Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp liên theo hướng phát triển năng lực và rèn kĩ năng sống cho học sinh qua văn bản "Nước Đại Việt ta"

Ngày nay, bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã và đang có nhiều bước tiến mới cả về chất và lượng. Xu thế phát triển của khoa học vừa mang tính phân hoá vừa mang tính tích hợp liên môn, liên ngành, liên lĩnh vực ngày càng rộng rãi. Vì vậy khoa học giáo dục cũng phải phát triển theo quy luật đó. Không thể cứ tiếp tục giảng dạy các khoa học trong nhà trường như là những lĩnh vực tri thức riêng rẽ mà nên dạy học tích hợp liên môn (được UNESCO gọi là dạy học tích hợp các khoa học) trong nhà trường. Sự phát triển ấy tạo ra một nền tảng vững chắc để đất nước đi lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới, đồng thời phấn đấu để đạt tới một nền giáo dục tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm tạo ra những con nguời năng động, sáng tạo, tự chủ, có khả năng đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước.

Từ quan niệm “ Văn học là một công trình nghệ thuật của ngôn từ”, “là bộ môn có tính chất công cụ”, “Văn học là nhân học”; Văn học với chức năng phản ánh, giáo dục, thẩm mỹ và dự báo. Chúng ta nhận thức được rằng môn Ngữ Văn có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh đồng thời giáo dục các em kĩ năng sống và vận dụng các kiến thức vào việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông là một trong những môn học có nhiều điều kiện thực hiện dạy học tích hợp, có nội dung liên quan đến nhiều môn học .Vì thế, dạy học tích hợp liên môn gắn với thực tiễn trong môn Ngữ Văn là điều cần thiết nhằm đánh thức niềm đam mê văn chương nơi các em, giúp các em có những rung cảm sâu sắc trước cái hay, cái đẹp của văn chương. Đồng thời giúp người học có đủ khả năng, phẩm chất giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, giáo dục các em có ý thức giữ gìn và phát huy di tích lịch sử, di sản văn hoá của quê hương, có lòng tự hào tự tôn dân tộc, mang lại cho HS hứng thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo giúp các em gắn kết kiến thức lý thuyết với thực hành, từ đó có kĩ năng sống và kĩ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống hiện đại được tốt hơn.

Thế nhưng, qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy phần lớn giáo viên chưa chú trọng đến việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học, chưa chú ý đến việc giáo dục kĩ năng sống cần thiết cho học sinh. Hoặc có tích hợp cũng còn rất lúng túng và cũng chỉ làm một cách chiếu lệ qua loa. Hơn nữa HS lại thiếu kĩ năng sống, các em gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống, đại bộ phận HS chưa thực yêu thích và say mê môn học.

 

doc37 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3320 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp liên theo hướng phát triển năng lực và rèn kĩ năng sống cho học sinh qua văn bản "Nước Đại Việt ta"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấy họ đã rơi vào tình cảnh ntn?
HS dựa vào chú thích và kiến thức lịch sử trả lời/GV chốt ghi
GV tích hợp liên môn Lịch Sử bổ sung : Những viên tướng, những ông vua của các triều đại lớn Trung Quốc. Vì tham công danh, thích thể hiện bản tính ngông cuồng mà làm điều phi nghĩa, trái với đạo lí nhân nghĩa của ta nhằm giáo dục tình cảm yêu ghét rõ ràng: Căm thù quân xâm lược, tự hào về truyền thồng lịch sử hào hùng của dân tộc.
GV?: Ở đây tg nêu những kẻ hành động trái nhân nghĩa chúng sẽ chịu hậu quả ntn?
- HS trả lời: SGK
GV? : Em có nhận xét về cách trình bày dẫn chứng và cách dùng từ ngữ của tác giả trong đoạn văn này? Dụng ý của tác giả nhằm khẳng định điều gì?
 - HS: suy nghĩ trả lời/ 
 - GV: TG đưa ra nhiều d/c cụ thể sinh động, những chứng cứ hùng hồn có thật trong lịch sử, giờ đây không còn là lời cảnh báo chung chung “ thủ bại hư” nữa mà là lời khẳng định đanh thép với những “chứng cứ còn ghi”.
GV?: Từ “vậy nên” cho thấy phần trên và phần này có mối quan hệ ntn về ý nghĩa?
- HS: Quan hệ nhân quả
GV: Đó là lời cảnh báo: Những kẻ hành động trái nhân nghĩa sẽ chuốc lấy thất bại-> sự liên kết ý khéo léo của tg.
GV bình chốt: Một dân tộc đất không rộng người không đông, nhưng với sức mạnh nhân nghĩa mà ta đã chiến thắng kẻ thù. Cuộc kháng chiến chống quân Minh được đặt trên cơ sở nhân nghĩa để trừ bạo đồng thời cũng dựa trên cơ sở nhân nghĩa để kết thúc chiến tranh đạt mục đích hoà bình, đúng như NT khẳng định:
 Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
 Lấy chí nhân để thay cường bạo
GV lồng ghép tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Và sau này, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng đã kế thừa và phát huy tư tưởng nhân nghĩa ấy lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Sau khi Cách mạng tháng tám thành công, Bác Hồ cũng đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ công hòa, trên cơ sở nền tảng nhân nghĩa nhân dân ấy. Từ lòng cảm phục các vị anh hùng dân tộc, ta lại càng cảm phục và kính yêu Bác hơn, bởi nhờ có sự kế thừa phát huy ấy của Người mà chúng ta có được cuộc sống tự do hòa bình như ngày hôm nay.
HĐ3: HD Tổng kết
GV? Đây là một đoạn văn chính luận. Em có nhận xét gì về cách lập luận của tg?
- HS: đưa ra nhận xét của bản thân
- GV định hướng: Đoạn văn có lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, dùng từ ngữ chuyển đoạn hợp lí, khéo léo-> lập luận chặt chẽ. Đó là những yếu tố rất quan trọng khi viết văn nghị luận, các em cố gắng học tập cách viết này để làm tốt phần văn nghị luận.
GV? : Em hãy khái quát lại ND của văn bản?
HS khái quát nội dung bài học(Trình bày 1 phút)
GV tích hợp liên môn Giáo Dục Công Dân nhằm giáo dục kĩ năng sống, lòng tự hào tự tôn dân tộc qua câu hỏi: 
GV? Dù không được sống ở thế kỉ XV, không được chứng kiến trực tiếp chiến thắng hào hùng của dân tộc ta, nhưng hôm nay cô trò chúng ta đang sống lại không khí hào hùng đó qua văn bản NĐVT của NT. Em có suy nghĩ gì khi được sống lại những trang sử đó?
- HS tự bộc lộ.(yêu mến, tự hào...) 
- GV giáo dục KNS: Đó chính là những tình cảm cao đẹp mà văn chương mang lại cho mỗi chúng ta.
GV? : Sau khi học xong văn bản này em hiểu thêm gì về Nguyễn Trãi? Em có tình cảm thái độ nào với ông? 
HS vận dụng kiến thức môn DGCD trả lời
GV chốt bài kết hợp giáo dục thái độ kính yêu lãnh tụ, các vị anh hùng dân tộc có công với nước với dân: BNĐC- áng thiên cổ hùng văn thực sự là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Đại Việt. Học BNĐC ta nhớ NT- một con người chân đạp đất VN, đầu đội trời VN, tâm hồn lộng gió thời đại, hết lòng vì nước, vì dân, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Ông chính là khí phách, là tinh hoa dân tộc. Cuộc đời ông là cả bài ca về lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc. 
HĐ 4: HD luyện tập
GV chiếu bài tập: Điền vào sơ đồ trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”
- HS điền/ nhận xét bổ sung
GV tổ chức cho HS trò chơi ô chữ: chia lớp làm hai đội
HS làm bài dưới hình thức trò chơi
GV chiếu đáp án đối chiếu (GV chiếu sơ đồ)
I. Đọc- tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
- Nhà văn, nhà thơ lớn, một nhân vật lịch sử lỗi lạc toàn tài, tâm hồn sáng tựa sao khuê.
- Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
- Sự nghiệp văn chương đồ sộ như “Ức trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Quân trung từ mệnh tập”, và đặc biệt là “Bình Ngô đại cáo”.
 Đền thờ Nguyễn Trãi
2. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1428 sau chiến thắng quân Minh.
* Thể loại: Thể Cáo.
- Thể văn nghị luận cổ có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
- Vua chúa hay thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp.
* Vị trí đoạn trích: phần đầu bài cáo
- Bố cục đoạn trích: 3 phần
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nguyên lí nhân nghĩa.
- Nhân nghĩa- yên dân
 - trừ bạo
-> Thương dân phải lo cho dân, vì dân
-Thương dân gắn liền với yêu nước, chống xâm lược.
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
- Văn hiến lâu đời
- Cương vực lãnh thổ
- Phong tục tập quán
- Lịch sử riêng
- Chế độ riêng.
-> Quan niệm tiến bộ, toàn diện
 Văn miếu Quốc Tử Giám
 Chế độ khoa cử
* Nghệ thuật:
- Liệt kê, so sánh
- Câu văn biền ngẫu+ các từ ngữ khẳng định
=> Khẳng định chân lí hiển nhiên, sự tồn tại bình đẳng, ngang hàng;
 Thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
3. Sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí độc lập dân tộc.
- Lưu Cung: thất bại
- Triệu Tiết: tiêu vong
- Toa Đô: bị bắt sống
- Ô Mã: bị giết tươi
=> Sự thất bại của giặc
- Dẫn chứng cụ thể, xác thực=> Khẳng định sức mạnh dân tộc: đập tan ách thống trị và âm mưu thâm độc của kẻ thù đem lại nền thái bình vững chắc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: 
 Lời lẽ giọng điệu, cách lập luận giống như một bản tuyên ngôn độc lập
2. Nội dung: 
 Đoạn trích “Nước Đại Việt ta có ý nghĩa khẳng định: Nước ta là nước có văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riếng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
IV. Luyện tập
 HS nắm trình tự lập luận của đoạn trích và điền vào sơ đồ.
4. Củng cố: GV hệ thống hóa nội dung bài học và củng cố bằng phần luyện tập 
5. Dặn dò: HS học bài, Làm bài tập vở BTNV; chuẩn bị tiết: Hành động nói.
GV tung ra một số bài tập, và định hướng hành động cho HS như sau:
Câu 1. Vận dụng kiến thức liên môn đã học viết bài văn nghị luận để chứng minh ý kiến: “ Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi ra đời phản ánh nguyên lí nhân nghĩa, chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. 
Câu 2. Dựa vào văn bản “Nước Đại Việt ta” – trích Bình Ngô đại cáo, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh, những vị tướng tài như Lê Lợi, Nguyễn Trãi?
 Câu 3. Sưu tÇm, vẽ tranh ¶nh vÒ đền thờ vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) hoặc đền thờ danh nhân Nguyễn Trãi tại Côn Sơn Kiếp Bạc - Hải Dương.
Câu 4. Giới thiệu về di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc – Nơi vị danh nhân Nguyễn Trãi lui về ở ẩn sau khi giúp vua Lê hoàn thành đại nghiệp. 
Câu 5. Nội dung yêu nước qua ba văn bản: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn, Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi, Nam Quốc Sơn Hà – Lí Thường Kiệt.
Câu 6. Vẽ so đồ tư duy khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” 
Câu 7. Chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử, di sản văn hoá ở địa phương
D/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....
.....
2.6. Ưu điểm và ý nghĩa của giải pháp mới
 - Việc triển khai vận dụng dự án dạy học theo hướng tích hợp liên môn và gắn với thực tiễn có vai trò, ý nghĩa rất lớn, vừa thể hiện tính kế thừa, vừa đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Quá trình dạy học theo hướng tích hợp vai trò chủ đạo của giáo viên, vai trò chủ động của học sinh được xác định rõ hơn. Biến quá trình dạy học trong nhà trường từ hoạt động truyền thụ kiến thức một chiều của giáo viên sang hoạt động chủ đạo hướng dẫn HS tích cực chủ động tiếp thu kiến thức, biến quá trình tiếp thu kiến thức thụ động của học sinh thành quá trình tự nhận thức đánh giá, biết phân tích đúng sai, biết cảm nhận cái hay cái đẹp của văn chương.
 - Khi dạy học theo chủ đề, chủ điểm tích hợp liên môn, gắn liền với thực tiễn không chỉ có ý nghĩa quan trọng, cần thiết trong dạy - học trong nhà trường mà còn có ý nghĩa lớn trong thực tiễn đời sống xã hội bởi sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng, giáo dục các em ý thức bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa di tích lịch sử danh lam thắng cảnh của đất nước.
 - Học sinh học theo hướng tích hợp sẽ biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn theo phương châm “học đi đôi với hành”, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng tích hợp, biết vận dụng kiến thức kỹ năng tổng hợp liên môn để giải quyết các vấn đề, tình huống trong cuộc sống, gia đình, xã hội. Bởi cuộc sống vốn là sự tích hợp muôn màu. Kích thích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh trong việc sưu tầm, phát hiện những vấn đề trong cuộc sống. Cũng vì vậy mà các em sẽ chủ động được trong cuộc sống, trong học tập và rèn luyện. Các em biết quan tâm hơn đến con người và xã hội xung quanh.
- Khơi dậy được ở các em tính tò mò, thích khám phá, nhìn thế giới bên ngoài phong phú và đa dạng hơn. Giúp các em có được tình yêu với những cảnh vật bình thường như: dòng sông, cánh đồng, mái trường rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em.
3. Kết quả áp dụng:
 Khi áp dụng giải pháp mới, tôi đã thu được những kết quả khá phấn khởi.
 - Các em đều nắm được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, của bài học. Đặc biệt các em có được những kiến thức gắn với thực tiễn để giải quyết các tình huống trong cuộc sống.
 - Các em đã biết vận dụng kiến thức liên môn cùng hiểu biết thực tiễn để làm bài tập, bài viết đạt kết quả khá cao. Đồng thời xây dựng được những thái độ cần có và định hướng thái độ, hành động đúng cho bản thân.
 - Các bài vẽ bản đồ tư duy, vẽ tranh ảnh, sưu tầm tranh ảnh mang tính sáng tạo, thể hiện được nội dung bài học, mang nhiều ý nghĩa trong việc giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc di tích lịch sử, di sản văn hóa đất nước, di sản văn hoá ở địa phương. Các em đều tỏ lòng biết ơn, khâm phục, tự hào về đất nước, về các trang anh hùng hào kiệt của đất nước qua các thời kì; Biết hướng hướng tới những giá trị tốt đẹp đích thực của cuộc sống. Dưới đây là một vài hình ảnh ghi lại kết quả sau khi dạy xong văn bản:
Cô và trò trường THCS Đồng Giao thành kính tưởng nhớ Vua Quang Trung 
tại đền Quang Trung – Tam Điệp – Ninh Bình
 Giữ gìn, chăm sóc di tích lịch sử địa phương
 Giữ gìn, chăm sóc Bảo tàng lịch sử - Thị xã Tam Điệp
Sơ đồ tư duy về nguyên lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
 trong văn bản Nước Đại Việt ta
Tranh vẽ của học sinh về đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn - Kiếp Bạc
- Kết quả các bài kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, qua bài vẽ, sưu tầm, bài viết, bài luận, bài tập về nhà đều đạt tương đối cao. Cụ thể như sau:
 Năm học/
 Lớp
Kết quả
Năm học: 2012 - 2013
Năm học: 2013 - 2014
Lớp 
8A (33 HS)
Lớp 
8B (33 HS)
Lớp 
8A (32 HS)
Lớp
8B (35 HS)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trung bình
12
36,3
12
36,4
11
34,3
11
31,4
Khá
13
39,3
14
42,4
13
40,6
14
40,0
Giỏi
8
24,2
7
21,2
8
25
10
28,5
Tỉ lệ khá, giỏi
63,5
63,6
65,6
68,6
Qua bảng số liệu trên đã thấy được sự khác biệt rất rõ rệt giữa số lần khảo sát trong đó điểm khá giỏi tăng cao. Qua các lần khảo sát điều tra cuối năm, tôi nhận thấy 80% HS yêu thích môn học trong khi đó đầu năm học chỉ là 40%. Điều này chứng tỏ tính khả thi của đề tài mà tôi đã trình bày ở trên. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng, tôi không còn lo ngại về tình trạng HS chán học văn như trước đây nữa, ngày càng có nhiều em đam mê học văn hơn.
Về công tác bồi dưỡng HS giỏi, ttôi đã và đang áp dụng hướng dạy học tích hợp này và thu được kết quả rất đáng mừng. Mặc dù năm học 2014- 2015 tôi không dạy đội tuyển HSG lớp 8 nhưng tôi đã áp dụng cách dạy học tích hợp này vào dạy đội tuyển HSG tỉnh khối lớp 9, và kết quả là đội tuyển của chúng tôi được xếp thư nhất tỉnh, và có HS đạt giải nhất với số điểm khá cao.
4. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm khi dạy văn bản ”Nước Đại Việt ta” nói riêng và các văn bản khác nói chung trong chương trình Ngữ Văn THCS như sau:
* Về phía Giáo viên:
- Phải nắm vững nội dung phương pháp dạy từng thể loại, dạng bài. Nghiên cứu soạn bài cụ thể, chi tiết; không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nhiệt tình trong giảng dạy, quan tâm đến chất lượng của từng HS.
- Hướng dẫn HS phương pháp học tập bộ môn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết với thực hành, tăng cường thực hành 
- Nắm vững đối tượng HS, phải hiểu được khả năng tiếp thu của mỗi em. Tổ chức các hình thức dạy - học phong phú theo sát từng đối tượng HS. Tăng cường hình thức thảo luận theo nhóm nhưng phải phù hợp với bài và đạt hiệu quả cao, tránh hoạt động hình thức mới phát huy tính tích cực chủ động, các năng lực vốn có và tư duy sáng tạo của các em.
- Chú trọng đổi mới kiểm tra đánh giá, nhất là việc ra đề văn theo hướng mở. Khích lệ động viên các em sáng tạo. Khen thưởng kịp thời những bài làm hay, cho cả lớp học tập. Chữa những bài làm yếu, đưa ra hướng khắc phục để các em làm bài tiếp theo được tốt hơn. Mặt khác GV cũng phải kiên trì sưu tầm, chọn lọc tư liệu giá trị để cung cấp cho HS đồng thời hướng dẫn các em cách vận dụng sáng tạo những tư liệu để biến thành cách diễn đạt riêng của bản thân mình.
- GV cần thường xuyên trao đổi, dự giờ thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân nhằm nâng cao tay nghề.
- Phải thực sự tâm huyết với môn mình dạy, với công việc mình làm. Phải có đức tính kiên trì, nhẫn nại, cần cù, chịu khó rèn HS lmột cách tỉ mỉ, chăm chút. Không quản khó khăn, vất vả dành nhiều thời gian vừa dạy vừa động viên khích lệ HS thì sẽ làm nên thành công trong quá trình giảng dạy.
* Về phía HS:
- Nắm vững kiến thức bài học từ đó cần tìm tòi, khám phá, suy ngẫm, vận dụng được các kiến thức liên môn vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn, kết hợp học đi đôi với hành.
- Tích cực rèn luyện các kĩ năng sống cần có đã được thầy cô giáo dục qua các tiết học văn bản. Đồng thời mạnh dạn thể hiện các năng lực tiềm ẩn vốn có của bản thân.
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, hoạt động nhóm, tương tác trao đổi tích cực, tiếp cận tri thức; gắn lí thuyết với thực tiễn.
5. Hiệu quả kinh tế
Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp mới đem lại những hiệu quả nhất định cụ thể như sau:
5.1. Hiệu quả kinh tế: 
Sau khi áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy đây là một giải pháp có khả năng tiết kiệm cao về kinh tế, không đòi hỏi nhiều về phương tiện thiết bị dạy học hiện đại đắt tiền.
5.2. Hiệu quả xã hội:
Với phương pháp này chúng ta có thể giáo dục kĩ năng sống cho các em, bồi đắp tình yêu văn chương, giáo dục tình cảm cao đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của các em, giúp các em vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Bên cạnh đó, chất lượng môn Ngữ văn được nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành.ơ
6. Điều kiện và khả năng áp dụng
6.1. Điều kiện cơ sở vật chất: 
Với điều kiện cơ sở vật chất của các trường như hiện nay đều áp dụng được đề tài này bởi nó không đòi hỏi về phương tiện kĩ thuật hiện đại, không yêu cầu quá cao về trang thiết bị máy móc mà chủ yếu phụ thuộc khả năng sư phạm của người thầy.
6.2. Về trình độ giáo viên: 
Hiện nay hầu hết các trường đều có đội ngũ GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiều GV có kinh nghiệm, năng động nhiệt tình, yêu nghề nên đây cũng là điều kiện lí tưởng để chúng ta áp dụng đề tài này.
6.3. Về phía học sinh: 
Đề tài này có thể áp dụng đối với tất cả các đối tượng HS.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ :
I. KẾT LUẬN
Qua quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS, tôi nhận thấy dạy học theo quan điểm tích hợp gắn với thực tiễn là xu thế tất yếu của dạy học hiện đại hết sức cần thiết. Những người làm công tác quản lý cũng như đội ngũ những người trực tiếp giảng dạy thấy cần thiết phải thay đổi quan niệm: Dạy học trong nhà trường không phải chỉ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu cách dạy học các môn khoa học một cách riêng rẽ. Cần tích hợp kiến thức của nhiều môn học. Cách thức dạy học này rèn được rất nhiều kĩ năng sống cho các em, hơn nữa còn có ý nghĩa đánh thức niềm đam mê văn chương, sự tìm tòi, sáng tạo trong mỗi HS, bước đầu tạo cho các em sự yêu thích môn học này, đó là cơ sở giúp các em học tập tốt hơn. Đồng thời góp phần không nhỏ vào việc phát triển các năng lực của người học, giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn.
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
1. Đối với cấp trên
- Cần qua tâm từ khâu đào tạo đội ngũ, biên soạn chương trình, nội dung kiến thức phù hợp với thời lượng, với việc đổi mới phương pháp dạy học đến tổ chức dạy học trong nhà trường và nội dung nghiên cứu về khoa học sư phạm ứng dụng cần đổi mới đồng bộ theo cái trục dạy học tích hợp đặt ra.
- Cần tăng cường hội thảo, dạy chuyên đề, dạy thể nghiệm để thống nhất phương pháp dạy tích hợp liên môn một cáhc hiệu quả.
- Những sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng cao nên phổ biến rộng rãi cho GV học tập.
2. Đối với nhà trường:
- Đối với nội dung cách thức sinh hoạt chuyên môn ở trong nhà trường cần phải tăng cường được trao đổi, thảo luận, vận dụng cách dạy học tích hợp ở tất cả các môn học theo những cấp độ, phạm vi khác nhau. Có nhận xét đánh giá nhân rộng điển hình.
 - Tổ chức các buổi ngoại khoá để nâng cao năng lực cảm thụ thơ văn cho HS, đồng thời giúp các em mở rộng vốn kiến thức, vốn sống, gắn lí thuyết với thực hành.
- Đối với giáo viên, là những người trực tiếp thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp từ khâu nghiên cứu tài liệu ở sách giáo khoa, các nguồn học liệu khác đến xây dựng kế hoạch, bài soạn và tổ chức dạy học trên lớp phải tích cực đầu tư vận dụng sáng tạo trong dạy và học theo quan điểm tích hợp. Có như vậy việc tích hợp kiến thức liên môn vào việc dạy học theo chủ đề tích hợp mới đạt hiệu quả cao đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại mới.
Trên đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ, tôi đưa ra để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo. Rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung của lãnh đạo chuyên môn, các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp, để đề tài sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Tam Điệp ngày 05 tháng 04 năm 2015
 Tác giả
 Phạm Thị Huyền
*XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SKKN
TRƯỜNG THCS ĐỒNG GIAO
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Nhất trí xếp loại:............
Đồng Giao , ngày...... ..tháng........năm 2015
	 Hiệu trưởng - Chủ tịch hội đồng
*THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SKKN
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ TAM ĐIỆP
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................... Nhất trí xếp loại :................
 Tam Điệp, ngày.........tháng..........năm 2015
	 Trưởng phòng - Chủ tịch hội đồng

File đính kèm:

  • docSSKK Huyền 2015 - TXTĐ.doc
  • docmục lục.doc.doc
Sáng Kiến Liên Quan