Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh kỹ năng nghe

Hiện nay việc dạy ngoại ngữ ở các trường phổ thông đều tập trung phát triển đầy đủ bốn kỹ năng là:Nghe-Nói –Đọc –Viết.Trong đó kỹ năng nghe cũng là một kỹ năng tiếp thụ,song kỹ năng nghe thường khó hơn kỹ năng đọc vì ngôn bản tiếp thu qua nghe là lời nói có những đặc điểm khác so với văn bản viết.

 Thật vậy, khi người ta nói, các ý thường không được sắp xếp có trình tự chặt chẽ như viết, ý thường hay lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp. Người ta hay nói tắt, nói láy, ngập ngừng.Khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe được một lần , còn khi đọc, ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản.

 Với những đặc điểm khác nhau trên, khi dạy kỹ năng nghe, ngoài những thủ thuật chung có thể áp dụng cho các kỹ năng tiếp thu, giáo viên còn cần có những thủ thuật đặc thù để dạy kỹ năng này hiệu quả nhất.Với đề tài “Dạy học sinh kỹ năng nghe “ của mình, tôi hy vọng sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp tham khảo để cùng nhau đưa ra một phương pháp dạy hoàn chỉnh nhất đem lại hiệu quả tiết dạy kỹ năng nghe.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4316 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh kỹ năng nghe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC SINH KỸ NĂNG NGHE
I) Phần mở đầu :
1/ Lý do chọn đề tài :
 Hiện nay việc dạy ngoại ngữ ở các trường phổ thông đều tập trung phát triển đầy đủ bốn kỹ năng là:Nghe-Nói –Đọc –Viết.Trong đó kỹ năng nghe cũng là một kỹ năng tiếp thụ,song kỹ năng nghe thường khó hơn kỹ năng đọc vì ngôn bản tiếp thu qua nghe là lời nói có những đặc điểm khác so với văn bản viết.
 Thật vậy, khi người ta nói, các ý thường không được sắp xếp có trình tự chặt chẽ như viết, ý thường hay lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp. Người ta hay nói tắt, nói láy, ngập ngừng.Khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe được một lần , còn khi đọc, ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản.
 Với những đặc điểm khác nhau trên, khi dạy kỹ năng nghe, ngoài những thủ thuật chung có thể áp dụng cho các kỹ năng tiếp thu, giáo viên còn cần có những thủ thuật đặc thù đểû dạy kỹ năng này hiệu quả nhất.Với đề tài “Dạy học sinh kỹ năng nghe “ của mình, tôi hy vọng sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp tham khảo để cùng nhau đưa ra một phương pháp dạy hoàn chỉnh nhất đem lại hiệu quả tiết dạy kỹ năng nghe.
2/ Mục đích nghiên cứu :
 Giống như các kỹ năng khác , kỹ năng nghe cũng là một trong các kỹ năng được chú trọng phát triển trong các phương pháp dạy ngoại ngữ mới kể từ khi phương pháp nghe nhìn được áp dụng. Với tình hình thực tế,hiện nay ở hầu hết các trường phổ thông thì việc rèn luyện kỹ năng nghe là tương đối khó; Vì vậy điều thực sự cần thiết là làm thế nào để hướng dẫn học sinh có khả năng cải thiện được tốt hơn kỹ năng nghe . Và đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tài này.
3/ Đối tượng , phạm vi nghiên cứu :
-Đối tượng : là học sinh trung học cơ sở.
-Phạm vi nghiên cứu :Làm thế nào để hướng dẫn tốt học sinh THCS kỹ năng nghe.
4/ Nhiệm vụ nghiên cứu :
 Nghiên cứu một số hoạt động nghe có tập trung và nhằm phát triển cho học sinh các kỹ năng nghe khác nhau như nghe ý chính , nghe để tìm những thông tin cần thiết , nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó, nghe chi tiết 
5/Phương pháp nghiên cứu :
 Việc rèn luyện nghe thường được thực hiện qua ba giai đoạn chính :
	-Giai đoạn chuẩn bị trước khi nghe (Pre – listening )
	-Giai đoạn trong khi nghe (while – listening )
	-Giai đoạn sau khi nghe	 (Post – listening )
6/ Nội dung của đề tài :
 Đề tài “Dạy học sinh kỹ năng nghe “ được trình bày gồm:
	-Phần mở đầu.
	-Nội dung đề tài .
	-Phần kết luận và kiến nghị.
II/ Nội dung đề tài : ( Nội dung nghiên cứu )
A * Chương 1 : Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu :
1/Cơ sở pháp lý :
 Trong chương trình cải cách của Bộ giáo dục hiện nay nghe là một trong bốn kỹ năng bắt buộc trong việc dạy và học ngoại ngữ.
 Cho nên, trong các bài kiểm tra từ một tiết trở lên,theo qui định của Bộ GD- ĐT,phải có phần nghe (chiếm khoảng 20 % số điểm toàn bài ).
2/Cơ sở lý luận :
a. Một số khái niệm :
* Nghe trong cuộc sống hằng ngày : có hai cách nghe chính 
 . Nghe không tập trung : là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí, như khi ta nghe đài, xem truyền hình mà vẫn có thể tiến hành đồng thời một công việc khác .
 . Nghe có tập trung : là các hoạt động nghe có chủ ý ,muốn nắm bắt một nội dung thông tin nào đấy . Ví dụ như nghe tin trên đài , truyền hình, nghe các chỉ dẫn, nghe giảng bài 
Trong trường hợp này người nghe chủ yếu tập trung vào những thông tin quan trọng ,cần thiết cho chủ ý của mình.Người nghe cần biết rõ mình muốn nghe điều gì.Điều này giúp người nghe hướng được sự chú ý vào nội dung cần biết , do vậy thường nắm bắt được vấn đề một cách có hiệu quả.
* Nghe trong môi trường học tiếng :
 Các hoạt động nghe chủ yếu là nghe có tập trung và nhằm phát triển các kỹ năng nghe khác nhau. Có những loại nghe chính trong việc học ngoại ngữ như sau :
	- Nghe ý chính.
	- Nghe để tìm những thông tin cần thiết.
	- Nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó.
	- Nghe để thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp đặt ra.
	- Nghe chi tiết (cả nội dung lẫn cấu trúc ngôn ngữ ).
b. Xây dựng nội dung:
 Để cho hoạt động nghe đạt được mục đích như mong muốn , giáo viên cần thực hiẹn một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành một bài nghe như sau :
* Dẫn dắt trước khi nghe ( Lead- in )
 Như đã đề cặp ở trên ,khi nghe có tập trung ,người nghe thường đã có chủ định, hướng sự tập trung vào phần muốn nghe,sẽ biết phải chú ý vào nội dung nào khi nghe. Vì vậy khi dạy nghe, giáo viên cũng cần tạo ra những “ Chủ định “ để học sinh có được sự chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động trước khi nghe như :
	- Giới thiệu ngữ cảnh, tình huống .
	- Những câu hỏi gợi ý ,đoán về nội dung sắp nghe.
	- Những câu hỏi tạo trí tò mò,tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe.
	- Những câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu đối với những nội dung cần thiết phải nghe
* Ra các yêu cầu ,nhiệm vụ cho bài nghe (listening tasks )
 Các hoạt động nghe nhất thiết phải có định hướng qua các” yêu cầu, nhiệm vụ “do giáo viên soạn ra cho học sinh thực hiện.Các “yêu cầu, nhiệm vụ “này có thể là một hay nhiều trong số những dạng bài tập nghe như :
	- Defining True – False questions.
	- Checking (V) the correct answer / information.
	- Matching.
	-Filling in the chart.
	- Answering comprehensive questions.
	-...
*. Tiến hành bài nghe theo ba giai đoạn :Trước khi nghe,trong khi nghe và sau khi nghe.
*. Sử dụng giáo cụ trực quan :
 Khi tiến hành các hoạt động nghe,việc dùng tranh ảnh minh họa kèm theo sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe.Ngoài ra tranh ảnh còn là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe của học sinh. (VD: nghe và xác định tranh có liên quan; nghe và sắp xếp tranh theo trình tự )
* Tuy nhiên để hoạt nghe thật sự có hiệu quả thì không thể thiếu sự chuẩn bị của học sinh và chất lượng mẫu nghe.
+ Học sinh phải chuẩn bị kỹ về từ vựng và các yêu cầu mà giáo viên đã hướng dẫn,đặc biệt là việc soạn từ vựng.Trong một bài học, học sinh phải biết rõ những từ cần soạn, ghi đúng từ, loại từ và nghĩa của nó.
+ Phải đảm bảo chất lượng mẫu nghe; Nếu hoạt động nghe được tiến hành qua băng cassette thì phải dùng băng tốt , tiếng rõ ràng,không có tạp âm.Nếu giáo viên cho học sinh nghe: cần đọc với mức độ trung bình, không chậm quá kể cả với đối tượng học sinh mới học ở giai đoạn đầu để tránh làm ảnh hưởng đến nội dung ngữ nghĩa của bài .
c. Phương pháp dạy kỹ năng nghe có hiệu quả :
* Giai đoạn trước khi nghe :
 Khi nghe có tập trung,học sinh thường có chủ định ,hướng sự tập trung vào phần muốn nghe, sẽ biết phải chú ý vào nội dung nào khi nghe .Vì vậy, khi dạy nghe,giáo viên cũng cần tạo ra những” chủ định “ để học sinh có được sự chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động trước khi nghe như :	
	- Giới thiệu ngữ cảnh, tình huống , từ vựng (nếu có ).
	- Những câu hỏi gợi ý , đoán về nội dung sắp nghe.
	- Những câu hỏi tạo trí tò mò,tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe.
	- Những câu hỏi hướng dẫn,yêu cầu đối với những nội dung cần thiết phải nghe hiểu 
	- Ghi đúng chính tả của từ vựng.
	- Lắng nghe giáo viên đọc,đọc theo,đọc thầm; đoán nội dung của bài nghe (không yêu cầu các em phải đúng chính xác nội dung). Đây là bước khởi đầu để các em lấy tư thế vào nội dung chính của bài. 
Ví dụ : Ở Unit 11 lớp 8,học sinh nhìn sơ đồ đoán lộ trình du lịch quanh Hà Nội của gia đình Jone và đoán được những địa điểm đúng trên bản đồ .
* Giai đoạn trong khi nghe :
 Lúc này giáo viên cho học sinh nghe hai lần trước khi kiểm tra đáp án sơ bộ, chưa cho đáp án đúng. Sau đó cho các em nghe thêm một lần nữa để tự tìm hết đáp án hay tự sửa lỗi trước khi cho đáp án đúng .
 Trong lúc này nên cho học sinh nghe cả nội dung bài mà không dừng từng câu một.
Do vậy học sinh phải tập trung cao khi nghe. Giáo viên hướng dẫn các em có thể dùng bút chì để ghi đáp án của mình,tránh trường hợp nghe sai phải tẩy xóa nhiều lần.Sau khi nghe cá nhân ,các em có thể trao đổi kết quả với bạn bên cạnh. Nếu trường hợp các em không nghe được thì giáo viên có thể dừng lại ở từng câu, từng chữ để học sinh nghe.
 Ví dụ : Unit 11 lớp 8 , Sau khi cho học sinh nghe hai lần bài đối thoại,học sinh có thể dễ dàng nhận ra hai địa điểm a – Resstaurant , b - Hotel , còn lại ba địa điểm nữa học sinh khó có thể nhận ra ,giáo viên có thể dừng bài nghe ở những câu cần thiết như “The bus station is just opposite the tourist information center .” để học sinh nhận biết c -bus station.Tương tự như vậy đối với câu (d) và (e) .
* Giai đoạn sau khi nghe :
 Giáo viên gọi học sinh ghi đáp án lên bảng để sửa cho đáp án đúng .Sau đó giáo viên có thể tiếp tục cho tiến hành luyện tập , hoặc cũng cố các cấu trúc ngữ pháp chủ chốt qua bài nghe.
3/ Cơ sở thực tiễn :
 .Kỹ năng nghe là một kỹ năng cơ bản và quan trọng .Với những điều kiện thích hợp, kỹ năng này giúp phát triển các kỹ năng khác như : Nói , đọc và viết trong một thời gian nhất định .
 .Học sinh bắt đầu luyện nghe câu nói có ý nghĩa và phản ứng lại bằng nét mặt,cử chỉ,hành động trước khi học sinh có thể nói bằng ngôn ngữ đang học.
 .Giáo viên không cần thiết sửa lỗi lúc học sinh rèn luyện trong lớp , vì việc sửa lỗi có thể đưa đến phản tác dụng. Điều quan trọng là học sinh có thể nghe được và làm cho người khác hiểu được mình trong khi giao tiếp bằng ngôn ngữ đang học .
B . Chương 2 : Thực trạng của việc dạy kỹ năng nghe :
1. Khái quát phạm vi (địa bàn nghiên cứu )
 Phạm vi nghiên cứu :Chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh bậc THCS của Bộ GD- DDT, luyện kỹ năng nghe đối với học sinh Trường Ngô Quyền –địa bàn quen biển.
2. Thực trạng của việc “Dạy học sinh kỹ năng nghe “:
 Dạy minh họa Unit 3 Section :Listen (class 8 )
a. Giai đoạn trước khi nghe :
-GV yêu cầu HS nhìn tranh (trang 34 –SGK ) và gọi tên những vật trong tranh :
+ Rice : cơm	+ Garlic : tỏi 	+Saucepan : cái chảo 	+ Ham :Thịt đùi
+Noodles : mì + Onions : hành +Frying pan: cháo +Green peppers : ớt xanh
+Peas : đậu
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp và trả lời xem để làm món cơm rang Dương Châu Trung Quốc thì cần những nguyên liệu gì ?
- Gọi một vài cặp đọc những nguyên liệu cần thiết .
b . Giai đoạn thực hiện bài nghe :
 GV hướng dẫn HS nghe đoạn hội thoại giữa cô Tú và Lan để biết cách thực hiện món cơm rang Dương Châu Trung Quốc .
- Cho HS nghe băng (từ 2 - 3 lần )
- HS nghe băng và làm bài.
- GV gọi một vài học sinh đọc to đáp án của mình và đưa ra đáp án đúng.
a)Fried rice
b)pan
c)garlic and green pepprs
d)ham and peas
c . Giai đoạn sau khi nghe :
 GV yêu cầu HS luyện tập theo nhóm trình bày lại cách làm món cơm rang Dương Châu Trung Quốc .
	VD : First , use the big pan .After that , put the oil in.
	 Wait until it’s hot . Then fry the garlic and the green peppers.
	 Last , put the ham and the peas in .Put the rice and a teaspoon of salt in. It smells delicious.
- Gọi một vài nhóm trình bày trước lớp ,các nhóm khác có ý kiến nhận xét .
- Nếu còn thời gian ,GV cho HS làm một món ăn đơn giản khác với cách làm tương tự như trên .HS thực hiện theo nhóm .
* Sau khi thực hiện tiết dạy trên ,tôi cảm thấy HS thực sự có hứng thú với bài học và dần dần các em cảm nhận được sự cần thiết của việc học Tiếng Anh trong thời đại hiện nay.Hơn nữa với phương pháp này HS đã có thể từng bước nâng cao kỹ năng nghe của chính mình và giúp những HS có tư tưởng chán nản học môn Tiếng Anh cải thiện được tình trạng yếu kém của mình và chất lượng bộ môn cũng từng bước được nâng cao.
 3. Nguyên nhân thành công của việc “Dạy học sinh kỹ năng nghe “:
 Trường THCS Ngô Quyền là một trường nằm ở địa bàn ven biển điều kiện học tập còn nhiều hạn chế,đa số HS không thích học Tiếng Anh .Tuy nhiên , qua nhiều năm đổi mới phương pháp giảng dạy, dần dần cũng đã làm chuyển biến thực trạng trên.
 Như vậy, nguyên nhân thành công trên là nhờ vào những yếu tố sau:
 - Nhà trường rất quan tâm đến bộ môn và đã trang bị đồ dùng dạy học để phục vụ tốt việc dạy và học ngoại ngữ.
 - Học sinh cũng đã có những bước tiến bộ đáng kể về việc học ngoại ngữ.
 - Nhờ áp dụng phương pháp giảng dạy mới.
C .Chương 3 : Biện pháp,giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài :
1 .Cơ sở đề xuất các giải pháp :
 Để luyện nghe có hiệu quả,người học phải được rèn luyện và thực hành nghe nhiều để làm quen với dạng nói của ngôn ngữ . Càng nghe nhiều thì người học càng có kinh nghiệm nhận ra âm thanh , hiểu được ý nghĩa của thông tin thể hiện qua cách phát âm, tiết tấu và ngữ điệu của Tiếng Anh.Trong thực hành giao tiếp ,người học còn có thể suy đoán nghĩa của những thông tin nghe được qua những yếu tố phi ngôn ngữ như sự thay đổi giọng nói ,nét mặt,cử chỉ,thái độ của người nói .
2. Các giải pháp chủ yếu :
 Trong thực tế , nghe vẫn là một kỹ năng khó đối với học sinh phổ thông hiện nay. Để khắc phục những khó khăn trong khi nghe giáo viên có thể sử dụng những biện pháp sau:
- Giới thiệu chủ đề ,các nội dung có liên quan đến bài nghe ,giải thích các khái niệm nếu cần thiết .
-Ra các câu hỏi giúp học sinh đoán trước nội dung sẽ nghe.
- Giới thiệu từ mới nếu có hoặc ôn,cũng cố lại từ vựng cần thiết cho bài nghe.
- Ra câu hỏi hướng dẫn khi nghe.
- Chia quá trình nghe thành từng bước .
Ví dụ :+Lần nghe thứ nhất :nghe ý chính ,trả lời các câu hỏi đại ý.
 +Lần nghe thứ hai : nghe chi tiết hơn .
 - Nếu bài dài ,chia bài nghe thành từng đoạn ngắn để cho học sinh nghe,có những yêu cầu nghe cụ thể khác nhau.
3 .Tổ chức ,triển khai thực hiện:
 Tổ chức thao giảng một số tiết dạy nghe,trên cơ sở áp dụng những phương pháp của đề tài này để anh chị em đồng nghiệp nhận xét đánh giá và cùng tìm ra một phương pháp chung trong việc dạy học sinh kỹ năng nghe có hiệu quả.
III/Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận:
 Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách.Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy tính tích cực , chủ động của người học và tạo điều kiện tối ưu cho người học rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp ngôn ngữ thuần túy .Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng .
 Vì vậy ,tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số phương pháp dạy kỹ năng nghe nhằm giúp học sinh từng bước hoàn chỉnh kỹ năng này .Đồng thời là đồng lực phát triển các kỹ năng còn lại là : Nói –Đọc và Viết .Trên đây chỉ là một số gợi ý nhỏ trong số rất nhiều phương pháp để thực hiện một bài dạy kỹ năng nghe cho các anh,chị,em đồng nghiệp cùng tham khảo và áp dụng một cách linh hoạt vào từng bài dạy cụ thể của mình .
 Cuối cùng ,giáo viên luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh . Nếu chúng ta tận tình ,yêu nghề mến trẻ ,say sưa tìm tòi nghiên cứu và đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng trình độ học sinh,giúp các em có thể hiểu và tự mình giải quyết được vấn đề trong quá trình học ngoại ngữ, tất nhiên chúng ta sẽ thành công trong phương pháp của mình .
2 . Kiến nghị :
 .Đối với Phòng GD và Sở GD – ĐT cung cấp đầy đủ băng đĩa cho từng khối lớp 6,7,8 và 9.
 . Đối với nhà trường :tăng cường thêm trang thiết bị như các loại máy vừa đĩa vừa băng loại tốt để âm thanh nghe được tốt hơn .
	Phường 6, ngày 8 tháng 3 năm 2007
	Người viết

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM.doc