Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp trong giảng dạy tiết 1 bài 16 công nghệ chế tạo phôi môn công nghệ lớp 11 nhằm tăng khả năng tự học, tự thực hành của học sinh

I. Kiến thức:

1.Môn toán học : Tính toán kích thước sản phẩm đúc

2.Môn hóa học : Tác động hóa học, phản ứng hóa hóa học khi đúc

3.Môn vật lý : Sự tác động qua lại giữa kim loại lỏng và khuôn khi đúc

 4.Môn lịch sử : Học sinh nắm được lịch sử của nghề đúc

5.Môn sinh học : Giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường khi đúc

6.Môn công nghệ : Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.

- Hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.

II. Kĩ năng:

- Lập được quy trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.

- Nhận dạng được sản phẩm của phương pháp đúc và đánh giá được chất lượng sản phẩm của đúc.

- Vận dụng được các kiến thức hiểu biết về công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát để giải thích các tình huống có liên quan trong các môn học khác : Toán học, hóa học, vật lý, lịch sử, sinh học, tin học, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

 

doc35 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp trong giảng dạy tiết 1 bài 16 công nghệ chế tạo phôi môn công nghệ lớp 11 nhằm tăng khả năng tự học, tự thực hành của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa lực bên ngoài mà không phá hỏng hình dáng của khuôn.
- Tính thông hơi tốt : Cho phép hơi, khí sinh ra trong quá trình đúc, rót kim loại đi qua các lỗ xốp của khuôn thoát ra ngoài.
HS trả lời theo gợi ý của GV
Ghi kết luận của GV
Tích hợp sinh học trong việc giáo dục bảo vệ môi trường
Hỏi : Hỗn hợp làm khuôn còn thừa ta phải làm gì?
GV: Hỗn hợp làm khuôn khi làm khuôn xong còn thừa hoặc chưa sử dụng hết nhất Cát thạch anh (SiO2) đất sét (Al2O3) ta phải thu gon bỏ vào kho để sử dụng tiếp không đưa trực tiếp vào môi trường sẽ gây ra ô nhiễm đất đai.
Ngoài ra còn có nước thải (H2O) sinh ra ta cũng phải xử lý trước khi thải ra môi trường
HS trả lời theo gợi ý của GV
Ghi kết luận của GV
Bước 2: Tiến hành làm khuôn 
Hỏi: Để làm khuôn phải dùng dụng cụ gì? 
GV : Mẫu, cát + đất sét
Hỏi: Quy trình làm khuôn tiến hành thế nào?
GV : Đặt mẫu vào trong và chèn cát để khô, tháo khuôn, lấy vật mẫu ra được khuôn giống như mẫu.
HS trả lời.
HS trả lời theo gợi ý của GV
Ghi kết luận của GV
Tích hợp vật lý
Hỏi: Bằng kiến thức vật lý em hãy cho biết khuôn phải đảm bảo yêu cầu gì?
GV: Khuôn phải đảm bảo :
- Phải có độ bền đủ lớn : Để khi vận chuyển khuôn và chứa vật đúc trong quá trình đông đặc không bị phá hỏng khuôn và làm vật đúc biến dạng.
- Tính lún tốt : Tạo điều kiện cho vật đúc co dãn tự do tránh cho vật đúc bị rạn nứt.
- Tính bền nhiệt tốt : Để nó không bị chảy, không cháy dính với kim loại.
HS trả lời theo gợi ý của GV
Ghi kết luận của GV
Hỏi : Khuôn đúc sau khi hoàn thành, chờ rót kim loại ta cần phải lưu ý gì?
GV : Khuôn đúc sau khi hoàn thành, chờ rót kim loại dễ bị hút ẩm từ môi trường bên ngoài vào nhất là khuôn lớn do thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi dễ làm cho khuôn bị nứt, bị tơi bộ phận cho nên tốt nhất là sâu khi làm khuôn xong thi ta tổ chức rót kim loại lỏng vào khuôn ngay.
HS trả lời theo gợi ý của GV
Ghi kết luận của GV
Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu 
- Gang, than đá, chất trợ dung theo tỉ lệ xác định 
Hỏi: Vật liệu nấu gồm có các chất gì?
GV : Gang, than đá, chất trợ dung (thường là đá vôi) 
- Theo tỉ lệ xác định.
HS đọc SGK trả lời.
Ghi kết luận của GV.
Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn
Hỏi: Quá trình này được thực hiện như thế nào?
GV : Kim loại đựơc nấu chảy ® rót kim loại lỏng vào khuôn. 
- Khi kim loại kết tinh ® nguội phá khuôn® thu được vật đúc
Chú ý: Rót từ từ tránh hỏng khuôn, rỗ khí.
Tích hợp vật lý
Hỏi: Bằng kiến thức Vật lý em hãy cho biết khi rót kim loại lỏng vào khuôn sẽ sẩy ra hiện tượng gì? 
GV : Sẩy ra sự tác động qua lại giữa kim loại lỏng và khuôn gồm :
- Tác động cơ học : Dưới tác động của lực thủy tĩnh do dòng kim loại lỏng gây ra, khuôn chịu lực cơ học. Khối lượng riêng của kim loại lỏng càng cao, lực này càng lớn, khuôn đúc càng cao lực này càng lớn.
+ Thế năng : Chiều cao của dòng kim lỏng từ đáy khuôn tới vị trí miệng thùng rót
+ Động năng: Tốc độ rơi của kim loại lỏng
- Tác động nhiệt : Do khuôn phải tiếp xúc trực tiếp với kim loại lỏng nên khuôn đúc cũng được đun nóng lên 
Hỏi : Dựa vào kiến thức vật lý em hãy cho biết tính chất của vật liệu trong quá trình rót kim loại lỏng vào khuôn có ảnh hưởng đến sự hình thành vật đúc không?
GV : Có chúng ta cần chú ý đến tính chảy lỏng, tính hòa tan khí và tính co ngót.
HS trả lời theo gợi ý: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn nhiệt độ của kim loại lỏng cao, nhiệt độ của khuôn thấp, dòng kim loại chảy từ độ cao nhất định tới khuôn nên nó gây ra những tác động qua giữa kim loại lỏng và khuôn.
Tích hợp hóa học
Hỏi: Bằng kiến thức Hóa học em hãy cho biết khi rót kim loại lỏng vào khuôn sẽ sẩy ra hiện tượng gì? 
GV : Giữa vật liệu làm khuôn và vật liệu đúc sảy ra phản ứng hóa học 
HS trả lời theo gợi ý: 
Sảy ra phản ứng hóa học.
c.Kết quả:
Hỏi: Vật đúc có thể sử dụng ngay hay không? 
GV : Có thể sử dụng ngay với những chi tiết không cần độ chính xác cao.
® Gọi là chi tiết đúc 
HS trả lời.
Lấy ví dụ
- Quả tạ tập thể thao
Hỏi: Vật đúc phải tiếp tục gia công gọi là gì? 
GV : Phôi đúc (VD : Phôi bánh răng, phôi trục xe...)
HS trả lời.
Lấy ví dụ.
4. Củng cố bài giảng : (06 phút)
Cho học sinh trả lời câu hỏi trong SGK thông qua hình thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và chơi trò chơi ô chữ qua đó cho điểm các nhóm.
Phần 1 - Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau: 
Câu 1: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc có những ưu điểm:
A. Đúc được tất cả các kim loại và các hợp kim khác nhau.
B. Có thể đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu bên trong và bên trong phức tạp. 
C. Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao, góp phần hạ thấp chi phí sản xuất.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2 : Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc có những nhược điểm:
A. Rỗ khí 
B. Rỗ xỉ ,rỗ khí,không điền đầy lòng khuôn,vật đúc bị nứt.
C. Lõm co
D. Vật đúc bị nứt
Câu 3: Sau khi rót vào khuôn, kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được gì ?
A. Khuôn đúc B. Mẫu C.Vật đúc D. Lòng khuôn
Câu 4: Đúc trong khuôn cát vật liệu làm khuôn là gì ?
A. Cát
B. Chất kết dính
C. Nước
D. Tất cả các chất trên
Câu 5: Công nghệ đúc có thể đúc được những vật liệu nào sau đây ?
A. Kim loại
B. Hợp kim
C. Kim loại và hợp kim
Câu 6: Kể tên một số sản phẩm đúc thường gặp ở địa phương em? Hãy mô tả quá trình đúc một chi tiết mà em đã từng thấy ?
Câu 7: Kể tên vật đúc nổi tiếng hiện đang có tại Ninh Bình? Nêu rõ khối lượng của vật đúc đó.
- Đại tượng Phật Di lặc bằng đồng ngoài trời (chùa Bái Đính) nặng 100 tấn kỷ lục Việt Nam
Phần 2 – Chơi trò chơi tìm ô chữ 
Câu hỏi Ô chữ hàng ngang :
Câu 1: Đây là từ chỉ trạng thái kim loại lỏng sau khi kết tinh và nguội lại (Ô chữ gồm 7 chữ cái)
	 ĐÔNG ĐẶC
Câu 2: Đây là từ chỉ việc làm quan trọng nhất trong công nghệ đúc (Ô chữ gồm 8 chữ cái)
	LÀM KHUÔN
Câu 3: Đây là tên vật liệu dùng để làm khuôn chiếm tỉ lệ nhiều nhất (Ô chữ gồm 3 chữ cái)
	CÁT
Câu hỏi Ô chữ hàng dọc :
Câu hỏi : Đây là tên một phương pháp gia công (Ô chữ gồm 3 chữ cái)
ĐÚC
 - Giáo viên nhận xét về ý thức, tinh thần thái độ học tập của học sinh thông qua bài giảng và phần trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và chơi trò chơi ô chữ qua đó tổng hợp kết quả cho điểm từng nhóm.
5. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học học bài mới (04 phút)
 - Hướng dẫn trả lời các câu hỏi 1,2 trang 81 trong SGK CN11
Câu 1: Hãy nêu bản chất, ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc ?
Câu 2: Trình bày các bước cần thực hiện khi đúc trong khuôn cát ?
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài 16 tiết 2 công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và phương pháp hàn.
Hướng dẫn làm bài tập thực hành về nhà : 
I – Lý thuyết 
- Mỗi nhóm hoàn thành 01 phiếu học tập số 3 (Gồm 04 nhóm theo sự phân công ban đầu)
II – Thực hành
Áp dụng bài học phần công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát mỗi nhóm làm ra từ 01 – 02 sản phẩm đúc bằng phương pháp đúc trong khuôn cát (hoặc khuôn kim loại) tùy chọn trong những sản phẩm sau : Ngôi sao, cái đĩa, cái cối, cái chày, cái chảo, cái thìa, quả tạ, quả cầu, thanh kiếm, máy bay, trái tim, cái xoong, cái bát
Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện : Gồm 2 phần
Phần I – Làm khuôn 
Chuẩn bị sẵn mẫu, ruột để làm khuôn đúc
Phần II – Rót kim loại lỏng vào khuôn
Vật liệu đúc có thể bằng : Nến, sáp, chì, thiếc...
Đồng thời với việc làm khuôn, học sinh có thể dùng bếp điện, bếp dầu, bếp ga, bếp than nấu chảy vật liệu đúc (nấu chảy vật liệu đúc trong hộp sắt tây) .Khối lượng vật liệu đúc vừa đủ để đúc chi tiết có kích thước vừa phải (khoảng ≤ 0,2 kg)
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy : .............................................................................................................................................................................................................................................................................7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
+ Cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh qua bài học:
- Giáo viên dựa vào kỹ năng làm việc của từng nhóm thông qua các hoạt động thực hiện dự án 
- Giáo viên phân công các nhóm trong việc thực hiện dự án : Gồm 04 nhóm/lớp
- Giáo viên phân công nhóm trưởng quản lý nhóm và báo cáo định kỳ cho giáo viên qua việc hoạt động nhóm ở lớp và hoạt động nhóm thực tế ở nhà (hoặc nơi làm dự án)
- Giáo viên giám sát quá trình thực hiện dự án thông qua 02 tiết/tuần dạy tại lớp nhằm theo dõi quá trình thu thập tài liệu và hoạt động nhóm thực tế của học sinh để góp ý hoặc điều chỉnh.
- Giáo viên thu sản phẩm đã hoàn thành của học sinh để chấm điểm theo nhóm thông qua danh sách do nhóm trưởng lập gồm các thanh viên trong nhóm theo sự phân công ban đầu (Điểm hệ số 1) chấm sau khi hoàn thành dự án khi đã hoàn thành sản phẩm thực tế.
- Thông qua phần củng cố bài giảng: Bằng hệ thống câu hỏi vấn đáp, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận và trò chơi đố vui ô chữ được học sinh hoạt động theo nhóm để lấy điểm cho nhóm học tập
 - Giáo viên thu 03 phiếu học tập về nhà chấm điểm và trả vào tiết học sau.
+ Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh: Thông qua mức độ hiểu biết của học sinh theo mục tiêu của bài : Về kiến thức, kĩ năng, thái độ 
8. Các sản phẩm của học sinh: 
Được tiến hành dạy học tại các lớp 11B, 11C trường THPT Nho Quan A với tổng số 64 học sinh
I – Lý thuyết 
- Mỗi nhóm hoàn thành 03 phiếu học tập (Trong đó 02 phiếu hoàn thành tại lớp là phiếu số 01 và phiếu số 02 còn phiếu số 03 hoàn thành ở nhà )
II – Thực hành
Áp dụng bài học phần công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát mỗi nhóm làm ra từ 01 – 02 sản phẩm đúc bằng phương pháp đúc trong khuôn cát (hoặc khuôn kim loại) tùy chọn trong những sản phẩm sau : Ngôi sao, cái đĩa, cái cối, cái chày, cái chảo, cái thìa, quả tạ, quả cầu, thanh kiếm, máy bay, trái tim, cái xoong, cái bát
Các sản phẩm của học sinh được chọn lọc lại và gửi kèm theo, mỗi nhóm gồm: 01- 02 sản phẩm Đúc (vật thật)
 Kết quả như sau: 
* Về phần câu hỏi phần củng cố (gồm các câu hỏi vấn đáp, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi điền từ vào chỗ trống) 100% học sinh trả lời đúng, đáp ứng các tiêu chí mà dự án đề ra.
 - Trò chơi đố vui ô chữ 100% học sinh trả lời đúng, đáp ứng các tiêu chí mà dự án đề ra.
* Về phần phiếu báo cáo kết quả tìm hiểu dự án của từng nhóm 
- Kết quả hoạt động nhóm và trò chơi giải ô chữ như sau:
 STT
 Lớp
Sĩ số
Tổng điểm
Nhóm 1 
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
1
11B
33
30đ(08HS)
20đ (09HS)
20đ (08HS)
25đ (08HS)
2
11C
31
20đ(08HS)
30đ (08HS)
25đ (08HS)
20đ (07HS)
Kết quả áp dụng công nghệ đúc trong khuôn cát
 STT
 Lớp
 Sĩ số
Sản phẩm đúc
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
1
11B
33
Thanh kiếm
Ngôi sao
Cái đĩa
Cái thìa
Trái tim
Máy bay
Ngôi sao
Cái cối
2
11C
31
Cái đĩa
Ngôi sao
Cái bát
Thanh kiếm
Cái cối
Quả tạ
Trái tim
Ngôi sao
STT
Lớp
 Sĩ số
Điểm sản phẩm đúc
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
1
11B
33
9
8
9
10
2
11C
31
10
9
8
7
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
* VÒ phÝa gi¸o viªn
- Víi bµi gi¶ng kh«ng cã dạy học theo chủ đề tích hợp vào bài giảng giáo viên phải diễn dải nhiều, vấn đáp nhiều.
- Víi bµi gi¶ng cã dạy học theo chủ đề tích hợp vào bài giảng giáo viên điều khiển học sinh thảo luận, tự học, tự nghiên cứu và rút ra kết luận.
- Bằng thực tế giảng dạy tôi đã làm biện pháp so sánh giữa bµi gi¶ng kh«ng dạy học theo chủ đề tích hợp với bµi gi¶ng cã dạy học theo chủ đề tích hợp và sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy học sinh có hứng thú hơn và chủ động tự học, tự nghiên cứu trong các tiết dạy có tích hợp vận dụng kiến thức liên môn. 
- Víi bµi gi¶ng cã dạy học theo chủ đề tích hợp có ưu điểm :
+ Giáo viên giảng bài chủ động đưa ra kiến thức có liên quan đến bài học học sinh chủ động tự học, tự nghiên cứu vấn đề của bài đặt ra.
+ Thái độ giảng dạy của giáo viên nhẹ nhàng.
+ Giáo viên tạo cho học sinh khả năng tư duy.
*VÒ phÝa häc sinh
- Víi bµi gi¶ng kh«ng cã dạy học theo chủ đề tích hợp không khí lớp học nặng nề . Học sinh ít hứng thú học
- Víi bµi gi¶ng cã dạy học theo chủ đề tích hợp có ưu điểm :
+ Học sinh hứng thú học bài, say sưa tìm hiểu kiến thức có liên quan đến bài học, tự nghiên cứu vấn đề của bài đặt ra.
+ Thái độ học tập của học sinh nghiêm túc, chủ động sáng tạo trong giờ học
+ Học sinh có khả năng tư duy cao 
- Víi bµi gi¶ng cã dạy học theo chủ đề tích hợp không khí lớp học sôi nổi học sinh trao đổi thảo luận và hỏi đáp với nhau. Học sinh hứng thú học , chăm chú học hơn 
- Häc sinh thÝch thó, say mª häc tËp, ph¸t huy tÝnh chñ ®éng s¸ng t¹o trong häc tËp vµ kh¾c s©u kiÕn thøc bµi häc.
 - Häc sinh ®­îc ho¹t ®éng nhiÒu h¬n, ®­îc t×m tßi, ph¸t huy tÝnh s¸ng t¹o cña m×nh trong c¸c tiÕt häc cã d¹y tÝch hîp vận dụng kiến thức liên môn. 
Qua đó, cho thấy học sinh có hứng thú hơn trong các tiết học có dạy học theo chủ đề tích hợp .Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế ở gia đình và ở địa phương.
BẢNG THỐNG KÊ CÁC LỚP ĐÃ DẠY TRONG NĂM HỌC : 2014 – 2015.
Lớp
Sĩ số
Thái độ học tập của học sinh trong các tiết dạy có dạy học theo chủ đề tích hợp 
Hứng thú
Không hứng thú
Số lượng
%
Số lượng
%
11B
33
29
87,9%
04
12,1%
11C
31
27
87,1%
04
12.9%
Tổng
64
56
87,5%
08
12,5%
Lớp
Sĩ số
Thái độ học tập của học sinh trong các tiết dạy không có dạy học theo chủ đề tích hợp
Hứng thú
Không hứng thú
Số lượng
%
Số lượng
%
11E
36
16
44,4%
20
55,6%
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VIỆC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG TIẾT 1 BÀI 16 CÔNG NGHỆ LỚP 11
PhÇn III - KÕt thóc vÊn ®Ò
I - Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Việc dạy học theo chủ đề tích hợp vào một số môn giảng dạy trong các nhà trường THPT nói chung là việc làm rất cần thiết trong tình hình thực tế hiện nay đặc biệt là bộ môn công nghệ nói riêng thì việc dạy học theo chủ đề tích hợp là một hình thức nâng cao từng bước chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính bền vững.
Tôi nhận thấy rằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp không chỉ trong giảng dạy ở bộ môn công nghệ lớp 11 nói riêng mà còn có hiệu quả cao cho dạy học theo chủ đề tích hợp trong các bộ khác như : Vật lý, hóa học, sinh học, toán học, lịch sử...
1. Điều kiện áp dụng :
a. Đối tượng áp dụng:
 - áp dụng cho giáo viên dạy bộ môn công nghệ và tất cả các giáo viên dạy các bộ môn : Vật lý, hóa, sinh học, lịch sử...
 - áp dung giảng dạy cho học sinh ở mọi cấp học như Tiểu học, THCS. THPT. 
- Sử dụng bài giảng dạy học theo chủ đề tích hợp trong việc giảng dạy cho học sinh ở mọi vùng miền từ : Nông thôn, miền núi, thị xã, thành phố trong cả nước.
b.Điều kiện về phương tiện
- Phòng học đạt tiêu chuẩn . Tài liệu có liên quan đến dạy học theo chủ đề tích hợp. 
- Trường học có phương tiện trình chiếu và phòng học chuyên dùng (nếu có)
2.Hiệu quả kinh tế:
- Tiết kiệm về thời gian : Khi dạy học theo chủ đề tích hợp trong các bộ công nghệ, vật lý, hóa hoc, toán học, sinh học...
- Tiết kiệm được tiền trong việc thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp. 
3. Hiệu quả xã hội :
	- Giáo viên : 
+ Gây hứng thú cho học sinh, kích thích hoạt động của học sinh trong quá trình học tập . Vận dụng nhiều giác quan .
+ Phát huy tính sáng tạo của giáo viên .
+ Gây chuyển biến, tạo niềm tin, say mê yêu nghề cho các giáo viên. 
+ Nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, học sinh hiểu bài nhanh , nhớ lâu, phát triển tư duy đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng các công nghệ .
- Học sinh: Học sinh hiểu bài học một cách sâu sắc, phát huy tính sáng tạo đem lại niềm vui, hứng thú, say mê học tập hơn, được rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng :
- Điều kiện áp dụng: Đề tài hoàn toàn có thể thực hiện được trong quá trình Dạy học theo chủ đề tích hợp trong các bộ : Công nghệ, vật lý, hóa học, toán học, sinh họcở mọi cấp học nó đòi hỏi ở giáo viên phải chuẩn bị bài giảng nghiêm túc, đặc biệt khai thác triệt để kiến thức trong sách giáo khoa, sách giáo viên để giảng nội dung chính xác và phong phú, đồng thời phải lấy ví dụ thực tiễn để liên hệ.
Về phương tiện dạy học : Có thể sử dụng trình chiếu đưa trước những tư liệu hay ví dụ và tình huống để học sinh cùng nghiên cứu thảo luận và rút ra kết luận.
- Khả năng áp dụng: Sáng kiến này áp dụng ở các tiết dạy học theo chủ đề tích hợp trong các bộ : Công nghệ, vật lý, hóa học, toán học, sinh họcở mọi cấp học 
II. NH÷ng ®Ò xuÊt vµ kiÕn nghÞ
1. Đề xuất
a. Đối với giáo viên : Việc dạy học theo chủ đề tích hợp trong các trường học là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bất kì bài dạy nào cũng có kết hợp nội dung này mà phải tuỳ từng nội dung phù hợp để tránh áp đặt, sáo rỗng. Tùy vào từng mục tiêu cụ thể, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức lồng ghép khác nhau trong tiết học nhằm tránh nhàm chán cho học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là một sự mới mẻ. Đồng thời nâng cao hiệu quả của việc dạy học theo chủ đề tích hợp mà không mất đi những sai lệch về mục đích, mục tiêu bài dạy.
Để học sinh có được những nhận thức sâu sắc về thực tế và ảnh hưởng của nó đối với đời sống không phải là chuyện dễ dàng, bởi nó không phô bày ngay trước mắt các em, mà người giáo viên phải kết hợp, chế biến từ các kiến thức của bộ môn công nghệ mà các em được lĩnh hội để rút ra vấn đề. Để làm được điều đó, người giáo viên phải vận dụng, đúc kết  linh hoạt, sáng tạo, có đam mê mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung từng bài học. 
 b. Đối với học sinh : Phải thích ứng với phương pháp tích cực, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp thông qua việc tích cực thảo luận, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh nội dung học tập.
2. Kiến nghị
Với mong muốn việc dạy học theo chủ đề tích hợp trong các trường học là rất cần thiết tôi xin có một số kiến nghị sau đây :
a. Đối với các trường THPT : Cần cung cấp cho giáo viên những tư liệu có liên quan như tài liệu, sách, báo, đĩa VCD, DVD có liên quan đến bài giảng. 
Tổ chức các chuyên đề lồng ghép gi¸o dôc sö dông dạy học theo chủ đề tích hợp
 b.Đối với Sở giáo dục và Đào tạo : Hàng năm tổ chức tập huấn dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo viên giảng dạy ở một số bộ môn, để giáo viên cập nhật và phổ biến cho học sinh. 
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài mà tôi đã thực hiện tại trường THPT Nho Quan A ,với mong muốn của cá nhân góp một phần vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THPT. Rất mong được sự góp ý chân thành từ các thầy giáo ,cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn nữa khi được áp dụng vào giảng dạy thực tế.
LỜI CẢM ƠN
 Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
 Qua đây, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Nho Quan A, tổ Công nghệ - Sinh học - Địa lý trường THPT Nho Quan A đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi nghiên cứu, triển khai và hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
 Nho Quan, ngày 18 tháng 4 năm 2015
 Xác nhận của cơ quan, đơn vị Người thực hiện đề tài 
 Phạm Thanh Sơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa , sách giáo viên Công nghệ 11 - NXB Giáo dục 2008
 Sách giáo khoa , sách giáo viên Kĩ thuật lớp 10 (chương trình cũ) - NXB Giáo dục năm 2001
2. Các website trên Intrenet như :  ninhbinh.edu.vn, Wikipeda.com.vn
3. Thư viện trực tuyến Violet
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1 - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1
2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1
3 - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2
4 - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2
5 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
A - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3
B - CƠ SỞ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VIỆC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG TIẾT 1 BÀI 16 CÔNG NGHỆ LỚP 11
28
PHẦN III : KẾT THÚC VẤN ĐỀ
51
I – Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
II – NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
51
53
LỜI CẢM ƠN
60
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
56
MỤC LỤC
57

File đính kèm:

  • doc11. NQA_Cong nghe_Day hoc theo chu de tich hop CN lop 11.doc
Sáng Kiến Liên Quan