Sáng kiến kinh nghiệm Công tác thống kê - Đánh giá phong trào thi đua giữa các chi đoàn ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du

Đoàn trường là một tổ chức chính trị rộng lớn, tập hợp được nhiều thanh niên tiến bộ; là nơi thanh niên được sinh hoạt, bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng, giao lưu học hỏi lẫn nhau; là tổ chức chức trực tiếp bênh vực cho quyền lợi chính đáng của thanh niên, theo dõi, bồi dưỡng và rèn luyện họ thành những con người sống có lí tưởng “có tâm và có tầm” phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội.

Trong công tác Đoàn thì vấn đề rèn luyện và giáo dục Đoàn viên - thanh niên là công việc trọng tâm, xuyên suốt trong mỗi nhiệm kì. Trong công tác này không thể thiếu được vai trò của các phong trào thi đua, trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học thi đua là một nội dung mang tính quyết định đến chất lượng của mọi phong trào. Kinh nghiệm cho thấy nếu công tác thi đua giữa các Chi Đoàn hay giữa các Đoàn viên – Thanh niên trong Nhà trường được duy trì và thực hiện tốt thì sẽ tạo được niềm tin cho từng Chi Đoàn, Đoàn viên – Thanh niên vào khả năng của tổ chức, của bản thân từ đó tạo được động lực phấn đấu, rèn luyện và hoạt động để trở thành những Đoàn viên tiêu biểu, Thanh niên tiến tiến, Chi Đoàn vững mạnh. Mặt khác thông qua phong trào thi đua sẽ phát huy được tiềm năng trong mỗi Đoàn viên – Thanh niên, phát huy được tinh thần giao lưu học hỏi lẫn nhau và phát huy hết năng lực tự quản của từng Chi Đoàn, làm tăng tính đoàn kết giữa các Đoàn viên trong mỗi Chi Đoàn, trong Đoàn trường góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường.

 Một công tác rất quan trọng trong phong trào thi đua của Đoàn trường đó chính là việc đánh giá kết quả các phong trào thi đua hàng tuần, hàng tháng và trong mỗi học kì dựa trên cơ sở các tiêu chí đánh giá. Thực tế công tác thi đua giữa các Chi Đoàn ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du trong những nhiệm kì qua đã mang lại hiệu quả giáo dục rõ rệt. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá kết quả thi đua lại chưa được Đoàn trường qua các nhiệm kì chú trọng, thường thì công tác này Đoàn trường giao cho lớp trực tuần thống kê đánh giá, trên cơ sở đó Đoàn trường thống kê từng tháng, học kì, do vậy việc đánh giá thi đua hàng tuần không phải là vinh dự, trách nhiệm của lớp trực tuần mà trở thành gánh nặng cho các em khi vừa phải trực hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 7 sau đó tổng hợp kết quả, công bố trước toàn trường ở tiết chào cờ của tuần sau. Công việc này hầu như chiếm phần lớn thời gian của các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp khi được Giáo viên chủ nhiệm hay Chi Đoàn phân công. Đã xảy ra nhiều trường hợp đến tiết chào cờ nhưng kết quả thống kê – đánh giá tuần trước của lớp trực chưa tổng hợp kịp, khiến việc đánh giá thi đua hàng tuần phải công bố vào thời gian sau, do đó đã không động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân tiến bộ đồng thời phê bình những tập thể hay cá nhân thiếu tinh thần thi đua và rèn luyện trong tuần để các em khắc phục và rèn luyện thêm. Nhiều trường hợp lớp trực thống kê và cộng điểm sai, khi công bố kết quả mới phát hiện nên phải sửa lại kết quả làm giảm sút lòng tin của Giáo viên chủ nhiệm các lớp, Đoàn viên – Thanh niên trong Nhà trường trong công tác thống kê – đánh giá kết quả thi đua.

 Trước những khó khăn đó, tôi đã trực tiếp tìm hiểu về công tác trực tuần và thống kê kết quả thi đua hàng tuần của các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp được lớp trực tuần phân công, đa số các em cho biết là công việc thống kê đánh giá chiếm rất nhiều thời gian của các em, nếu thứ hai công bố kết quả thi đua thì ít nhất các em mất một tối thứ 7 hay chủ nhật để tiến hành công việc thống kê, tiếp đó là phải đọc trước ở nhà, Qua những vướng mắc trên; tôi đã nung nấu, ấp ủ ý định phải tìm cách nào đó giúp lớp trực tuần trong việc thống kê kết quả thi đua hàng tuần vừa nhanh gọn vừa tiết kiệm thời gian lại hạn chế những sai sót trong quá trình thống kê kết quả thi đua, đồng thời làm cho cán bộ Đoàn – Hội – Lớp được phân công trực tuần cảm thấy vinh dự và hứng thú với công việc của mình. Do vậy ngay từ cuối tháng 8 năm 2009, tôi đã tiến hành nghiên cứu Quy chế thi đua của Đoàn trường hàng tuần cũng như trong mỗi học kì và năm học 2009 – 2010 rồi tiến hành lập các biểu mẫu thống kê kết quả thi đua. Một điều thật may mắn cho tôi là Ban Giám hiệu đã cấp cho Đoàn trường bộ máy vi tính kèm theo máy in, tôi đã tự đặt câu hỏi tại sao: Chúng ta áp dụng công nghệ thông tin trong việc dạy – học có hiệu quả thì sao lại không thể ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê - đánh giá kết quả thi đua của Đoàn trường ? Với quyết tâm của bản thân và những điều kiện thuận lợi có được; tôi mạnh dạn cụ thể hóa bảng thống kê kết quả thi đua hàng tuần vào chương trình Excel của máy tính; qua nhiều lần sửa chữa và kiểm tra, “chạy” thử thấy có kết quả; tôi đã xin phép Ban thường vụ Đoàn trường cho phép được ứng dụng sáng kiến trong công tác thống kê - đánh giá kết quả thi đua hàng tuần, hàng tháng, trong mỗi học kì và được BTV Đoàn trường đồng ý, cho phép làm thí điểm ở khối buổi sáng. Bước đầu thực hiện thí điểm đã được đông đảo các lớp trực tuần nhiệt tình hưởng ứng vì tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp nhận nhiệm vụ trực tuần và đặc biệt là đã tạo thói quen làm việc bằng máy vi tính cho cán bộ Đoàn – Hội – Lớp góp phần nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ Đoàn – Lớp; và đó cũng chính là động lực để tôi mạnh dạn quyết định viết và hoàn thành đề tài sáng kiến: Công tác thống kê – đánh giá phong trào thi đua giữa các Chi Đoàn ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du năm học 2009 – 2010.

 

doc18 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 3192 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác thống kê - Đánh giá phong trào thi đua giữa các chi đoàn ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã hội. 
Trong công tác Đoàn thì vấn đề rèn luyện và giáo dục Đoàn viên - thanh niên là công việc trọng tâm, xuyên suốt trong mỗi nhiệm kì. Trong công tác này không thể thiếu được vai trò của các phong trào thi đua, trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học thi đua là một nội dung mang tính quyết định đến chất lượng của mọi phong trào. Kinh nghiệm cho thấy nếu công tác thi đua giữa các Chi Đoàn hay giữa các Đoàn viên – Thanh niên trong Nhà trường được duy trì và thực hiện tốt thì sẽ tạo được niềm tin cho từng Chi Đoàn, Đoàn viên – Thanh niên vào khả năng của tổ chức, của bản thân từ đó tạo được động lực phấn đấu, rèn luyện và hoạt động để trở thành những Đoàn viên tiêu biểu, Thanh niên tiến tiến, Chi Đoàn vững mạnh. Mặt khác thông qua phong trào thi đua sẽ phát huy được tiềm năng trong mỗi Đoàn viên – Thanh niên, phát huy được tinh thần giao lưu học hỏi lẫn nhau và phát huy hết năng lực tự quản của từng Chi Đoàn, làm tăng tính đoàn kết giữa các Đoàn viên trong mỗi Chi Đoàn, trong Đoàn trường góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường.
 Một công tác rất quan trọng trong phong trào thi đua của Đoàn trường đó chính là việc đánh giá kết quả các phong trào thi đua hàng tuần, hàng tháng và trong mỗi học kì dựa trên cơ sở các tiêu chí đánh giá. Thực tế công tác thi đua giữa các Chi Đoàn ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du trong những nhiệm kì qua đã mang lại hiệu quả giáo dục rõ rệt. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá kết quả thi đua lại chưa được Đoàn trường qua các nhiệm kì chú trọng, thường thì công tác này Đoàn trường giao cho lớp trực tuần thống kê đánh giá, trên cơ sở đó Đoàn trường thống kê từng tháng, học kì,do vậy việc đánh giá thi đua hàng tuần không phải là vinh dự, trách nhiệm của lớp trực tuần mà trở thành gánh nặng cho các em khi vừa phải trực hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 7 sau đó tổng hợp kết quả, công bố trước toàn trường ở tiết chào cờ của tuần sau. Công việc này hầu như chiếm phần lớn thời gian của các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp khi được Giáo viên chủ nhiệm hay Chi Đoàn phân công. Đã xảy ra nhiều trường hợp đến tiết chào cờ nhưng kết quả thống kê – đánh giá tuần trước của lớp trực chưa tổng hợp kịp, khiến việc đánh giá thi đua hàng tuần phải công bố vào thời gian sau, do đó đã không động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân tiến bộ đồng thời phê bình những tập thể hay cá nhân thiếu tinh thần thi đua và rèn luyện trong tuần để các em khắc phục và rèn luyện thêm. Nhiều trường hợp lớp trực thống kê và cộng điểm sai, khi công bố kết quả mới phát hiện nên phải sửa lại kết quả làm giảm sút lòng tin của Giáo viên chủ nhiệm các lớp, Đoàn viên – Thanh niên trong Nhà trường trong công tác thống kê – đánh giá kết quả thi đua. 
	Trước những khó khăn đó, tôi đã trực tiếp tìm hiểu về công tác trực tuần và thống kê kết quả thi đua hàng tuần của các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp được lớp trực tuần phân công, đa số các em cho biết là công việc thống kê đánh giá chiếm rất nhiều thời gian của các em, nếu thứ hai công bố kết quả thi đua thì ít nhất các em mất một tối thứ 7 hay chủ nhật để tiến hành công việc thống kê, tiếp đó là phải đọc trước ở nhà, Qua những vướng mắc trên; tôi đã nung nấu, ấp ủ ý định phải tìm cách nào đó giúp lớp trực tuần trong việc thống kê kết quả thi đua hàng tuần vừa nhanh gọn vừa tiết kiệm thời gian lại hạn chế những sai sót trong quá trình thống kê kết quả thi đua, đồng thời làm cho cán bộ Đoàn – Hội – Lớp được phân công trực tuần cảm thấy vinh dự và hứng thú với công việc của mình. Do vậy ngay từ cuối tháng 8 năm 2009, tôi đã tiến hành nghiên cứu Quy chế thi đua của Đoàn trường hàng tuần cũng như trong mỗi học kì và năm học 2009 – 2010 rồi tiến hành lập các biểu mẫu thống kê kết quả thi đua. Một điều thật may mắn cho tôi là Ban Giám hiệu đã cấp cho Đoàn trường bộ máy vi tính kèm theo máy in, tôi đã tự đặt câu hỏi tại sao: Chúng ta áp dụng công nghệ thông tin trong việc dạy – học có hiệu quả thì sao lại không thể ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê - đánh giá kết quả thi đua của Đoàn trường ? Với quyết tâm của bản thân và những điều kiện thuận lợi có được; tôi mạnh dạn cụ thể hóa bảng thống kê kết quả thi đua hàng tuần vào chương trình Excel của máy tính; qua nhiều lần sửa chữa và kiểm tra, “chạy” thử thấy có kết quả; tôi đã xin phép Ban thường vụ Đoàn trường cho phép được ứng dụng sáng kiến trong công tác thống kê - đánh giá kết quả thi đua hàng tuần, hàng tháng, trong mỗi học kì và được BTV Đoàn trường đồng ý, cho phép làm thí điểm ở khối buổi sáng. Bước đầu thực hiện thí điểm đã được đông đảo các lớp trực tuần nhiệt tình hưởng ứng vì tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp nhận nhiệm vụ trực tuần và đặc biệt là đã tạo thói quen làm việc bằng máy vi tính cho cán bộ Đoàn – Hội – Lớp góp phần nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ Đoàn – Lớp; và đó cũng chính là động lực để tôi mạnh dạn quyết định viết và hoàn thành đề tài sáng kiến: Công tác thống kê – đánh giá phong trào thi đua giữa các Chi Đoàn ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du năm học 2009 – 2010.
2. Những hạn chế trong công tác thống kê - đánh giá phong trào thi đua khi chưa áp dụng sáng kiến
Trên cơ sở nghiên lý luận và thực trạng của công tác đánh giá thi đua hàng tuần, hàng tháng và mỗi học kì của Đoàn trường trong các năm qua tôi nhận thấy có một số hạn chế như sau:
2.1. Hạn chế về mặt lí luận:
Trong mỗi nhiệm kì, Ban chấp hành Đoàn trường đã tiến hành xây dụng và bổ sung các tiêu chí thi đua để áp dụng trong năm học của nhiệm kì đó nhưng lại chưa bàn đến phương pháp thống kê - đánh giá cụ thể kết quả thi đua giữa các Chi Đoàn.
BCH Đoàn trường chưa tập huấn được cho các Cán bộ Đoàn – Hội – Lớp làm công tác trực tuần về công việc thống kê - đánh giá phong trào thi đua hàng tuần của các Chi Đoàn.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thống kê đánh giá kết quả thi đua hàng tuần còn hạn chế do vậy hiệu quả của công tác này còn nhiều sai sót và chiếm nhiều thời gian của các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp làm nhiệm vụ trực tuần nên ảnh hưởng đến công việc học tập của các em.
2.2. Hạn chế về thực tiễn:
Quy chế thi đua mà BTV Đoàn trường phát cho cho các lớp trực tuần không phải khi nào các em cũng “giữ” được; có khi bị mất, bị rách nên cũng ảnh hưởng đến công việc thống kê - đánh giá.
Trong cuốn sổ trực hàng tuần của Đoàn trường chưa có các biểu mẫu thống kê - đánh giá cụ thể, nên các lớp trực mỗi người một phương pháp thống kê - đánh giá do vậy có khi chỉ vài ba tuần là phải thay một cuốn sổ khác gây lãng phí và khó khăn trong việc bảo quản, lưu giữ phục vụ công tác thống kê - đánh giá sau này của BCH Đoàn trường.
Cuốn sổ trực hàng tuần của Đoàn trường được lớp trực tuần tuần này giao lại cho lớp trực tuần tuần kế tiếp cứ như thế nếu không bảo quản tốt thì cuốn sổ trực khó nguyên vẹn dẫn đến thiếu thông tin đánh giá đã gây ảnh hưởng đến việc thống kê – đánh giá.
Việc thống kê - đánh giá công tác thi đua hàng tuần được tiến hành thủ công bằng “tay’ nên có khi còn thiếu chính xác và tốn khá nhiều thời gian và công sức của học sinh làm cho các em thường sợ khi nhận nhiệm vụ thống kê – đánh giá do tâm lí sợ sai, sợ bị khiển trách.
PHẦN II. NỘI DUNG
Những thuận lợi và khó khăn khi viết sáng kiến
1.1.Thuận lợi:
Ban Giám Hiệu Nhà trường đã chủ động chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và định hướng thời gian viết các đề tài sáng kiến, kinh nghiệm cũng như thời hạn nộp các đề tài để mỗi cán bộ, giáo viên chủ động đăng kí và tiến hành viết sáng kiến, kinh nghiệm ngay từ đầu năm học. 
Ban Giám hiệu Nhà trường tạo mọi điều điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết phục vụ công tác thí điểm thống kê – đánh giá.
Được Ban Chấp hành Đoàn trường tín nhiệm, giao trách nhiệm trực tiếp quản lí nề nếp khối buổi sáng.
Được sự ủng hộ của Ban Thường vụ Đoàn trường trong việc triển khai, áp dụng sáng kiến vào thực tiễn công tác thống kê – đánh giá phong trào thi đua hàng tuần khối buổi sáng.
Bên cạnh đó, tôi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên hết sức nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn trường , các đồng nghiệp và các em học sinh.
Lực lượng cán bộ Đoàn – Hội – Lớp làm công tác thống kê - đánh giá kết quả thi đua hàng tuần năng nổ, nhiệt tình và đã được Nhà trường trang bị kiến thức căn bản về tin học nên việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn gặp nhiều thuận lợi.
1.2. Khó khăn:
Tuy được sự tín nhiệm của Ban thường vụ Đoàn trường bầu vào chức danh Phó Bí thư Đoàn trường và giao nhiệm vụ quản lí nề nếp khối buổi sáng; nhưng thực sự công tác này đối với bản thân tôi còn khá mới mẻ vì chưa hề trải nghiệm qua công tác Đoàn trong lĩnh vực này.
Chưa được tập huấn về công tác Đoàn, mà chủ yếu là tự tìm hiểu cũng như đúc rút kinh nghiệm qua các năm làm công tác chủ nhiệm để vận dụng vào công việc của mình.
Các tư liệu về mẫu thống kê kết quả thi đua trong công tác Đoàn còn hạn chế.
Khó khăn tiếp theo là những mặt hạn chế tôi đã nêu ở phần II.
Giải pháp tổ chức thực hiện
2.1. Giai Đoạn 1 - Chuẩn bị: 
2.1.1. Lựa chọn tên sáng kiến
Qua thời gian tìm hiểu tôi quyết định lựa chọn tên cho: Đề tài sáng kiến: Công tác thống kê – đánh giá phong trào thi đua hàng tuần giữa các Chi Đoàn ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du năm học 2009 – 2010.
2.1.2. Tìm tài liệu tham khảo phục vụ công việc làm sáng kiến:
Tự học Excel 2007 của tác giả Đậu Quang Tuấn – NXB Giao thông vận tải.
Thực hành sử dụng Excel các ứng dụng trong thực tiễn của kĩ sư Hoàng Hồng – NXB Giao thông vận tải.
Quy chế thi đua hàng tuần trong năm học 2009 – 2010 của BCH Đoàn trường THPT Nguyễn Du.
2.2. Giai Đoạn 2 : Triển khai thực việc viết sáng kiến
 Bước 1: Thiết kế biểu mẫu bảng tổng hợp kết quả thi đua hàng tuần
Trang 1: Đây là phần thống kê kết quả thi đua; bên trái của bảng tổng hợp là các tiêu chí thi đua thuộc 6 nhóm tiêu chí, bên phải là kết quả thi đua của từng lớp; trong mỗi lớp có 2 cột, cột trái là số lỗi(lần) vi phạm, cột phải là số điểm tương ứng bị trừ (dựa theo quy chế thi đua của BCH Đoàn trường). Trang 1 của Bảng tổng hợp được minh họa như sau:
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
 ***
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THI ĐUA HÀNG TUẦN CỦA CÁC LỚP
Tuần  Học kì. Năm học 2009- 2010. Lớp trực tuần: 
TIÊU CHÍ THI ĐUA
THỨ TỰ CÁC LỚP
12 A
12 A1
12 A2
12 A3
11 A
11 A1
11 A2
11 A3
11 A4
Nhóm I: 
Chuyên cần
(40 điểm)
Vắng
TS
Phép
Đi muộn
Bỏ tiết
TĐ nhóm I
Nhóm II:
Vệ sinh
(20 điểm)
Không vệ sinh lớp
Vệ sinh lớp bẩn
Đổ rác không đúng QĐ
Không dọn VS theo QĐ
TĐ nhóm II
Nhó III:
Ý thức học tập
(60 điểm)
Giờ A
Giờ B
Giờ C
Giờ D
Không kí
TĐ mhóm III
Nhóm IV: Đồng phục, tác phong, ngôn ngữ ứng xử (30 điểm)
VP Đồng phục
Cư xử thiếu văn hóa
Hút thuốc lá
TĐ nhóm IV
Nhóm V
ATGT &ANHĐ
(30 điểm)
VP ATGT
Gây gỗ đánh nhau
Tự ý ra khỏi cổng
Phá hoại tài sản NT
Tàng trữ, sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy,
Vi phạm khác
TĐ nhóm V
Nhóm VI.
Hoạt động Đoàn thể
(20 điểm)
Vắng
Đi muộn
Bỏ về
TĐ nhómVI
TỔNG ĐIỂM CÁC LỚP
VỊ THỨ XẾP LOẠI CÁC LỚP
 Biểu mẫu 1 
Trang 2: Đây là phần thống kê những học sinh vi phạm nội quy của Nhà trường, để Ban Giám hiệu và Đoàn trường khiển trách trước toàn thể học sinh trong tiết chào cờ như minh họa ở bảng dưới đây:
Danh sách học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy nhà trường
hoặc ít nghiêm trọng nhưng vi phạm nhiều lần(Từ 3 lần trở lên) trong tuần 
TT
Họ Và Tên
Lớp
Đoàn viên
Thanh niên
Nội dung vi phạm
lần vi phạm, ngày vi phạm
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Lớp trực tuần  kính đề nghị Ban giám hiệu Nhà trường, Đoàn trường và GVCN các lớp, các Chi Đoàn, các Chi Hội LHTN có học sinh vi phạm trên đây có hình thức kỉ luật đích đáng để các bạn vi phạm khắc phục và rèn luyện thêm, đồng thời để làm gương cho các học sinh khác trong toàn trường.
 Krông Pa, ngày. Tháng. Năm 20
 XÁC NHẬN CỦA BTV ĐOÀN TRƯỜNG	 ĐẠI DIỆN LỚP TRỰC TUẦN
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Biểu mẫu 2
Bước 2: Tạo 1 Tệp có tên: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THI ĐUA HÀNG TUẦN trong chương trình Excel sau đó tiến hành thiết kế trang quản lí công tác nề nếp bằng chương trình Excel (trang chính) của Tệp như mô tả ở Hình sau:
Hình 1
Bước 3: Cụ thể hóa biểu mẫu bảng tổng hợp thi đua hàng tuần ở bước 1 vào các sheet của tệp, đặt tên các sheet lần lượt là tuần thứ 1, 2, 3,35. Tiếp theo là sử dụng các hàm thống kê, tính toán rồi tiến hành “chạy thử” để hoàn thiện Bảng tổng hợp thi đua hàng tuần:
Hình 2
Để tiện cho học sinh thống của học sinh kê tôi thiết kế mỗi tuần có 2 sheet một là phần ghi điểm và một là phần thống kê các trường hợp vi phạm nội quy Nhà trường như hình minh họa:
 Hình 3
Bước 4: Lập bảng tổng hợp kết quả thi đua từng tháng như hình minh họa sau:
 Hình 4
Sau đó tiến hành sử dụng các hàm tính toán, thống kê để xử lí chính xác kết quả.
Bước 5: Lập bảng tổng hợp kết quả thi đua trong mỗi học kì như hình minh họa:
 Hình 5
Trong bảng tổng hợp học kì tôi đều căn cứ vào các tiêu chí thi đua của từng hoạt động phong trào – công tác Đoàn để tổng hợp đánh giá.
Tôi đã sử dụng các hàm thống kê và tạo liên kết giữa bảng tổng hợp học kì với các bảng tổng hợp ở mỗi tháng nên các dữ liệu ở từng tháng máy tính sẽ tự động lọc sang bảng tổng hợp kết quả thi đua của mỗi học kì.
Bước 6: Tương tự, lập bảng tổng hợp kết quả thi đua trong học kì II và cả năm học như hình minh họa:
 Hình 6
Bước 7: Tạo liên kết giữa các sheet từ tuần thứ 1 cho đến tuần thứ 35, kể các sheet của bảng tổng hợp từng tháng hay mỗi học kì với trang chính. Cuối cùng là thiết lập chế độ bảo mật cho toàn bộ tệp cũng như từng trang bảng tính. 
	Ngoài ra để thuận tiện cho những công tác Đoàn – Hội, tôi đã đưa thêm vào trang chính nhiều thông tin khác như: Một số văn bản pháp luật của ngành; Điều lệ Đoàn, Điều lệ Hội LHTN Việt Nam; Nội quuy Nhà trường; Nghị quyết Đại Hội BCH Đoàn trường, Quy chế thi đua,truyền thống Đoàn – Hội; những mẫu chuyện về Bác Hồ; danh sách học sinh các lớp, danh sách học sinh vi phạm nội quy Nhà trường, danh sách cán bộ Đoàn – Hội, danh sách đội Thanh niên tình nguyện, nhằm cung cấp thêm những thông tin, kiến thức bổ ích góp phần nâng cao năng lực hoạt động độc lập của các cán bộ Đoàn – Hội và mong muốn thi đua, rèn luyện và cống hiến trí tuệ và sức lục cho Đoàn trường. 
2.3. Giai đoạn 3: Đánh giá bước đầu hiệu quả của việc ứng dụng sáng kiến trong công tác thống kê - đánh giá
2.3.1. Phân công thực hiện 
Yêu cầu tất cả các lớp lập danh sách đội cờ đỏ( là những cán bộ Đoàn – Hội – Lớp làm nhiệm vụ trực tuần) gồm 05 học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, trong đó phải có ít nhất là 02 học sinh là cán bộ Đoàn – Hội.
Đề nghị BTV Đoàn trường cho phép tổ chức 01 buổi tập huấn kỹ năng thống kê đánh giá phong trào thi đua hàng tuần cho đến các thao tác sao, lưu, in ấn các bảng tổng hợp cho những học sinh được phân công trực tuần.
Các lớp trực và thường xuyên theo dõi lịch trực do BTV Đoàn trường phân công. Khi đi trực chú ý nên cụ thể hóa bảng tổng họp hàng tuần thành từng ngày để thuận tiên trong công tác thống kê.
Lớp trực tuần phải tiến hành tổng hợp kết quả thi đua từ thứ 2 đến thứ 6 vào máy tính trước buổi giao ban Chủ nhiệm thứ 7 của tuần đó để GVCN lớp trực tuần có cơ sở báo cáo trước Ban Giám hiệu , BCH Đoàn trường và toàn thể GVCN các lớp trong buổi giao ban chủ nhiệm.
2.3.2. Đánh giá kết quả
Áp dụng từ ngày 24/08/2009.
Số Chi Đoàn được áp dụng : 09 Chi Đoàn ( 12A, 12A1, 12A2, 12A3, 11A, 11A1, 11A2, 11A3, 11A4).
Đã thực hiện được 28 tuần tính từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 29.
Đã có hơn 56 lượt cán bộ Đoàn – Hội – Lớp tham gia thực hiện công tác thống kê đánh giá kết quả thi đua hàng tuần.
100% các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp được giao nhiệm vụ trực tuần ứng dụng sáng kiến trong công tác thống kê - đánh giá kết quả thi đua hàng tuần của Đoàn trường. 
100% cán bộ Đoàn – Hội – Lớp tán thành việc áp dụng sáng kiến trong công tác thống kê - đánh giá kết quả thi đua hàng tuần của Đoàn trường.
Thời gian để thống kê – đánh giá hàng tuần chỉ mất khoảng 5 – 10 phút với độ chính xác cao, kết quả được in ra nên học sinh không phải mất công ghi chép.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Sáng kiến này, qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng ngay từ khi áp dụng vào ngày 24/08/2009 tức là tuần thứ 2 - năm 2009, đầu tiên là do lớp trực tuần 12A1 thực hiện cho đến nay tuần thứ 29 - ngày 27/03/2010, đã đem lại hiệu quả khá tốt trong công tác thống kê đánh giá kết quả thi đua hàng tuần, rút ngắn được khá nhiều thời gian và đặc biệt gây được hứng thú làm việc cho các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp khi tham gia trực tuần. Qua đó tạo được môi trường làm việc bằng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội – Lớp.
Việc ứng dụng sáng kiến này trong công tác thống kê - đánh giá kết quả thi đua hàng tuần đã hạn chế được những sai sót thường xảy ra trước đây, khi chưa áp dụng sáng kiến. Vì thế tạo được niềm tin cho các Chi Đoàn về tính chính xác, trung, thực khách quan của công tác thống kê - đánh giá. Mặt khác sáng kiến còn cho thấy tính ưu việt trong công tác lưu trữ “hồ sơ kết quả rèn luyện của học sinh”, kết quả thi đua giữa các Chi Đoàn, đồng thời cung cấp “số liệu” cụ thể cho Đoàn trường trong việc khen thưởng – kỉ luật kịp thời từ đó có biện pháp giáo dục Đoàn viên – Thanh niên trong Nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của Nhà trường.
Tuy nhiên trong công tác thống kê đánh giá phong trào thi đua hàng tuần đều do các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp thuộc các lớp trực tuần thực hiện nên hiệu quả công việc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó con người là một nhân tố quan trọng. Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc giữa Giáo viên chủ nhiêm, học sinh được phân công nhiệm vụ với BCH Đoàn trường thì công việc mới có hiệu quả.
2. Kiến nghị
Đây là lần đầu tiên tôi viết sáng kiến, thật sự khó khăn đối với giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề non trẻ vả lại chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn thể, nhưng lại là một điều hay bởi qua đó tôi đã trưởng thành hơn trong nghề nghiệp và cảm thấy bản thân đã góp một phần nhỏ vào công việc chung của Đoàn trường cũng như Nhà trường. Tuy nhiên hiện tại, sáng kiến này cũng chỉ mới áp dụng cho học sinh các Chi Đoàn khối buổi sáng, vì vậy tôi xin mạnh dạn kiến nghị Đoàn trường nên áp dụng cho toàn trường trong năm nay cũng như các năm học khác.
Trong công tác bồi dưỡng kết nạp Đoàn viên mới hàng năm Đoàn trường nên dành một chuyên đề để tập huấn kĩ năng công tác Đoàn cho Đoàn viên – Thanh niên trong đó có công tác thống kê đánh giá kết quả thi đua hàng tuần vì đây là công việc mang tính cấp thiết và thường xuyên trong Nhà trường.
Bên cạnh đó để năng cao hiệu quả giáo dục chung, tôi xin kiến nghị Nhà trường nên sớm xây dựng một trang Web với hình ảnh riêng của mình để chứa đựng những thông tin cần thiết trong đó có kết quả các phong trào thi đua của Đoàn trường; tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh đều biết. Nếu được như vậy thì mối quan hệ giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội ngày càng gắn bó khăng khít hơn đó cũng chính là một trong những nhân tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường. 
Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi về công tác thống kê – đánh giá phong trào thi đua hàng tuần ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du năm học 2009 – 2010. Do hạn chế về nhiều mặt nên sáng kiến kinh nghiệm này không tránh khỏi những sai sót, vì vậy tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp để khi sáng kiến này được áp dụng rộng rãi trong Đoàn trường sẽ mang lại hiệu quả mong muốn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
 IARSươm, ngày 18 tháng 03 năm 2010 
 Người viết sáng
 Hồ Văn Hiền
Phụ lục giải thích một số từ và cụm từ viết tắt trong các biểu mẫu và các hình minh họa
TT
Từ và cụm từ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
1
TS
Tổng số
2
TL
Tài liệu
3
VS
Vệ sinh
4
QĐ
Quy định
5
Phép
Vắng có phép
6
Giờ A, B, C, D
Giờ học xếp loại A, B, C, D trong sổ đầu bài
7
Giờ không kí
Giờ học không kí trong sổ đầu bài
8
HK
Học kì
9
TĐ
Tổng điểm
10
ĐTĐ
Điểm thi đua
11
ĐTĐ&RL
Điểm thi đua và rèn luyện
12
VP
Vi phạm
13
VPATGT
Vi phạm luâth ATGT đường bộ
14
HS
Học sinh
15
QCT
Quy chế thi kiểm tra

File đính kèm:

  • docSKKN VE CONG TAC THI DUA TRONG DOAN TRUONG LOAI B.doc
Sáng Kiến Liên Quan