Sáng kiến kinh nghiệm Bổ sung, đổi mới thang điểm môn "Nhảy cao" Lớp 8, nhằm kích thích học sinh hăng say tập luyện nâng cao hiệu quả giờ học

Từ năm 1992 Đảng và Nhà nước ta đã thấy được tầm quan trọng của TDTT trong chiến lược phát triển con người nên đã đưa vào kế hoạch phát triển giáo dục trong các trường học: “ Công tác giáo dục thể chất trong các trường học các cấp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Năm học 2010 – 2011 là năm học thứ chín thực hiện giảng dạy theo theo sách giáo khoa mới, là năm thứ năm thực hiện cuộc vận động hai không, là năm được xác định “ Năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực”, năm “ Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”.

Luật Giáo dục năm 2005 ( Điều 5) đã quy định: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

 Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy và học vận động nhằm phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Giáo dục thể chất nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe, hoàn thiện tố chất, rèn luyện nhân cách và trang bị những kỹ năng vận động cần thiết cho mỗi cá nhân trong trong cuộc sống, giáo dục thể chất không thể thiếu được trong nền giáo dục phát triển toàn diện để hình thành nên mẫu người phù hợp với các tiêu chuẩn do xã hội qui định.

Giáo dục thể chất trong trường phổ thông không chỉ góp phần vào việc phát triển thể lực, cải tạo nòi giống mà còn đóng góp vào sự phát triển cân đối về thể chất và tinh thần của con người tạo nên những tiền đề hỗ trợ cần thiết các mặt giáo dục khác.

Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một di sản văn hóa quí giá của loài người là sự tổng hợp những thành tựu của xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn để hoàn thiện thể chất nâng cao sức khỏe con người.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2534 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bổ sung, đổi mới thang điểm môn "Nhảy cao" Lớp 8, nhằm kích thích học sinh hăng say tập luyện nâng cao hiệu quả giờ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
N
hư chúng ta đã biết, ngày 27/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập luyện TDTT. Từ đó phong trào tập luyện TDTT ngày càng được phát triển mạnh mẽ.
Từ năm 1992 Đảng và Nhà nước ta đã thấy được tầm quan trọng của TDTT trong chiến lược phát triển con người nên đã đưa vào kế hoạch phát triển giáo dục trong các trường học: “ Công tác giáo dục thể chất trong các trường học các cấp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
 Năm học 2010 – 2011 là năm học thứ chín thực hiện giảng dạy theo theo sách giáo khoa mới, là năm thứ năm thực hiện cuộc vận động hai không, là năm được xác định “ Năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực”, năm “ Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”.
Luật Giáo dục năm 2005 ( Điều 5) đã quy định: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
 Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy và học vận động nhằm phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Giáo dục thể chất nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe, hoàn thiện tố chất, rèn luyện nhân cách và trang bị những kỹ năng vận động cần thiết cho mỗi cá nhân trong trong cuộc sống, giáo dục thể chất không thể thiếu được trong nền giáo dục phát triển toàn diện để hình thành nên mẫu người phù hợp với các tiêu chuẩn do xã hội qui định.
Giáo dục thể chất trong trường phổ thông không chỉ góp phần vào việc phát triển thể lực, cải tạo nòi giống mà còn đóng góp vào sự phát triển cân đối về thể chất và tinh thần của con người tạo nên những tiền đề hỗ trợ cần thiết các mặt giáo dục khác.
Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một di sản văn hóa quí giá của loài người là sự tổng hợp những thành tựu của xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn để hoàn thiện thể chất nâng cao sức khỏe con người.
Giáo dục thể chất cho học sinh ở trường phổ thông thông qua giảng dạy môn Thể dục nếu được thực hiện tốt sẽ có ảnh hưởng tốt đến năng lực thể chất của các em trong tương lai. Điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình học môn thể dục ở trường phổ thông, là nội dung cơ bản, nền tảng để phát triển các tố chất thể lực cho học sinh, đồng thời là nội dung thi đấu không thể thiếu trong các kỳ Đại hội thể thao trong nước và quốc tế. Nhảy cao là một trong những nội dung cơ bản của Điền kinh, ngoài mục đích học tập và rèn luyện thể chất thì nhảy cao cũng là nội dung thi đấu quan trọng trong các kỳ HKPĐ từ cấp trường đến cấp quốc gia. Nâng cao thành tích môn nhảy cao sẽ góp phần cho công tác giáo dục thể chất có hiệu quả và chất lượng hơn.
Tóm lại, giáo dục thể chất là vì con người và góp phần giáo dục đào tạo ra những con người có ích cho xã hội, cho tổ quốc. Do đó nhiều nhà triết học, nhà sư phạm có tư tưởng tiến bộ rất quan tâm đến giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ và xếp giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở nhà trường phổ thông.
 Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Giáo dục trong THCS nhằm giúp học sinh cũng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn THCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực của học sinh, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh”. 
 Xét về góc độ tâm - sinh lý, lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi mà các em bắt đầu phát triển về tầm vóc cũng như tâm lý, là giai đoạn các em thích tự thể hiện mình với bạn bè, thích làm người lớn, thích ghanh đua, thích thực hiện những động tác khó. Vì vậy những bài tập với lượng vận động nhẹ và lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây cho các em tâm lý nhàm chán.
 Qua quá trình giảng dạy thể dục ở trường THCS và tham gia dự giờ, tôi thấy: trong các giờ học, đặc biệt là giờ học “ Nhảy cao” học sinh chưa phát huy hết khả vốn có của mình. Trong giờ học, học sinh có cảm giác nhàm chán, uể oải, không hăng say tập luyện, thời gian thực hành chưa được học sinh phát huy tối đa, học sinh chưa hình thành được kĩ năng, kĩ xão, chưa phát huy được tính tư duy tìm tòi, tự giác tích cực, ý thức tự tập của học sinh. Lý do vì việc giảng dạy kỹ thuật, làm mẫu động tác quá nhiều, học sinh chủ yếu là học kỹ thuật, rất ít thời gian dành cho tập luyện nâng cao thành tích. Thang điểm của môn “ Nhảy cao” chỉ chú trọng đến kỹ thuật còn thành tích chỉ yêu cầu học sinh nhảy qua mức xà 90cm, như vậy không thể khuyến khích được học sinh tập luyện.
 Như vậy, để học sinh được tập luyện nhiều hơn, phát huy được tính tư duy tích cực, hăng say trong tập luyện, ngoài việc tăng thời gian tập luyện còn phải tăng độ khó của bài tập (tăng mức xà), thì mới giúp các em nhanh chóng hình thành được kĩ năng, kĩ xảo đồng thời nâng cao thành tích của các em.
 Nhận thức được điều đó, tôi đã tìm hiểu và mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Bổ sung, đổi mới thang điểm môn “Nhảy cao” lớp 8, nhằm kích thích học sinh hăng say tập luyện nâng cao hiệu quả giờ học.” mà tôi đã theo dõi, áp dụng nhiều năm tại trường THCS Lê Lợi.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Cùng với các hoạt động giáo dục khác, Giáo dục thể chất góp phần hoàn thiện con người về Đức – Trí –Thể –Mỹ và lao động, thực hiện đúng mục tiêu đào tạo của trường phổ thông.
 Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi hi vọng sẽ giúp cho các em hứng thú hơn với môn học, giúp các em có được tính tự giác, tích cực, chủ động trong tập luyện đồng thời nâng cao thành tích, tăng cường sức khoẻ cho các em.
 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Qua tìm hiểu một số tài liệu, tiến hành nghiên cứu bổ sung, nâng cao thang điểm
cũ, qua đó tiến hành so sánh giữa thang điểm cũ và mới tìm ra ưu điểm của thang điểm mới.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 IV.1. Phương pháp phỏng vấn:
Tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin của học sinh về ưu, nhược điểm hai thang điểm cũ và mới. 
IV.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Tôi tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu tình hình phát triển của Thể dục thể thao nói chung và công tác Giáo dục thể chất trong các trường phổ thông nói riêng ở nước ta hiện nay. Ngoài ra còn tham khảo một số văn kiện, nghị quyết của Đảng về Giáo dục và Thể dục thể thao.
IV.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
Sử dụng phương pháp này khi tiến theo dõi các lớp trong các giờ học thể dục nhằm quan sát sự hứng thú, say mê tập luyện của học sinh khi có những thay đổi về thang điểm.
IV.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tôi tiến hành thực nghiệm trên 160 học sinh khối 8 trường THCS Lê Lợi năm học 2009 – 2010 để thu thập kết quả làm tư liệu cho việc hình thành thang điểm mới. Sau đó tôi tiến hành kiểm tra hai lần trên toàn bộ học sinh khối 8 trường THCS Lê Lợi năm học 2010 – 2011. Lần thứ nhất cho các em kiểm tra theo thang điểm cũ. Lần thứ hai cho các em kiểm tra theo thang điểm mới. Sau đó so sánh ưu, nhược điểm giữa hai thang điểm.
IV.5. Phương pháp thống kê và Đo lường Thể dục thể thao:
Tôi sử dụng phương này nhằm tổng hợp các kết quả nghiên cứu cùng với phương pháp đo lường và đánh giá năng lực vận động để hình thành nên thang điểm mới.
Đề tài đã sử dụng các công thức sau:
 - Giá trị trung bình cộng () 
 Trong đó: : Giá trị tổng
 Xi : giá trị quan sát thứ i.
 n : độ lớn của mẫu.
	 : giá trị trung bình.
 - Độ lệch chuẩn (S) khi n 30
Trong đó:
 S : độ lệch chuẩn.
 Xi : giá trị quan sát thứ i.
	 : giá trị trung bình.
	n : độ lớn của mẫu.
V. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 
V.I.Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 1 – 2010 đến tháng 2 – 2011 được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ tháng 1 – 2010 đến tháng 3 – 2010: Lựa chọn đề tài, lập đề cương
nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan.
Giai đoạn 2: Từ tháng 4 – 2010 đến tháng 11 – 2010: Tiến hành giải quyết nhiệm vụ đề tài nghiên cứu, bổ sung hình thành thang điểm mới.
Giai đoạn 3: Từ tháng 12 – 2010 đến tháng 2 – 2011: So sánh giữa thang điểm cũ và thang điểm mới, từ đó rút ra ưu điểm của thang điểm mới.
V.2. Đối tượng nghiên cứu:
Toàn bộ học sinh khối 8 trường trung học cơ sở Lê Lợi năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011.
V.3. Địa điểm nghiên cứu:
Trường trung học cơ sở Lê Lợi – Eahiao – Eah’leo – ĐắkLắk.
VI. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu được tiến hành qua hai bước:
Bước 1: Hình thành thang điểm mới.
Năm học 2009 – 2010 tôi đã thực hiện đợt kiểm tra thực nghiệm bằng cách cho toàn bộ khối 8 gồm 160 em thi nhảy cao không giới hạn mức xà. Sau đó tôi tiến hành thu thập, tổng hợp các kết quả học sinh đạt được và thể hiện bằng bảng số liệu sau:
NAM
NỮ
Số HS
THÀNH TÍCH
Số HS
THÀNH TÍCH
38
100
7
95
31
105
36
100
5
110
28
105
4
115
7
110
2
120
2
115
Tổng: 80
Tổng: 80
Từ những kết quả này và dựa trên cơ sở của việc xây dựng hệ thống đánh giá mà tôi đã được tiếp thu trong tài liệu “ Đo lường thể thao”, tôi đã tiến hành lập nên thang điểm C ( thang điểm 10).
Thang điểm C được lập như sau:
 Ta có công thức: 
Trong đó:
C là điểm của người có thành tích thực hiện là Xi
 là giá trị trung bình mẫu
S là độ lệch chuẩn của mẫu
Thang điểm C có điểm tối đa là 10
Qua các phép toán thống kê, tôi đã tìm ra được các giá trị của công thức trên như sau:
Đối với 80 học sinh nam, tôi tìm được giá trị trung bình mẫu là: và độ lệch chuẩn của mẫu là: .
Đối với 80 học sinh nữ, tôi tìm được giá trị trung bình mẫu là: và độ lệch chuẩn của mẫu là: .
Lần lượt thay các giá trị đã có của học sinh nam vào công thức trên ta có:
Qua một vài phép biến đổi đại số ta được:
Công thức này tương đương: 
Tương tự ta cũng có công thức của học sinh nữ:
Lần lượt thế C bằng các giá trị từ 1 đến 10 vào công thức ta sẽ có thang điểm sau:
NAM
NỮ
ĐIỂM
THÀNH TÍCH
ĐIỂM
THÀNH TÍCH
1
95
1
95
2
97
2
97
3
99
3
99
4
101
4
101
5
104
5
103
6
106
6
105
7
109
7
107
8
111
8
109
9
114
9
111
10
116
10
113
Bước 2: So sánh giữa thang điểm mới và cũ.
Có được thang điểm mới này, tôi tiến hành thực nghiệm trên toàn bộ học sinh khối 8 năm học 2010 – 2011 để tìm ra ưu điểm của thang điểm mới so với thang điểm cũ. Tôi đã tiến hành cho các em kiểm tra nhảy cao hai lần với hai thang điểm khác nhau. Thang điểm cũ được tiến hành như sau:
Kiểm tra kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” theo mức xà quy định. Trọng tâm là giai đoạn giậm nhảy và qua xà.
Học sinh được nhảy một lần để lấy điểm. Mức xà quy định: nam (0,9m), nữ (0,8m). 
Điểm 9 – 10 
Thực hiện đúng kỹ thuật( ba giai đoạn: chạy đà – giậm nhảy – qua xà)
Điểm 7 – 8 
Thực hiện đúng kỹ thuật giai đoạn qua xà, các giai đoạn khác có sai sót nhỏ.
Điểm 5 – 6 
Thực hiện được cơ bản đúng kỹ thuật giai đoạn qua xà, các giai đoạn khác có sai sót lớn.
Điểm 3 – 4 
Chưa hình thành kỹ thuật giai đoạn qua xà, mặc dù chạy đà, giậm nhảy thực hiện tốt.
Điểm 1 – 2 
Không thực hiện được ba giai đoạn kĩ thuật và làm rơi xà.
Qua hai đợt kiểm tra trên, tôi rút ra được ưu điểm của thang điểm mới so với thang điểm cũ:
Về phía học sinh:
THANG ĐIỂM MỚI
THANG ĐIỂM CŨ
- Học sinh tích cực tập luyện, hăng say học tập.
- Quan tâm hơn đến môn học, có tinh thần trách nhiệm.
- Tinh thần tập thể, tạo được tính ghanh đua lành mạnh trong tiết học.
- Thể hiện sự nổ lực hết mình của bản thân để có được thành tích cao.
- Học sinh thờ ơ, không tích cực tập luyện.
- Học sinh không muốn học, không quan tâm đến môn học.
- Không có tinh thần tập thể, không có tính cạnh tranh, ghanh đua nhau trong học tập.
- Không thể hiện được sự nổ lực của bản thân, không đạt được thành tích cao.
Về phía giáo viên:
THANG ĐIỂM MỚI
THANG ĐIỂM CŨ
Nhận thấy có sự chuyển biến tích cực ở học sinh, qua đó giáo viên cảm thấy có trách nhiệm hơn đến tiết dạy của mình.
Có sự đầu tư hơn cho môn học, tăng cường học hỏi, tìm tòi học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp để nâng cao trình độ bản thân.
Hăng say giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho học sinh
Không nhận thấy được sự chuyển biến của học sinh, do đó giáo viên cũng thờ ơ, không thích dạy, không có tinh thần trách nhiệm đối với môn học của mình.
Không có sự đầu tư cho môn học, không tìm tòi học hỏi để tích luỹ kinh nghiệm.
 - Giảng dạy qua loa, truyền thụ kiến thức cơ bản nhất cho học sinh.
VII. KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu và áp dụng thang điểm mới đối với môn Nhảy cao cho học sinh lớp 8 trường THCS Lê Lợi, bản thân đã thu được kết quả đáng phấn khởi. Chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt, học sinh biết thực hiện kĩ thuật một cách thuần thục, tự tin, hăng say tập luyện môn Nhảy cao, tiết học trở nên sôi nổi, hứng thú. Một số học sinh đã có được thành tích cao và được chọn vào đội tuyển Điền kinh của trường tiến hành tập luyện để tham gia Hội Khoẻ Phù Đổng cấp huyện.
 Với thời gian giảng dạy chưa nhiều, kinh nghiệm còn ít nhưng nhờ được sống trong tập thể có đội ngũ cán bộ, giáo viên nồng cốt luôn sẵn lòng quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, dìu dắt; sự cổ vũ, hổ trợ, động viên của bạn bè đồng nghiệp nên bản thân đã cố gắng học hỏi tìm tòi nhằm tìm giải pháp khắc phục hạn chế nâng cao chất lượng dạy học, góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Mặc dù vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, bản thân rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của các nhà chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
 Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trường THCS Lê Lợi đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
 VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Một số văn kiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng đối với Giáo dục – Đào tạo.
Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học – NXB TDTT Hà nội – 2000.
Bác Hồ với TDTT.
Sinh lý học TDTT
Thống kê và Đo lường TDTT.
Các tạp chí thông tin TDTT. 
Sách giáo viên TD 8
 MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 IV.1. Phương pháp phỏng vấn
 IV.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
 IV.3. Phương pháp quan sát sư phạm
 IV.4. Phương pháp thực nghiệm
 IV.5. Phương pháp thống kê và đo lường 
3
3
3
3
3
4
V. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
 V.1.Thời gian nghiên cứu
 V.2. Đối tượng nghiên cứu
 V.3. Địa điểm nghiên cứu
4
4
5
5
VI. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5
VII. KẾT LUẬN
8
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
9
 MỤC LỤC
10

File đính kèm:

  • docSKKN_TD_8.doc
Sáng Kiến Liên Quan