tốt một khả năng tiếp thu kiến thức có hiệu quả. Song bên cạnh đó vẫn còn có những học sinh học tập chưa hiệu quả, tiếp thu kiến thức rất hạn chế điều này được thể hiện qua quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các lần kiểm tra định kỳ đặc biệt là lần kiểm tra lần kiểm tra định kỳ cuối năm. Căn cứ vào thực tế này, cho thấy tỉ lệ học sinh yếu cuối năm của lớp 1 là luôn luôn cao hơn ở các lớp học khác đồng thời quá trình truyền thụ kiến thức ở lớp 1 cũng gặp nhiều khó khăn hơn ở các lớp trên nên tỉ lệ học sinh yếu luôn cao.

 Không khí ở lớp 1 mà tất cả các lớp học sinh yếu là 1 đối tượng được tất cả chúng ta quan tâm và để đưa chất lượng giáo dục ngày một hiệu quả hơn thì những người làm công tác giáo dục và những thầy cô đang trực tiếp giảng dạy cần phải chú trọng hơn đến đối tượng học sinh yếu và đặc biệt là lớp 1 là lớp đầu cấp của chương trình giáo dục tiểu học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục
1
A-ĐẶT VẤN ĐỀ :
2
B. NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
3
1- Nguyên nhân khách quan
3
2- Nguyên nhân chủ quan
4
C. CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
5
I-Nhóm giải pháp dành cho GVCN
5
II- Nhóm giải pháp dành cho người QLGD
10
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
11
E. NHỮNG ĐỀ XUẤT-KIẾN NGHỊ
12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
DẠY PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU
MÔN TIẾNG VIỆT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Thực tế cho thấy giáo dục tiểu học là một bậc học nền tảng của cả một quá trình giáo dục nói chung và chương trình giáo dục tiểu học nói riêng.
	- Khi bước vào học lớp 1 là sự khởi đầu cho việc hình thành và phát triển tư duy mà những tư duy này được dựa trên cơ sở tiếp thu những bài học và những kiến thức đạt được của các em trong một quá trình học tập lâu dài. Vì vậy, học tập đạt hiệu quả sẽ mang lại cho các em một tư duy tốt một khả năng tiếp thu kiến thức có hiệu quả. Song bên cạnh đó vẫn còn có những học sinh học tập chưa hiệu quả, tiếp thu kiến thức rất hạn chế điều này được thể hiện qua quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các lần kiểm tra định kỳ đặc biệt là lần kiểm tra lần kiểm tra định kỳ cuối năm. Căn cứ vào thực tế này, cho thấy tỉ lệ học sinh yếu cuối năm của lớp 1 là luôn luôn cao hơn ở các lớp học khác đồng thời quá trình truyền thụ kiến thức ở lớp 1 cũng gặp nhiều khó khăn hơn ở các lớp trên nên tỉ lệ học sinh yếu luôn cao.
	Không khí ở lớp 1 mà tất cả các lớp học sinh yếu là 1 đối tượng được tất cả chúng ta quan tâm và để đưa chất lượng giáo dục ngày một hiệu quả hơn thì những người làm công tác giáo dục và những thầy cô đang trực tiếp giảng dạy cần phải chú trọng hơn đến đối tượng học sinh yếu và đặc biệt là lớp 1 là lớp đầu cấp của chương trình giáo dục tiểu học.
	* Giải quyết được vấn đề học sinh yếu cần phải có sự đồng bộ từ các cấp cho đến những người trực tiếp giảng dạy trên lớp vì:
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
	Để giải quyết được chúng ta cần có sự thống nhất và phải có sự đồng bộ 
giữa những người có trách nhiệm và cụ thể nhất vẫn là những người trực tiếp tác động đến các đối tượng đó (chính là giáo viên chủ nhiệm).
Do được nhiều năm giữ lớp 1 nên tôi cũng đúc kết được những kinh nghiệm nhất định từ những thực tế của mình, tôi hy vọng có thể trình bày ra đây để tất cả chúng ta có thể làm tư liệu tham khảo cho những ai đang quan tâm đến đối tượng học sinh này và có thể giúp các cấp lãnh đạo có những thông tin để đưa ra những giải pháp mang tính đột phá cho vấn đề giảm tỉ lệ học sinh yếu đến mức thấp nhất có thể. Nhằm nâng cao hơn chất lượng đào tạo giáo dục trong nhà trường góp phần thúc đẩy sự phát triển chất lượng giáo dục chung của toàn ngành .
B. NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ HỌC SINH YẾU:
 1. Nguyên nhân khách quan:
	Do tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh nghèo nằm ở giáp mũi Cà Mau nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn việc giao lưu kinh tế văn hóa cũng hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến ý thức của đại đa số các bậc phụ huynh họ chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc đi học mang lại cho con em họ mà họ chỉ nhìn thấy rằng học nhiều chỉ tốn tiền nhiều mà rốt cuộc cũng chả làm được gì nên chì cần biết chữ là được. Vì vậy họ không quan tâm hết sức đến con em mình học gì, học được hay không? Và tại sao không học được? bên cạnh những nhìn nhận đó thì việc thiếu thốn về kinh tế của nhiều gia đình cũng là một thực trạng đáng quan tâm. Vì vậy đa số những học sinh yếu sau mỗi kỳ khảo sát đều rơi vào những gia đình kinh tế quá khó khăn và những học sinh có khả năng tư duy chậm (thiểu năng trí tuệ).
	Do nhiều năm dạy lớp 1 và cũng có giữ vai trò là tổ trưởng tổ chuyên môn nên tôi nắm bắt khá chính xác những đối tượng học sinh này không chỉ có học sinh của riêng lớp mình chủ nhiệm tôi còn nắm được hoàn cảnh gia đình của những em yếu lớp khác trong tổ. Do phải điều tra những nguyên nhân yếu kém để báo về cấp trên.
 Đa số những học sinh yếu kém này đều rơi vào hoàn cảnh gia đình cha mẹ ly hôn Các em phải ở với ông bà ngoại , nội,hoặc cha mẹ nghèo phải đi làm ăn xa kiếm sống bỏ các em ở nhà với cô, dì, chú, bác mà bản thân cô, dì, chú, bác họ là những người buôn thúng bán bưng, chạy ăn mỗi bữa nên thiếu sự quan tâm đến các em.
	Có những gia đình đông con sinh con không có kế hoạch cha mẹ là người chỉ lao động chân tay không có nghề nghiệp nên chỉ làm thuê để kiếm ăn từng bữa, các em đến lớp chỉ với 1 bộ đồ duy nhất không có đến bộ thứ hai để thay.
	Bên cạnh đó còn có những em ra đời trong nhiều hoàn cảnh không mong muốn nên sự phát triển trí não không bình thường nền hầu như các em không có khả năng nhớ kiến thức nên không thể tiếp thu.
 Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên còn vô số những nguyên nhân khác nữa mà trong bài viết này tôi không thể nêu hết ra đây
 2. Những nguyên nhân chủ quan:
	Các em chưa hoặc không có ý thức học tập đi học không đủ tập vở, sách vở và đồ dùng học tập không biết bảo quản và giữ gìn nên mua rồi lại mất hoặc thậm chí xé tập vở thường xuyên nên giáo viên chủ nhiệm gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn các em học.
	Học không chú ý mà đến lớp chỉ mong được chơi với bạn ngồi trong giờ thì thường xuyên chọc ghẹo để bạn nói chuyện với mình.
	Các em không có thói quen học tập và rèn luyện ở nhà.
	Những học sinh lười học nên thường xuyên nghỉ học.
	Ngoài ra việc chưa qua học mẫu giáo đối với học sinh điểm ấp và qua mẫu giáo 36 buổi chỉ để theo hình thức cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến việc các em học yếu.
 Môi trường học tập còn chưa gây được hứng thú đối với các em. Ngoài những nguyên nhân khác quan và chủ quan như đã nêu trên thì còn có rất nhiều
nguyên nhân khác như: nề nếp học tập kém, ý thức của các em chịu sự ảnh hưởng từ gia đình và môi trường xung quanh rất khó để giáo viên thay đổi.
	Các em là con em dân tộc khơme.
C. CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
	Để khắc phục các nguyên nhân trên và hạn chế tối đa tỉ lệ học sinh yếu trong lớp chúng ta cần có những giải pháp sau:
I. Nhóm giải pháp giành cho giáo viên chủ nhiệm và người trực tiếp giảng dạy:
	Trước tiên người giáo viên sau khi dạy hết học kỳ I rồi thì có thể nắm được những đối tượng học sinh yếu của lớp mình đồng thời phải phân loại được những học sinh yếu của lớp mình, đồng thời phải phân loại được những học sinh yếu đó là do nguyên nhân nào mà yếu (khách quan hay chủ quan?) để đưa ra cách thực hiện có hiệu quả.
	Sau thi cuối học kỳ I là thời điểm tốt nhất, phù hợp nhất để giáo viên có thể lên kế hoạch giúp đỡ các em, đồng thời vào thời điểm này nếu giáo viên thực hiện tốt các kế hoạch và đưa ra giải pháp có hiệu quả thì các em có thể nắm bắt kịp thời những kiến thức trong học kỳ II.
	Bằng những biện pháp cụ thể người giáo viên dạy lớp có các đối tượng này là rất nặng nề, vì vậy giáo viên phải xác định được rằng phải đưa được các em trở lại với môi trường học tập đồng bộ của các lớp nghĩa là : Khi các em học yếu thì trong mỗi giờ học hầu như các em không nắm được bài nên các em không có hứng thú học vì vậy việc bắt các em phải im lặng và cố gắng chú ý tập trung nhìn lên bảng nghe cô giáo giảng thì đối với những học sinh này như một cực hình , chính vì vậy mà các em chỉ thích được ai đó nói chuyện với mình nên cố tình chọc bạn và làm mất trật tự trong giờ học cũng bắt đầu từ nguyên nhân chủ yếu này . Vì vậy người giáo viên cần phải dìu dắt, kèm cặp các em để các em có khả năng nắm bài và tiếp thu bài như các bạn học sinh khác trong lớp nhằm giúp các em lấy lại sự tự tin và hứng thú trong học tập . Người giáo viên 
 trực tiếp được phân công phải bắt tay vào làm những công việc cụ thể như sau:
	1. Phân hóa đối tượng học sinh yếu:
	Muốn dạy phụ đạo học sinh yếu có hiệu quả quan trọng đầu tiên chúng ta cần phải làm đó là: xác định và phân loại được tất cả các đối tượng học sinh yếu trong lớp mình đang dạy xem là các em yếu ở chổ nào ? Nghĩa là trong suốt quá trình học tập trung tại lớp những em này đã là học sinh yếu cho nên các em phải có chổ kiến thức bị “hỗng”. Vì vậy các em hỗng ở chổ nào thì chúng ta phải xác định được để chúng ta “bồi” ở đó, tránh tình trạng dạy tràn lan và đại trà sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Vì vậy phân loại ở bước này là bước đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình giúp đỡ các em tiến bộ nghĩa là giáo viên phải xác định được các em yếu âm hay yếu vần? Âm thì yếu những âm nào? Âm đơn hay âm đôi? Nguyên âm hay phụ âm? Cụ thể đó là những âm nào?
	Sau khi đã xác định được rồi thì xem như chúng ta đã hoàn thành xong một bước cơ bản để giúp chúng ta vận dụng tiếp bước tiếp theo sẽ dễ dàng hơn.
Sau đây tôi xin giới thiệu một chương trình để áp dụng dạy các đối tượng này.
	2. Phương pháp và cách biên soạn chương trình giành cho đối tượng học sinh này:
	Tiết 1 + 2 Bài 1: Ổn định và phân loại học sinh
	Cách tiến hành: Ghi 1 câu tương ứng dụng lên bảng bất kỳ.
	Ví dụ:	Chú bói cá nghĩ gì thế
	Chú nghĩ về bữa trưa!
	Chỉ học sinh đọc tiếng có 2 âm trước “cá” và “về”
	 Yêu cầu học sinh đánh vần khoảng 2 – 3 tiếng hoặc 4 – 5 tiếng là giáo viên có thể biết được học sinh đó biết chỗ nào và thiếu chỗ nào.
	Ví dụ: Học sinh đánh vần đúng tiếng “chú” chơ - u – chu – sắc – chú thì có ý nghĩa là học sinh đã biết đọc âm và âm đôi “ch”.
 Nếu học sinh chỉ biết đọc tiếng cá trong câu đó có nghĩa là học sinh đã biết sơ về âm đơn và nguyên âm còn lại là các âm đôi lạ giáo viên phải hướng dẫn đọc lại.
	Nếu học sinh chỉ đọc tiếng cá và tiếng về thì khẳng định em đó đã biết hết các nhóm âm đơn, thì phải kiểm tra tiếp tục âm đôi.
Tiết 3 + 4: Bài 2: a, ă, â, d, đ, da, đa (đo, đô, đơ, đe, đê)
	Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lại các âm lần lượt mỗi em đọc một lần, theo mẫu, các lớp đọc đồng thanh đi lại nhiều lần.
	Sau đó cho học sinh đọc cá nhân: theo thứ tự và không theo thứ tự nhưng phải dạy đến khi nào tất cả các học sinh trong lớp nắm được 5 âm này thì mới thôi. Sau đó cho học sinh ghép: đa, đo, đô, đơ, đe, đê, đi, đu, dư 
da, do, de, dơ, de, dê, di, du, dư
	Cho học sinh viết bảng và viết vở tập viết, yêu cầu học sinh vừa viết miệng vừa đọc thầm các tiếng đó cho đến khi các em thuộc mới thôi, giáo viên chú ý quan tâm đến những em tiếp thu chậm.
Tiết 5 + 6: Bài 3: 	o, ô, ơ, b, p 
bo, bô, bơ, be, bê, bi, bu, bư
	Tiếp tục hướng dẫn như ở tiết 3 + 4 đọc thuộc các âm o, ô, ơ, b, p trước sau đó ghép vần sau cho học sinh viết các âm vào vở.
Tiết 7 + 8: Bài 4: e, ê, i, h, c
	Tương tự tiết 3 + 4 đọc âm trước sau đó dạy học sinh cách ghép ho, hô, hơ, he, hê, hi, hu, hư, co, cô, cơ, cu, cư, ca
	Viết vở + bảng con
Tiết 9 + 10: Bài 5: u, ư, n, m, g
no, nô, nơ, ne, nê, na, nu, nư 
mo, mô, mơ, me, mê, mu, mư
 Viết bảng con, viết vở:
 Tiết 11 + 12: Bài 6: s, r, v, x 
so, sô, sơ, se, sê, si, sa, su, sư 
ro, rô, rơ, re, rê, ri, ru, rư 
vo, vô, vơ, ve, vê, vi, vu, vư 
xo, xô, xơ, xe, xê, xi, xu, xu
	Từ ngữ: 	se sẽ 	rỗ rá 
vu vơ 	xa xa
gh + e, ê, i
Tiết 13 + 14: Bài 7: g – gh, ng – ngh
ga, go, gô, gu, gư ghe, ghê, ghi -> quy tắc 
ngh + e, ê, i
	nga, ngo, ngô, ngu, ngư
	nghe, nghê, nghi -> quy tắc 
	nghỉ hè chị Kha ra nhà bé Nga
	bé ghi cho rõ chữ và số
	Tiết 16 + 17: Bài 8: k – kh – nh – ph ke, kê, ki, kho, khô, khơ, khe, khê, khi, khu, khư, nho, nhô, nhơ, nhe, nhê, nhi, nhu, như,pho, phô, phơ, phe, phi, phu, phư, phở bò, nho khô
	Chị kha nhỏ cỏ cho bé...
Tiết 18 + 19: Bài 9: q – qu – gi – t – th
qua, quê, que, quy gia, gio, giô, giơ, gie, giê 
ta, to, tô, tơ, te, tê, ti, tu, tư 
 tha, tho, thô, thơ, the, thê, thi, thu, thư
 	 giỗ tổ	quà quê 
 Bố thả cá mè, bé thả cá cờ
 	Tiết :20 + 21: Bài 10: 	ch – tr
 cha, cho, chô, chơ, che, chê, chi, chu, chư 
 tro, tra, trô, trơ, tre, trê, tri, tru, trư,
 chả cá	 chó xù
	trí nhớ	tre già
	Mẹ bế bé đi nhà trẻ
Tiết 22 + 23: Bài 11: Ôn tập tổng hợp
Nội dung chương trình: ôn hệ thống lại tất cả các âm đã học a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y
Tiết 24 + 25: Bài 12: Ôn hệ thống kiến thức
 Ch, nh, kh, ph, gi, qu, th, gh, ngh	
 	nho khô	nghé ọ
	qua phà	ghế gỗ
Quê bé nhà có nghề xẻ gỗ, phố bé nga có nghề giã giò
	* Sau khi ôn tất cả các bài trên nếu đảm bảo tất cả các đối tượng trong lớp đều nắm được hết thì giáo viên có thể trả về cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Sau khi dạy cho học sinh nắm được các âm ghép từ 2 – 3 con chữ rồi thì xem như chúng ta đã đi được 2/3 chặng đường. Công việc dạy vần đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần cho học sinh tự nhìn vần ghép là các em có thể ghép được tiếng hoàn chỉnh mà giáo viên không cần mất quá nhiều thời gian.
	- Khi dạy đại trà ở lớp, giáo viên thường xuyên cho học sinh nhắc lại âm đã được học để các em học sinh yếu có thể nhớ lại và nhắc được các âm mà các em còn chưa nhớ kịp hoặc lâu lâu có âm các em quên.
	- Sau khi dạy xong giáo viên có thể dạy tiếp sang vần, nếu không có thời gian thì khi dạy đại trà tại lớp giáo viên Chủ nhiệm phải thường xuyên cho các em đánh vần lại tất cả các tiếng có trong bài đang dạy (đánh vần đồng thanh), bắt buộc phải nhắc lại các âm có trong tiếng đó và khi dạy qua phần tiếng hoặc bài ứng dụng giáo viên phải bắt những đối tượng học sinh này nhắc lại các âm, vần của mỗi tiếng, và sử dụng phương pháp đọc đồng thanh nhiều nhằm giúp tất cả các đối tượng học sinh đều tham gia vào việc đọc và các em có thể nhớ cách
ghép vần nhanh hơn.
 Ví dụ: Khi dạy từ ngữ ứng dụng lại vần oai có từ: củ khoai khi viết bảng từ này giáo viên nên biết âm kh và hỏi cả lớp lại, một học sinh nhắc sau đó lớp nhắc lại đồng thanh, sau đó nhắc lại vần oai cuối cùng mới ghép kh – oai = khoai và làm như vậy cho tất cả các bài. Lưu ý phải thường xuyên đánh vần trong tiếng có từ ngữ ứng dụng của bài mới thì việc khắc phục lại các lỗ hỗng kiến thức Tiếng Việt cho các em không hề khó.
	Và khi đã nắm được rồi thì việc theo kịp với chương trình là điều hoàn toàn có thể . Nhưng kinh nghiệm mà tôi cho là cần thiết hơn cả vẫn là đọc được âm nào thì phải viết được âm đó và ngược lại viết được thì phải đọc được và điều đáng nói nữa là khi dạy cho học sinh yếu không được nóng vội mà phải kiên trì nếu học sinh chưa thuộc chữ này thì tuyệt đối không lướt qua để dạy theo chữ khác
Để học sinh có thể học bình thường tại lớp và tôi tin chắc rằng nếu làm tốt như những bài đã soạn trên thì giáo viên có thể yên tâm là cuối năm học sinh mình có thể đọc tốt các tiếng, từ, câu và thậm chí có thể đọc tốt cả bài văn, học sinh học chương trình tại các lớp cũng sẽ thay đổi nhiều vì giờ các em đã tự tin hơn kết hợp cùng với những động viên khuyến khích kịp thời và thường xuyên gọi các em tại lớp.
Đối với dạy bài này, ngoài việc dạy tại thời gian sau kiểm tra học kỳ II xong còn có thể áp dụng để dạy vào thời điểm, phụ đạo học sinh yếu kém trong hè.
Chú ý: với chương trình và cách thức dạy như tôi vừa nêu sẽ áp dụng có hiệu quả đối với những đối tượng chậm tiếp thu, lười học và hoàn cảnh gia đình nên phải gián đoạn học tập chứ không giành để áp dụng cho đối tượng học sinh không có khả năng nhớ bài và thiểu năng trí tuệ.
II. Nhóm giải pháp giành cho người quản lý giáo dục:
1. Chọn giáo viên trực tiếp phụ đạo:
 Chọn những người có năng lực và có kỹ năng để dạy học sinh yếu là công việc quan trọng với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng chuyên môn vì ở lớp 1 thường truyền thụ dạng kiến thức như vừa nêu trên là không hề khó. Vì vậy việc chọn giáo viên phụ đạo đối tượng học sinh này không cần những giáo viên có kiến thức tốt mà chỉ cần chọn người có kỹ năng và tính kiên nhẫn, tận tụy với học sinh, giáo viên là người mềm mỏng và có trách nhiệm với công việc là được hơn ai hết Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng chuyên môn là người phải nắm rõ điều này.
2. Kiểm tra đôn đốc và nhắc nhở kịp thời:
Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kịp thời quá trình hoạt động phụ đạo của giáo viên, động viên họ để họ làm tốt công việc được giao. Sắp xếp công tác ngoài giờ và công tác khác không giành cho đối tượng giáo viên yên tâm giảng dạy và học hoàn thành nhiệm vụ của mình.
3. Thực hiện chế độ đối với giáo viên phụ trách dạy phụ đạo
Đối với những người quản lý giáo dục cần sắp xếp và đưa ra một mức tăng giờ hợp lý cho những giáo viên trực tiếp giảng dạy đối tượng này đồng thời phải sắp xếp để họ được nhận sớm những chế độ và những khoản đó nhằm khuyến khích kịp thời những người có tâm huyết với học sinh để học tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của họ, có như thế thì nhà trường và ngành giáo dục mới duy trì và phát huy tốt được phong trào giúp đỡ và phụ đạo học sinh yếu kém trong thời gian sắp tới.
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
	Năm học 2010 – 2011 tôi được chọn bồi dưỡng học sinh yếu của lớp 1 ấp 2 khi tôi nhận lớp gồm có 16 em trong đó có em đã viết được vài ba âm có em chưa biết âm nào thậm chí có em nói không biết cần viết ra làm sao. Nhưng chỉ
sau 6 tuần dạy mỗi tuần chỉ có 3 buổi và mỗi buổi chỉ có hơn một tiếng đồng hồ nhưng với phương pháp dạy như trên chỉ sau hơn 6 tuần tôi trả về cho giáo viên chủ nhiệm lớp đó thì, tất cả các em đều đảm bảo biết đọc và cuối năm các em 
đều biết đọc hết.
 Vì kết quả đó tôi tin chắc rằng kinh nghiệm này của tôi sẽ ít nhiều giúp đỡ được một số giáo viên khác để giúp đỡ lại cho các em học yếu khác mà phong trào giúp đỡ học sinh yếu kém đang được ngành giáo dục quan tâm.
E. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
	Qua đây tôi mong rằng cấp lãnh đạo sẽ mở được tất cả các lớp mẫu giáo ở khắp các địa bàn trong huyện nhằm góp phần tạo điều kiện để vốn kiến thức về nề nếp vào trường phổ thông (vào lớp 1) các em học có hiệu quả hơn để không còn có nhiều những em học sinh yếu như hiện nay và cũng nhằm góp phần vào việc đưa chất lượng giáo dục của đất nước chúng ta ngày một hiệu quả hơn.
	Ngoài ra: để khơi dậy lòng nhiệt tình và để giáo viên yên tâm và có trách nhiệm hơn về việc phụ đạo học sinh yếu thì các cấp lãnh đạo cần quan tâm khuyến khích hơn đến chế độ tăng giờ cho anh chị em được phân công ở lớp dạy này nhằm giúp họ phần nào ổn định những lo toan để họ có thể tập trung và dồn hết cho công tác phụ đạo học sinh yếu mà mình được phân công.
Phong Thạnh Đông A, ngày 07 tháng 01 năm 2012
 Người viết
 Lê Thị Hạnh

File đính kèm:

  • docskkn (h nh).2012r.doc
Sáng Kiến Liên Quan