Sáng kiến kinh nghiệm Chuyên đề từ đồng nghĩa và trái nghĩa Tiếng Anh 11 – Chương trình thí điểm

THAO TÁC LÀM BÀI

BƯỚC 1. ĐỌC KỸ CÂU HỎI

Bước đầu tiên quan trọng nhất là đọc câu hỏi trong đề.

• Đọc đề để biết đề yêu cầu ĐỒNG NGHĨA (Synonym/ closet meaning) hay TRÁI NGHĨA(Antonym/ opposite)

• Sẽ thật tiếc nếu học sinh dịch được đề và biết nghĩa các đáp án nhưng lại chọn nhầm đáp án Đồng nghĩa trong khi đề yêu cầu Trái nghĩa và ngược lại.

Đọc kỹ câu hỏi để đoán nghĩa từ gạch chân

• Bởi một từ tiếng Anh thường có nhiều hơn một nét nghĩa, nên việc đọc đề giúp chúng ta xác định trong câu đó từ đó mang nét nghĩa gì.

• Điều này rất quan trọng, bởi từ đồng nghĩa cần tìm là từ có thể thay thế Từ in đậm trong ngữ cảnh câu đó, chứ không thuần tuy là đồng nghĩa với từ đó. Vì vậy đôi khi sử dụng từ điển mà không dựa vào ngữ cảnh của câu hoặc bài đọc lại khiến học sinh thất bại trong dạng bài tập này.

BƯỚC 2: SUY ĐOÁN VÀ LOẠI TRỪ

Thường thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

• Thứ nhất, từ in đậm quen thuộc và dễ đoán nghĩa, nhưng đáp án lại có nhiều hơn 2 từ lạ.

• Thứ hai, từ in đậm lạ, chưa gặp bao giờ; tuy nhiên, đáp án lại có những từ thông dụng.

Cho dù là có bao nhiêu từ lạ, việc chúng ta cần làm là xác định nét nghĩa cần tìm (nhờ BƯỚC 1).

 

doc67 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chuyên đề từ đồng nghĩa và trái nghĩa Tiếng Anh 11 – Chương trình thí điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. practitioner 	B. trainer	C. learner	D. intern 
25. Here are some precautions for us to take when doing different types of physical activities. 
A. safety measures	B. safety levels 	C. safety rules	D. safety factors 
26. If you do workout outdoors in the hot and sunny weather, your body can overheat and lose a lot of fluid.
A. liquid 	B. vitamins 	C. minerals 	D. nutrients 
27. Losing a lot of fluid can lead to heat stroke.
A. result from 	B. result in 	C. originate 	D. be due to 
28. You should drink a glass of water before a workout and then pause regularly to drink more.
A. break up 	B. break down 	C. break off 	D. break in 
29. You should also exercise early in the morning when it's not too hot.
A. have a rest 	B. do housework 	C. do homework 	D. work out 
30. Make sure you have warmed up your body by stretching or jumping before swimming. 
A. exercised	 B. put on warm clothes C. had a warm bath	D. rested 
31. If you are swimming and lightning strikes, you risk serious injury or death. 
A. trivial 	B. bad	C. important 	D. minor 
32. If yoga is not done properly, it can do more harm than good.
A. socially accepted B. morally accepted	C. correctly 	D. easily
Exercise 2. Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning to the underlined word(s) in each of the following questions. 
1. You need to do some warm-up exercise such as stretching before you start your yoga practice.
A. remaining 	B. declining 	C. developing 	D. shrinking
2. Stretching will relax your muscles and prevent any damage to your joints.
A. allow 	B. avoid 	C. limit	D. protest
3. When you walk, don't look at your feet. This will slow you down and cause back pain. 
A. result in 	B. result from 	C. lead to	D. activate
4. After hundreds of rejections by the employers, I decided that I need to do something about my obesity.
A. denial 	B. approval 	C. refusal 	D. rebuttal
5. I found a website advertising an effective way to lose weight in one month. 
A. drop 	B. waste	C. maintain 	D. gain 
6. I have followed a special diet and joined a fitness class for overweight people for over six months.
A. refused 	B. obeyed 	C. adhered to 	D. carried on 
7. My family totally supported me during my fight against obesity.
A. aided 	B. discouraged 	C. assisted 	D. promoted 
8. I have just received my first job offer after having been unemployed for two years.
A. got 	B. gained 	C. rejected 	D. acquired 
Exercise 3. Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct answer to each of the questions. 
Super Size Me is a 2004 film by Morgan Spurlock, in which he documents his experiment to eat only McDonald's fast food three times a day, every day, for thirty days. 
Spurlock made himself a short list of rules for the experiment, including an obligation to eat all of the three meals he ordered. He also had to ‘Super Size’, which means accepting a giant portion every time the option was offered to him. He ended up vomiting after the first Super Size meal he finished, after taking nearly twenty minutes to consume it. 
After five days Spurlock put on almost 5kg, and he soon found himself feeling depressed, with no energy. The only thing that got rid of his headaches and made him feel better was another McDonald's meal, so his doctors told him he was addicted. More seriously, around day twenty, he started experiencing heart palpitations and one of the doctors detected liver problems. However, in spite of his doctor's advice, Spurlock continued to the end of the month and achieved a total weight gain of 11kg. His body mass index also increased from a healthy 23.2 to an overweight 27. 
It took Spurlock fifteen months to recover from his experiment and return to his original weight, but the film also had a wider impact. Just after its showing in 2004, McDonald's phased out the Super Size option and healthier options like salads appeared on the menu. Unfortunately, McDonald's denied the connection between the film and the changes, but it is interesting to note how closely they coincided with the release of the film.
1. Which of the following is the best title for the passage?
A. An experiment with McDonald's fast food 	
B. Putting on weight due to eating fast food 
C. Connection between fast food and heart diseases	
D. How fast food trigger liver damage 
2. Which of the following is TRUE about Morgan Spurlock?
A. He had to eat Super Size meal once a week. 
B. He had to eat Super Size meal twice a day. 
C. He had to eat Super Size meal three times a week.
D. He had to consume Super Size for three meals a day. 
3. In paragraph 2, the word "giant” is closest in meaning to ____.
A. light 	B. balanced 	C. big 	D. healthy
4. Which of the following could get rid of Spurlock's headaches?
A. salad 	B. a McDonald's meal 	C. a pain killer 	D. nothing
5. According to the passage, all of the following are the results of the experiment EXCEPT ____.
A. Spurlock put on weight 	B. the experiment affected his heart 
C. the experiment affected his liver	D. he became fairly relaxed and energetic 
6. The word “its” in paragraph 4 refers to ____.
A. McDonald's	B. the experiment 	C. the film Super Size Me	 D. the menu 
Exercise 4. Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct answer to each of the questions. 
In 2002, several obese teenagers in the USA sued McDonald's, claiming that the company was responsible for making them fat. They argued that McDonald's deliberately misled them into thinking that their cheeseburgers and other products were healthy and nutritious food. They claimed that the company had not warned them about the health problems that can result from eating too much salty, high-fat food and drinking too many sugary drinks: diabetes, high blood pressure and obesity. The mother of one of the children, who at the age of 15 weighed more than 180 kilograms, said in her statement: ‘I always believed McDonald's was healthy for my son.' 
McDonald's rejected the claim that they were responsible for these teenagers’ health problems. ‘People don't go to sleep thin and wake up obese,' said McDonald's lawyer, Brad Lerman. 'The understanding of what hamburgers and French fries do has been with us for a long, long time,’ he added. The judge agreed, and dismissed the case, saying: 'it is not the place of the law to protect people against their own excesses.' In other words, if people choose to eat a lot of unhealthy food, they can't blame the company that sold it to them. 
Other similar lawsuits against fast food companies in the USA have also failed. In 2005, the US House of Representatives passed a bill which became known as the 'Cheeseburger Bill'. It made it much harder for obese people to take legal action against the food industry. However, the bill has not ended the arguments about responsibility. There is some scientific evidence to suggest that fast food is addictive, and harmful too. So is selling fast food the same, in a way, as drug-dealing?
1. Which of the following is the best title for the passage?
A. Obesity - who is to blame? 	B. Is fast food addictive? 
C. Is fast food really healthy? 	D. How to get rid of fast food?
2. According to the obese teenagers in the USA who sued McDonald’s, which of the following health problems was NOT mentioned? 
A. diabetes 	B. hypertension 	C. obesity	D. heart disease 
3. In paragraph 2, the word “rejected” is closest in meaning to ____.
A. accepted 	B. denied 	C. ignored 	D. agreed 
4. In paragraph 2, the word “it” refers to ____.
A. law	B. healthy food 	C. unhealthy food 	D. bill
5. What happens if people choose to eat a lot of unhealthy food?
A. The company will be responsible for their health problems. 
B. They may get financial support from the company. 
C. They will surely succeed in lawsuits.
D. They can't force the company to be responsible for them. 
6. In paragraph 3, the word “failed” is closest in meaning to ____.
A. not famous 	B. not important 	C. not successful 	D. not proud 
7. According to the passage, which of the following is NOT true about fast food? 
A. salty and high-fat	B. addictive 	C. nutritious	D. harmful
Keys
Exercise 1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
C
B
A
D
C
B
A
D
C
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
B
A
B
C
D
A
D
A
B
C
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
D
D
C
B
A
A
B
C
D
A
31
32
B
C
Exercise 2
1
2
3
4
5
6
7
8
D
A
B
B
D
A
B
C
Exercise 3
1
2
3
4
5
6
A
D
C
B
D
C
Exercise 4
1
2
3
4
5
6
7
A
D
B
C
D
C
C
--------------------------------------------------------------
7. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến đã được áp dụng trong thực tế với học sinh tại lớp 11 trường THPT Xuân Hòa.
- Sáng kiến có thể áp dụng với tất cả các em học sinh lớp 11 và ôn thi THPT Quốc Gia.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
.................................................................................................................................
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Môn Tiếng Anh là môn học cơ bản và cần thiết trong xu hướng hội nhập quốc tế, không những thế đây còn là môn học được nhiều lĩnh vực khác áp dụng, vì vậy môn học này luôn được sự quan tâm, đầu tư của nhà trường, các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh. Việc phân dạng bài tập chuyên sâu giúp học sinh nắm vững từng mảng kiến thức để cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ của bản thân. Để tiếp cận và áp dụng tốt chuyên đề này học sinh và người giảng dạy cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
Đối với học sinh: phải thuộc cần đọc kỹ đề bài, cần rèn luyện tư duy logic, nắm được thao tác làm dạng bài tập.
Đối với giáo viên: cần giảng dạy theo chủ đề, phân dạng bài tập, có phương pháp và bài tập tự luyện. Thường xuyên cập nhật kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, kỳ thi THPT Quốc Gia để bổ sung kiến thức kịp thời phù hợp với chương trình và cấu trúc đề thi.
Đối với nhà trường: phân phối tiết tự chọn cho môn học. Giáo viên sử dụng tiết học để dạy thực nghiệm; cho phép giáo viên linh hoạt trong việc thực hiện phân phối chương trình chuyên đề. Điều này giúp giáo viên thuận tiện hơn trong việc áp dụng dạy học và kiểm tra đánh giá theo yêu cầu đổi mới.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
So sánh phương pháp dạy khi chưa phân dạng và phương pháp dạy theo hướng phân dạng
a. Phương pháp dạy khi chưa phân dạng
Khi chưa phân dạng mà ra bài tập cho học sinh làm ta thấy như sau:
- Học sinh nhầm yêu cầu của đề bài
- Học sinh không có phương hướng làm bài dẫn đến mất nhiều thời gian.
- Khi lựa chọn đáp án không đặt từ vào ngữ cảnh dẫn đến nhầm lẫn
Mặc dù dạy theo kiểu chưa phân dạng giúp các em phải kiên trì tư duy, tự phát hiện vấn đề để giải nhưng lại không khắc sâu tổng quan về chuyên đề.
b. Phương pháp dạy khi phân dạng
- Học sinh có định hướng và hứng thú khi học Từ vựng và thực hành làm bài tập.
- Kiến thức về từ vựng của các em được cải thiện rõ rệt.
- Học sinh tự tin trước dạng bài tập “Từ đồng nghĩa và trái nghĩa”.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn của sáng kiến kinh nghiệm. Phát triển từ vựng của học sinh thông qua chuyên đề ‘Từ đồng nghĩa và trái nghĩa’ nâng cao hứng thú học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh cải thiện khả năng tư duy phản biện và năng lực ghi nhớ.
- Xử lí, phân tích, đánh giá tác động hóa hoạt động của học sinh thông qua hệ thống bài tập gắn với từng chủ đề của bài học trên lớp.
Để đạt được mục đích này, tôi đã thực nghiệm chuyên đề tại khối 11 nhằm triển khai dạy một vài bài theo tiến trình soạn thảo nêu trên. Tiến hành đánh giá vai trò của phương pháp và nội dung chuyên đề trong dạy từ vựng qua đó có những điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện các mức độ bài tập trong dạy học ; So sánh đánh giá kết quả bài dạy ở lớp thực nghiệm và đối chứng để đánh giá sơ bộ hiệu quả của việc dạy học theo chuyên đề.
Việc thực nghiệm được tiến hành ở bốn lớp 11A1, 11A2, 11A5, 10A6 trường THPT Xuân Hòa.
- Lớp thực nghiệm (TN) là lớp 11A1 gồm có 41 học sinh và 11A5 gồm có 40 học sinh
- Lớp đối chứng (ĐC) là lớp 11A2 có 42 học sinh và 11A6 gồm 40 học sinh
- Với chất lượng đầu vào môn Tiếng Anh của cả bốn lớp là tương đương nhau.
a. Nội dung các bài thực nghiệm.
Trên cơ sở của phương pháp dạy học áp dụng cho chuyên đề tôi đã tiến hành soạn giảng ba tiết và thực nghiệm vào tiết học tự chọn. Tên bài soạn là: “Từ đồng nghĩa và trái nghĩa bổ trợ Unit 1,2,3”.
Theo như giáo án đã soạn, mục tiêu của bài dạy là học sinh phải nhận diện được dạng bài tập, áp dụng các thao tác để giải quyết vấn đề. Trọng tâm bài học là phần thực hành thông qua các câu ở bài tập riêng rẽ và câu hỏi bài đọc hiểu. Phần này được tiến hành dạy như sau:
Ban đầu khi nhận diện dạng bài tập một số học sinh chưa hiểu yêu cầu của dạng bài tập, đặc biệt câu hỏi trong bài đọc hiểu nhưng khi giáo viên chỉ trên đề trực quan cho học sinh quan sát và giải thích thêm học sinh đã hiểu ra vấn đề. Đồng thời giáo viên cho học sinh quan sát trên một đề thi Trung học phổ thông quốc gia để nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức.
Tiếp theo giáo viên tập trung vào hướng dẫn thao tác làm dạng bài tập ‘Từ đồng nghĩa và trái nghĩa’. Đa số học sinh dùng từ điển để giải quyết yêu cầu của bài tập. Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý cho học sinh để các em tích cực phát huy tư duy lôgic, tư duy phản biện kích thích sự tập trung suy nghĩ của các em. Các em đã từng bước, từng bước tìm ra các cách làm nhanh và đúng.
Khi có sự hướng dẫn, tác động của giáo viên như vậy học sinh sẽ vận dụng kiến thức cá nhân, tham gia tranh luận sôi nổi hơn, tự các em có thể đánh giá đúng sai suy luận của bản thân và đưa ra kểt luận chính xác.
Giáo viên đưa ra một vài ví dụ về việc sử dụng từ điển đôi khi phản tác dụng đặc biệt nghĩa của từ và cụm từ trong bài đọc hiểu. Từ đó nhấn mạnh đến ngữ cảnh/văn cảnh của từ trong câu và trong đoạn.
Cuối tiết học, giáo viên tổng kết lại các thao tác làm dạng bài tập này để khắc sâu hơn kiến thức cho học sinh đồng thời nhấn mạnh việc mở rộng vốn từ của học sinh. Các em có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm học từ mới và giáo viên bổ sung thêm.
Nhận xét:
Qua bài thực nghiệm với hai tiết dạy tôi thấy:
- Giờ học sôi nổi, học sinh tích cực tham gia các hoạt động tìm tòi, suy nghĩ và thảo luận.
- Học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học.
- Học sinh tự lĩnh hội kiến thức thông qua các phương tiện trực quan,biết vận dụng kiến thức, năng lực của bản thân trong học tập. Khả năng nhận thức của học sinh nhanh hơn.
Tuy nhiên, còn có những hạn chế sau:
- Phương pháp dạy học chiếm nhiều thời gian và công sức.
- Thời gian dành cho hoạt động quan sát, tìm hiểu của học sinh chiếm nhiều.
b. Phân tích – đánh giá kết quả thực nghiệm
Để đánh giá thực nghiệm tiết dạy, tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra 10 phút sau tiết dạy nhằm mục đích đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh ở cấp độ: nhớ, hiểu và vận dụng.
Kết quả bài kiểm tra được đánh giá như sau:
- Trường hợp 1: Sử dụng giáo án đối chứng như phương tiện để dạy Vocabulary.
Lớp
Sĩ số
Điểm 9– 10
Điểm 7– 8
Điểm 5 – 6
Điểm 0 – 4
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A2
42
1
2,4
6
14,3
31
73
4
10,3
11A6
40
2
5
8
20
25
63
5
12
Tổng số
82
3
4
14
17
56
68
9
11
- Trường hợp 2: Sử dụng giáo án thực nghiệm là chuyên đề chuyên sâu để học sinh vận dụng làm bài tập theo dạng.
Lớp
Sĩ số
Điểm 9– 10
Điểm 7– 8
Điểm 5 – 6
Điểm 0 – 4
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A1
41
12
29
22
53,7
7
17,3
0
11A5
40
7
17,5
20
50
13
32,5
0
Tổng số
81
19
23,5
42
52
20
24,5
0
Như vậy, sau khi áp dụng chuyên đề kết quả thu được khá khả quan. Tôi đã chia sẻ với nhóm chuyên môn để áp dụng chuyên đề ở nhiều lớp từ đó cải thiện việc học Tiếng Anh trên phạm vi toàn trường và rộng hơn.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Lớp 11A1
(2018 – 2019)
Trường THPT Xuân Hoà
Chuyên đề “Từ đồng nghĩa và trái nghĩa”
2
Lớp 11A2
(2018 – 2019)
Trường THPT Xuân Hoà
Chuyên đề “Từ đồng nghĩa và trái nghĩa”
3
Lớp 11A5
(2018 – 2019)
Trường THPT Xuân Hoà
Chuyên đề “Từ đồng nghĩa và trái nghĩa”
4
Lớp 11A6
(2018 – 2019)
Trường THPT Xuân Hoà
Chuyên đề “Từ đồng nghĩa và trái nghĩa”
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc giáo dục con người toàn diện luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước.Vì vậy, ngành giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, trau dồi kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học sao cho viêc giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
Đối Tiếng Anh nói riêng, việc vận dụng dạy chuyên đề cho học sinh phổ thông là điều nên làm nhất là trong thời đại mới hiện nay với chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo “Dạy Ngoại ngữ tốt để đáp ứng nhu cầu hội nhập”.
Để vận dụng tốt các chuyên đề đòi hỏi người giáo viên phải cỏ sự hiểu biết sâu sắc về phương pháp, phải có kiến thức sâu rộng và đầu tư thời gian. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực, năng lực, kĩ năng của học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
Thông qua tìm hiểu nội dung chương trình môn Tiếng Anh 11 thí điểm và nghiên cứu về chuyên đề “Từ đồng nghĩa và trái nghĩa” với các mức độ: minh họa và tìm tòi.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định kết quả của việc ứng dụng chuyên đề. Kết quả thực nghiệm bước đầu khẳng định, dạy học chuyên đề “Từ đồng nghĩa và trái nghĩa” có thể tích cực hoá hoạt động cùa học sinh, tạo hứng thú cho người học, phát huy khả năng tư duy sáng tạo, phát triển tư duy phản biện cho học sinh và giúp các em chủ động trong việc học ngôn ngữ.
2. Kiến nghị.
Qua quá trình thực tiễn dạy chuyên đề “Từ đồng nghĩa và trái nghĩa” tôi thấy:
Đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu biết sâu sắc về phương pháp dạy học hiện nay, phải có kiến thức sâu rộng và đầu tư vào chuyên môn có như vậy thì chất lượng giảng dạy mới được nâng cao. Hơn thế nữa “Từ đồng nghĩa và trái nghĩa” chỉ là một chuyên đề, còn rất nhiều vấn đề cần đầu tư chuyên sâu để giúp học sinh nắm kiến thức sâu rộng áp dụng vào thực tiễn .
Đề tài mới được thực nghiệm một lần chưa thể khẳng định giá trị của nó. Chính vì vậy, cần thực nghiệm nhiều lần hơn nữa để đánh giá đúng đắn, chính xác hiệu quả chuyên đề “Từ đồng nghĩa và trái nghĩa”.
Qua nghiên cứu thực hiện đê tài tôi tự thấy bản thân phải cố gắng học tập và trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa để có thể áp dụng một cách hợp lý các chuyên đề vào công tác giảng dạy của bản thân, góp một phần nhỏ bé nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đây tôi cũng mong Sở giáo dục và đào tạo đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn nữa để từ đó giáo viên có thể tự bồi dưỡng và nâng cao kiến thức.
Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm, tôi cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết, những hạn chế nhất định, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp cũng như các chuyên gia để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
......., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
........, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Vĩnh Phúc, ngày 18 tháng 01
 năm 2020
Tác giả sáng kiến
Trần Thị Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Hoằng Trí, Bài tập bổ trợ Tiếng Anh 11, NXB Giáo dục, 2017.
2. Pearson, Tiếng Anh 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016.
3. Pearson, Bài tập Tiếng Anh 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016.
4. Websites: Violet.com.vn
5. Nhóm tác giả, Bài tập Tiếng Anh nâng cao dành cho học sinh lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chuyen_de_tu_dong_nghia_va_trai_nghia.doc
Sáng Kiến Liên Quan