Sáng kiến kinh nghiệm Dạy “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng đổi mới phương pháp

1. Mục tiêu và nội dung bài học:

 a. Hình thành kiến thức mới:

 - Giá trị thẩm mĩ và những chiêm nghiệm, triết lí về nhân sinh và nghệ thuật của nhà văn gửi gắm qua tác phẩm

 - Hiểu biết thêm về một loại tình huống: tình huống nhận thức.

 b. Tích hợp kiến thức, kĩ năng:

 - Ôn tập, củng cố kiến thức cũ (liên quan đến bài học):

 + Giá trị và hạn chế của văn học giai đoạn 1945 – 1975, tinh thần đổi mới văn học sau 1975;

 + Những tác phẩm văn học có ý nghĩa tuyên ngôn nghệ thuật đã học như “Vũ Như Tô”, “Chữ người tử tù”,.

 + Lí luận về bản chất, đặc trưng của văn học nghệ thuật.

 + Kiến thức lịch sử đời sống trước và sau 1975.

 - Giáo dục, định hướng tư tưởng, lối sống:

 + Gợi mở nhận thức về cách nhìn nhận, đánh giá con người, cuộc đời.

 + Có thể liên hệ mở rộng bàn luận về tâm lí thần tượng thái quá, cực đoan ở giới trẻ xưa nay; gợi suy ngẫm về cách giải quyết thấu đáo các vấn đề của thực tiễn

(Tùy theo hiện trạng tâm lí, tính cách, kiến thức vốn có và năng lực tiếp nhận, hứng thú tiếp nhận của đối tượng học sinh mà triển khai những nội dung trên )

 - Kĩ năng: tư duy lô gic, suy cảm thẩm mĩ

 

doc19 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng đổi mới phương pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát nội dung từng phần
? Tất cả được nhìn, ngẫm qua con mắt, tâm trí của ai?
?Cách nhìn của nghệ sĩ Phùng được đặt trong sự đối ứng với những ai?
 Dựa trên sơ đồ, GV gợi dẫn và thuyết minh thêm về tình huống nhận thức, sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật, mối quan hệ giữa các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm
TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả
 Nguyễn Minh Châu – người mở đường tinh anh, tài hoa và đi được xa nhất trên con đường đổi mới văn học
(Liên hệ: 2 giai đoạn sáng tác, những phát ngôn ngoài tác phẩm thể hiện tinh thần đổi mới của tác giả )
Tác phẩm
 1. Tính tiêu biểu: tiêu biểu cho tinh thần đổi mới văn học (của tác giả và cả thời đại)
 2. Tính luận đề: có ý nghĩa như tuyên ngôn nghệ thuật của tác giả.
 (Tác phẩm được viết ra không chỉ nhằm chuyển tải những thông điệp về nhân sinh mà còn nhằm chia sẻ, đối thoại, tranh biện về những quan niệm nghệ thuật.)
 - Một số tác phẩm tương tự: Đôi mắt, Giăng sáng,... (Nam Cao), Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân),...
 - Đặc điểm chung về hình tượng: tư cách và mối quan hệ giữa các hình tượng thường được xây dựng trong mối tương quan với nghệ thuật. Ví dụ:
 + Tương quan hình tượng trong Chữ người tử tù:
Huấn Cao Quản ngục
(nghệ sĩ) (người thưởng thức)
Chữ thư pháp
(tác phẩm nghệ thuật)
+ Tương quan hình tượng trong Vũ Như Tô:
Cửu Trùng Đài
Vua - quan Vũ Như Tô Nhân dân
Đan Thiềm
 3. Kết cấu tác phẩm:
Trưởng phòng
P1. Thuyền ở xa
P2. Thuyền ở gần 
P3. Chuyện ở tòa án 
Phùng -> P4. Tấm ảnh 
(Nghệ sĩ) (Tác phẩm NT) 
 (Hiện thực nhân sinh)
 Đẩu,...
(Chánh án)
 => Truyện được kể theo hành trình khám phá, phát hiện và chiêm nghiệm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong chuyến đi thực tế (trên cơ sở đối sánh với cách nhìn nhận, ứng xử của các nhân vật: trưởng phòng, chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài, cậu bé Phác,...). Qua đó, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi tới những suy cảm, chiêm nghiệm về nhân sinh và nghệ thuật. 
 (Từ đây, những phát hiện, chiêm nghiệm của nghệ sĩ Phùng cũng chính là của tác giả và của người đọc.)
Hoạt động của GV &HS
Dự kiến yêu cầu cần đạt
? Từ các chi tiết trong hai phần đầu của tác phẩm, hãy khái quát sự khác biệt của hai bức tranh hiện thực qua phát hiện của nghệ sĩ Phùng (khi chiếc thuyền ở xa và khi vào gần)?
 HS trình bày kết quả nghiên cứu ở nhà. 
 GV gợi dẫn, điều chỉnh cảm thụ qua các chi tiết, lời văn nghệ thuật trong văn bản.
? Điều gì làm nên sự khác biệt đó? Có phải tại hiện thực thay đổi không? Hay tại khoảng cách địa lí?
? Chuyện “xa”, “gần” ở đây hàm ý điều gì?
? Mỗi bức tranh ẩn ý điều gì?
? Kể cho người đọc về những phát hiện và thái độ cảm xúc của nghệ sĩ Phùng, thực chất tác giả muốn người đọc chiêm nghiệm ra điều gì về nhân sinh và nghệ thuật? Thay lời tác giả, hãy thử đọc lên những thông điệp đó!
 HS tự khái quát thành lời bình, tự lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức. GV gợi dẫn, điều chỉnh, bổ sung và góp lời bình.
 ? Thông điệp trên gợi nhắc đến những quan điểm nghệ thuật tương tự trong truyện của nhà văn nào? (dành cho HS giỏi)
 ? Vì sao trong tác phẩm này NMC lại nhắc lại điều Nam Cao đã phát biểu ở một tác phẩm sáng tác trước 1945?
 ? Bức tranh chiếc thuyền ngoài xa biểu trưng cho những sáng tác nghệ thuật giai đoạn nào? Vì sao? 
 ? Tác phẩm có phủ nhận vai trò, giá trị của văn học 45 -75 không?
 ? NMC từng có phát biểu nào về văn học và nhà văn giai đoạn này?
 ? Câu chuyện ở tòa án là câu chuyện gì? Theo nghệ thuật trần thuật của nhà văn, nhân vật có thể phân chia thành các tuyến như thế nào?
 ? Về tư cách và vai trò trong xã hội, Phùng và Đẩu giống nhau ở chỗ nào (xét trong tương quan với người đàn bà)?
 ? Vai trò, vị thế xã hội của hai tuyến nhân vật gợi cảm nhận gì cho người đọc?
 ? Em đánh giá thế nào về thái độ và cách hành xử của hai tuyến nhân vật trước chuyện li hôn?
 ? Đọc đến đây, truyện khiến người đọc băn khoăn về những điều gì?
? Vì sao người đàn bà lại từ chối? (Có phải Phùng và Đẩu không đủ thiện chí, không đáng tin không? Hay vì người đàn bà u mê, lạc hậu,...?)
 ? Tại sao lòng tốt và thiện chí lại bị từ chối?
 ? Lời lẽ của người đàn bà giúp ta nhận ra những thiếu sót, sai lạc nào của Phùng và Đẩu?
 GV gợi dẫn khai thác lời thoại trong văn bản, định hướng HS khái quát và phân tích, bình luận về những lí do.
 ? Những lí lẽ trong đối thoại của người đàn bà còn giúp ta nhận ra những điều gì sâu xa hơn?
 ? Lời thoại còn giúp ta nhận ra điều gì ở người đàn ông hàng chài và cậu bé Phác?
 GV hướng dẫn học sinh suy ngẫm từ nội dung đã khám phá ở phần trước và khái quát, bình luận về những căn bệnh tư tưởng, sự lệch lạc trong nhìn nhận, ứng xử của các nhân vật
 ? Xem xét trong tương quan với nhân vật Phác và với con người trong cuộc đời, vấn đề của Phùng, Đẩu giúp ta nhận ra điều gì? 
? So với tình huống thứ nhất, mức độ phức tạp của đời sống ở đây được phản ánh như thế nào? Hãy phân tích rõ điều đó!
 Liên hệ bàn luận về hiện tượng cuồng thần tượng hoặc lối đánh giá thái quá, cực đoan về con người và đời sống ở giới trẻ xưa nay.
 ? Tại sao tác giả để nhân vật gọi Phùng và Đẩu là “các chú cách mạng”? 
 ? Tìm ba lời thoại có ẩn ý thông điệp về hiện thực cách mạng? Điệp khúc “cách mạng về” gợi mở những ẩn ý sâu xa nào?
 Liên hệ những quan niệm ảo tưởng, những chính sách phi thực tế trong thực tiễn đời sống giai đoạn trước 1986.
? Nếu là nhà hoạt động xã hội đương thời, em cần nhận ra điều gì từ những lời thoại giàu ẩn ý này?
? Nếu là nhà hoạt động xã hội, em sẽ làm gì để giải quyết vấn đề của gia đình hàng chài ?(Vấn đề thảo luận dành cho giờ tự chọn hoặc hoạt động ngoại khóa)
Yêu cầu HS tóm lược những thông điệp.
 ? Tính cấp thiết của vấn đề được tác giả đề cập như thế nào trong tác phẩm?
 Từ chiêm nghiệm của bản thân, hãy viết lên những thông điệp về nghệ thuật!
 Liên hệ quan niệm của Thạch Lam:“Cái đẹp man mác (...) thưởng thức”
Phần này có thể dành cho học sinh tự viết ở nhà.
 ?Tấm ảnh được chọn là tấm ảnh nào? Có đặc điểm gì?
 ?Nghệ sĩ Phùng thấy gì ở tấm ảnh? Chúng có trong ảnh không? Vì sao nhìn thấy? 
 ? Điều “quái lạ” ở người nghệ sĩ khiến em có suy tưởng gì?
ĐỌC HIỂU CHI TIẾT
 Những chiêm nghiệm từ chiếc thuyền
Thuyền ngoài xa
Thuyền vào bờ
- “Một cảnh đắt trời cho”
- Toàn bích, tuyệt mĩ, tuyệt thiện.
- Bình lặng, đơn giản
- Phủ sương hồng
Hiện thực qua cách nhìn xa (tương ứng cách nhìn nhận, phản ánh đời sống của người nghệ sĩ: đơn giản, sơ lược, lý tưởng hóa, lãng mạn hóa, tô hồng hiện thực,...)
- Đời sống con người
- Xấu xa, ác độc 
 (tột đỉnh)
- Dữ dội, phức tạp
- Trần trụi trước mắt
Hiện thực qua cách nhìn gần (tương ứng cách nhìn nhận, phản ánh đời sống của nghệ sĩ: nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ “những điều trông thấy”,...)
 Chuyện “xa”, “gần” và “chiếc thuyền” không đơn giản chỉ là chiếc thuyền trong những khoảng cách địa lí khác nhau mà là những ẩn dụ nghệ thuật:
 - Chiếc thuyền: hiện thực đời sống
 - Xa, gần: những cách nhìn (cách phản ánh) của người nghệ sĩ
Thông điệp nghệ thuật:
 1) Hiện thực không đơn giản, bình lặng, tuyệt mĩ, toàn thiện như ta “tưởng” (từ trong lời văn nghệ thuật của tác giả). Cuộc sống bề bộn, phức tạp, đầy mẫu thuẫn,...
 2) Đừng xa ngắm, đơn giản hóa hay lí tưởng hóa, lãng mạn hóa (đừng phủ sương hồng); hãy nhìn gần, nhìn thẳng, nhìn thật vào hiện thực. Nếu không, ngòi bút của anh sẽ không chạm tới được cái chân – thiện – mĩ đích thực, đủ đầy của hiện thực đời sống và nghệ thuật.
 Tương đồng quan niệm nghệ thuật của Nam Cao: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp đời lầm than” và nhà văn phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy những vang động của cuộc đời” 
 (Trong tác phẩm Giăng sáng)
 3) Đối thoại ngầm với cả một giai đoạn văn học:
 - Chiếc thuyền ngoài xa: biểu trưng cho những giá trị và hạn chế của các sáng tác văn học giai đoạn 1945 – 1975 
(Văn học 45 – 75 đã hoàn thành sứ mệnh cao cả và nhân đạo của nó đối với nhân sinh thời đại. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó, văn học đã phải chịu hi sinh và tồn tại những hạn chế. Thời thế thay đổi, nghệ thuật cần tìm lại những giá trị nghệ thuật đích thực của mình và các nhà văn tự thấy “không thể viết như cũ được nữa” – Lê Lựu; không thể tự biến mình “thành đứa trẻ ngoan ngoãn, bao điều suy nghĩ, chiêm nghiệm ngổn ngang, bao kiến thức thâu lượm cả một đời, bao lo âu trăn trở về con người, việc đời đem giấu đi” để “chỉ nói niềm vui, nói cái tốt,cái xuôi chiều” – Nguyễn Minh Châu)
 - Chiếc thuyền vào gần: biểu trưng cho yêu cầu đổi mới văn học nghệ thuật thời bấy giờ.
 Vì vậy, tác phẩm được xem là: “Lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” – Chu Văn Sơn. 
Những chiêm nghiệm từ câu chuyện ở tòa án
 Ở tình huống này, xoay quanh câu chuyện li hôn của người đàn bà, tác giả tiếp tục trần thuật theo thủ pháp tương phản đối lập (được khai thác triệt để) và trên cơ sở tương tác lời nói, hành động giữa các tuyến nhân vật: 
Phùng và Đẩu
Người đàn bà
- Trí thức
- Vai trò: bảo vệ, điều chỉnh những chuẩn mực xã hội
-> Gợi những cảm nhận, đánh giá tích cực.
- Người lao động nghèo khổ
- Thất học, lạc hậu,...
-> Gợi những cảm nhận, đánh giá tiêu cực
 Chân thành khuyên nhủ, giúp đỡ
-> Có lòng tốt, thiện chí
(vượt khuôn phép chức trách)
 Kiên quyết và khẩn thiết từ chối
-> Gợi nhiều băn khoăn, tò mò, ngờ vực,...
 Lí do bị từ chối:
- Chưa nhận thấy, không xét đến
- Chỉ nhìn hiện tượng mà quy kết (vì cái nhọt mà khuyên chặt cánh tay)
- Cho rằng: chỉ vì ông chồng vũ phu
- Chỉ dựa vào chân lí sách vở (bàn xếp ngốt hồ sơ, giấy tờ)
- Quen nghĩ: hạnh phúc đơn giản là đời sống tinh thần và không bị hành hạ về thể xác 
- “Không thể hiểu nổi” – vì chưa đặt mình vào vị thế của người đàn bà
 Lí do từ chối:
- Hiểu rõ hoàn cảnh bản thân và cái ơn sâu của chồng. 
- Hiểu bản chất của chồng: vốn hiền lành.
- Biết vì nhiều nguyên nhân khác: đẻ nhiều, thuyền chật, thời tiết, có đất nhưng không cần/ không thể ở,...
- Thấm thía một sự thực như chân lí đời sống: trên thuyền luôn cần người đàn ông.
- Cũng có khi hạnh phúc: con ăn no
- Phải sống và chấp nhận tất cả vì con.
Ý nghĩa lời thoại:
Khiến người đọc nhận ra vẻ đẹp, giá trị đích thực và cả những hạn chế bên trong của người đàn bà sau vẻ ngoài xấu xí, thấp kém:
 - Người đàn bà sắc sảo, thấu sự đời, lẽ đời
 - Người vợ vị tha, bao dung,...
 - Người mẹ giàu đức hi sinh, sâu sắc trong tình thương yêu đối với con.
 - Hạn chế: cam chịu nhẫn nhục thái quá trước cái ác, cái xấu
 Ta còn nhận ra động cơ đẹp đẽ của cậu bé Phác sau hành vi vô đạo, nhận ra bản chất hiền lành vốn có trước hiện tượng vũ phu, độc ác của người đàn ông hàng chài,...
Giúp ta nhận ra sai lầm, khiếm khuyết của Phùng và Đẩu:
 - Hành xử cảm tính, chủ quan, duy ý chí (đơn thuần dựa vào suy nghĩ và cảm xúc của bản thân)
 - Máy móc, giáo điều, sách vở
 - Phiến diện, hời hợt
 - Quy chụp, định kiến
 - Không xem xét mọi vấn đề trong hoàn cảnh cụ thể, khách quan.
 => Đây là những căn bệnh tư tưởng không chỉ của Phùng và Đẩu mà còn của cả giới trí thức hiện thời, đồng thời có ý nghĩa thức tỉnh đối với muôn người, muôn thời đại. (Bởi người đọc nhận ra sự tệ hại và nguy hại của căn bệnh khi xét trong tương quan với cách nhìn nhận, ứng xử của cậu bé Phác, các trí thức Phùng và Đẩu “ấu trĩ” không khác gì Phác)
Khiến người đọc hiểu thấm thía hơn về bản chất của con người và hiện thực đời sống:
 Cuộc sống luôn tồn tại những mâu thuẫn, nghịch lí, bề bộn, phức tạp, lẫn lộn: Sau cái vô lí là cái có lí, cái đẹp// xấu, đúng//sai, được//mất,... và có những nghịch lí không thể loại bỏ mà tạm thời phải chấp nhận, v...v...
 “Nhân vô thập toàn”: trong mỗi người xấu tốt lẫn lộn, “chung sống cả rồng phượng lẫn rắn rết” (lời nhân vật trong truyện Bức tranh - NMC), có khi “chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”,...
Sâu xa hơn, người đọc có thể ngẫm ra những vấn đề về hiện thực cách mạng:
 - “...từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ...” : khẳng định vai trò, ý nghĩa của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
 - “Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được”: ẩn ý về những sai lầm, thiếu sót trong các chính sách xã hội một thời – chủ quan, duy ý chí, còn hời hợt, nửa vời, chưa sát thực...
 - “Trong đám con cái (...) nếu không có cách mạng về”: vẫn cần những cuộc cách mạng khác nữa.
 => Cuộc chiến giải phóng dân tộc (cuộc chiến đầy tiếng súng) đã kết thúc nhưng cuộc chiến vì đời sống hạnh phúc, tự do thực sự của con người không bao giờ dừng lại, thậm chí đang đầy nguy cơ, thách thức. Cuộc chiến ấy không tiếng súng nhưng đầy gay go, quyết liệt. Vẫn cần và còn nhiều cuộc cách mạng nữa. Đừng ngủ quên trong chiến thắng, đừng ảo tưởng về tương lai,...Hãy luôn tỉnh táo, nhìn thẳng vào những tồn tại của hiện thực đời sống, xem xét cẩn trọng và đưa ra những quyết sách thiết thực, tối ưu nhất.
 (Liên hệ ý nghĩa bức tranh biển động và chiếc thuyền chống chọi với sóng gió ngoài phá trong đôi mắt lo lắng dõi nhìn của ông lão 60)
Thông điệp nghệ thuật:
Thông điệp về nhân sinh
 - Quan niệm về hiện thực đời sốngv à con người
 - Yêu cầu về cách nhìn nhận, đánh giá đúng mực về con người và đời sống
 + Ở tư cách người thường: quan trọng (vì: nguyên tắc, rạch ròi như pháp luật mà cũng phải suy nghĩ nghiêm túc sau khi nghe chuyện người đàn bà)
 + Ở tư cách trí thức, nhà lãnh đạo xã hội: càng cấp thiết hơn (vì mức độ ảnh hưởng sâu rộng hơn – Phùng, Đẩu chưa thực thi, mới chỉ khuyên nhủ, yêu cầu giúp đỡ mà chúng ta đã cảm thấy sự nguy hại)
 - Cái nhìn thẳng và gợi mở về tư tưởng và đường lối cách mạng.
Thông điệp về nghệ thuật
 - Cái Chân - Thiện - Mĩ trong đời sống cũng lẫn lộn, ẩn giấu như vẻ đẹp, giá trị của người đàn bà hàng chài. Vì thế, “người nghệ sĩ chèo lái con thuyền nghệ thuật vừa phải hiểu sâu sắc con thuyền nghệ thuật, vừa phải nắm bắt rõ những luồng lạch, độ nông sâu của biển cả cuộc đời”. Nghĩa là người nghệ sĩ không chỉ cần nhìn gần, nhìn thẳng vào hiện thực mà còn phải nhìn sâu, nhìn kĩ, nhìn đa diện, tổng thể.
 - Hãy bước ra khỏi những căn phòng “xếp ngốt hồ sơ, giấy tờ”, bước ra khỏi những chiếc hộp nghệ thuật cũ kĩ, kín mít; “mở hồn ra đón lấy những vang động của cuộc đời”. V...v...
 - Khái quát hơn cả: Cuộc cách mạng trong nghệ thuật và cả trong đời sống đều phải bắt đầu từ sự thay đổi cách nhìn về hiện thực và quan niệm về con người và đời sống.
III. Những chiêm nghiệm từ tấm ảnh được chọn
Tấm ảnh được chọn
Điều “quái lạ”
- Chiếc thuyền ngoài xa
- Đen trắng
- Được nhiều người yêu thích
- Phù hợp yêu cầu của trưởng phòng: tĩnh vật
- Ngắm kĩ: thấy màu hông hồng của ánh sương mai
- Nhìn lâu hơn: thấy hình ảnh người đàn bà lam lũ, nghèo khổ, thô kệch....
-> vốn không có trong bức ảnh nghệ thuật; chỉ tồn tại trong tâm tưởng của người nghệ sĩ.
Thông điệp:
 - Nghệ thuật chưa bao quát, chuyển tải được những trải nghiệm đời sống của người nghệ sĩ.
 - Nghệ thuật vẫn đứng ngoài lề bản chất hiện thực đời sống. Nghệ thuật chưa cập tới được bến bờ Chân – Thiện – Mĩ đích thực, vẫn đang là “chiếc thuyền ngoài xa”
 - Bản chất đời sống và giá trị nghệ thuật phụ thuộc vào sự “nhìn lâu, ngắm kĩ” của tác giả và của cả người thưởng thức. V...v...
TỔNG KẾT GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT
 (Học sinh tự thực hiện ở nhà, giáo viên kiểm tra, đánh giá)
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
Hiệu quả:
Dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp như trên đã thực sự đem lại nhiều chuyển biến tích cực về hứng thú học, năng lực tư duy và bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho học sinh trong giờ Ngữ văn. 
Kiểm chứng, đánh giá phương pháp:
Từ hiệu quả giờ học, chúng tôi đã kiểm chứng được và đánh giá, tổng kết về ưu thế, tính tích cực của các phương pháp dạy học – giáo dục (truyền thống và hiện đại) được lựa chọn, áp dụng trong bài học như sau:
Xây dựng hệ thống câu hỏi khoa học, phù hợp đặc trưng bộ môn và quy luật tư duy (đi từ điều đã biết đến cái chưa biết, từ dễ đến khó; đi từ những xúc cảm, trăn trở, thể nghiệm đến liên tưởng, chiêm nghiệm, nhận thức,...; từ lớp nghĩa bề nổi đến tầng nghĩa sâu xa của văn bản nghệ thuật) để gợi dẫn học sinh thảo luận, khám phá bài học. Mặt khác, giảng bình là phương pháp không thể thiếu để làm nên chất văn, truyền “lửa” cho mỗi giờ học văn. Vậy nên, đan xen với tổ chức thảo luận, giáo viên bình giảng và tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh tham gia bình giảng khi có thể.
Tổ chức giờ học theo tinh thần “nghiên cứu bài học”: 
Tập trung vào cơ chế tác động của quá trình dạy học tới quá trình phát triển của học sinh qua bài học, không chú trọng sự hoàn hảo về tiến trình lên lớp.
Tập trung vào những vấn đề trọng điểm của bài học theo mục tiêu đã định; những vấn đề còn lại học sinh tự nghiên cứu thêm hoặc chuyển sang các giờ học tự chọn, học bồi dưỡng định hướng. 
Không quá gò ép, giới hạn về thời gian đối với tiết học, bài học 
Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu trước và sau bài học là phương pháp có nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, những vấn đề gợi mở cho học sinh tự nghiên cứu ở nhà cần được giáo viên nghiên cứu, chọn lọc cẩn thận theo định hướng khơi mở hứng thú và tạo tiền đề cho hiệu quả lĩnh hội, phát triển năng lực học sinh trong giờ học. Tổ chức giờ học cần tiên lượng và linh hoạt ứng biến theo kết quả nghiên cứu ở nhà và ở lớp của học sinh. 
Tìm và đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề trong tác phẩm cũng như đời sống nhằm kích thích hứng thú học và tư duy sáng tạo của học sinh.
Tích hợp là phương pháp tốt cần tích cực vận dụng bởi ưu thế giáo dục xuất phát từ đặc trưng của bộ môn Ngữ văn. Tuy nhiên, tích hợp kiến thức, kĩ năng nào còn tùy thuộc vào năng lực, trình độ, tâm lí, tính cách và hứng thú tiếp nhận, chia sẻ của học sinh.
Linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng sơ đồ, bản đồ tư duy; ghi bảng những điều cốt lõi nhất và tạo nhận thức trực quan tương ứng nội dung kiến thức. 
Phương tiện dạy học: dù truyền thống hay hiện đại cũng không nên lạm dụng, chỉ sử dụng với tính chất hỗ trợ bài học.
Một vài đề xuất:
Chuần bị các điều kiện, phương tiện cho giờ lên lớp là khâu quan trọng, quyết định chất lượng hiệu quả giờ lên lớp nên cần được đầu tư nhiều thời gian và công sức. Vì thế, cần giảm các thủ tục hành chính nặng về hình thức, phân bố kế hoạch lao động hợp lí,... để giáo viên có nhiều thời gian hơn trong việc nghiên cứu bài học.
Tổ chức giờ học theo định hướng đổi mới, giáo viên cần linh hoạt và sáng tạo trong lựa chọn mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Tùy theo đối tượng học sinh, xác định rõ vùng phát triển gần với học sinh. Mặt khác, cần chú ý tới đặc trưng bộ môn; đặc điểm của từng bài học và từng tác phẩm cụ thể (ví dụ: thể loại, ý đồ nghệ thuật, phương thức trần thuật, thủ pháp nghệ thuật, v...v...).
Theo tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức bài học cần quan tâm nhiều tới cơ chế tác động của quá trình dạy học tới quá trình phát triển của học sinh qua bài học; không quan tâm nhiều đến những tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy như: thời gian, nội dung kiến thức, sự hoàn hảo về tiến trình lên lớp. Điều này cần được quán triệt trong cả công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh và từng giờ học cụ thể.
Tổ chức dạy học theo định hướng đổi mới, nhất là định hướng “nghiên cứu bài học” đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại; trong đó có những vấn đề sau: số lượng học sinh trong lớp quá đông; thời gian chuẩn bị, nghiên cứu bài học còn eo hẹp đối với cả giáo viên và học sinh; ...
Đối với những tác phẩm hay, tiêu biểu, có giá trị phong phú, phù hợp đối tượng và mục tiêu giáo dục như “Chiếc thuyền ngoài xa” cần được ưu tiên lựa chọn, khai thác và cần được ưu tiên hơn về thời lượng để nâng cao chất lượng dạy học – giáo dục ở bậc THPT.
Chúng tôi xác định: tiến trình dạy học một tác phẩm văn học ở đề tài này chỉ là một ý tưởng, một phương án dành cho đối tượng học sinh lớp chuyên/chọn định hướng khối C, D ở trường tôi. Việc giảng dạy theo ý tưởng này có sự thay đổi ở các lớp. Vì thế, tùy theo đối tượng học sinh mỗi lớp, mỗi trường, giáo viên cần điều chỉnh mức độ nội dung kiến thức, cách thức tổ chức giờ học; điều chỉnh số lượng, tính chất và mức độ của những câu hỏi gợi dẫn khám phá bài học; v...v...

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_chiec_thuyen_ngoai_xa_theo_dinh_hu.doc
Sáng Kiến Liên Quan