Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn "Tập đọc" Lớp 3 theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

1. Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nguyên nhân góp phần đạt chất lượng hiệu quả ở nhà trường tiểu học nói chung trong đó nói riêng có sự đổi mới của học sinh lớp 3 Trường tiểu học Mỹ Tú A.

 – Đổi mới phương pháp là một trong những vấn đề tất yếu trong việc đổi mới giáo dục hiện nay, là sự cần thiết và thích hợp cho học sinh trường tiểu học của cả nước.

 – Vai trò của giáo viên trong việc dạy học đổi mới nói chung và đổi mới phương pháp day học nói riêng của từng địa phương .

2. Xuất phát từ thực tiễn đổi mới dạy học ở trường Mỹ Tú A đã nhận định cho thấy thiếu sự đồng bộ về giảng dạy chưa đạt kết quả cao. Đó chính là một trong những nguyên nhân cho viêc phải đổi mới phương pháp dạy học.

Môn tiếng việt trong nhà trường phổ thông trong đó có phân môn “tâp đọc” bao gồm: nghe, nói, đọc, viết, nó đảm bảo cho việc học sinh đọc và cung cấp những kiến thức mới lạcũng như các phân môn khác, nó được đề cập một đối tượng gần gũi và gắn bó với cuộc sống hàng ngày với học sinh, vì thế môn tập đọc lớp 3 thực chất giúp học sinh hình thành các kĩ năng đoc thành tiếng, đọc hiểu nội dung, nghe, nói, viết từ đúng đến hay. Đồng thời có thể nói những kĩ năng cơ bản đó đối với học sinh lớp 3 đều đạt được là lòng mong muốn của mọi người và giáo viên chủ nhiệm lớp 3. Đôi khi đối với Học sinh lớp 3 có những vấn đề còn nan giải và có thể nói chất lượng học tập của học sinh, nhiều phụ huynh còn phân vân: “Sao con tôi đã học hết lớp 2 viết thì xem được mà sao nó đọc nghe sai chính tả và bài chính tả điểm còn kém vì sai lỗi” Đối với câu hỏi và lý do đó tôi rất nhọc tâm suy nghĩ và tìm cách khắc phục. Để khắc phục hiện trạng trên, tôi xin đi sâu vào vấn đề của đề tài nhằm áp dụng những phương pháp, biện pháp mới vào giảng dạy phân môn tập đọc.

 

doc27 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 16763 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn "Tập đọc" Lớp 3 theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng qua đó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt và xác định được nội dung chương trình sách giáo khoa theo từng thời lúc, tuần, tháng, định kỳ để theo dõi năng lực của học sinh, nhằm để tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo....
- Giáo viên là người phải có tác phong sư phạm chuẩn chạt có sự hòa đồng vui vẻ đối với toàn thể học sinh, tạo sự nhịp nhàng giữa thầy và trò trong dạy học “Vui để học – học để mà vui”, hứng thú với môn học hơn...
B. Biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng dạy học phân môn “tập đọc” lớp 3 theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh:
 YĐể góp phần và nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 3 đạt hiệu quả, trước hết chúng ta phải nghĩ đến việc kết hợp giữa thầy và trò đương nhiên cũng phải tuân thủ các nguyên tắc theo cách đổi mới đồng bộ giáo dục hiện nay. Giáo viên người là người tổ chức, học sinh là người tư duy sáng tạo chủ động; theo định hướng sau:
a/ Mục tiêu luyện tập phải rõ ràng, tường minh: sao cho các mục tiêu luyện tập, các chỉ dẫn, các yêu cầu cần đạt, các thông số âm thanh của lời phải đo đếm được, quan sát được, làm mẫu được.
b/ Cường độ luyện đọc phải cao: tức là luyện đọc càng nhiều cho học sinh càng tốt và một nội dung luyện tập phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên những ngữ điệu khác nhau, củng cố để trở thành kỹ xảo, thói quen.
c/ Phải lựa chọn ngữ liệu (từ ngữ, câu, đoạn) và dự tính những chỗ học sinh tập trung đọc sai các lỗi để sữa chữa.
Y Tổ chức:
 1. Aùp dụng trực quan:
- Để góp phần giúp học sinh, học tập đạt trong phân môn “tập đọc” lớp 3A, phần đông các em lứa tuổi rất nhiều hiếu động nhận thức mang nặng màu sắc cảm xúc. Nên dễ phân tán sự chú ý, vì vậy giáo viên nên sử dụng đồ dùng trong giờ giảng dạy để nhằm lôi cuốn học sinh tập chung vào học tập, nhưng đôi khi phải đúng nội dung bài.
VD: khi dạy bài “Tiếng đàn” (Tiếng việt 3 – trang 54) giáo viên có tranh phóng to, đủ màu sắc tạo nên tình huống sư phạm để lôi cuốn các em vào học tập, giao nhiệm vụ nhóm, tổ rõ ràng mang tính vừa sức, công bằng.
- Đôi khi trong tiết học, học sinh giảm sự chú ý vì kích thích bên ngoài, giáo viên nên trình bày bảng, sạch đẹp, rõ ràng, logích....Từ đó học sinh biết điều tiết lời nói khi cần thiết.
 2. Chữa lỗi đọc lệch chuẩn chữ viết:
 2.1. Thực hành: luyện theo mẫu (phương pháp này đã cổ lạc nhưng đôi khi cũng phải sử dụng)
 Giáo viên gọi 1,2 học sinh đọc chuẩn trước rồi cho những đối tượng học sinh đọc yếu đọc theo cách phát âm, đánh vần mẫu, nếu trường hợp chưa thấy thông thạo, giáo viên đọc cho các em nghe giọng đọc, nhìn khuôn miệng của giáo viên khi phát âm rồi tiến hành như trên, trong quá trình phát âm các em sẽ có tự điều chỉnh theo mẫu mà thực hiện từng bước. Tôi chắc rằng lần lượt sẽ tạo cho các em đọc đúng chữ viết.
 2.2. Chữa lỗi phụ âm đầu:
 Giáo viên khi nghĩ đến việc tiến hành sữa chữa lỗi phát âm này: nên dựa vào cấu âm, đem so sánh và đối chiếu, bên cạnh cũng cần kết hợp cho 1, 2 học sinh đọc thật chuẩn rồi luyện thẳng cho học sinh phát âm.
VD: Cá rô 1 cá gô
Sapa 1 xapa
Đèn pin 1 đèn bin
2.3. Chữa lỗi phần vần:
 * Cần luyện tập tổng hợp “rồi” đi đến phân tích
 - Nên sử dụng dùng phương pháp trực giác để rèn cho học sinh đọc đúng chữ viết
 - Sau đó tách thành phần và phân tích tiếng, từ mắc lỗi để các em nhận diện
	 - Dựa vào ngữ cảnh phân biệt nghĩa, tạo cho học sinh có ý thức phân biệt tiếng đúng, tiếng sai, từ đúng, từ sai.
 VD:
Con muỗi
 Muỗi 
 M
 U Ỗ
Cái mũi
 I
 U
+ Đọc " Máy bay chứ không phải là mái bai.
+ Phân biệt: cái lổ tai chứ không phải là hai cánh tay.
Y Kết hợp, cải tiến, liên hệ vận dụng thực tế
1. Kết hợp: Đọc đúng chỗ ngắt giọng, thống nhất kiểu văn bản được đọc.
 1.1. Đọc câu: 
Trong giờ dạy tập đọc hiện nay của lớp 3 đòi hỏi phải đọc ngắt giọng đúng chỗ để giúp học sinh giải quyết được nội dung cần hiểu của câu đó. Nhằm rèn luyện trí phát triển có chiều sâu, hiểu được ý nghĩa của câu, khi đã được đọc qua.
Ở phân môn tập đọc hiện nay về mặt âm thanh ngôn ngữ của học sinh phát âm chưa đúng, dẫn đến không hiểu văn bản được đọc. Vậy khi đọc các bài văn, chỗ ngắt giọng phải phù hợp với ranh giới trong câu hoặc cụm từ... 
VD 1: (Tiếng việt 3 – trang 50)
- Câu : Thấy cậu học trò, / vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối /thì mới tha.//
- Câu : Nước trong leo lẻo / cá đớp cá. //
 Trời nắng chang chang / người trói người. // 
Qua cách đọc ngắt nghĩ nhứ thế, học sinh xác định được những chỗ cần luyện ngắt nghĩ. Từ đó các em sẽ đọc đúng và hiểu đúng nội dung của, câu, bài. Nếu các em ngắt giọng tuỳ tiện sẽ dẫn đến sai nghĩa. 
VD 2: Khổ thơ bài “Quạt cho bà ngủ” (Tiếng việt 3 – tập 1)
* Đối với khổ thơ cần chú ý nhịp điệu, cần chọn một hoặc hai khổ thơ hướng dẫn, kết hợp ngắt nhịp đúng.
 Ơi/ chích choè ơi !//
 Chim đừng hót nữa,/
 Bà em ấm rồi,/
 Lặng / cho bà ngủ. //
Đương nhiên các thao tác trên giáo viên cũng cần xem trọng về khi các em đọc sai tiếng, từ nên dừng lại cho các em đọc lại ngay tiếng đó và kết hợp đọc từ khó địa phương dể lẫn
1.2. Đọc đoạn:
 Trong quá trình các em tiến hành đọc đoạn trước lớp giáo viên kết hợp lần lượt rút các từ ngữ chú giải và chọn một đoạn để học sinh đọc nhấn giọng hoặc đọc diễn cảm. Song vấn đề gọi 1, 2 học sinh đọc từ ngữ hợp tác với đọc đoạn chuẩn bị ở bảng phụ, có thể dùng ký hiệu gạch chân chỗ: dấu (#) chỉ nhấn giọng đọc cao (=) giọng đọc thấp và tổ chức cho đọc phân vai.
VD: Bài “Người mẹ” (Tiếng việt 3 – Tập 1)
- Thấy bà, / thần chết ngạc nhiên / hỏi://
 (=)
- Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?//
 (#) (#)
- Vì tôi là mẹ. // Hãy trả con cho tôi.//
 (=) (#)
1.3. Đọc thầm đoạn và thi đọc trứơc lớp:
 Đây một giai đoạn khá quan trọng, vì nó giải quyết sự ghi nhớ trong ký ức mỗi học sinh, đòi hỏi phải hiểu được nội dung của từng đoạn, bài, văn bản được đọc như vậy giáo viên cần xoáy mạnh vào; đặt câu hỏi cho đa số học sinh được ý kiến hoặc thảo luận rồi phát biểu, giáo viên không vội vàng kết luận mà để học sinh tự nhận xét lẫn nhau, giáo viên tôn trọng tất cả ý kiến và chốt ý đúng. Với những hoạt động này sẽ dẫn đến sự tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi tốt hơn, sinh động hơn, làm cho học sinh cảm hứng hơn. Tuy nhiên giáo viên cùng học sinh cả lớp không quên phần khen ngợi và tuyên dương các em trước lớp
2. Cải tiến: xây dựng bài tập cho học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
Tôi xin trình bày các quý thầy cô, qua một thực tế trong vài năm trước đây tôi có dự giờ một giáo viên nam, hướng dẫn học sinh qua phần tìm hiểu bài và giải thích phụ trang câu hỏi ý nghĩa của “Dòng sông quanh co là dòng sông quặt qua quặt lại”gây cho học sinh một sự hơi khiếp lạ. Vì vậy rèn luyện đọc hiểu, phải mang tính đàm thoại và trực quan hình ảnh thật sự cho cụ thể hóa.
Nhận định trên làm cho tôi suy nghĩ xuất phát cần xây dựng bài tập cho học sinh trả lời câu hỏi, qua phần tìm hiểu bài .
* Về hình thức:
 Giáo viên chuẩn bị với những bài tập này bằng cách: chuyển những hành động bằng lời nói của học sinh, thành hành động vật chất: dùng các kí hiệu vẽ, đánh dấu, viết, với sự hộ trợ kênh hình trực quan, xây dựng theo cách ứng xử trắc nghiệm.
VD1: 
 Có những trừơng hợp làm giảm độ khó khăn của câu hỏi, ví như chuyển từ trả lời trực tiếp thành bài tập có sẵn những câu trả lời, yêu cầu học sinh lựa chọn; chẳng hạn câu hỏi trong bài “Vẽ quê hương” (Tiếng việt 3 – tập 1) là khó với các em vì văn bản không có câu nào trả lời trực tiếp. Vậy giáo viên được chuyển thành bài tập để học sinh động não giải quyết.
Đánh dấu x vào ô trống trước ý kiến em chọn là đúng.
Câu hỏi: vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? 
 a/ Vì quê hương rất đẹp
b/ Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi
c/ Vì bạn nhỏ yêu quê hương
VD2:
Bài tập: yêu cầu chỉ ra trong bài, mà các em không hiểu nghĩa, đối với vùng nông thôn lớp 3 hiện nay cần sử dụng loại bài tập “gạch chân”từ, ý cho là đúng: chẳng hạn: (bài :Ở lại với chiến khu) đoạn 1
Các em đọc qua bài phần đông, sẽ không thấy hoặc lẫn lộn trả lời câu hỏi, sự kiện hình ảnh cần so sánh.
Nào là: - Bước đến nhìn cả đội.......
 - Đến thông báo trở về gia đình .....
Câu hỏi:
 Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?
 - Giáo viên chuẩn bị đoạn viết bảng phụ: cho học sinh đọc thầm, thảo luận, 1, 2 học sinh lên bảng gạch chân những ý cho là đúng, có sự nhận xét đồng tình của cả lớp, giáo viên sữa chữa.
3. Liên hệ vận dụng thực tế :
3.1. Về đồng nghiệp:
 - Tìm hiểu trao đổi kinh nghiệm và tham gia tốt công tác dự giờ rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tham gia tích cực các cuộc họp chuyên môn, không ngừng học hỏi các kinh nghiệm đáng ghi nhớ của các giáo viên giỏi, thao giảng, hội giảng chuyên đề, đút kết kinh nghiệm đem điều đó áp dụng cho lớp mình phụ trách... xa hơn là xem xét những tiết dạy mẫu băng đĩa ghi hình. Hợp thức liên hệ tham mưu với BGH – GV chuyên: thể dục , nhạc, họa giúp các em nâng cao thể lực, vui chơi và biết yêu cái đẹp thẩm mỹ. Nó cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. 
- Cần liên hệ với giáo viên thư viên trực tiếp mượn sách giáo khoa tài liệu, vở bài tập... cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nghèo....
3.2. Giáo viên chủ nhiệm:
 Hiểu thấu rõ tâm sinh lý từng đối tượng học sinh, đề ra kế hoạch cụ thể cho tuần, tháng, học kỳ, ghi rõ ràng vào sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc, liên hệ với gia đình, lập cuộc họp phụ huynh vào đầu tháng 10
3.2.1. Hình thức kiểm tra và các phương pháp kiểm tra:
 Kiểm tra hàng ngày, giúp học sinh thấy được cách thức mỗi ngày học trên lớp , thông qua đó giáo viên xem có học bài , làm bài tập không, nắm được kiến thức không.... định dạng cho học sinh chia làm hai mảng
a/ Học sinh giỏi và học sinh khá (năng khiếu)
 Bậc dạng học sinh giỏi khá và năng khiếu chỉ cần bồi dưỡng thêm theo thể thức đọc hiểu các nội dung bài văn, thơ, câu chuyện... lần lượt thông thạo các loại sách báo,(thư viện) thông tin tìm đọc, theo dõi phán đoán khi đọc qua cốt truyện....
b/ Học sinh trung bình, học sinh yếu:
Đối với những học sinh đáng thân thương này, giáo viên nên sắp xếp thành những nhóm, tổ học tập ở lớp, ở nhà
+ Ở lớp: giáo viên chia thành 3 nhóm, 3 dãy bàn. Trong đó có 1 lớp trưởng, 1 lớp phó, 1 phó văn nghệ – lao động chịu trách nhiệm sự phân công của giáo viên theo 3 nhóm trên. Khi trứơc vào giờ học quy định chi bài đầu giờ 10 phút, xem lại nội dung bài cần thiết cho buổi học, đồng thời giáo viên bố trí chỗ ngồi học, xen kẻ nhóm thảo luận cặp, 1 học sinh giỏi có 1 học sinh yếu.... Đặc biệt đối với học sinh yếu giáo viên cần nổ lực quan tâm nhiều trên lớp trong giờ học từng tiết. Làm sao cho các em đọc, đọc hiểu có chủ định, thường xuyên, đều đặn, kiên trì.
VD:
Khi học phân môn tập đọc, giáo viên kiểm tra việc đọc ở nhà và ở lớp như:
- Cho đọc từng câu, kết hợp phân tích âm, vần rồi xen lẫn em khác đọc nối tiếp để nghe, đọc hiểu nội dung cụm từ, tiếp tục em khác đọc nữa để những học sinh yếu nghe và từ đó cho nói , phát biểu (trong phần luyện đọc)
- Nếu cảm thấy chưa thông giáo viên sẽ đến từng cá nhân chỉ cho đọc âm, vần, ghép đọc thành tiếng 5 đến 7 chữ mỗi lần, ngày hôm sau giáo viên kiểm tra. Cứ sử dụng hình thức như thế, bản thân tôi tin rằng sẽ mang lại điều như mong muốn ở phân môn này.
3.2.2. Các phương pháp kiểm tra:
 a/ Kiểm tra định kỳ:
 - Theo dõi phần: nghe, nói, đọc, viết những học sinh trung bình, yếu này. Nắm điểm thiết yếu nhằm đề ra kế hoạch áp dụng.
 - Kiểm tra từng phần theo chủ điểm sách giáo khoa môn tiếng việt nói chung phân môn tập đọc nói riêng.
 - Kiểm tra cuối học kỳ I xem qua kết quả định hướng nâng học sinh phát triển cao hơn
 b/ Kiểm tra miệng
Giáo viên đặt ra câu hỏi, nêu câu hỏi tình huống để các em trả lời bằng lời nói (trong 1 bài tập đọc nào đó)
 c/ Kiểm tra viết:
Giáo viên đưa câu hỏi học sinh trả lời trên giấy trắng hoặc đọc cho các em viết chính tả
 d/ Kiểm tra chắc nghiệm:
Xác định câu đúng, câu sai. Từ đó giáo viên tìm hiểu học sinh mình đã đọc và hiểu nghĩa cụm từ chưa.
 g/ Kiểm tra thực hành:
Xem xét lại từng tháng với từng đối tượng học sinh, đề ra phương án kịp thời. Bồi dưỡng học sinh yếu lên trung bình, trung bình lên khá, khá phát triển giỏi.
* Xoay quanh vấn đề trên tôi quyết tâm tìm thêm một số biện pháp khác lòng ghép vào chất lượng học tập của học sinh.
- Rà soát phân loại học sinh yếu kém đọc chưa thông, học chưa thạo, trao gởi liên lạc với giáo viên dạy lớp hai buổi trên ngày.
- Giáo viên gắn bó mật thiết và tạo điều kiện giúp đỡ cho những học sinh ngồi nhằm lớp trong cấp học.
- Giáo dục cho học sinh vịêc đọc phải mang tính chú trọng ngay từ đầu, có sự phối hợp giữa hoạt động dạy và học đồng bộ, kiên trì, bền bỉ, đem lại niềm vui cho các em.
- Nghiên cứu soạn tiết dạy cho từng đối tượng học sinh cụ thể, khai thác đồ dùng hợp lí từng tình tiết, tình huống phù hợp.
3.3. Về phụ huynh học sinh:
 Nói đến phụ huynh là một lực lượng có tầm quan trọng, trong việc phát triển ngôn ngữ của con em học sinh. Vì bởi thời gian tiếp xúc ở nhà thì nhiều, tiếp cận ở lớp thì ít cho nên ngay từ đầu năm nay tôi có kế hoạch kết hợp chặt chẽ, liên hệ thăm hỏi một số gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn, báo cáo việc học tập, thực trạng của từng đối tượng cho mỗi phụ huynh nắm. Rồi tổ chức buổi họp phụ huynh tháng 10 ( do BGH cho phép ). Mục đích báo cáo học tập, liên kết giáo dục cho con em mình. Đặc biệt đi sâu vào số học 
sinh yếu, trung bình. Phụ huynh hiểu nhiều hơn và tạo điều kiện cho các em đi học điều hơn, có góc học tập thích hợp....
* Trãi qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các biện pháp, phương pháp thực hiện giờ học “tập đocï” lớp 3. Tôi tin rằng đạt những hiệu quả tốt đẹp như người giáo viên chủ nhiệm đã mơ ước cho học sinh chính mình và tạo tiền đề cho nền giáo dục chung.
IV. THỰC NGHIỆM KẾT QUẢ:
 Qua việc nghiên cứu, áp dụng những biện pháp giảng dạy vào phân môn tập đọc, thực tiễn sau mấy tháng học sinh lớp 3A đã đạt được những kết quả khá khả quan, so với khảo sát đầu năm.
Tổng số : 16/ 6 học sinh 
Đọc tốt : 2 em
Đọc khá : 5 em
Đọc trung bình : 6 em
Đọc yếu : 3 em 
* Tỉ lệ trên trung bình : 81,25 %
* Tỉ lệ dưới trung bình : 18,75 % 
Đến thời điểm cuối học kỳ I sự tiến bộ của học sinh tăng lên rõ rệt như sau:
Đọc tốt : 6 em 
Đọc khá : 9 em
Đọc trung bình : 1 em 
Đọc yếu :/
Như vậy hiện nay số học sinh đạt không còn yếu. Đó là điều BGH – phụ huynh – giáo viên chủ nhiệm rất vui lòng trong công tác rèn luyện học sinh thành công. 
Với những thành tựu vượt bậc như thế, tôi tự nhìn lại bản thân mình có phần phát triển hơn trước nhiều. Vậy áp dụng sáng kiến trên là điều cần thiết và vô cùng quan trọng, trong công tác giảng dạy cho học sinh thân yêu.
C. PHẦN KẾT THÚC:
 1. Kết luận:
 Trên đây là một trong những suy nghĩ mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy phân môn tập đọc. Tôi muốn bằng tâm hồn, lương tri của một người “Vì tương lai cho con em chúng ta” mà đề xuất suy nghĩ, kể lại việc làm.
 Trong nhà trường tiểu học, để giúp các em học tốt lên lớp trên, cũng như sau này khi bước vào cuộc sống các em có kiến thức toàn diện, có trình độ cao, có năng lực của một người công dân thì thấy thầy giáo ở tiểu học phải có trách nhiệm giúp đỡ các em học tốt phân môn “tập đọc” từ những bài đầu tiên; và tôi đã thu lượm được những kết quả đáng kể: 
- Xây dựng được nội dung bài học, nắm được tri thức về bài đọc, nghe, nói... và những kỹ năng về ngôn ngữ.
- Nắm được cụ thể những giá trị lí thuyết sách giáo khoa và các loại bài tập đọc thực hiện; theo văn bản, thời lượng dạy học... 
- Đặt ra các phương pháp, biện pháp, áp dụng một cách đồng bộ và cụ thể theo chương trình hiện hành trong năm theo lớp học. Đồng thời thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu.
- Kiểm tra theo dõi thường xuyên theo định kỳ đối với từng học sinh trong lớp.
* Từ đó tôi có phương hướng sắp xếp điều tiết trong một tiết dạy hoặc một ngày trên lớp.
2. Đề xuất:
 Để nâng cao chất lượng dạy – học và đạt hiệu quả đào tạo tốt đẹp hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục vì học sinh thân yêu. Tôi có một số ý kiến, kiến nghị:
- Thường xuyên tổ chức chuyên đề trên hàng tháng.
- Rất cần sự hỗ trợ của các phương tiện như: dụng cụ, đồ dùng dạy học và sự đầu tư về vở bài tập đồng điều cho các em học sinh (vì gia đình phụ huynh còn khó khăn, nghèo)
- Tăng cường các dự án cho học sinh vùng nông thôn sâu.
- Có sự quan tâm mật thiết của các cấp chính quyền địa phương.
Mỹ Tú A: tháng 3 năm 2009
Người thực hiện
Nguyễn Văn Phát
PHỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
IV/ KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
B. PHẦN NỘI DUNG:
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1/ QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC DẠY HỌC PHÂN MÔN “TẬP ĐỌC”
2/ KHÁI NIỆM CỎ BẢN VÀ CÁC KỸ NĂNG
3/ MỤ TIÊU CẦN ĐẠT CỦA PHÂN MÔN “TẬP ĐỌC” LỚP 3 
II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
III/ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ RA:
A/ 
1/ KHÁI QUÁT
2/ VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG THỰC TIỄN DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC 
3/ BIỆN PHÁO CỤ THỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* TỔ CHỨC
1/ ÁP DỤNG TRỰC QUAN
2/ CHỮA LỖI ĐỌC LỆCH CHUẨ N CHỮ VIẾT
* KẾT HỢP, CẢI TIẾN, LIÊN HỆ THỰC TẾ
1/ KẾT HỢP : ĐỌC ĐÚNG CHỖ NGẮT GIỌNG, THỐNG NHẤT HIỂU VĂN BẢN ĐƯỢC ĐỌC
2/ CẢI TIẾN : XÂY DỰNG BÀI TẬP CHO HỌV SINH TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI 
3/ LIÊN HỆ THỰC TẾ
IV/ THỰC NGHIỆM KẾT QUẢ
C/ PHẦN KẾT THÚC
1/ KẾT LUẬN
2/ ĐỀ XUẤT

File đính kèm:

  • docSKKNLop_3.doc
Sáng Kiến Liên Quan