Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học nhằm “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ và kỹ năng cơ bản để học tiếp lên trung học và đi sâu vào cuộc sống lao động”.

Tiếng Việt là môn học công cụ mà trong đó tập đọc đóng vai trò khởi đầu. Đọc giúp học sinh có khả năng hiểu biết, tiếp thu được nền văn minh của loài người. Nhờ biết đọc các em mới có điều kiện để học và tiếp thu các môn học khác. Thông qua môn Tập đọc học sinh mới có công cụ để học tập và giao tiếp; đọc không những giúp học sinh phát triển tư duy mà còn bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp góp phần phát triển nhân cách toàn diện - nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đọc tốt, học sinh mới có thể viết tốt, thực hành tốt các hoạt động của các môn học khác, góp phần hình thành và phát triển 5 mặt giáo dục. Nói cách khác để đạt được mục đích giáo dục trong trường tiểu học, yêu cầu quan trọng đầu tiên của học sinh là đọc tốt.

 

doc15 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4364 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học nhằm “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ và kỹ năng cơ bản để học tiếp lên trung học và đi sâu vào cuộc sống lao động”.
Tiếng Việt là môn học công cụ mà trong đó tập đọc đóng vai trò khởi đầu. Đọc giúp học sinh có khả năng hiểu biết, tiếp thu được nền văn minh của loài người. Nhờ biết đọc các em mới có điều kiện để học và tiếp thu các môn học khác. Thông qua môn Tập đọc học sinh mới có công cụ để học tập và giao tiếp; đọc không những giúp học sinh phát triển tư duy mà còn bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp góp phần phát triển nhân cách toàn diện - nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đọc tốt, học sinh mới có thể viết tốt, thực hành tốt các hoạt động của các môn học khác, góp phần hình thành và phát triển 5 mặt giáo dục. Nói cách khác để đạt được mục đích giáo dục trong trường tiểu học, yêu cầu quan trọng đầu tiên của học sinh là đọc tốt.
Thực tế trong dạy học tập đọc hiện nay cho thấy tìm hiểu cách thức để rèn luyện khả năng đọc là cơ bản và cần thiết. Cụ thể đối với học sinh lớp 2, phân môn Tập đọc cần đạt hai kỹ năng cơ bản đó là :Kỹ năng đọc đúng và kỹ năng đọc hiểu. Đọc đúng giúp cho học sinh bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, giúp các em có thể tự học. Nhưng đối với học sinh lớp 2 ở nơi tôi đang dạy để dạy cho các em đọc một cách trôi chảy, rõ ràng là cả một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp chứ chưa nói đến đọc diễn cảm. Mặt dù ở lớp 1 các em được tiếp thu với 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà chủ yếu là đọc, viết. Song do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và do trong hè các em chưa chú ý rèn luyện nên dẫn đến hiệu quả khi học môn Tiếng Việt rất thấp. Học sinh còn đánh vần ê-a, ngắc ngứ trong quá trình đọc. Đây là vấn đề mà tôi rất băn khoăn, trăn trở. Thầy làm thế nào để trò đọc tốt đây? Xuất phát từ những yêu cầu, lý do trên, sau khi nghiên cứu và thực hiện tôi thấy có hiệu quả nên tôi xin mạnh dạn chọn đề tài:“Biện pháp rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2”
1.1 THỰC TRẠNG:
Qua thực tế giảng dạy ở trường nhiều năm, tôi nhận thấy đa số các em ở trường không thích học phân môn Tập đọc. Vì phần lớn các em là học sinh dân tộc ít người nói chưa chuẩn tiếng phổ thông, đọc cũng chưa chuẩn tiếng, đọc như thế nào thì viết như thế ấy nên phần nào có ảnh hưởng đến quá trình học tập trong môn Tiếng Việt nhất là phân môn Tập đọc. Trước tình hình đó tôi cũng như các đồng chí trong tổ rất băn khoăn trăn trở, chúng tôi đã cùng nhau bàn bạc, trao đổi để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc học sinh lớp 2 đọc chậm, đọc yếu và không thích học tập đọc. Từ đó tìm ra các biện pháp giúp các em ngày càng học tốt hơn, ham thích học nhất là đối với phân môn Tập đọc. 
1.1.1 Đối với học sinh :
a, Phụ huynh học sinh đa số có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.
b, 100% học sinh là người dân tộc thiểu số; do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên các em hay đọc sai dấu thanh rất nhiều.
 c, Ngoài việc các em đọc sai về phụ âm đầu, âm chính, dấu thanh; các em còn đọc chưa chính xác về tiết tấu, ngắt nghỉ chưa đúng chấm phẩy và ngữ điệu của câu như: lên giọng, xuống giọng, chuyển giọng, cường độ, trường độ,
Vd: Bài “Cây xoài của ông em” có câu học sinh đọc như sau: (Mùa xoài nào/mẹ em/cũng chọn/những quả chín vàng/và to nhất/bày lên bàn thờ ông.//)
Chính vì học sinh đọc chưa đúng, nên các em không thể hiểu được nội dung đoạn văn; không đọc diễn cảm bài văn, không rung cảm với các bài văn. Đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 2 mới chỉ là bước đầu song cũng rất cần thiết để khuyến khích cho các em đọc tốt, dẫn đến cảm thụ tốt làm nền tảng cho các em học các lớp trên.
d, Ngoài các nguyên nhân trên còn có nguyên nhân chủ đạo nữa là các em ít học đọc ở nhà. Nếu có học thì cũng chưa biết cách học đọc, chỉ đọc một cách qua loa chiếu lệ, chưa có sự chuẩn bị bài chu đáo. Nên đến lớp nhiều em chưa phát huy được vai trò của mình.
1.1.2 Đối với giáo viên :
- Còn ít chú ý đến tâm thế đọc của học sinh: Cách ngồi đọc, đứng đọc, cách cầm sách, cách lấy hơi, sự bình tĩnh tự tin.
- Chưa phát hiện kịp thời số học sinh có thói quen đọc vẹt.
- Chưa chú ý đến việc đọc thầm và chưa thấy hết sự gắn bó chặt chẽ giữa đọc thành tiếng và đọc thầm.
- Trong giờ tập đọc giáo viên thường sa vào giảng ý của bài nhiều hơn luyện đọc.
Từ thực trạng trên, dẫn đến học sinh sẽ không hiểu nội dung bài và dần dần các em học yếu phân môn Tập đọc.
Thực tế khảo sát chất lượng đọc của học sinh đầu năm cho thấy:
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
28
0
3
10,7%
13
46,4%
12
42,9%
Sau đợt khảo sát, tôi đã chú ý đến chất lượng của từng em trong mỗi tiết học, tôi đã ghi lại những học sinh đọc sai ở phương diện nào một cách cụ thể ra giấy rồi tổng hợp lại; sau đó phân theo nhóm để rèn luyện học sinh được sâu sát hơn.
- Đọc đúng rõ ràng từng từ, từng câu: 4 em
- Đọc ê - a, đọc lệch chuẩn: 9 em
- Đọc ngắt nghỉ tuỳ tiện: 5 em
- Đọc đánh vần từng tiếng: 10 em 
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
Sau khi đã xác định được nguyên nhân, tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu về chuyên môn, tài liệu tham khảo, kết hợp với kinh nghiệm bản thân, tôi đề ra được một số biện pháp ứng dụng vào thực tế giảng dạy tập đọc cho học sinh lớp tôi như sau:
 Biện pháp chung:
- Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh hợp lý.
- Xây dựng tốt nề nếp lớp.
- Chuẩn bị cho việc đọc: 
+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế đọc: cần đàng hoàng, bình tĩnh trong qúa trình đọc; ngồi đúng tư thế; cách cầm sách giáo khoa đúng khoảng cách từ mắt đến sách là 25cm đến 30 cm .
 Tiêu chí cường độ hoá và tư thế khi đọc: Rèn đọc to, đọc dõng dạc, người đọc cần nhập vai là người tiếp nhận, sản sinh, người trung gian truyền thông tin văn bản đến người nghe. Chính vì vậy người đọc có thể vừa đọc cho mình vừa đọc cho người khác. Như vậy đọc và phát biểu trước lớp là hai hình thức giao tiếp đầu tiên của trẻ nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để bảo đảm sự thành công cho học sinh.
+ Khi đọc thành tiếng các em phải tính đến người nghe. Vì vậy cần hướng dẫn các em biết nghe “Bạn đọc không chỉ cho cô nghe mà cho cả lớp nghe, nghe để đọc tiếp, nghe để nhận xét”. Như thế không có nghĩa là đọc quá to như là gào lên, mà là đọc đủ lớn.
 Biện pháp cụ thể:
Các biện pháp luyện đọc thành tiếng:
a, Luyện đọc đúng:
- Đọc đúng là tái hiện âm thanh bài học cần đọc chính xác, không đọc thừa, thiếu; sót âm, vần. Đọc đúng phải thể hiện ngữ âm chuẩn để hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ không bị lẫn lộn.
- Đọc đúng còn có nghĩa là đọc đúng ngữ điệu, tiết tấu, ngắt nghỉ hơi đúng, thay đổi giọng đọc phù hợp với bài đọc.
- Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh đọc đúng âm vị Tiếng Việt.
b, Luyện đọc đúng tiếng, từ, cụm từ:
Phần này gồm đọc mẫu của giáo viên và hướng dẫn học sinh đọc. Vì thế giáo viên cần đọc mẫu thật chuẩn, thể hiện đúng hệ thống chính âm. Trong quá trình chuẩn bị bài dạy giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài dạy, chuẩn bị tốt các bước lên lớp, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc làm của giáo viên và học sinh. Đồng thời giáo viên phải dự tính cụ thể lỗi của bài hôm đó mà học sinh hay mắc để tìm cách khắc phục cho các em trong giờ học. Đặc biệt với học sinh dân tộc không để hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tiêu cực đến phát âm tiếng việt.
Phần luyện đọc tiếng, từ, cụm từ tôi luyện đọc cho học sinh sau phần giáo viên đọc mẫu lần một - học sinh đọc nối tiếp từng câu, sau đó giáo viên rút ra từ khó mà học sinh dễ sai để luyện đọc.
- Rèn đọc phụ âm đầu:
Vd: “ sung sướng” đọc là “ xung xướng”; “ trí” đọc là “t - rí”.
Khi đọc các lỗi này tôi cho học sinh dừng lại, giáo viên đọc thật chuẩn các tiếng, từ đó rồi gọi một số em đọc tốt đọc lại, sau đó gọi từng em đọc sai đọc lại từ đó.
Vd: Khi dạy bài “ Bà cháu ” trong bài có câu: “ Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng”
Học sinh đọc, tôi ghi ngay từ học sinh đọc sai lên bảng.
Vd: 
“ giàu sang” học sinh đọc là “ giàu xang”
“ sung sướng ” học sinh đọc là “ xung sướng”
Đầu tiên giáo viên đọc thật chuẩn các từ trên rồi gọi một số em đọc khá đọc lại, sau đó đến những em đọc sai đọc lại nhiều lần.
GV hướng dẫn cách phát âm “s”; “x” như sau:
+ Âm “sờ”: lưỡi cong lên chạm lợi hơi đi ra phía trên hai bên lưỡi.
+ Âm “xờ”: đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra cả miệng lẫn lưỡi.
Vd: Khi dạy bài :“Một trí khôn hơn trăm trí khôn” học sinh đọc “trí”
 thành “t - rí”; GV hướng dẫn: “tr” gồm hai âm t và r ghép lại. 
- Rèn đọc đúng âm chính:
Tôi tiến hành phân tích cho các em về sự khác nhau giữa âm chính mà các em đọc sai.
Vd: Không đọc “về hiu” mà đọc là “về hưu”; không đọc “biu thiếp” mà đọc là “bưu thiếp”; giữa “iu”và “ưu” có cấu tạo khác nhau: “iu” i + u, còn “ưu” ư + u, hay đọc “con hươu” đọc là “con hiêu” tôi cũng cho các em đánh vần tiếng “hươu” và tiếng “hiêu”. Từ đó các em đọc đúng không đọc nhầm nữa.
Đối với học sinh trường tôi như phần thực trạng đã nêu: các em thường đọc sai, thiếu dấu thanh nhiều. Do vậy trong mỗi giờ học tập đọc tôi đều có yêu cầu riêng là rèn đọc đúng các dấu thanh chủ yếu là rèn đọc cá nhân. Các em đọc sai thiếu dấu thanh trong mỗi từ, tiếng dẫn đến các em hiểu sai nghĩa của từ và người nghe cũng hiểu sai về nội dung.
Vd: Bàn tay diu dáng (sai)
 Bàn tay dịu dàng (đúng)
Việc rèn cho học sinh dân tộc đúng dấu thanh là một việc cần sự kiên nhẫn và thể hiện tình thương yêu đối với các em thì mới có thể thực hiện tốt được. Trong khâu này tôi gọi một số em đọc đúng, một số em hay đọc sai; mời em khác nhận xét xem ai là người đọc đúng nhất, sau đó yêu cầu em đọc sai đó đọc lại từ, tiếng đó một cách chính xác.
Vd: “buôn bá” phải đọc “buồn bã”
Như vậy, để luyện cho các em đọc đúng tiếng, từ, cụm từ thì trước tiên ta phải luyện âm. Luyện âm một cách chính xác và có hiệu quả.
Việc rèn cho học sinh đọc đúng không chỉ thực hiện ở phân môn tập đọc mà phải tiến hành rèn đọc lồng vào các môn học khác. Đặc biệt là phân môn chính tả, cần chú ý vào phần phân biệt âm và dấu thanh. Đối với học sinh lớp tôi, tôi tăng cường Tiếng Việt nhiều hơn tất cả các môn học khác.
c, Luyện đọc câu:
Sau khi luyện đọc tiếng, từ, cụm từ tôi chuyển sang luyện đọc câu. Trong quá trình học sinh đọc, tôi thấy học sinh ngắt, nghỉ hơi một cách tuỳ tiện. Để hướng dẫn học sinh đọc đúng, tôi thực hiện như sau: Đầu tiên tôi chép câu khó lên bảng, sau đó tôi đọc cả câu cho học sinh lắng nghe phát hiện xem cô ngắt hơi, nghỉ hơi ở chỗ nào? Rồi tôi dùng phấn kẻ một nét xiên ( / ) ngắt hơi và 2 nét xiên ( // ) nghỉ hơi, “ ” lên giọng, “ ” xuống giọng, “” đọc chậm lại, kéo dài, dấu gạch chân biểu thị sự nhấn giọng; khoanh tròn vào các tiếng có vần khó cần luyện đọc, tiếp đến tôi cho học sinh dùng bút chì ghi ký hiệu để ghi lại ngữ điệu của bài. Tiếp theo tôi sẽ đọc mẫu lại và cho 2 học sinh đọc tốt đọc cho cả lớp nghe. Cho học sinh luyện đọc cá nhân.
Vd: Khi dạy bài “ Một trí khôn hơn trăm trí khôn” câu: Gà rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Tôi tiến hành hướng dẫn đọc như sau:
Giáo viên đọc cho học sinh phát hiện cô ngắt nghỉ ở chỗ nào? ( Ngắt ở từ “thân”, nghỉ ở từ “bạn”).
Hỏi: Vì sao cô ngắt ở từ “thân”? (vì đọc đến đó ta thấy nó diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn).
Sau đó tôi dùng phấn gạch một nét xiên ( / ) sau từ “thân” để trong quá trình đọc học sinh đọc đúng.
Hỏi: Vì sao cô nghỉ hơi ở từ “bạn”- học sinh nêu cách nhận biết: (vì đã có dấu kết thúc câu). Tôi gạch 2 nét xiên ( // ) sau từ “ bạn”.
Cho vài học sinh khá đọc và luyện đọc cho học sinh. Lưu ý cho học sinh khi đọc câu văn dài các em cần ngắt hơi ở một số cụm từ dài và cụm từ đó phải diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn.
- Giáo viên cần hướng dẫn thêm cách ngắt nhịp trong câu thơ.
Vd: Khi dạy bài “Cây dừa?”
Tôi hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ bằng cách giáo viên đọc, học sinh lắng nghe sau đó học sinh nói rõ trong câu đó ngắt nhịp mấy cho hợp lý rồi tiến hành luyện đọc.
 Ai mang nước ngọt, / nước lành, /
Hoặc: Tiếng dừa / làm dịu nắng trưa /
Thực tế học hay đọc ngắt nhịp 3/3 ở hai câu trên.
d, Luyện đọc tốc độ:
Hướng dẫn học sinh đọc giữ tốc độ không đọc ê-a, không đọc quá nhanh hoặc qúa nhỏ, giáo viên điều chỉnh tốc độ bằng việc giữ nhịp đọc. Ngoài ra việc đọc nhẩm còn có sự kiểm tra của thầy và bạn. Để điều chỉnh tốc độ bằng cách trước khi dạy, giáo viên đếm trong bài có bao nhiêu tiếng rồi dự kiến bao nhiêu phút.
e, Đọc diễn cảm:
Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc một tác phẩm có tính chất văn chương. Đó là thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu để biểu đạt ý nghĩa và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài. Đọc diễn cảm trên cơ sở đọc đúng tốc độ. Đọc diễn cảm ở lớp 2 cũng chưa phải là yêu cầu nhất thiết với tất cả học sinh mà riêng đối với một số học sinh có trình độ khá, giáo viên nên khuyến khích, giúp học sinh bước đầu có ý thức đọc diễn cảm.
Thực tế trong quá trình luyện đọc tôi thấy học sinh đọc đúng, to, lưu loát nhưng để đọc diễn cảm thì chưa được, học sinh chưa biết làm chủ được ngữ điệu, đọc chưa đúng tốc độ và chưa biết nhấn giọng ở một số từ : “chìa khóa”. Theo tôi, đối với học sinh lớp 2 đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể là:
-Thể hiện giọng điệu của từng nhân vật.
- Thể hiện tình cảm của người viết. Đọc diễn cảm là biết làm chủ ngữ điệu, đọc đúng tốc độ và nhấn giọng ở một từ “ chìa khóa ”.
Để học sinh đọc diễn cảm tôi thường thực hiện như sau:
Ví dụ: Dạy bài “Mùa xuân đến”
+ Đầu tiên tôi viết đoạn văn cần luyện đọc lên bảng.
“Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nảy lộc.”
+ Hỏi học sinh: Câu văn nào cho thấy sự thay đổi khi mùa xuân về? 
(Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nảy lộc.)
Hỏi: Từ nào cho biết điều đó? (Ngày thêm xanh, ngày càng rực rỡ, đâm chồi nảy lộc).
Hỏi: Để đọc hay, diễn cảm trong đoạn văn này ta cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? (ngày thêm xanh, ngày càng rực rỡ, đâm chồi nảy lộc). Vậy khi nào ta cần nhấn giọng các từ trên?
Giáo viên đọc mẫu một lần, luyện đọc cá nhân cho học sinh. Giáo viên chú ý sửa chữa kịp thời cho học sinh.
Luyện đọc hiểu:
Trong thực tế giảng dạy tôi cũng như nhiều giáo viên chưa chú ý đúng mức luyện đọc thầm cho học sinh. Đọc thầm thực sự có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng. Dạy đọc thầm chính là dạy cho học sinh đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả của việc đọc thầm là giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, cả bài nghĩa là toàn bộ những gì các em được đọc.
Vd: Khi dạy bài “ Cây xoài của ông em”, các em đọc bài, các em hiểu được thực tế có rất nhiều loài xoài ngon như: Xoài thanh ca, xoài tượng nhưng xoài cát là xoài em thích nhất vì nó có mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to. Thông qua đọc các em hiểu được “tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông” các em sẽ nói lên được cảm xúc của bản thân khi đọc đoạn văn, câu văn đó chính là để tưởng nhớ ông, biết ơn ông đã trồng cây xoài cho con cháu có quả.
 Từ đây trong khi dạy Tập đọc tôi đã hướng cho các em tìm hiểu nội
dung của bài theo các cách:
a, Phân tích cho học sinh từ tổng hợp đến chi tiết:
Vd: Sau khi giáo viên đọc mẫu, cho học sinh đọc xong bài “ Ngôi trường mới” tôi dùng hệ thống câu hỏi, hỏi các em:
Hỏi: Bài này nói về cái gì? (tả về ngôi trường mới)
Hỏi: Bài văn nhằm mục đích gì? (giáo dục tình cảm yêu mến, tự hào của các em học sinh đối với ngôi trường mới, với cô giáo, với bạn bè)
Hỏi: Em hãy tìm đoạn văn ứng với nội dung sau (bằng cách cho các nhóm thảo luận rồi tìm được)
+ Tả ngôi trường từ xa: (đoạn 1: từ đầu cho đến cánh hoa lấp ló trong cây).
+ Tả lớp học: (đoạn 2: từ em bước vào lớp đến thơm tho trong nắng mùa thu).
+ Tả cảm xúc của bạn học sinh dưới mái trường mới: (đoạn 3: Tiếng trống rung động kéo dài, tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp đến chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế !)
b, Chia câu hỏi thành các ý nhỏ để các em trả lời, tìm ý sau đó giáo viên tổng hợp lại:
Vd: Khi dạy bài “Đàn gà mới nở” có câu hỏi:
? Tìm những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con? Thấy học sinh khó trả lời tôi chia ra các ý nhỏ:
- Màu lông thế nào?
- Đôi mắt ra sao?
- Dáng chạy như thế nào?
Kể lại những thay đổi bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến? (câu hỏi 2 trong bài “Mùa xuân đến” ) tôi cũng chia ra thành các ý nhỏ như sau:
- Bầu trời thay đổi như thế nào?
- Mọi vật thay đổi như thế nào?
Như vậy học sinh vừa dễ trả lời vừa nhớ bài được lâu, sau đó tôi tóm tắt các ý nhỏ trên thành một ý lớn trọn vẹn.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	3.1 KẾT QUẢ:
Tôi đã thực hiện các biện pháp luyện đọc nêu trên trong quá trình thực hiện bản thân tôi tự nhận xét và rút kinh nghiệm về cách tiến hành cho đến nay tôi thấy học sinh có phần tiến bộ hơn, sự tiến bộ của các em như sau:
Thời điểm.
Mức độ đúng
Đầu năm học
Cuối học kỳ một
Đọc đúng, rõ ràng
 4em - 14,3%
14 em - 50 %
Đọc chậm
 9em - 32,1%
 6 em - 21,4%
Đọc ngắt nghỉ hơi tùy tiện
 5em - 17,9%
 3 em - 10,7 %
Đọc đánh vần từng tiếng
10em - 35,7%
 5 em - 17,8%
3.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Dạy học tiểu học đem lại cho học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị làm cho sự hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Do ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy nên chất lượng giáo dục của bậc học này phải được chú trọng. Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn được quan tâm và không ngừng đẩy mạnh nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh để ngay từ đầu cấp tiểu học mỗi học sinh đều cần và có thể đạt được trình độ học vấn toàn diện; đồng thời phát huy được khả năng của mình về một môn học nào đó. Qua đó chuẩn bị ngay từ đầu bậc tiểu học những con người chủ động sáng tạo đáp ứng được mục tiêu chung của cấp học, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Để thực hiện tốt và có hiệu quả trong vệc giảng dạy trước yêu cầu đổi mới của đất nước người giáo viên trong khi nói, đọc và viết phải thực hiện sự chuẩn mực, đảm bảo tính chính xác, tính nêu gương cho học sinh. Muốn vậy đòi hỏi người giáo viên trong từng tiết dạy phải linh hoạt, mềm dẻo, vận dụng các biện pháp, hình thức sao cho tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên. Vì vậy, sáng kiến về phương pháp, cách thức trong tiết tập đọc là điều vô cùng quan trọng
và cần thiết.
 Người giáo viên phải nắm vững phương pháp, thường xuyên trau dồi giọng đọc của mình. Nghiên cứu kỹ để soạn giảng có chất lượng trong từng tiết dạy. Tìm ra được những sai sót của học sinh thường mắc phải để có biện pháp cụ thể rèn đọc cho học sinh.
 Cần phát huy nhiều hình thức tổ chức dạy học trong tiết tập đọc để gây hứng thú cho học sinh. Gần gũi, động viên, tôn trọng học sinh, kiên trì nhẫn nại, quyết tâm rèn luyện học sinh, có lòng yêu nghề mến trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2 mà tôi đã áp dụngđã có hiệu quả. Trong phạm vi đề tài chưa nêu hết được những ý tưởng của vấn đề này. Vì vậy không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp.
 Xin chân thành cảm ơn!
AyunPa, ngày 10 tháng 11 năm 2011
	 Người viết
	 	Trần Thị Hưởng
Nhận xét của Hội đồng khoa học trường:
.
AyunPa, ngày tháng năm 2011
Nhận xét của Hội đồng khoa học ngành:
.
AyunPa, ngày tháng năm 2012
à văn banố những kiến thức

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM TAP DOC LOP 2.doc
Sáng Kiến Liên Quan