Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy một tác phẩm tự sự truyện ngắn

Trong kho tàng văn học đồ sộ của nhân loại, tác phẩm tự sự chiếm một vị trí rất quan trọng, góp phần làm nên sức hấp dẫn của bộ môn khoa học mang tính nghệ thuật độc đáo, mà ở đó truyện ngắn đóng vai trò khá đặc biệt. Tuy xuất hiện muộn trong lịch sử văn học, nhưng truyện ngắn lại có nội dung và hình thức nghệ thuật phong phú và đa dạng.

 Truyện ngắn chiếm một phần lớn trong thể loại tự sự. Qua những câu chuyện người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm, thái độ, cách ứng xử đúng đắn giữa con người với con người, gây ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Qua đó giúp người đọc, mà đặc biệt là lứa tuổi thanh, thiếu niên có những nhận thức, tình cảm và định hướng đúng. Những câu chuyện ngắn là những thông điệp làm "sáng" lên, đẹp hơn tâm hồn, tình cảm nhân cách của người đọc. Đó cũng chính là lý do góp mặt của tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng trong chương trình Ngữ văn lớp 8.

 Việc tiếp cận tác phẩm tự sự - truyện ngắn và hiểu cho đúng, dủ không phải là đơn giản bởi mỗi tác phẩm lại có hiệu quả thẩm mĩ riêng, thể hiện rất rõ đặc trưng thể loại. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người, bởi vậy tác phẩm rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, nhân vật chỉ là một "mảnh" nhỏ của thế giới. Truyện ngắn là một thể loại "dân chủ", gần gũi với đời sống hàng ngày, lại súc tích, gợi trường liên tưởng, suy ngẫm, với ý nghĩa sâu xa. Mỗi tác phẩm lại mang một văn phong, kết cấu, cốt truyện . khác nhau, đòi hỏi người đọc phải tìm tòi, phát hiện những nét độc đáo mang tính nghệ thuật. Vì thế khoa học về phương pháp dạy học văn học trong nhà trường cần đặt ra vấn đề: Dạy học tác phẩm tự sự - truyện ngắn như thế nào cho phù hợp với phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm chủ thể sáng tạo.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5952 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy một tác phẩm tự sự truyện ngắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 " cách dạy một tác phẩm 
tự sự
-truyện ngắn-
*****
Phần I: Mở đầu
1. Đặt vấn đề:
	Trong kho tàng văn học đồ sộ của nhân loại, tác phẩm tự sự chiếm một vị trí rất quan trọng, góp phần làm nên sức hấp dẫn của bộ môn khoa học mang tính nghệ thuật độc đáo, mà ở đó truyện ngắn đóng vai trò khá đặc biệt. Tuy xuất hiện muộn trong lịch sử văn học, nhưng truyện ngắn lại có nội dung và hình thức nghệ thuật phong phú và đa dạng. 
	Truyện ngắn chiếm một phần lớn trong thể loại tự sự. Qua những câu chuyện người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm, thái độ, cách ứng xử đúng đắn giữa con người với con người, gây ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người..... Qua đó giúp người đọc, mà đặc biệt là lứa tuổi thanh, thiếu niên có những nhận thức, tình cảm và định hướng đúng. Những câu chuyện ngắn là những thông điệp làm "sáng" lên, đẹp hơn tâm hồn, tình cảm nhân cách của người đọc. Đó cũng chính là lý do góp mặt của tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
	Việc tiếp cận tác phẩm tự sự - truyện ngắn và hiểu cho đúng, dủ không phải là đơn giản bởi mỗi tác phẩm lại có hiệu quả thẩm mĩ riêng, thể hiện rất rõ đặc trưng thể loại. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người, bởi vậy tác phẩm rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, nhân vật chỉ là một "mảnh" nhỏ của thế giới..... Truyện ngắn là một thể loại "dân chủ", gần gũi với đời sống hàng ngày, lại súc tích, gợi trường liên tưởng, suy ngẫm, với ý nghĩa sâu xa.... Mỗi tác phẩm lại mang một văn phong, kết cấu, cốt truyện ..... khác nhau, đòi hỏi người đọc phải tìm tòi, phát hiện những nét độc đáo mang tính nghệ thuật.... Vì thế khoa học về phương pháp dạy học văn học trong nhà trường cần đặt ra vấn đề: Dạy học tác phẩm tự sự - truyện ngắn như thế nào cho phù hợp với phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm chủ thể sáng tạo.
	Từ những vấn đề trên đây, bản thân tôi xin mạnh dạn trao đổi với các bạn đồng nghiệp một số ý kiến khi dạy một tác phẩm "Tự sự - Truyện ngắn."
2. Mục đích nhiệm vụ:
	Tiếp cận những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học văn vào dạy một tác phẩm tự sự - truyện ngắn. Thực nghiệm vận dụng dạy văn bản "Chiếc lá cuối cùng" - (Sách Ngữ văn 8 - Tập I).
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học tác phẩm tự sự ở cấp THCS qua truyện ngắn.
Phần II: Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu vấn đề gì?
- Dạy học tác phẩm tự sự theo phương pháp lấy học sinh làm chủ thể ở lớp 8 qua tác phẩm tự sự : Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng"
2. Thực trạng hiện nay: 
- Thực tế như chúng ta đã biết, tác phẩm tự sự - truyện ngắn thường biểu hiện cá tính sáng tạo của nhà văn, bởi vậy nếu không chú ý cách dạy sẽ nặng về ghi nhớ, giáo viên sẽ thiên về tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, với những bài học luân lí, đạo đức.... mà chưa áp dụng thi pháp tự sự - truyện ngắn bộc lộ trong lời kể, hình tượng nhân vật, tình tiết, sự việc, biến cố cốt truyện, giọng điệu luôn thay đổi của người kể chuyện, với cách nói và tiết tấu riêng.... Bởi vậy đôi khi trong giờ học văn, giáo viên vô hình chung đã áp đặt học sinh với những bài học giáo điều, làm cho tác phẩm văn học trở nên khô khan nhạt nhẽo, học sinh thụ động..... và nảy sinh tâm lí chán nản, không hứng thú mỗi khi có giờ ngữ văn.
	Vậy, với một tác phẩm tự sự - truyện ngắn, giáo viên cần truyền tải đến với người đọc, đặc biệt là các em học sinh như thế nào cho phù hợp.
3. Thực hiện giải pháp:
	Với bản thân, từ nhận thức trên, tôi đã cố gắng tìm tòi một hướng đi phù hợp cho một tiết dạy tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm - phát huy tới mức tối đa tính tự giác, năng lực trí tuệ của học sinh. Các em được quyền tự chủ độc lập từ việc định hướng, xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp, phương tiện học tập. Còn người thầy là người cố vấn, là trọng tài, là "chất xúc tác" kích thích, thức tỉnh mọi tiềm năng của học sinh. Phương pháp dạy và học này đã phát huy tốt được trí lực của học trò, làm cho các em hứng thú với môn học.
	Tôi xin được trình bày để các bạn đồng nghiệp góp thêm ý kiến. 
Phần thiết kế bài dạy
Văn bản: "Chiếc lá cuối cùng" (Tiết 2)
	(Trích truyện ngắn của O. Hen-ri)
A. Mục tiêu cần đạt:
	Trên cơ sở mấy trang văn bản trích phần kết thúc tác phẩm"Chiếc lá cuối cùng", giúp học sinh khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mỹ O. Hen-ri, rung động trước cái hay, cái đẹp, và lòng cảm thông cuả tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.
B. Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: Thiết kế bài dạy + Máy chiếu + Tranh minh hoạ.
	- Học sinh: Đọc văn bản + Soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp : (1 phút)
* Kiểm tra bài cũ: (5phút)
? Em hãy trình bày những suy nghĩ của em về Giôn-xi qua nội dung tiết học trước?
 -> Định hướng trả lời:
 - Cô là một hoạ sỹ còn rất trẻ, hoàn cảnh sống nghèo, bị viêm phổi nặng. Do nghèo, bệnb nặng nên cô tuyệt vọng chán nản, buông xuôi và luôn có ý nghĩ khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng, cô cũng lìa đời. 
? Theo em, trong con người Giôn-xi bây giờ có mấy căn bệnh?
-> Định hướng trả lời: 
 Hai căn bệnh: 	+ Bệnh y học
	+ Bệnh tư tưởng
? Chúng có liên quan tới nhau không và đâu là bệnh chính?
 - Chúng có liên quan và căn bệnh tư tưởng chiếm phần quan trọng. 
* Giới thiệu bài : (1 phút)
 - Xiu, bạn của Giôn-xi đã hết lòng động viên, chăm sóc, khuyên nhủ nhưng đều vô vọng. Mặc dù vậy, khát vọng lớn nhất của Xiu lúc này là mong cho Giôn-xi khỏi bệnh. Vậy điều kì diệu có đến với Giôn-xi, đúng như mong muốn của Xiu hay không? Ta cùng tìm hiểu nội dung còn lại của văn bản. 
* Bài mới:
Hoạt động của thầy (1)
Hoạt động của trò (2)
I. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích:
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Hoàn cảnh sống của hoạ sỹ nghèo:
2. Xiu trước bệnb tình của bạn:
3. Kiệt tác của hoạ sỹ Bơ-men: (30 phút)
a) Chiếc lá cuối cùng với Giôn-xi 
 (17 phút)
- Học sinh đọc văn bản từ: "Sáng hôm sau... chiếc lá thường xuân vẫn còn đó."
? Em hãy nhận xét về giọng đọc của bạn?
- (Học sinh nhận xét)
? Em có cảm xúc gì khi nghe đọc phần văn bản này?
- Ngạc nhiên.
? Vì sao em lại có tâm trạng đó?
- Vì sự tồn tại của chiếc lá trước sự tấn công của gió, mưa.
? Hãy tìm những câu văn miêu tả gió, mưa?
- Một cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng cùng với tuyết.
- Sau trận mưa vùi dập.
- Gió bấc ào ào.
? Vậy, em nhận xét gì về thiên nhiên lúc này?
- Vô cùng khắc nghiệt.
+ GV: Dường như thiên nhiên đang muốn huỷ diệt tất cả sự vật và đang thử thách lòng người. Chúng ta còn thấy khoảng cách của chiếc lá khá xa so với mặt đất, lại là một loài cây leo yếu ớt.
? Trước sự vùi dập phũ phàng của thiên nhiên chiếc lá vẫn tồn tại, em nghĩ thế nào về chiếc lá? 
- (Học sinh tự bộc lộ)
? Có một câu tác giả khẳng định sự chiến thắng của chiếc lá trước gió bão. Bạn nào có thể tìm và đọc câu đó?
- Chiếc lá thường xuân vẫ còn đó.
? Kết cấu của câu văn có gì đặc biệt?
- Câu văn ngắn, đứng độc lập, nên nó cũng là một đoạn văn.
? ý nghĩa của câu văn ?
- Chiếc lá dường như thách thức thiên nhiên khắc nghiệt.
? Sự tồn tại của chiếc lá cuối cùng đem đến cho người đọc sự ngạc nhiên tiếp theo đến mức kì diệu. Theo em, điều kì diệu ở đây là gì?
- Giôn-xi từ chỗ tuyệt vọng đã bừng lên khát vọng sống. Điều mà cô chối bỏ trước đó, làm tiêu tan sự chán nản trong cô. 
? Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?
+ Xiu: 
- Đòi ăn cháo.
- Đòi uống sữa có pha rượu vang.
- Hy vọng vẽ vịnh Naplơ.
- Đòi soi gương.
- Xem Xiu nấu nướng
- Đan khăn len
Muốn sống, tâm trạng vui vẻ, lạc quan trở lại.
+ GV: Điều mà y học bó tay, bạn bè tìm cách động viên đều không có tác dụng thì chiếc lá lại làm được. Dòng nhựa sống lại cuộn chảy trong tâm hồn Giôn - xi, hay nói cách khác trong Giôn - xi đang có sự hồi sinh. 
Các em hãy cùng theo dõi tiếp văn bản. 
? Đến đây em có thể lý giải vì sao chiếc lá cuối cùng lại như thần dược cứu sống một con người đang trong tình trạng nguy kịch không? Hãy chú ý chi tiết miêu tả của tác giả: "Giôn - xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu", cô nghĩ gì? Hãy tưởng tượng và ghi lại những suy nghĩ của Giôn - xi ra phiếu học tập? 
( Học sinh tự bộc lộ )
( GV thu và đọc kết quả của 3 học sinh. Các bài tập còn lại nộp cho bàn trưởng, GV thu vào cuối giờ.)
? Các em đồng ý với suy nghĩ của bạn nào? Cô mời các em lí giải điều suy nghĩ của mình?
( Học sinh tự bộc lộ )
+ GV bình về sức mạnh của chiếc lá cuối cùng, nghị lực và ý chí chiến thắng bệnh tật của Giôn - xi.
? Từ việc Giôn - xi khỏi bệnh đã để lại cho em bài học gì trong cuộc sống?
- Tinh thần lạc quan chiến thắng bệnh tật, hoàn cảnh.
- Không được yếu mềm, tự mình chiến thắng bản thân mình.
- Tha thiết yêu cuộc sống.
? Em thấy kết cấu phần này có gì đặc biệt?
- Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngược tình huống.
? Em hãy trình bày rõ hơn? 
- Giôn - xi bị bệnh nặng chờ chết, nhờ chiếc lá đã hồi sinh.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này?
+ GV: Điều mà các em vừa trình bày được ghi lại bằng mô hình sau ( treo mô hình bên bảng trái ).
- Bất ngờ, hấp dẫn, gây sự xúc động.
+ GV chuyển ý: Trong thực tế có một chiếc lá kiên cường như vậy tồn tại không?
- Không, đây là bức vẽ của bác 
Bơ-men.
Vậy chúng ta đi tìm hiểu phần b.
b.Chiếc lá cuối cùng và hoạ sĩ Bơ-men 
 (13 phút)
? Khi sang thăm Giôn - xi cụ Bơ - men có thái độ như thế nào?
- Cụ sợ sệt nhìn lá và thấy còn ít.
- Cụ im lặng không nói gì.
? Thái độ đó thể hiện tình cảm gì của cụ với Giôn - xi?
- Thương xót, lo lắng cho Giôn - xi.
? Dù cụ không nói nhưng chúng ta hiểu cụ đang nghĩ gì?
- Nghĩ cách cứu Giôn - xi, nghĩ cách vẽ chiếc lá vào đúng chỗ mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống...
GV: Việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá được Xiu thuật lại: "và chiều hôm đó.....hết".
? Em hãy tưởng tượng và miêu tả lại việc làm bí mật của cụ Bơ-men khi vẽ chiếc lá trong đêm giá lạnh (thời gian, không gian, tư thế vẽ, những nỗ lực và suy nghĩ khi vẽ...)
- (Học sinh tự tưởng tượng, miêu tả.)
- GV nhận xét và chốt lại.
? Em có đồng ý với Xiu không, khi cô cho rằng chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men là một kiệt tác? Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:(GV bật máy chiếu, yêu cầ HS thảo luận nhóm)
 A. Vì chiếc lá của cụ Bơ-men giống như thật. 
 B. Vì chiếc lá mang lại sự sống cho Giôn-xi.
 C. Cả A và B
? Hãy giải thích sự lựa chọn cuả em? 
- (Đại diện nhóm trình bày ý kiến.)
? Theo em tại sao tác giả không miêu tả trực tiếp cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà phải qua lời kể của Xiu?
- Tạo bất ngờ cho Giôn-xi và người đọc.
- Không tự nói về mình, đó là một phẩm chất đáng quý của người hoạ sỹ già. Điều đó làm Xiu, Giôn-xi và cả chúng ta xúc động. 
? ở phần kết thúc truyện ta lại bắt gặp nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Dựa vào mô hình 1 em hãy lập mô hình 2, biểu diễn sự đảo ngược đó?
- (Học sinh trình bày.)
+ (GV nhận xét, treo mô hình 2, bảng phải)
? Qua 2 mô hình này em có suy nghĩ gì về cụ Bơ-men? 
- Cụ đã nhường sự sống cho Giôn-xi. Đó là sự hy sinh cao thượng.
+ GV : Giôn-xi từ cõi chết trở về. Cụ Bơ-men từ cõi sống ra đi. Lá vàng rụng xuống dể mầm xanh mãi mãi xanh tươi.
? Em có băn khoăn gì về cách kết thúc truyện không? 
- (Học sinh tự bộc lộ)
? Nếu được viết lại phần kết thúc, em sẽ viết như thế nào? 
- (Học sinh tự bộc lộ)
? Tại sao tác giả không chọn cách kết thúc có hậu? 
- Cách kết thúc của tác giả lô-gic, hợp với tình huống truyện.
- Kết thúc nhấn mạnh sự hy sinh cao thượng của cụ Bơ-men.
? Kết thúc truyện Xiu kể về chiếc lá và sự ra đi của cụ Bơ-men, Giôn-xi không nói. Em thử đoán xem, Giôn-xi nghĩ gì?
- (Học sinh tự bộc lộ)
III. ý nghĩa văn bản: 
? Truyện có tên là "Chiếc lá cuối cùng", vậy hình tượng chiếc lá có ý nghĩa gì trong truyện ngắn này?
- Là hình tượng trung tâm của truyện ngắn. 
? Vì sao em khẳng định như vây? 
- Chiếc lá liên quan đến các nhân vật chính trong truyện ngắn:
+ Giôn-xi nhờ chiếc lá cuối cùng được hồi sinh.
+ Cụ Bơ-men vì vẽ chiếc lá để cứu Giôn-xi, đã phải ra đi. Sự hi sinh của cụ làm xúc động lòng người về tấm lòng cao cả và để lại bài học vô giá.
? Nếu được gọi tên khác cho chiếc lá em sẽ lựa chọn như thế nào?
(HS tự bộc lộ)
? Qua bức thông điệp màu xanh, 
O.Hen-ri muốn đề cao những giá trị gì?
- Đề cao giá trị của sự sống.
- Đề cao tình người.
- Đề cao giá trị nghệ thuật chân chính: nghệ thuật vì con người (nghệ thuật vị nhân sinh)
? Truyện hấp dẫn ta bởi những biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Em hãy chỉ rõ những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu?
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống.
- Tình tiết hấp dẫn, đan xen hợp lí.
- Kết thúc truyện là kết thúc mở, để lại nhiều dư âm.
? Viết về những người nghệ sĩ, nhà văn đã dành cho họ tình cảm và thái độ gì?
- Thái độ trân trọng.
- Thương cảm sâu sắc, sự sẻ chia chân thành.
*Ghi nhớ: SGK / 90
IV. Luyện tập: (5 phút)
1. Suy nghĩ của em về tình người cao quý qua hồi kí "Trong lòng mẹ"-Nguyên Hồng, truyện ngắn "Lão Hạc" - Nam Cao, truyện ngắn "Cô bé bán diêm" -
 An-đéc-xen và "Chiếc lá cuối cùng" - O.Hen-ri?
2. Nhân vật trong truyện "Chiếc lá cuối cùng" để lại cho em những ấn tượng gì?
(GV gợi ý, hướng dẫn, giúp học sinh tự nêu ý kiến)
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
? - Bức tranh trong SGK minh hoạ cho tình huống nào trong truyện? Em hãy tưởng tượng và ghi lại bằng một đoạn văn ngắn . (GV treo tranh và yêu cầu HS quan sát - giải thích yêu cầu của bài tập - Viết ra giấy và nộp).
	- Kể diễn cảm truyện ngắn.
	- Học ghi nhớ.
	- Soạn bài.
Phần III. Đánh giá - Kết quả
1. Kết quả:
- Khi sử dụng phương pháp trên một tác phẩm tự sự - truyện ngắn, tôi thấy phần nào đã phát huy được trí lực của học sinh, phát huy được sự chủ động, lĩnh hội kiến thức của học sinh, người giáo viên chỉ đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn.
- Dạy tác phẩm tự sự - truyện ngắn theo phương pháp trên đã đem lại sự hứng thú, say mê cho học sinh khi đi tìm hiểu về tác phẩm tự sự - truyện ngắn với những nét đặc trưng riêng của thể loại.
- Trên 90% học sinh làm bài tập trắc nghiệm đúng, nhanh. Các bài tập tự luận tránh được sự "khuôn mẫu".
- 100% học sinh tham gia vào các nhóm thảo luận.
- Trên 80% học sinh hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Giáo viên tránh được lối dạy đọc - chép, áp đặt kiến thức cho học sinh.
2. Phân tích kết quả, so sánh:
 áp dụng phương pháp dạy học tác phẩm tự sự - truyện ngắn trong năm học 2008 - 2009 đã đem lại cho tôi hiệu quả rõ rệt khi khảo sát chất lượng học sinh so với những năm học trước bởi phương pháp này.
- Trước hết đã đáp ứng tinh thần đổi mới của phương pháp dạy học văn tuân theo lí luận dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại, yêu cầu về đổi mới thiết kế bài dạy theo tinh thần: Thầy thiết kế, trò thi công.
- Đối với học sinh, các em đã tự mình cảm thụ được các văn bản tự sự - truyện ngắn theo cảm nhận chủ quan chứ không bị gò bó, áp đặt của giáo viên. Từ cách hiểu đó, các em dễ dàng tìm hiểu được các văn bản tự sự - truyện ngắn khác.
Phần IV. Kết luận
	Dạy học văn bản tự sự - truyện ngắn theo những kiến giảng trên đã phát huy được trí lực của học sinh, hỗ trợ các em thực hiện tốt việc đổi mới phong cách học tập ở trên lớp và ở nhà. Đồng thời giúp người giáo viên văn thu được những kết quả nhất định trong dạy - học văn.
*Đánh giá - đề nghị:
	Tôi nghĩ dạy học văn bản tự sự theo kiểu thiết kế bài dạy như trên đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thiết thực trong việc dạy học văn theo phương pháp đổi mới. Trong quá trình thực nghiệm bản thân tôi đã có những thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn nhất định. 
	+ Thuận lợi:
	 Tôi đã được học tập, rút kinh nghiệm qua một số giờ dạy chuyên đề, giờ thao giảng của các đồng nghiệp cùng trường và trường bạn, được sự thống nhất về thiết kế một giờ dạy của nhóm chuyên môn và của đồng nghiệp có kinh nghiệp giảng dạy.
	+ Khó khăn:
 - Người giáo viên phải dày công tìm tòi, khám phá, xây dựng hệ thống câu hỏi lô gíc sao không cho bị lặp lại.
 - Phải khích lệ động viên được học sinh say mê, hứng thú khi học bộ môn văn, để các em có ý thức tự học thật tốt, góp phần vào việc phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 - Vì vậy, tôi có ý kiến đề xuất với các đồng chí trực tiếp chỉ đạo chuyên môn tổ chức các buổi thảo luận, những chuyên đề xung quanh phương pháp dạy học một văn bản tự sự - truyện ngắn, để chúng tôi có điều kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
*Bài học kinh nghiệm:
	Trong quá trình thực nghiệm phương pháp dạy học trên, bản thân tôi rút ra một số bài học sau:
 - Người giáo viên phải thực sự tâm huyết với bài dạy của mình, phải nắm vững phương pháp dạy - học văn đổi mới, nắm vững cách xây dựng hệ thống câu hỏi sao cho bài dạy thành một khối thống nhất, khơi gợi, phát huy niềm yêu thích môn học ở học sinh.
 - Tăng cường các bài tập thực hành trên lớp, chú trọng việc rèn kĩ năng nghe- nói - đọc - viết. Để học sinh luôn chủ động, tự tin trong việc chiếm lĩnh kiến thức.
	Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện giảng dạy đối với văn bản tự sự - truyện ngắn. Đây là một việc làm không mới, nhiều người làm và chắc còn nhiều cách làm hay hơn, sáng tạo hơn. Song với mong muốn để trao đổi, góp ý mà tiến bộ, tôi mạnh dạn trình bày những điều mà mình đã thực hiện. Rất mong các đồng chí tham gia góp ý kiến để tôi vững vàng hơn trong giảng dạy.

File đính kèm:

  • docSang_Kien_Kinh_Nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan