Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Toán 6

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN 6

---------------------------------------

NỘI DUNG:

A) Phần mở đầu:

1) Lý do chọn đề tài:

 Ta biết rằng giáo dục là quốc sách hàng đầu, muốn thực hiện thắng lợi việc đổi mới giáo dục thì từng cấp học phải được quan tâm, đổi mới trong đó có toán học. Toán học là môn khoa học quan trọng, nó là chìa khóa cho tát cả các ngành khoa học tự nhiên, hiện nay nó đang phát triển mạnh mẽ và phục vụ đắc lực cho tin học, vật lý học, hóa học, sinh học Trong trường THCS toán học có vị trí vô cùng quan trọng nhưng việc tiếp thu kiến thức mới, kỹ năng làm bài tập của học sinh, vấn đề tự học, tự bồi dưỡng cũng như việc nâng cao chất lượng trong các giờ học còn gặp nhiều lúng túng, căng thẳng và đơn điệu, gò bó. Học sinh không phân biệt được các dạng bài tập, các loại bài tập khác nhau vì thế chất lượng mũi nhọn còn thấp, vẫn còn qua nhiều học sinh đạt kết quả thấp (yếu, kém) qua các kỳ thi kiểm tra.

2) Mục tiêu, nhiệm vụ: Cần đạt đối với môn toán 6

 Yêu cầu học sinh phải biết tổng quát các vấn đề, các tính chất đã học thành công thức, quy tắc từ đó có kỹ năng vận dụng thành thạo các công thức, quy tắc đó vào giải các bài tập trong SGK và vào đời sống thực tế.

 - Rèn luyện 1 số kỹ năng cơ bản: Kỹ năng phân tích ra thừa số nguyên tố, tìm UC, UCLN, BC, BCNN

 - Học sinh phải biết làm thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số, các số nguyên.

 - Sử dụng thành thạo bảng số máy tính (tính toán đơn giản) vẽ bản đồ, vẽ đoạn thẳng, tia, góc

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Toán 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáng kiến kinh nghiệm
Bồi dưỡng học sinh yếu kém môn toán 6
---------------------------------------
Nội dung:
A) Phần mở đầu:
1) Lý do chọn đề tài:
	Ta biết rằng giáo dục là quốc sách hàng đầu, muốn thực hiện thắng lợi việc đổi mới giáo dục thì từng cấp học phải được quan tâm, đổi mới trong đó có toán học. Toán học là môn khoa học quan trọng, nó là chìa khóa cho tát cả các ngành khoa học tự nhiên, hiện nay nó đang phát triển mạnh mẽ và phục vụ đắc lực cho tin học, vật lý học, hóa học, sinh họcTrong trường THCS toán học có vị trí vô cùng quan trọng nhưng việc tiếp thu kiến thức mới, kỹ năng làm bài tập của học sinh, vấn đề tự học, tự bồi dưỡng cũng như việc nâng cao chất lượng trong các giờ học còn gặp nhiều lúng túng, căng thẳng và đơn điệu, gò bó. Học sinh không phân biệt được các dạng bài tập, các loại bài tập khác nhau vì thế chất lượng mũi nhọn còn thấp, vẫn còn qua nhiều học sinh đạt kết quả thấp (yếu, kém) qua các kỳ thi kiểm tra.
2) Mục tiêu, nhiệm vụ: Cần đạt đối với môn toán 6
	Yêu cầu học sinh phải biết tổng quát các vấn đề, các tính chất đã học thành công thức, quy tắc từ đó có kỹ năng vận dụng thành thạo các công thức, quy tắc đó vào giải các bài tập trong SGK và vào đời sống thực tế.
	- Rèn luyện 1 số kỹ năng cơ bản: Kỹ năng phân tích ra thừa số nguyên tố, tìm UC, UCLN, BC, BCNN
	- Học sinh phải biết làm thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số, các số nguyên.
	- Sử dụng thành thạo bảng số máy tính (tính toán đơn giản) vẽ bản đồ, vẽ đoạn thẳng, tia, góc
	- Có kỹ năng làm 1 số bài toán giải có nội dung về tính chất chia hết, chia có dư, bội, ước chung.
	- Biết tìm 1 số khi biết tỉ số phần trăm Tìm tỉ số phần trăm của 2 số
	- Biết phép nâng lên luỹ thừa, tìm được luỹ thừa của 1 tích, 1 thương
	- Phân biệt được số là số nguyên tố hay hợp số.
	- Nắm vững và biết cho 1 tập hợp, tìm được giao hợp của 2 nhiều tập hợp
b) Thực trạng cho thấy: Học sinh tiếp thu thụ động, thiếu tích cực sáng tạo, hời hợt không chịu suy nghỉ, tìm tòi.
	Vận dụng làm bài tập tuỳ tiện, không theo quy tắc, việc nắm kiến thức trên lớp chưa được kết hợp chặt chẽ giữa việc dạy và học, HS thiếu nỗ lực tự giác.
	Việc phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh còn hạn chế. Vấn đề bồi dưỡng lòng say mê, ham học, ý trí vươn lên của học sinh chưa được phát huy. Trong những năm vừa qua nhà trường liên tục thiếu giáo viên, giáo viên phần lớn dạy 2 ca rất vất vã nên cũng còn bất cập trong việc phát huy hết năng lực của giáo viên. Học sinh vừa ở cấp tiểu học lên chưa kịp làm quen và nắm bắt kiến thức theo thói quen cũ, SGK, tài liệu tham khảo thiếu nhiều. Tình hình kinh tế xã hội cũng 1 phần chi phối việc học của học sinh, số hộ nghèo trong xã quá cao(19 - 20%/247 hộ) tỉ lệ học hết THPT còn thấp, học sinh đậu Đại học, cao đẳng quá ít. Học sinh ham làm hơn ham học và không có thời gian đầu tư cho việc ôn luyện bài. Học sinh yếu kém thường ham chơi, ngại học, trí tuệ kém phát triển, khả năng tiếp thu chậm làm bài trên lớp ít chính vì lẽ đó tôi thấy cần tìm mọi cách để nâng cao chất lượng đại trà cũng như bồi dưỡng HS giảm bớt tỉ lệ yếu kém trong môn toán 6. Muốn đạt được những yêu cầu trên chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây:
c) Các biện pháp cụ thể:
	Vấn đề quan trọng đầu tiên là: Người thầy phải biết lôi cuốn các em vào hoạt động học tập. Thông qua các câu đố vui, câu chuyện nêu vấn đề nhằm giúp học sinh tự giác tham gia vào các hoạt động học tập, không bị gò ép, cứng nhắc từ đó mà giúp học sinh phát huy được khả năng tuy duy, năng lực sáng tạo của học sinh. Giáo viên phải biết tôn trọng ý kiến đóng góp xây dựng bài của học sinh, dẫn dắt học sinh tham gia tìm hiểu bài với các gợi ý nhỏ vừa sức để học sinh yếu kém tự tin trong giờ học, tích cực tham gia đánh giá, nhận xét tìm tòi kiến thức.
	Giáo viên đè ra có biện pháp đi sâu, phát triển năng lực trí tuệ của học sinh. Tiến hành phân loại đối tượng học sinh có thể phân loại học sinh theo các tiêu chí sau:
	+ Phân loại chung: Theo kết quả học tập.
	+ Phân loại theo mức độ, trình tự việc nắm từng loại kiến thức, việc làm bài tập, vận dụng vào thực tế, làm bài kiểm tra, lập danh sách các đối tượng và tiến hành bồi dưỡng theo các tiêu chí đó có thể đơn thuần hoặc đan xen các biện pháp sau:
	- Khi học sinh đã có hứng thú học tập, giáo viên đi sâu phát triển năng lực trí tuệ, giúp học sinh có khả năng nhận ra bản chất của các vấn đề. Biết sử dụng thành thạo các thuật ngữ, ký hiệu 1 cách cẩn thận, chính xác, học sinh phải biết ghi lời giải rõ ràng, cụ thể, tránh rườm rà , gây rối.
	- Rèn luyện phát triển tư duy lô gíc, biện chứng khoa học thông qua việc quan sát thực tế chi tiết, qua việc nhận xét, đánh giá mỗi ý tưởng, bài tập, mỗi câu hỏi, câu gợi ý mà học sinh yếu kém được nói lên ý kiến của mình một cách cởi mở, thoải mái từ đó xây dựng niềm tin, lòng say mê.
	- Việc gần gũi học sinh tạo điều kiện để học sinh hoạt động nhóm xây dựng sự đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm cũng như giúp học sinh yếu kém vươn lên nhanh chóng trong học tập.
	- Thông qua bài giảng hình thành cho học sinh kỹ năng áp dụng những nhận biết về khái niệm, tính chất, quy tắc đã học vào việc giải bài tập và vào thực tế giúp các em dám làm, dám nghỉ, biết phán đoán và tự tìm tòi chứng minh các phán đoán đó, biết so sánh, vẽ đồ thị, biểu đồ và biết nhận xét thông qua biểu đồ thị đó.
	Thông qua bài giảng giáo viên hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu, khả năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập là khâu vô cùng quan trọng, học sinh yếu kém thường không làm được việc này. Bởi vậy giáo viên phải cho học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài trước khi vận dụng làm bài tập. Với 1 số tính chất phải biết biểu diễn bằng hình vẽ, lời nói, viết biểu thức quy ước Chọn các bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, chọn câu hỏi với lượng kiến thức ít, rõ ràng để gợi ý cho học sinh yếu kém được tham gia xây dựng kiến thức và giải bài tập.
	- Trong tiết luyện tập phải kết hợp việc ra bài cho các nhóm hoạt động theo dạng bài theo tiêu chí riêng (khá, giỏi, TB, yếu, kém) và ra đại trà cho cả lớp việc lựa chọn học sinh thuộc các đối tượng trên làm việc trên bảng và xây dựng góp ý là rất quan trọng. Giáo viên phải soạn kỹ bài, chọn đối tượng phương án làm bài xảy ra để tiếp cận các kiểu bài của học sinh sau đó mới nêu tổng hợp lại toàn bài hoàn chỉnh trên bảng. Tránh nhầm lẫn kiến thức, nên đoán trước những sai lầm của học sinh để có hướng khắc phục sau mỗi bài nên chỉ rõ cái hay, dở, dài dòng, gọn gàng, ngắn, hợp lý Để học sinh sửa chữa.
	- Từ ý kiến giở của học sinh yếu kém giáo viên phải tìm cách bổ sung ngay những lỗ hổng kiến thức trong từng tiết giảng của mình, ngay lập tức tránh thói quen tư duy không chặt chẽ, thiếu lô gíc của học sinh.
	- Nên chọn các bài tập từ dễ đến khó dừng sợ học sinh yếu kém nhàm chán vì học sinh yếu kém thì năng lực tư duy cũng kém, chủ yếu nên chọn loại bài củng cố kiến thức nhiều hơn là loại bài nâng cao kỹ năng vận dụng, áp dụng thực tế giúp học sinh đọc kỹ đề, mổ xẻ các vấn đề đã biết, phân tích nội dung đề bài, tóm tắt đề bài sau đó mới tìm hướng giải quyết cho học sinh chủ động kiểm tra lại lời giải, đánh giá kết quả và trả lời bài giải.
	Việc giải bài tập trong giờ luyện ôn, giáo viên phải yêu cầu học sinh học thuộc bài cũ có liên quan, làm nháp bài trước ở nhà (có thể giáo viên gợi ý trước cho học sinh).
	Cuối cùng việc vô cùng cần thiết là giáo viên phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng giờ dạy thầy phải nắm vững lực học của từng học sinh tìm hiểu nguyên nhân yếu, kém, yếu chổ nào và tìm cách giúp đỡ học sinh đó.
	- Công việc giảng dạy trên lớp phải đi đôi với việc kiểm tra thường xuyên, liên tục, việc học và làm bài ở trường cũng như trên lớp của học sinh chọn đội ngũ cốt cán giúp đỡ học sinh yếu hơn trong từng nhóm, giúp giáo viên kiểm tra, đôn đốc việc học sinh và làm bài ở nhà, chỉ ra những sai lầm mà học sinh khá hơn phát hiện được để từ đó trao đổi với giáo viên bộ môn có biện pháp kịp thời đối với những học sinh liên tục vi phạm nội quy học tập có hoàn cảnh éo le, cá biệt. ảnh hưởng tới việc tiếp thu bài của học sinh.
	Việc gọi học sinh yếu kém lên trình bày bài trên bảng là rất cần thiết, nó giúp học sinh sẽ khẳng định mình nên giáo viên phải chọn bài vừa sức, kết hợp gợi ý, giúp đỡ của các thành viên trong nhóm. Ra 1 số câu hỏi dành riêng cho học yếu kém trong các tiết ôn luyện để học sinh chuẩn bị ở nhà trước tạo không khí gần gũi để học yếu kém tham gia tích cực hoạt động.
	Nhằm giảm tối đa học sinh không thuộc bài cũ, chưa làm bài tập ở nhà. Động viên để mỗi tiết học ít nhất có 1 ý kiến xây dựng bài. Khuyến khích những học sinh có biểu hiện tích cực tiến bộ và cũng nên nghiêm khắc với những học sinh có biểu hiện lười biếng, tiêu cực.
	Trên đây là 1 số ý kiến của bản thân tôi trong năm học vừa qua chất lượng học sinh tăng rõ rệt, học sinh yếu kém giam so với trước, học sinh tin tưởng hơn vào bản thân, xoá bỏ được các mặc cảm, bớt đi rụt rè, học sinh tích cực hơn trong hoạt động xây dựng, tìm tòi kiến thức mới, tiết học sinh động và vui vẻ hơn.
D. Kết luận:
	Bồi dưỡng học sinh yếu kém là công việc kiên trì thường xuyên, liên tục trong mỗi tiết học, cả học kỳ, trong cả năm bất cứ lúc nào có điều kiện. Việc kết hợp 4 vấn đề nêu trên một cách hài hoà trong mỗi tiết học, đan xen hoà quyện vào nhau, húi đẩy nhau giúp nhau đạt được yêu cầu để có thể biến những yêu cầu thành hiện thực.
	Một số ý kiến nhỏ của bản thân rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ của các bạn để có ý kiến hay nhất, chúng nhất áp dụng chung cho các khối lớp nhằm nâng cao chất lượng học sinh giảm tỷ lệ học yếu kém.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Thọ Cường, ngày 0 7 tháng 4 năm 2006
	Người viết
	 Nguyễn Thị Đường

File đính kèm:

  • docBồi dưỡng HS Yếu-Kém_Toán 6, 2012.doc
Sáng Kiến Liên Quan